Cúng cơm cho người đă mất trong gia
đ́nh
Đa phần người Việt ở vùng Tây Nam Bộ (không tính những người theo các tôn giáo), sẽ cúng tuần, làm đám giỗ cho người chết. Cúng tuần (gọi là làm tuần), thường là cúng 49 ngày, 81 ngày, 100 ngày, một năm, hai năm, … tính từ ngày người thân qua đời.
Thời gian măn tang cũng rất phong phú, theo đúng sách vở (dân gian truyền thế nhưng chẳng ai biết cụ thể sách nào), th́ ba năm mới măn tang, nhưng trên thực tế không có mấy nhà để lâu như vậy. Thường là sau một năm, lâu hơn th́ hai năm, c̣n ngắn có khi làm tuần trăm ngày người ta tổ chức làm tuần măn tang. Họ quan niệm rằng c̣n trong ṿng tang chế th́ khó làm ăn. Con cháu đông đúc khó khăn nhiều mặt, thôi th́ xả tang cho xong!
Anh chết ba
năm sống lại một giờ,
Để xem người ngọc phụng thờ ra sao ?
Sau khi măn tang, đến ngày, tháng người quá cố mất, con cháu sẽ tiến hành làm đám giỗ (có chỗ gọi là cúng cơm), từ tư liệu thực tế điền dă, chúng tôi miêu tả là các công đoạn cũng như ư nghĩa của ngày lễ này trong phong tục dân gian Tây Nam Bộ
a. Đầu tiên
là việc chưng, dọn bàn thờ
Chúng tôi được nghe các bậc trưởng thượng kể
rằng, ngày trước, khi c̣n người nhắm mắt
xuôi tay trên chiếc giường cây hay chiếc
chơng tre, th́ sau khi khâm liệm chôn cất
người quá cố cái gường ấy được dùng để thờ,
với tâm thức nhớ người đă nằm ngủ ở đó.
Phía trước giường thờ đặt một tấm ván kê cao hơn, một cái bàn hay nhà nghèo th́ dùng cái ghế nhổ mạ để lư hương gọi là bàn thờ. Dần dần cái giường ấy được thay thế với cái bàn thấp, đặt sát vách, khi làm đám giỗ, thức ăn chưng bày trên đó. Khi văn hóa Phương Tây vào Việt Nam, nghề mộc ở miền Tây Nam Bộ cũng phát triển, thợ mộc bắt chước cái “tủ” của Pháp, theo mô thức thời vua Louis XVI, bề đứng cao hơn bề ngang, bốn phía bít bùng với vách ván. Mặt trước kín, không mở ra, cửa bố trí hai bên hông. Hai bờ của tủ, ở mặt trước từ trên xuống dưới, thường chạm những hạt chuỗi màu bạc khít nhau, và dùng nó để thờ phụng. gọi là tủ thờ. Người ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hi thường đóng tủ thờ bằng cây gỏ, cây trắc hoặc cẩm lại, để lại đến đời cháu nội, cháu cố tủ thờ ḿnh vẫn c̣n tốt và cứng.
Trên tủ, thường là tranh thờ, viết bằng chữ Hán, với đôi câu đối:
Tổ công phụ
đức thiên niên thạnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh
Ở giữa tranh là hai chữ Từ Đường, hoặc Cửu huyền thất tổ. Bàn thờ, bày biện một số “vật”:
Chiếc lư, nhà giàu đúc bằng đồng chạm trổ lân, phụng, nhà nghèo dùng lư bằng sành, thậm chí một phần chiếc lon nhựa, trong đổ ít cát, hoặc gạo để cắm nhang, gọi nôm na là “lư hương”. Phía sau lư hương đặt di ảnh người khuất (trước đây là h́nh vẽ, sau này khi công nghệ phát triển th́ ảnh chụp, rọi, tráng, …), nếu có hai hay ba bốn người quá cố th́ có chừng ấy lư hương, cũng có trường hợp người mất không có ảnh, nhưng lư hương th́ không thể thiếu.
Đi về lập
miễu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.
Kế di ảnh, ngày xưa để cái “thần chủ” đầu lớn, đầu nhỏ, chữ khắc trên miếng gỗ, như kiểu lư lịch, thường nêu lên chức tước, của người khuất mặt. Nay, tục này không c̣n!
Phía trước, ở hai góc đặt hai chân đèn có thể bằng đồng hoặc tiện bằng gỗ quư, chính giữa có ba cái chung nhỏ để châm trà, rượu, cây đèn chong cóc đốt bằng dầu, b́nh cắm hoa, … Nếu bàn thờ người mới mất chưa xả tang th́ cây đèn này luôn cháy, có nhà kỹ hơn, nặng t́nh với người quá cố th́ thắp nhang liên tục. Khi đă măn tang th́ đèn và nhang chỉ đốt vào ban đêm (tàn một lượt nhang th́ thôi, đèn để đến sáng hôm sau).
Ngó lên
nhang tắt, đèn mờ,
Mẫu thân đâu vắng, bàn thờ lạnh tanh
Trên bàn thờ cũng có khi người ta chưng thêm dĩa trái cây coi như mời người khuất mặt … thưởng thức của ngon vật quư!
Đến ngày đám giỗ, người thờ cúng phải dọn dẹp cho sạch bụi, chân đèn, lư hương được đánh lại cho sáng bóng. Chân nhang ở lư hương được rút bỏ chỉ chừa lại ba cây, để bắt đầu “một năm mới” cho người đă khuất.
Ngoài ra trên bàn thờ ngày giỗ c̣n được chưng thêm trái cây, bánh tét, bánh ít, bánh ḅ, hay các họp bánh, mứt, …
b. Chuẩn bị
các món cúng giỗ trong ngày tiên thường
Gần tới đám, gia chủ chuẩn bị trước nửa
tháng, mười ngày, từ việc chọn lựa nếp, rọc
lá chuối, chẻ lát làm lạt để gói bánh, chuẩn
bị củi khô để đun nấu, … Đến trước ngày giỗ
chính một hoặc hai ngày, bà con, ḍng họ hay
người cùng xóm đến giúp. Đàn bà, con gái th́
gói bánh tét, bánh ít, (trong lễ cúng tuần
phải có thêm bánh cấp, bánh cúng (gói như
bánh tét, nhỏ hơn lại không nhưn, chỉ đơn
thuần là nếp, bánh này sau đó được cho thầy
chùa mang về, v́ thế có câu ca: Lấy chống
thầy chùa ăn bánh hỏng nhưn!), hoặc đổ bánh
ḅ, bánh da lợn. Đây cũng là dịp để các bà
các chị vừa trổ tài khéo léo của ḿnh vừa
dạy cho các cháu gái sau này biết nấu nướng
bánh trái,
Đàn ông th́ tát mương, dở chà bắt cá, nếu là nhà giàu có làm heo, làm chó…
Cồng cộc bắt
cá dưới bàu
Cha mẹ mày giàu, mầy giỗ đầu heo
Đám cúng lớn hay nhỏ có khi c̣n do mối quan hệ giữa người đă khuất với người đứng ra cúng giỗ
Thờ chàng
đĩa muối đĩa rau,
Thờ cha kính mẹ mâm cao cỗ đầy
Con cháu, láng giềng đến xem chủ nhà cần ǵ th́ phụ giúp, tiếp xách nước bắt ḷ, che thêm tấm bạt lấy bóng mát để tiếp khách, hay mượn thêm bàn, ghế, chén tô…
Đến chiều gia chủ nấu cơm cúng b́nh thường, tàn nhang, mọi người thường ngồi lại lai rai vài ba xị đế hoặc chơi vài ván cờ tướng, đàn ca vài ba bài bản tài tử ca ngợi công ơn sinh thành dưỡng dục, … Đến khuya th́ ai về nhà nấy.
c. Ngày giỗ
chính
Tờ mờ sáng hôm sau, con cháu người mất cũng
như những người hàng xóm chung quanh trên
tay xách con gà con vịt, người th́ bọc bánh
hộp trà, có khi là cá lóc, tôm càng, …, hoặc
lít rượu đế mang đến cùng phụ giúp gia chủ
lo lễ cúng. Đồ mang cúng thường là đồ họ
trồng, tỉa hoặc kiếm bắt được. Họ tự làm, tự
kiếm, chứ ít khi mua, có vậy mới thành tâm
với người đă khuất, …
Con cháu đi làm ăn xa không về kịp hay gặp bất trắc ǵ đấy mà vắng mặt, th́ hăy nhớ câu:
+ Chữ rằng:
vấn tổ tầm tông,
Cháu con nỡ bỏ cha ông sao đành.
+ Anh đi ghe
cá cao cờ,
Ai nuôi cha mẹ, ai thờ tổ tiên?
+ Công danh
hai chữ tờ mờ,
Lấy ǵ khuya sớm phụng thờ tổ tiên.
Mọi người đến lúc một đông, người nào việc nấy người làm gà, vịt, người nấu nước châm trà, người lo bánh mức, …
Các bậc cao niên thường uống trà đàm đạo chuyện nhân t́nh thế thái, anh em ḍng họ lâu ngày gặp nhau vừa hỏi thăm sức khoẻ, công việc đồng áng,… vừa là dịp để con cháu họ hàng nhận mặt, nhớ mặt bà con,… Có gia đ́nh đông vui hơn cả trăm con cháu dâu rễ, chít chắt, … Có lẽ chỉ có ngày giỗ ông bà họ mới tề tựu đông như vậy.
Đến khoảng 9 – 11 giờ khi nấu nướng chiên xào xong xuôi th́ bày lên cúng. Ngoài mâm cúng chính bày biện tươm tất trên bàn thờ người khuất. Bao giờ cũng có thêm các mâm khác: đó là mâm cúng tổ tiên (dành cho người đă khuất cao hơn người được cúng), mâm cúng đất đai, và mâm bày ngoài sân cúng âm binh cô hồn. Xin nói thêm về mâm cúng này, thức ăn có thể không bằng các mâm khác nhưng bao giờ cũng có, bởi người ta quan niệm, ông, bà ḿnh có con cháu cúng giỗ, th́ c̣n bao nhiêu hồn oan, trôi sông lạc chợ, hồn của kẻ “sảy cối sa cây” không nơi nương tựa. Quả là một nét đẹp rất nhân hậu của người hiện tiền dành cho người khuất mặt ngay cả những đối tượng mà họ chưa hề quen biết. Các mâm cơm này không có lư hương, nhang được cắm trên một khúc thân cây chuối, một đoạn bụp dừa nước, …
Mâm cúng thường không thể thiếu cơm (v́ vậy c̣n được gọi là cúng cơm), thịt heo kho nước dừa tươi, thịt xào đậu đũa, tép xào khóm, khổ qua hầm dồn thịt, gà vịt nấu cà ry và nhất là phải có cù lao (một loại lẩu), …Đám lớn th́ có thịt heo không th́ gà vịt, cá tôm cũng được. Riêng thịt chó chỉ làm để bà con anh em “nhậu chơi” chứ không cúng trên bàn thờ.
Khi mâm cỗ bày biện xong th́ người chủ gia đ́nh, hoặc con trai lớn cúng vái mời người đă khuất về ăn uống.
Công cha đức
mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ hai thân.
Thức khuya dậy sớm cho cần,
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con
Trong khi ấy, con cháu người đă khuất thắp ngang và quỳ lạy 4 lạy trước bàn thờ để tỏ ḷng nhớ ơn và tưởng niệm.
+ Con lạy
cha hai lạy một quỳ,
Lạy mẹ bốn lạy, thầm th́ vái van.
+ Mai đà hạc
lánh h́nh di
Tây phương đất Phật, mẹ đi không về!
Nhang cháy dần đến hơn nửa cây th́ người ta cúng ít rượu trắng (không cúng bằng rượu thuốc!) và ít trà rồi “lui nhang”.
Mâm cỗ bày ra con cháu anh em quầy quần ăn uống. Một lần nữa t́nh thâm nghĩa trọng được trân trọng nâng niu qua bữa cơm ấy. Họ nhấp với nhau một vài chung rượu, kể lại công đức của người mất hoặc cũng có khi đàm đạo tiếp chuyện mùa màng, chuyện đời sống … Cũng tại đây, người này giới thiệu, người kia để ư cách chọn dâu, kén rể. Không ít cuộc hôn nhân thành h́nh sau những đám giỗ như vậy. Quả là, trong cái mất đă hiển hiện niềm tin, sự sống. Kết thúc là chung trà với bánh ngọt, trái cây mà mọi người mang đến được đem xuống cùng ăn. Người về, được gia chủ tận t́nh gửi cho các cháu ở nhà bánh tét, thịt kho, ….
Họ coi nhân ngày giỗ vừa cúng người chết vừa là để trả ơn những người hàng xóm hay anh em đă giúp đỡ ḿnh trong cuộc sống.
Đến chiều, chủ nhà c̣n bày cúng mâm chiều. Thường th́ mâm cúng này chỉ là mâm cơm gia đ́nh, chỉ có anh em ḍng họ thân tín hay người ở xa chưa về kịp mới chứng kiến và dùng bữa sau đó. Kết thúc mâm cúng chiều, chủ nhà c̣n đốt tượng trưng một số ít quần áo giấy tiền âm phủ để người chết dùng cho năm tới, …
Ngày giỗ chính thức chấm dứt ở đây.
Đám giỗ cứ truyền cúng như vậy cho đến đời cháu thứ ba thứ tư không c̣n nhớ ngày nữa th́ thôi. Cháu ở đời càng xa so với người chết th́ cúng càng nhỏ có khi chỉ là mâm cơm thêm món ăn hơn thường ngày, hay cúng nồi chè, nồi cháo là đủ, một hai năm sau nữa … bỏ luôn! Và cũng từ đấy chấm dứt hẳn một đời người!
Trần Minh Thương
Nguồn:vanchuongviet.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb
Tổng hợp Đồng Tháp, 1990
2. Trần Ngọc Thêm, T́m về bản sắc văn hóa
Việt Nam, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, 2006.
3. Trần Minh Thương, Vài nét về lễ cúng giỗ
của người Việt ở Sóc Trăng, Tạp chí Nguồn
sáng Dân gian, Hội Văn nghệ Dân gian Việt
Nam, số 3, 2007.
4. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hoá
Việt Nam, Nxb Giáo Dục, H. 2006