|
Hoa cau vườn trầu
Nguồn: Vietsciences-
Vơ Quang Yến 01/03/06
Bóng một giàn hoa một lá trầu,
Ngày xanh lui lại nhớ hàng cau
Thái
Ngộ Khê
Sau mấy chục năm tha hương, về nước dự đám cưới một
người cháu, tôi ngạc nhiên thấy nhà trai c̣n đem cau
trầu làm sính lễ lại đón cô dâu như thời trước. Tôi
mừng thầm, sau hai cuộc chiến tranh dài dăng dẳng,
thảm thê, truyền thống vẫn c̣n giữ và dân tộc không
quên chuyện truyền thuyết t́nh cảm, sâu xa của hai
anh em Cao Tân, Cao Lang và cô gái học Lưu tên Liên
thời Hùng Vương kể
lại trong Lĩnh
Nam chích quái.Thật ra, Việt Nam ta không phải
là nước độc nhất dùng cau trầu trong dịp cưới hỏi.
Suốt vùng châu Á, phía đông bao trùm Thái B́nh Dương
đến các đảo cạnh Úc châu, phía tây vượt quá Ấn Độ
đến bờ biển Phi châu, phía bắc lấn tràn Miến Điện và
miền nam Trung Quốc, phía nam chiếm toàn Đông Nam Á
với quần đảo Nam Dương, ở đâu đất đai và khí hậu cho
mọc cau, trầu là nơi đó có tục lệ cau trầu.
Bên Java, khi một chàng trai hỏi ư một cô gái, cô
gởi trả một miếng trầu bọc hai lá : nếu úp cùng
chiều là cô ta ưng ư. Cô vợ Arakan bên Myanmar th́
đem lá trầu xé làm hai đưa cho chồng một nửa : nếu
anh quấn làm miếng trầu ăn tức là anh đồng ư để vợ
ra đi. Không phải t́nh cờ mà người Mă lai lấy tên
cây cau, pinang,
đặt tên meminangcho
cuộc dạm hỏi rồi pinangam cho
đám hỏi, c̣n người ở đảo Bali th́ đặt tên cho một
ḥn núi Pinang
Gunggam. Bên
Ấn Độ, bất cứ lễ sinh con hay lễ tế người chết đều
phải có cau trầu. Người Borneo đặt cau trầu quanh
thi hài người quá cố cùng với những vật thường dùng
hằng ngày. Người Sumatra mang cau trầu đi biếu dân
làng ḿnh đến viếng cũng như lúc sắp từ giả... Cưới
hỏi, ly dị, kết nghĩa, chia ly,... rất nhiều quan hệ
xă hội lúc sống, khi chết, đă được diễn tả qua cau
trầu.
Đi xa hơn, cau trầu c̣n là mối liên quan giữa
người và thần linh. Nước miếng đỏ trong miệng người
ăn trầu, rất lạ mắt và có phần ghê tởm cho những
người phương Tây, h́nh dung một sức mạnh cốt tử
trong mắt nhiều bộ lạc. Người Macassar ở Sulavesi
dùng nước ăn trầu thoa trán và thái dương trẻ con bị
bệnh. Bên Philippines th́ nước trầu được bôi vào
bụng con nít để tránh cảm lạnh. Ở nhiều chỗ khác,
nước trầu c̣n có tính chất bùa yêu mầu nhiệm. Ở
Timor chẳng hạn, thầy phù thủy nh́n màu nước trầu
phết vào trán người chiến sĩ để suy đoán vũ lực và
khả năng chiến đấu. Bên Java, đường gân lá trầu chỉ
định bản chất cơn bệnh, c̣n màu nước trầu th́ biểu
lộ tính t́nh. Người Batak ở Sumatra cung hiến miếng
trầu cho ma quỷ để chúng khỏi rượt đuổi con người (1).
Ở Bali, tôi chứng kiến được hằng ngày các cô gái tân
thời, áo cụt, quần jeans, tóc dài, da thắm, đẹp như
tiên nữ, tung tăn, tươi cười, hồn nhiên chạy đặt
những khay trầu bằng lá tí hon trước cửa nhà cũng
như khắp các nẻo đường, theo một tục lệ có từ ngày
xưa, bất chấp chúng có tồn tại được lâu hay không.
Thật ra, cau trầu không chỉ là một chuyện dị
đoan. Nếu bây giờ miếng trầu qua các tay phù thủy,
th́ trước kia những thầy thuốc như Sushruta ở Ấn Độ
từ thế kỷ 1, những lương y Ả Rập như Rhazes,
Avicienne qua thế kỷ 10 đă công nhận những giá trị y
học của cau trầu. Các sách xưa ghi miếng trầu kích
thích nhiệt huyết, đem hương vào miệng, củng cố cơ
thể, nảy nở vẻ đẹp, tiêu tan bệnh tật, giúp thêm
điềm tĩnh,... Nó c̣n có khả năng tăng sức tim, chữa
đau răng, củng cố nướu răng,... Theo một số sách
khác, nó là một trong những thích thú trong đời bên
cạnh ăn uống, áo quần, hương hoa, phụ nữ. Ngày nay,
miếng trầu được xếp ngang hàng với guarana, kola,...
những chất nhai chơi có khả năng kích thích (9).
Trái lại, các tu sĩ Myanmar tin nhai trầu cổ vơ suy
nghĩ, kích thích tịnh tâm (2) .
Hoa cau rụng trắng
ngoài thềm
Tục
lệ cau trầu chỉ được phổ biến ở Âu châu từ những thế
kỷ 16, 17, 18, bắt đầu với những người Bồ Đào Nha.
Tiếp xúc với người Ấn Độ và người Mă Lai, họ hấp thu
hai danh từ vittilei và vetila để
chỉ trầu ,dần dần đọc trạnh ra vettele,
bettele,…cho đến ngày nay thành betle hay betel. Bên
phía cau th́ hai danh từ akakeya (Ấn
Độ) và adakka (Mă
Lai) đă đưọc biến ra thành arec,(noix
d'arec), aréquier. Những người Anh quen dùng chữ betle chỉ
định trầu, từ đấy cây trầu betle
vine, lá
trầu betle
leaf, miếng
trầu betle
quid,và kỳ quái là cả ngay trái cau betle
nut cho
nên lúc ban đầu hay có sự lẫn lộn. Ở Ấn Độ, tiếng
Sanskrit để chỉ trầu là tâmbula,
đổi thành tambuli, tambulam trong
tiếng Pali, tamboli, tambolam trong
tiếng Prâkrit, tambul trong
tiếng Persan, al
tambul trong
tiếng Ả Rập. Phát xuất từ một tiếng Sanskrit khác, parna, người
Hindi ngày nay gọi trầu là pân,
cho nên những quầy quán bán trầu bên Ấn Độ, Myanmar
mang tên panshop.
Trong ngôn ngữ Nam Á, chữ trầu thay đổi với các sắc
tộc : Khơme mluv, Bana bơlơu, Stieng mlu,
Kha blu,
Kha blu,
Thái Lan phlu,
Môn jablu,
halang lamlu (1).
Người Chăm một thời gồm có hai thị tộc : Dừa và Cau.
Thị tộc Cau chiếm giữ vùng Panduranga tức Phan Rang
ngày nay và tháp Pô Klaung Garai đă được vua Jaya
Simhavarman III (ta gọi Chế Mân) dựng lên trên núi
Trầu (3) tức
Bôn Hala. Lễ vật cúng ở đây ngoài dê, gà, bánh rượu,
lúc nào cũng có kèm theo cau trầu. Sách vở c̣n kể
nghệ nhân Chăm biết dùng vàng, bạc, đá quư tạo nên
những hộp đựng cau, trầu, vôi chạm trổ công phu.
Trong đám quân binh tháp tùng nhà vua, luôn có những
người lính mang những hộp ấy và lễ vật cống hiến
Trung Quốc không bao giờ thiếu hộp cau trầu. Ở miền
Nam nước ta c̣n có làng Trầu Phù Lưu, Thập bát Phù
viên tức Làng Trầu 18 thôn làm nên quê hương vườn
trầu lư tưởng (4) .
Ở Việt Nam ta, từ điển Alexandre Rhodes viết blâu, đọc giầu ở
miền Bắc thay v́ trầu. Ngoài
vôi, cau trầu thường được ăn với vỏ cây chay. Cũng
như ở các nước Đông Nam Á khác, cau trầu có mặt
trong tất cả các buổi lễ cúng, cưới hỏi, trang
hoàng, trong hoàng tộc cũng như ngoài dân gian. Nó
"biểu tượng cho sự kính trọng, cho ḷng biết ơn, cho
sự tạ lỗi - mỗi một khi nhà có việc, đều không thể
thiếu cơi trầu, b́nh vôi, người bạn đường chung thủy
của trầu cau - là quyền lực của người nội tướng
trong gia đ́nh..." (4a).
Trong giao tiếp, miếng
trầu là đầu câu chuyện, thay
v́ điếu thuốc, chén trà. Rồi khi quen nhau nhiều,
không xa nhau lâu được : Láng
diềng đă đỏ đèn đâu, Chờ em chừng giập bă trầu em
sang (Nguyễn
Bính). Nhận một miếng trầu là gần như một lời cam
kết : Miếng
trầu ăn nặng bằng ch́, Ăn rồi em biết lấy ǵ đền ơn. Sau
nầy thành vợ thành chồng, có con cái, ru con ngủ
cũng c̣n lẩn vẩn với chuyện cau trầu : Mua
vôi chợ Quán chợ Cầu, Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ
Dinh...
Nhưng nếu bản thân cau trầu luôn c̣n là bài thơ
muôn thuở của con người (4) th́
ngày nay khoa học lại phân tích t́m kiếm trong các
loại thảo mộc nầy những tính chất dược lư có thể đem
ra ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Mang tên khoa
học Pepper (hay Piper) betle
(hay betel)
L., trầu, hay trầu không, thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae. Tên
khoa học của cau, c̣n được gọi binh lang, tân lang,
là Areca
catechu L.,
thuộc họ Cau Arecaceae. Trái
cau thường được miêu tả trong sách báo qua tên areca
nut hay,
v́ lầm lẫn như đă thấy, betle
nut. Bên ta nhân dân dùng lá trầu giă nhỏ, cho
thêm nước sôi vào dùng rửa những vết loét, mẩn ngứa,
viêm mạch bạch huyết. Nước pha lá trầu c̣n được dùng
làm thuốc nhỏ mắt chữa viêm kết mạc, chữa bệnh chàm
mặt của trẻ em. Có nơi c̣n giă lá trầu cho đắp lên
ngực để chữa ho và hen, hoặc đắp lên vú cho sữa
không ra nữa. Trái cau thường được dùng làm thuốc
lợi tiểu (gọi là đại phúc b́), chữa giun sán cho
người và súc vật, giúp sự tiêu hóa, chữa viêm ruột,
lỵ, trẻ con chốc đầu, hợp với thường sơn, thảo quả
trong đơn thuốc "trường sơn triệt ngược" chữa sốt
rét (*).
Đôi ta nâng mấy cơi
trầuĐem phân tích, lá trầu chứa
đựng năm propenylphenol có tính chất khử nấm, trừ
giun : chavicol, chavibetol, allyl pyrocatechol,
chavibetol acetat, allylcatechol acetat. Những chất
phenol khác cũng đă được t́m ra : hydroxy chavicol,
eugenol, methyl eugenol, isoeugenol, flavon,
quercetin, nhiều nhất là safrol trong hoa. Hydroxy
chavicol, tác dụng mạnh nhất, cùng eugenol và
tocopherol là những chất kháng oxi hóa đă được chiết
xuất từ thân trầu. Những chất 3beta-acetyl ursolic
acid, ursolic acid và beta-sitosterol có tính chất
chống viêm. beta-sitosterol cũng đă được xác định
dưới dạng palmitat trong rễ trầu cùng piperin,
piperlonguminin trong thân và tritriacontan,
cepharadion, dotriacontanoic, stearic acid trong lá.
Bên Ấn độ, một cuộc khảo cứu các tinh dầu, phân biệt
được các loại trầu trồng ở các vùng. Trầu Bangla
chứa nhiều eugenol (64%), đặc biệt chống nấm, trầu
Desawari nhiều propenyl benzodioxol (45%). Hai chất
anethol và cis-caryophyllen nổi trội trong trầu
Meetha. Trong năm loại trầu vùng Kapoori th́ có cả
một loạt hóa chất : alpha-thujen, beta-ocimen,
delta-cadinen,... Trầu Sanchi đặc biệt có
steraldehyd không t́m ra trong các trầu khác.
Tinh
dầu trầu có tác dụng hạ huyết áp, duỗi bắp cơ,
trị giun sán, chữa dị ứng (22)như
lá trầu (23).
Trầu hỗn hợp với những phần chiết tiêu lốt Piper
longum, thùn mùn Embelia ribes, cam
thảo dây Abrus
precatorius, tinh dầu Polianthes
tuberosa, natrium borat, làm thành một thuốc
ngừa thai dài hạn (11).
Trầu có khả năng hủy bỏ tác dụng đột biến của
những chất gây ung thư nitrosonornicotin và
methyl nitrosoamino pyridyl butanon từ thuốc lá
nhờ những eugenol, hydroxy chavicol,
chlorophyll, vitamin C cũng như chống dimethyl
benz[a] anthracen nhờ beta-caroten. Trầu chiết
được dùng với bạc hà trong một hỗn hợp thuốc
thơm để cho vào nước súc miệng (21).
Có hoạt kháng chống oxi hóa (24),
lá trầu lại hoăn chậm sự ô khét bơ dầu nhờ vậy
giữ được lâu (25) .
Như trong lá chè, trái cau chứa đựng nhiều
tannin gây ra mùi vị đặc biệt và được xem như là
những chất gây ung thư. Từ tannin nầy, đă được
chiết xuất ra những catechin, epicatechin,
leucocyanidin, cùng những chất proanthocyanidin,
di- tri- tetra- và penta procyanidin. Trong số
các procyanidin, đặc biệt arecatannin B1 ức
chế hoạt động của trùng HIV-1-PR. Một số chất
khác quan trọng trong trái cau là những alcaloid
(2,38 mg/g) : (%) arecolin (0,30-0,63),
arecaidin (0,31-0,66), guvacolin (0,03-0,06),
guvacin (0,19-0,72) và những dẫn xuất nitroso
của chúng rất độc hại cho gen, cho tế bào biểu
mô miệng, niêm mạc mũi, có thể gây u tuyến ở
phổi. Những aflatoxin B1, B2,
G1, G2 (3,5-26,2
µg/kg) trong cau bị nhiễm trùng Aspergillus
flavus cũng
có tác dụng gây ung thư. Safrol có khả năng gây
ung thư ở thực quản. Acrolein th́ rất độc hại
cho gen nhưng lại làm giảm hạ đường trong máu
thỏ đă bị alloxan gây bệnh đái đường. Vôi Ca(OH)2 cho
phát xuất những gốc OH có thể làm tổn thương
những tế bào miệng. Người ta biết khi thay đổi
pH, chẳng hạn lúc tiếp xúc với vôi là một chất
alcali, những alcaloid có khả năng thay đổi màu,
ví dụ nhuộm đỏ trong nước miếng người ăn trầu.
Vôi có khả năng ức chế methyl mercaptan phát
tiết ra ngoài nên ăn trầu đở hôi miệng. Chính
vôi cũng đă thủy phân arecolin và guvacolin ra
thành arecaidin và guvacin. Cùng với hai chất
nầy, đă được xác định những alcaloid khác :
nicotin, methyl nicotinat, ethyl nicotinat cùng
dimethyl piperidin carboxylat, ethl methyl
tetrahydro pyridin carboxylat. Những
polysaccharid trong vỏ trái có tính chất chống
bổ thể, tŕnh bày một số đường 48,2% (rhamnose,
arabinose, mannose, galactose) cùng uronic acid,
protein. Saccharin được xác định trong cau dưới
dạng muối natri. Ngoài các acid mỡ (lauric,
myristic, palmitic, stearic, phtalic acid) cau
c̣n chứa đựng những amin acid : ít tryptophan,
methionin, hơn 15% prolin, hơn 10% tyrosin,
phenylalanin arginin.
Trong một cuộc khảo cứu rộng lớn trên 100
thảo mộc ở Á Đông, hăng Coreana Cosmetics đă t́m
ra cau cùng với riềng, nghệ, cải, đinh hương,
đơn b́, đại hoàng,… trong số những cây có thể
dùng để chiết xuất chất kháng oxi hóa. Một ứng
dụng được thực hiện dựa lên tính chất nầy là
cho trộn cau với dương mai (28) hay
với riềng Curcuma
longa, đinh hương Syzygium
aromaticum, mộc hương Saussurea
lappa (có
khả năng khử melanin) làm thuốc bảo vệ da (18).
Có mỹ phẩm dựa lên tính chất khử thải những gốc
tự do của cau (27),
hỗn hợp vói vitamin C(29) hay
cam thảo bắc Glycyrrhiza
glabra (30).
Nhờ khả năng ức chế tác dụng 5’-nucleotidase,
glucotransferase trong Streptoccocus
mutanscủa những chất phenol, procyanidin và
acid mỡ, cau được dùng để chữa sâu răng, trị
viêm răng, chống mảng răng (17).
Bên ta trước kia đă thấy có thói dùng vỏ trái
cau chùi răng, một vật liệu vừa hữu hiệu vừa dễ
kiếm cần phải được khuyến khích. Những chất
phenol, đặc biệt những ester, thức biệt thành
NF-86I, NF-86II, NPF-86IA, NPF-86IB, NPF-86IIA,
NPF-86IIB, cau được đưa vào thuốc trị u khối (13,14),
chữa các chứng nhiễm virus (16).
V́ ức chế glycerophosphat deshydrogenase, chúng
được cho vào thức ăn chống béo (20).
Cũng như trầu, tiêu Piper
nigrum, rau ngót Sauropis
androgynus,… cau
thuộc số ít thảo mộc ức chế rất mạnh giun tṛn Bursaphelenchus
xylophilus, theo một bản báo cao Mă lai.
Trong cau có một phần tannin ức chế được enzym
chuyển đổi angiotensin nên được xem là chất
chống huyết áp (12).
Dùng dichloro methan chiết xuất, cau cống hiến
một chất thuốc chống trầm cảm (26).
Vườn em đất tốt
trồng cau
Một
vấn đề khá quan trọng đă được nhiều giới khoa
học lưu ư, đặc biệt ở Ấn Độ là khả năng gây ung
thư của miếng trầu. Các bài tổng kiểm đă được sử
dụng lượt kê gần 500 bản báo cáo đủ loại. Kết
luận đến nay chưa ngă ngũ rơ ràng. Công tác sâu
rộng và đầy đủ nhất, tuy hơi xưa (1985), được Tổ
chức Quốc tế Khảo cứu về Ung thư thực hiện (5).
Theo bài nầy, có đủ chứng cớ để tin ăn trầu,
thêm hút thuốc, dễ gây ung thư trên con người
nhưng không thể buộc tội miếng trầu một ḿnh.
Như vậy là nghĩa là người vừa ăn trầu vừa hút
thuốc có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư họng
nhưng không thể nói ǵ về người chỉ ăn trầu mà
thôi. Hai mươi năm sau nầy, nhiều bài tổng kiểm
khác lại bổ túc. Theo Giáo sư Iwao Hirono (6),
dựa lên những khảo cứu về mặt dịch tể học ở đàn
ông, đàn bà các nước Ấn Độ, Mă Lai, Trung Quốc,
th́ ung thư chỉ do những yếu tố môi trường như
cách thức ăn trầu chỉ định chứ không dính dáng
ǵ đến di truyền dân tộc. Ông đưa ra mâu thuẫn
lá trầu có khả năng ức chế gây ung thư
benzo[a]pyren c̣n cau và vôi th́ có tác dụng
ngược lại. Một công tác tương đối mới hơn (1989) (7) nhấn
mạnh vai tṛ của những alcaloid trong miếng trầu
v́ chúng tác dụng với vôi để cấu tạo những gốc
tự do phá hoại màng nhầy trong miệng, nơi mà vôi
đă từng gây viêm. Đằng khác, thuốc lá vừa gây
phản ứng nitroso hóa các alcaloid kia vừa đem
thêm vào những nitrosamin độc hại của chính ḿnh.
Tuy nhiên các tác giả công nhận là không có
thuốc lá, miếng trầu chưa chắc đă gây ung thư.
Thiếu vitamin trong cơ thể, hoạt động vi khuẩn
trong miệng và tác dụng gây kích thích của vôi
và cau là những tác nhân tiềm lực. Theo Giáo
sư P.C. Gupta (8),
người đă theo dơi lâu ngày lănh vực nầy bên Ấn
Độ, tuy khảo cứu dịch tể học cũng như thực
nghiệm không chứng minh được miếng trầu không
thêm thuốc lá đă đem lại ung thư, cau trong
miệng đă gây những xơ dưới niêm mạc trong miệng
tức là một tổn thương tiền ung thư. Một người
hút thuốc đă có sẵn những xơ nầy tất nhiên dễ bị
ung thư hơn những người khác. Ông lập chương
tŕnh pḥng ngừa : ngừng hút thuốc nếu ăn trầu
và khám nghiệm kịp thời để phát giác thời tiền
ung thư. Sau cùng, một công tác khảo cứu tại
viện Đại học Đài Loan (10) đặt
lại toàn thể vấn đề. Theo các tác giả bài báo
nầy th́ tính độc của polyphenol, alcaloid và
tannin trong cau chưa được chứng minh rơ ràng và
cần phải được xem lại. Phản ứng oxi hóa những
polyphenol của cau trong nước miếng người ăn
trầu cho phát xuất những loại oxi có hoạt tính
lớn là mấu chốt mọi khởi xướng và phát triển ung
thư miệng. Phản ứng nitro hoá những alcaloid cấu
tạo nên những nitroamin đặc thù của cau đă được
chứng minh là những chất gây đột biến, rất độc
về mặt gen và có khả năng cho đột nhập u khối
vào thú vật như arecaidin và phần chiết từ cau.
Nhiều thí nghiệm sẽ cần được thực hiện để nêu rơ
sự chuyển hóa của những thành phần cau và vai
tṛ của chúng trong phản ứng nhiều đợt gây ung
thư hầu mong từ đấy t́m ra phương pháp pḥng
ngừa và chữa ung thư miệng cũng như u xơ dưới
niêm mạc miệng.
Song song với những khảo cứu y khoa kia, kỹ
nghệ cũng kiếm cách ứng dụng những tính chất của
cau. Những phenol có khả năng bảo vệ những
nucleotid chống tác dụng phá hoại của những
enzym nên được dùng bảo vệ thức ăn như dưa
chuột để giữ hương vị. Chúng ức chế urease chế
tạo ammoniac trong urea nên được dùng làm thuốc
thơm trong vật liệu bảo dưỡng mèo. Người ta đă
làm thuốc nhuộm vải, lụa với phần chiết từ cau.
Tannin được trộn với natrium sulfat, natrium
carbonat làm thuốc nhuộm tóc đen xám (15).
Nhờ chất proanthocyanidin, đặc biệt chất
epicatechin-catechin, cau đưọc ḥa với acetyl
glutamin acetat, butylen glycol glycerol trong
ethanol và nước thành thuốc kích thích tóc mọc (19).
Một loại giấm giàu enzym và amin acid, xúc tiến
sự tiêu hóa, gồm có một phần hột cau, nước gừng,
cải củ, khoai mài,... Thân cây cau có nhiều
lignin, ít hollocellulose, có tính chất cơ lư
học tương đương với các gỗ cứng khác thường được
dùng làm giấy. Vỏ trái cau đem xử lư với nấm đỏ Phanerochaete
chrysosporium tăng
số lượng protein lên quá 100%, c̣n nếu để nguyên
cho ủ th́ lignin hủy hoại đến 62% nhưng năng
suất khí methan phát ra tăng lên 48%. Tôi rất
ngạc nhiên chưa thấy một nước nào, nhất là các
nước ít giàu, dùng vỏ trái cau làm bót đánh
răng, vừa rẻ tiền, vừa vệ sinh.
Mỗi lần về quê, nh́n hàng cau trong nắng, tôi
nhớ đến Hàn Mặc Tử, nhớ qua thôn Vỹ, nhớ về Nam
Phổ làng xưa. Trong tai tôi bên phương trời Tây
luôn c̣n văng vẳng giọng hát ngọt ngào của Thu
Hiền :
Nhà anh có một vườn cau,
Nhà em có một vườn trầu,…
Vơ Quang Yến
Trích "Thông tin Khoa
học và Công nghệ 2(28) (2000) 3-11 "
(có sửa chữa và bổ túc
tài liệu)
Tham khảo
(*) Đỗ Tất Lợi, Những
cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (1968/1986)
135,190
1- Solange Thierry, Le
bétel trong Catalogues
du Musée de l'Homme, I.
Inde et Asie du Sud-Est, 14-20
2- Dawn F. Rooney, Betel
Chewing. Traditions in South-East
Asie trong Images
of Asia (1993)
1-15
3- Ngô Văn Doanh, Tháp
cổ Chămpa. Sự thật và huyền thoại,
nxb Văn hóa – Thông tin (1994)
Hà Nội 175-186
4- Nguyễn Ngọc Chương, Trầu
cau Việt điện thư, nxb Hồ Chí
Minh (1990/1997) 18 ; 4a- Trần Ngọc
Thêm, Lời giới thiệu
5- International Agency for Research
on Cancer, IARC
Monographs on the evaluation of the
carcinogenic risknof chemicals to
humains, Vol. 37, IARC (1985)
Lyon 141-202
6- I. Hirono, Naturally
occuring carcinogens of plant
origin, trong Bioactive
molecules, nxb Kodansha-Elsevier (1987)
Tokyo-Oxford-New York 167-181
7- S. Sen, G. Takukder, A. Sharma, Betel
cytotoxicity, J.
Ethnopharm. 26 (1989)
217-46
8- P.C. Gupta, Betel
quid and oral cancer : prospects for
prevention, Tobacco
Smoke and Mycotoxins, IARC
(1991) Lyon 466-470
9- J.F. Morton, Widespread
tannin intake via stimulants and
masticatories, especially guarana,
kola nut, betle vine, and
accessories,Basic Life Sci. 59 (1992)
739-65
10- J.H. Jeng, M.C. Chang, L.J.
Hahn, Role
of areca nut in betel
quid-associated chemical
carcinogenesis : current awareness
and future perspectives, Oral
Oncology 37(6)
(2000) 477-92
11- P.C. Das, Oral
contraceptive (long-acting), Brit. 1,445,599
(1976) 11tr.
12- J. Inokuchi, H. Okabe, T.
Yamauchi, A. Nagamatsu, G. Nonaka,
I. Nishioka, Antihypertensive
substance in seeds of Areca catechu
L.,Life Sci. 38(15)
(1986) 1375-82
13- K. Uchino, T. Matsuo, M.
Iwamoto, New
5’-nucleotidase inhibitors,
NPF-86IA, NPF-86IB, NPF-86IIA, and
NPF-86IIB from Areca catechu. Part
I. Isolation and biological
properties, Planta
Med. 54(5)
(1988) 419-22
14- T. Matsuo, M. Iwamoto, Y ?
Tonosaki, A. Fukuchi, Novel
antitumor substances from betel nut, Jpn.
Kokai Tokkyo Koho JP
63,307,892 (1988) 24tr.
15- K. Mizumaki, Hair
dyes extracted from plants, Jpn.
Kokai Tokkyo Koho JP
02,138,114 (1990) 7tr.
16- A. Fukuchi, M. Iwamoto, K.
Uchino, H. Ogawara, H. Hideki, N.
Yamamoto, Virucide
extraction from betel nuts for
treating human immunodeficiency
virus infection, Jpn.
Kokai Tokkyo Koho JP
02,196,725 (1990) 22tr.
17- M. Iwamoto, K. Ugino, Y.
Toukairin, K. Kawaguchi, T.
Tatebayashi, H. Ogawara, Y. Tonosaki, The
growth inhibition of Streptococcus
mutans by 5’-nucleotidase inhibitors
from Areca catechu L., Chem.
Phar. Bull. 39(5)
(1991) 1323-4
18- S. Shirota, K. Myazaki, M.
Ichioka, T. Yokokura, Skin-lightening
cosmetics containing melanin
inhibitors from plants, Jpn.
Kokai Tokkyo Koho JP
06,227,960 (1994) 54tr.
19- T. Takahashi, Y. Kobayashi, M.
Kawamura, Y. Yokoo, T. Kamiya, T.
Tamaoki, Hair
growth stimulant , PCT
Int. Appl. WO
96 00, 561 (1966) 22 tr.
20- T. Wada, T. Mizumo, K. Uchino, Glycerophosphate
dehydrogenase inhibitors, their use
as food additives, and antiobesity
foods containing them, Jpn.
Kokai Tokkyo Koho JP
09,286,734 (1997) 6tr.
21- Y. Yahamara, T. Aoki, K. Miyake,
H. Shioda, Agents
and method for improvement of
flagrances and flavors using Piper
betle extracts, Jpn.
Kokai Tokkyo Koho JP
11130685 (1998) 8 tr.
22- Y. Yamahara, Anti-allergic
effects of Piper betle, Food
Style 21 2(4)
(1998) 66-8
23- J. Yamahara, Allergy
inhibitors containing extracts of
Piper betel, Jpn.
Kokai Tokkyo Koho JP
11130685 (1999) 5 tr.
24- C.K. Wang, H.Y. Su, C.K. Lii, Chemical
composition and toxicity of
Taiwanese betel quid extract, Food
Chem. Toxicol. 37(3-2)
(1999) 135-44
25- L.P. Lean, S. Mohamed, Antioxidative
and antimycotic effects of tumeric,
lemon-grass, betel leaves, clove,
black pepper leaves and Garcinia
atriviridis on butter cakes, J.
Sci. Food Agric.79(13)
(1999) 1817-22
26- A. Dar, S. Khatoon, Behavioral
and biochemical studies of
dichloromethane fraction from the
Areca catechu nut, Pharmarm.
Bochem. Behavior 65(1)
(2000) 1-6
27- B.G. Cho, G.G. Lee, G.S. Lee, Composition
of free radical eliminating cosmetic
material containing extract of Areca
catechu L.,Repub. Korean
Kongkae Taeho Kongbo KR
2001058419 (2001) không có số tr.
28- J.D. Choi, G.H. Kim, G.S. Kim,
G. Geon, Whitening
and wrinkle improvement cosmetics
composition containing Areca catechu
extract and arbutin, Repub.
Korean Kongkae Taeho Kongbo KR
20021205 (2002) không có số tr.
29- J.D. Choi, G.G. Lee, G.S. Lee, Cosmetic
compositions comprising vitamin C or
derivatives thereof and Areca
catechu L. extract for preventing
skin aging, Repub.
Korean Kongkae Taeho Kongbo KR
2003043471 (2003) không có số tr.
30- K.K. Lee, K.S. Lee, medicinal
cosmetical composition with Areca
catechu seed extract, PCT
Int. Appl. WO
2004089327 (2004) không có số tr.
|