Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Mở Cửa Mả

 

Chánh kiến với tục Mở Cửa Mả Theo quan niệm dân gian, sau khi an táng ba ngày, tang gia hiếu quyến ra mộ phần làm lễ mở cửa mả. Có nhiều người hiểu sai lạc cho rằng người chết sau khi chôn xuống huyệt th́ vong hồn cũng bị chôn theo, nên sau ba ngày phải thỉnh thầy ra mộ tụng kinh cầu cho hồn lên theo về nhà, nếu không hồn sẽ bị kẹt măi dưới mộ. Trong lễ nầy phải có con gà dắt theo để nó kêu lên khiến hồn người chết nghe tiếng gà thức dậy, đồng thời phải có cái thang cho hồn leo lên, v́ bị chôn dưới huyệt phải leo lên thang mới lên được. Hiểu lễ mở cửa mả như thế là hoàn toàn mê tín dị đoan.
Thật ra quan điểm hiếu đạo của Nho gia, cho rằng sau khi an táng ba ngày con cháu phải ra mộ khóc lóc tỏ ḷng tiếc thương. 

Họ dắt theo con gà kêu chiêm chiếp là tượng trưng con bị mất cha mẹ như con gà con lạc mẹ kêu khóc nhớ thương. 
Cây mía lau đem theo tượng trưng cha mẹ nuôi con khổ nhọc mà ốm o gầy ṃn như cây lau, cây sậy. 
Cây thang năm tắc và ba ốn trúc tượng trưng người chết làm tṛn bổn phận Tam cang, Ngũ thường. 
Năm cây thẻ vô bùa là để trấn ếm ma quỷ đừng quấy phá mồ mả mới xây. 
Rả năm thứ đậu là chỉ cho loài người sống phải nhờ vào ngũ cốc.
Theo đạo Phật, không có lễ mở cửa mả mà chỉ có lễ an vị mộ. Nghĩa là sau khi chôn cất ba ngày, con cháu trở ra mộ thăm viếng đắp sửa phần mộ cho chu đáo, v́ trong ngày an táng gia quyến bận rộn nên mọi việc đắp mộ đều giao cho đạo tỳ. Trong khi tang quyến phải rước vong về nhà làm lễ an sàng, sợ rằng đạo tỳ làm không kỹ lưỡng, do đó mới ra thăm mộ kiểm tra sửa sang lại. Đồng thời tang quyến nhân đây làm lễ cúng vái tỏ ḷng thương nhớ. Lễ nầy có thể gia chủ tự cúng, không nhất thiết mời thầy. Hơn nữa, hôm an táng xong đă rước vong về nhà làm lễ an sàng th́ đâu c̣n hồn nào dưới mộ mà phải mở cửa mả cho hồn lên. Không cần đem theo gà mía v́ đó chỉ là h́nh thức tượng trưng hiếu đạo của nhà Nho, chỉ cần hoa trái xôi chè để cúng ở mộ là đủ.
Đạo Phật không đặt nặng h́nh thức chỉ chú trọng vào thực tế, con cháu thật có ḷng thương nhớ người chết hay không phải thể hiện bằng việc làm cụ thể chứ không nói suông. Nếu có thương yêu, hiếu thảo th́ hăy làm các việc phước thiện như tụng kinh niệm Phật, cúng dường Tam bảo, bố thí, phóng sanh... hồi hướng công đức cho người chết, như thế hương linh mới được lợi lạc. Chúng ta không nên chạy theo bên ngoài khi trong ḷng không chút nhớ thương người chết, như vậy rất giả dối và vô ích.
Người đă quá văng khi sanh tiền dù ít hay nhiều họ đă ban cho chúng ta rất nhiều ân nghĩa, niệm ân là t́m cách báo đáp thâm ân là một trong những đạo lư cao cả mà người sống cần phải thực hiện. Theo đạo Phật, đối với người thân đă mất, th́ việc báo đáp ân đức không ǵ bằng cứu độ thần thức họ thoát khỏi mê đồ, văng sanh Tịnh độ, điều này Đại sư Liên Tŕ đă dạy : ’Phụ mẫu thoát luân hồi, mới trọn thành hiếu đạo’. Trong đó, việc cử hành tang lễ đúng với Chánh pháp, làm các việc phước thiện hồi hướng cho vong linh là biểu hiện thiết thực cho sự cứu độ thần thức và báo đền thâm ân người quá văng.
Trước thực tế đau ḷng, có rất nhiều người tuy có ḷng hiếu thảo nhưng không hiểu Phật pháp, để rồi trong vô t́nh không khéo biến tang lễ thành nơi hội hè. Một người nằm xuống kéo theo biết bao sanh mạng phải chết, suốt thời gian tang không không chú trọng việc tụng kinh, niệm Phật mà chỉ thấy tổ chức ăn uống rượu thịt linh đ́nh. Thật là ’Nhất nhân tử vạn nhân túy’ (Một người chết vạn người say), tục Mở Cửa Mả là một điển h́nh, điều này thật đáng sợ.
Cổ nhân từng nói, người thân thuộc với nhau trong cuộc sống ứng xử phần nhiều từ nơi ái t́nh mà chuyển thành ác tính. 
Đối với người thân qua đời, chúng ta tuy có tâm hiếu đạo nhưng làm các việc không đúng Chánh pháp, tức không khéo chính ḿnh trực tiếp xô đẩy người thân vào cảnh giới ác đạo. Trong Kinh Địa Tạng có nêu ra ví dụ như kẻ mang đá nặng ngàn cân đi trong bùn lầy thế mà có người dă tâm chất đá lên thêm trên vai họ, như người đă rơi xuống giếng sâu tuyệt vọng mà c̣n vác đá đè lấp miệng giếng.
Thiết nghĩ trong ṿng luân hồi bất tận, đối với người thân chúng ta đă mang ân họ quá nhiều, thương yêu không hết báo đáp không cùng th́ nỡ nào đẩy họ vào cảnh nước đồng sôi, vạc dầu lửa. Làm sao người quá cố siêu thoát khi ḿnh không làm được ǵ để hồi hướng phước báo cho họ. Tất yếu họ sẽ đọa lạc, để rồi tái sanh trở lại kết thân bằng quyến thuộc lẫn nhau, gây thành cảnh luân hồi : ’Vô oan trái bất thành phu phụ’.
Cử hành tang lễ đúng Chánh pháp, có lợi ích cho người quá văng hay không là một trong những sự thể hiện cụ thể, trọn vẹn của t́nh thương và ḷng hiếu kính của người sống đối với người chết.
Nguyên Liên

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18