| |
71. Tại sao trước khi khâm
liệm nhập quan có tục đưa người chết nằm xuống chiếc chiếu giải dưới đất?
Theo Phan Kế Bính :"Lấy nghĩa, người ta bởi đất sinh th́
chết lại về với đất".
Chúng tôi cho rằng tục đó phát sinh từ kinh nghiệm thực tế để dễ thao tác.
Vả chăng, trong cơ thể người chết c̣n có điện trường sinh học, làm như vậy
khả năng tích điện âm trong cơ thể người chết mới được giải thoát, đó là một
phương thuật pḥng xa hiện tượng "Quỷ nhập tràng".
72. Sau lễ thành phục,
trước lễ an táng phải làm ǵ?
Thời nay đơn giản, để giữ vệ sinh không nên để quá 24 giờ.
Thời xưa, có những nhà giàu sang để năm bảy hôm trong nhà, chờ con cháu về
đông đủ, để họ hàng, làng xă, hàng tổng hàng huyện đến phúng viếng; để dựng
rạp trước sân, dựng nhà trạm dọc đường từ nhà đến mộ để chuẩn bị mọi thứ khí
tế và cỗ bàn thết đăi linh đ́nh; để thày cúng chọn ngày, thày địa lư chọn
đất an táng, phân kim lập hướng hẳn hoi. Có nhà c̣n sắm đủ trong quan ngoài
quách, quàn tạm trong vườn, vài tháng sau mới làm lễ an táng.
Trong thời gian chưa chôn có "Lễ triêu tịch điện" : Buổi sáng dậy bưng khăn
lược vào linh sàng, các con quỳ khóc ba tiếng rồi quấn màn lên cáo từ rằng:
"Ngày đă sáng rồi xin rước linh bạch ra linh toạ". Sau đó rước hồn bạch ra
đặt vào ỷ, vắt màn, dọn chăn gối, chiều tối lại rước linh bạch vào, đắp chăn
thả chiếu, màn xuống. Thờ như lúc sống, chỉ lạy hai lạy (chỉ sau khi an táng,
làm lễ thành phâng xong mới lạy bốn lạy theo nghi lễ người chết).
Các buổi tối trước khi chưa chôn, có "Lễ chúc thực" (Trồng bó đuốc trước sân):
phường bát âm tấu nhạc, con cháu thay nhau túc trực bên linh cữu, trong nhà
ngoài sân đèn đuốc sáng trưng.
Khi thân bằng cố hữu đến phúng điếu, người chủ tang và người chủ phụ đứng
cạnh linh toạ và ngoảnh mặt về phía khách, hễ khách lạy hai lạy th́ chủ lễ
tạ lại một lạy. Khách vái cha mẹ ḿnh ba vái th́ vái tạ một vái. Trách nhiệm
tiếp trầu, nước, cỗ bàn thuộc về người hộ tang.
Nếu có người con trai nào đi vắng chưa kịp về th́ để mũ, khăn xô và gậy cạnh
hương án.
Trước khi làm lễ chuyển cữu để chuẩn bị phát dẫn th́ áo quan vẫn trở đầu vào
trong, coi như lễ người sống, đọc văn cũng chưa dùng chữ "Hiển thảo" (cha) "Hiển
tỷ" (mẹ) mà con dùng chữ "Cố phụ" (cha), "Cố mẫu" (mẹ)
ở thành phố ngày nay đă có nhà ướp lạnh, ở nông thôn để dăm bảy ngày trong
nhà, phải làm sao cho khỏi nhiễm uế khí ? - Điều quan trọng nhất là người
trị tang phải có kinh nghiệm : áo quan vỏ dày, gỗ tốt, trám thật kín, không
để một khe hở nào. Đáy áo quan lót những chất chống ẩm như lá chuối, giấy
bản, than, vôi, bỏng nếp... Các khe hở của áo quan được bịt kín trước bằng
sơn ta, nhựa đường, dán giấy tráng kim. Nếu để lâu phải có trong quan ngoài
quách, giữa quan và quách đổ cát vàng rang khô nóng. Phủ trên thi hài có các
thứ hương vị để khử uế khí.
Trước ngày an táng c̣n có thêm tục "Lễ yết cáo tổ tiên", nếu không đưa được
linh cữu, phần lớn các gia đ́nh rước hồn bạch đến nhà thờ họ. Hồn bạch chỉ
được đặt phía trước bàn thờ, để ở dưới, không được đưa lên bàn thờ tổ. Nội
dung: Báo cáo với gia tiên có thân phụ hoặc thân mẫu về chầu tổ. Xong lại
rước hồn bạch về nhà ḿnh, đặt lại trên linh toạ.
73. Những người điều hành công việc
trong lễ tang?
Trong lúc tang gia bối rối không có người chủ đạo điều hành, công việc sẽ
rất lúng túng và phạm nhiều sai sót.
Khi thân nhân sắp từ trần, việc đầu tiên tang gia phải mời được người hộ
tang. Người hộ tang phải là người thân thích gần gũi, có tuổi tác, kinh
nghiệm, tháo vát, có uy tín trong họ. Người hộ tang thay mặt tang chủ điều
hành mọi công việc, đối nội đối ngoại.
Nếu người hộ tang biết cúng lễ th́ kiêm luôn, nếu không th́ mời người chấp
sự, Người chấp sự lo việc hướng dẫn về mặt nghi lễ từ mộc dục, khâm liệm,
thiết linh, thành phục đến an táng. Thành phần và tế ngu (lễ 3 ngày sau khi
chôn). Người chấp sự thường là người có văn hoá (chữ Hán, chữ Quốc ngữ) nên
có thể kiêm luôn cả việc tư vấn (viết văn cúng tế, bài vị, long triệu, đối,
trướng, cáo phó...).
Người thu lễ: Sau khi thành phục cho đến hết 3 ngày sau khi an táng phải có
người thu lễ. Người đó chuyên túc trực ở nhà ngoài, hễ có khách đến phúng
viếng th́ tiếp khách nhận lễ đặt lên bàn thờ, báo cho thân chủ ra bái tạ.
Người thu lễ phải ghi đầy đủ danh sách người đến viếng và số lễ vật, để sau
này tang chủ biết mà tạ ơn. Người thu lễ kiểm tra lễ vật sau khi khách đă
cúng lễ xong ra về. V́ vậy phải chọn người thân tín của tang gia.
Người chấp hiệu: Thông thường các ban hành lễ đă có người chấp hiệu chuyên
trách. Người chấp hiệu là chỉ huy đám phu kiệu đưa quan tài từ nhà ra xe
tang hoặc đại dư (tuy không có xe nhưng khiêng kiệu hay xe gọi là đại dư),
điều kiển việc đi đứng, nâng lên hạ xuống, sang trái sang phải, bằng hiệu
lệnh hai thanh gỗ ngắn cầm tay, cho đến lúc hạ huyệt, tháo giây đ̣n mà chén
rượu, đĩa dầu lạc đặt trên nắp áo quan không sánh ra ngoài. Người chấp hiệu
ngồi trên đại dư ở phía sau, hoặc đi bộ giật lùi trước quan tài để điều
khiển.
Nếu gia đ́nh nào tự thu xếp để con cháu kiêng áo quan th́ phải chú ư chọn
người chấp hiệu nhiều kinh nghiệm.
Chủ tang và chủ phụ: Là con trai trưởng và con dâu trưởng. Nếu tang cha mà
mẹ c̣n sống th́ mẹ là chủ phụ. Nếu cháu đích tôn thừa trọng (thay thế cha đă
mất, khi làm lễ tang ông bà) th́ cháu đích tôn là chủ tang, các ông chú đứng
hai bên chỉ là bồi tế vợ của người cháu là chủ phụ khi bà chồng và mẹ chồng
đă mất, c̣n các bà thím chỉ là phụ. Nếu cháu đích tôn c̣n bé quá, chưa chống
gậy lễ tạ được th́ chú thứ hai thay thế, nhưng vẫn phải nhân danh cháu mà
bái lễ và bái tạ.
Những tục nghi lễ ngày xưa khá phức tạp, ngày nay đă được cải tiến, một số
tục lệ lạc hậu, lỗi thời đă bị nhiều vùng băi bỏ, ví dụ tục lăn đường, đuổi
tà ma ác quỷ. Lệ tục chung vận dụng vào từng địa phương, từng hoàn cảnh cụ
thể khác nhau, ngày xưa đă vậy, huống hồ ngày nay. Có gia đ́nh con đàn cháu
lữ, của ăn của để, sung túc đề huề, có gia đ́nh đơn bạc nghèo nàn nên phải
tuỳ nghi châm chước.
74. Lễ an táng tiến hành như
thế nào?
Tuỳ từng địa phương, từng tôn giáo, mỗi nơi nghi lễ phong
tục một khác. Thời trước có thôn ấp cử những người trai tráng trong làng xóm
ra khiêng vác chôn cất. Nơi có hội tư văn, th́ hội tư văn đứng ra lo liệu
điều hành công việc theo hương ước định sẵn. Hiện nay ở nông thôn có các hội
trợ tang, thành phố thị xă có ban quản lư nghĩa trang, một số chi hội trọng
thọ các phường xă hoạt động, đứng ra lo liệu chu đáo.
Lễ an táng tiến hành tuỳ theo hoàn cảnh từng nhà, "Giàu làm kép, hẹp làm đơn".
ở đây chỉ nói phần tang gia cần làm ǵ:
Khi có người thân mất, tang chủ cần đến báo gấp, để cùng bàn bạc theo quy
ước đă định.
Thời xưa, tang chủ có khoản tiền thưởng cho người chấp hiệu và những phu
kiệu. Nếu từ khi đưa áo quan lên kiệu, đi đến huyệt mà chén rượu, đĩa dầu
lạc để trên áo quan không sóng sánh ra ngoài th́ tang chủ đưa tiền thưởng
rất hậu.
Thân nhân, theo thứ tự nhân sơ quy định, tang phục theo gia lễ, đều xếp hàng
đi theo sau linh cữu. Thời xưa có cái bạt bằng vải trắng che trên đầu gọi là
bạch mạc. Người con trưởng đi trước hoặc kèm sau xe quan tài theo tục "Cha
đưa mẹ đón".
Hạ huyệt xong, tất cả người đi đưa đều đi ṿng quanh mộ một ṿng, mỗi người
ném xuống một ḥn đất.
Đắp mộ xong, mọi người đứng ṿng quanh mộ, người hộ tang, người chấp sự tiến
hành lễ thành phần.
Nghi thức chung như trên, nhiều nơi c̣n có tục riêng như cầu kinh, yểm bùa,
nhốt con gà, cài cây lá chứa, dựng cây nêu, đóng cửa mả, đốt h́nh nhân...
rắc vàng khẩu dọc đường, cắm hương ở các mộ xung quanh, mời người qua đường
ăn trầu hút thuốc, đăi người đắp mộ...
75. Hơi lạnh ở xác chết, cách pḥng?
Hơi lạnh hay âm khí, tà khí có ở xác người chết không?
Chưa ai đo nhiệt độ cụ thể trong thi thể người chết nhưng nhiều người đă
công nhận rằng, theo cảm giác th́ người mới chết lạnh hơn nhiều so với nhiệt
độ b́nh thường của con người cũng như của môi trường xung quanh.
Hiện tượng đó được giải thích như sau: Con người đang ở nhiệt độ b́nh thường
(37oC), tự nhiên mất nhiệt th́ nhiệt độ không chỉ hạ xuống tới hoà đồng với
nhiệt độ môi trường mà c̣n tụt xuống thấp hơn, sau đó một thời gian nhiệt độ
mới nhích dần lên tới thể ổn định.
Dân gian công nhận hiện tượng hơi lạnh ở nhà người chết mới chết là hiện
tượng có thực, hiện tượng vướng phải hơi lạnh bị ốm cũng là hiện tượng phổ
biến, nhất là đối với những người bị các chứng kinh niên như phong thấp,
huyết áp cao, tâm thần... c̣n đối với những thanh niên mạnh khoẻ th́ không
mấy ai bị ảnh hưởng.
Có thuyết cho rằng: Những người đồng khí huyết (con cái với cha mẹ, anh chị
em ruột hoặc gần huyết thống) th́ không bị nhiễm hơi lạnh, không có phản ứng
ǵ kể cả khi ôm ấp thi hài và khâm liệm. Tuy nhiên, để pḥng xa, người ta
vẫn kiêng không cho các bậc cao lăo, phụ nữ có thai sắp đến ngày sinh hoặc
sản phụ hài nhi đến dự khậm liệm, an táng và cải táng.
Có người hấp thụ phải hơi lạnh th́ phản ứng tức th́. Có người trực tiếp khâm
liệm, nhiễm hơi lạnh, bản thân khoẻ mạnh không việc ǵ, nhưng để pḥng ngừa
cho người ở nhà nên khi vạ nhà có người già, ốm yếu, trẻ sơ sinh vẫn phải
xông khói rồi mới vào. Những người hàng xóm xung quanh nhà có tang lễ, nếu
có cụ già trẻ nhỏ ốm yếu thường đặt sẵn ở cửa ra vào một ḷ than đốt vỏ bưởi
và quả bồ kết để trừ uế khí. Những người nghi bị chó dại cắn, gia đ́nh
thường tuyệt đối cách ly đám tang và nơi nghĩa trang, e rằng vướng phải hơi
lạnh chưa kịp chạy chữa đă phát bệnh.
76. Những Tục Lệ Cần Giữ Khi Quàng Xác?
-Tại sao có tục đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng đôi đũa trên bát
cơm, cài quả trứng vào giữa hai chiếc đũa rồi thắp hương đặt lên trên đầu
người chết suốt trong thời gian chưa nhập quan?
-Tại sao người ta cắm một cái cọc bằng kim loại suốt chân giường người chết?
-Tại sao khi chưa nhập quan, người ta luôn luôn thắp hương nến (nếu không có
nến th́ thắp ngọn đèn dầu) cho đến khi hạ huyệt không để tắt hương đèn?
-Tại sao hai bên hương án, phía gần kề áo quan, người ta đặt hai cây chuối
con?
-Tại sao có tục dựng bó đuốc to ở giữa sân vào ban đêm trước lễ an táng (nếu
để qua đêm), con cháu và thân nhân túc trực quanh linh cữu (lễ "Chúc thực"
ban đêm, nghĩa là "lễ trồng bó đuốc"?)
-Tại sao có tục kiêng ngăn người nhà không được đứng cạnh thi hài mà khóc,
tránh nhỏ nước mắt vào thi hài?
- Tại sao sau lễ nhập quan phải đốt lỗ hung (lỗ đào ở chính giữa giường
người mới chết nằm khi chưa nhập quan. Chất đốt có thể dùng trấu, than , củi
hoặc giẻ rách...).
-Tại sao lễ tang là việc buồn lại đốt pháo? (Tục này chỉ có ở thành phố đối
với người già).
-Tại sao phải nhốt mèo khi nhà có người mới chết ?
-Tại sao khi người chết trong nhà, người ta phải trèo lên mái nhà dỡ một vài
viên ngói, hoặc lá tranh (đối với nhà bịt nóc và ít cửa)?
Những câu hỏi trên cùng có chung một câu trả lời: Đó là kinh nghiệm dân
gian,dùng phép thuật điều hoà khí âm dương, thu hút tà khí để pḥng chống
hơi lạnh và pḥng xa hiện tượng "Quỷ nhập tràng". Xuất phát từ kinh nghiệm,
dần dần bắt trước nhau trở thành phong tục.
Dùng khói lửa, ánh sáng mặt trời (đốt hương, nến, đèn, đuốc, than, trấu, dỡ
mái nhà, mở rộng cửa, đào lỗ hung, đốt pháo...) để triệt tiêu hơi lạnh. Dùng
bát cơm, quả trứng, cây chuối... để thu hút hơi lạnh (nếu bổ đôi quả trứng,
có nhiều ḷng đỏ đă trở nên xanh thẫm giống như những quả trứng dùng để đánh
gió.). Nhốt mèo để đề pḥng mèo nhảy qua xác chết, kiêng khóc nhỏ nước mắt
vào thi hài hoặc cắm cọc kim loại dưới giường người chết, dỡ mái nhà... là
những thuật triệt tiêu luồng điện âm dương hút nhau.
Ngoài ra, những người đến dự lễ tang, nhất dự khâm liệm c̣n có những thuật
khác để pḥng chống hơi lạnh như ngậm gừng sống, uống nước lá nhót, ăn trầu
và xông khói vỏ bưởi, bồ kết trước và sau khi đến lễ tang.
77. Hiện tượng quỷ nhập
tràng Đó là hiện tượng xác chết tự nhiên bật dậy.
Hiện tượng này rất hiếm nhưng đă xảy ra, do đó trong phong tục đă có sự
kiêng cự để pḥng xa, gọi là "Quỉ nhập tràng" nhưng thực ra không có ma quỷ
nào nhập vào xác chết. Nguyên nhân: Do điện âm tích tụ trong thi thể người
mới chết chưa kịp thoát ra hết, gặp phải luồng điện dương cực mạnh cuốn hút.
Xác chết tự nhiên bật dậy là do sự cuốn hút bởi một ngoại lực có cảm ứng
điện trường. V́ vậy theo quan niệm dân gian, khi trong nhà có người mới chết
kiêng cự nhất là không để cho con mèo bất thần nhảy qua xác chết (người ta
phải canh giữ, phải nhốt mèo lại). Đă có trường hợp, chén rượu hắt văng vào
xác chết, giọt nước mắt có hơi ấm nhỏ vào xác chết cũng tạo thành luồng khí,
có thể cuốn hút xác chết bật dậy nhưng ngă xuống ngay tức th́. Hiện tượng
xác chết đuổi theo người sống: Xác chết không thể bước đi được mà do hơi
nóng của người sống cuốn hút, hoặc trường hợp có luồng không khí đối lưu cân
bằng khi xác chết ở tư thế đứng song song với người sống. Việc dỡ ngói hay
tranh trên mái nhà để ánh sáng mặt trời trực tiếp rọi vào cũng nhằm triệt
tiêu hiện tượng cuốn hút đó.
78. Lễ ba ngày (lễ tế ngu) tính từ sau khi
mất hay sau khi chôn cất? Tục này không thống nhất,
có nơi tính ba ngày sau khi mất, có nơi tính ba ngày sau khi chôn. Xét trong
điển lễ th́ không có "lễ ba ngày" mà chỉ có "lễ tế ngu" gồm có "sơ ngu", "tái
ngu", "tam ngu". "ngu" nghĩa là "yên", tức là ba lần tế lễ cho yên hồn phách,
theo "Thọ mai gia lễ" th́ khi chôn xong, rước linh vị về đến nhà tế sơ ngu.
Làm sơ ngu xong gặp ngày nhu, (tức là ất, kỷ , tân, quí) làm lế tái ngu, gặp
ngày cương (tức là ngày giáp, bính, mậu, canh, nhâm) làm lễ tam ngu. Phan Kế
Bính cũng dẫn giải như trên.
Dần dần về sau người ta giảm lược, kiêm cả ba lễ luôn, chỉ làm lễ tam ngu,
v́ thế nên gọi là lễ ba ngày. Vậy là tính ba ngày từ sau khi chôn, theo tục
gọi là lễ mở cửa mả. Ngày đó con cháu ra sửa lại mồ mả, đắp cỏ, khơi rănh
thoát nước... Ngu là tế ngu, tế chỉ tế người chết, tế thần. Theo phong tục
cũ th́ ít khi chết xong chôn ngay, thường c̣n để năm bảy ngày trong nhà. Khi
chưa chôn làm lễ triêu tịch điện, tức cúng cơm hàng ngày vẫn theo lễ thờ
người sống. Vậy tế ngu phải tính từ sau khi chôn.
C̣n có một lập luận khác: Có ba điều không yên khiến phải làm lễ tế ngu:
-Đang sống hoạt động nay mọi hoạt động bỗng nhiên đ́nh chỉ.
-Đang nh́n thấy bóng dáng, khi đă nhập quan không nh́n thấy bóng dáng nữa.
-Đang ở trên dương thế, nay xác về cơi âm, hồn vất vưởng ĺa khỏi xác. Âm
dương hoàn toàn cách biệt từ sau lễ thành phần. Sơ ngu, tái ngu, tam ngu là
tế để làm cho yên hồn phách, vậy phải tế sau khi mất, sau khi lễ nhập quan
và sau khi lễ thành phần xong.
Thời này cũng có trường hợp sau khi chết 4-5 ngày c̣n để trong nhà lạnh chưa
chôn nên không thể làm lễ ba ngày trước lễ an táng.
79. Tại sao có lễ cúng cơm trong 100 ngày?
Gia đ́nh Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm
ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố chờ về ăn cơm một lúc
cho vui vẻ, đầm ấm. Con cháu cầm bát cơm lên, trước hết mời ông bà, cha mẹ,
chờ ông bà, cha mẹ rồi mới bắt đầu mới dám ăn. Có nơi xới bát cơm lần thứ
hai c̣n mời nữa. Nếu có khách, trước khi buông bát đũa đứng dậyc̣n phải xin
phép và mời khách tiếp tục xơi cơm. Cuộc sống gia đ́nh đang vui vẻ, êm đẹp
như vậy, vắng mặt trong bữa cơm c̣n nhắc, huống chi vĩnh viễn đi xa. Do đó,
trước bữa ăn người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn b́nh
thường, nhà ăn thứ ǵ cúng thứ đấy, thường là tinh khiết, không đ̣i hỏi cầu
kỳ, nhà nghèo th́ lưng cơm, đĩa muối cũng xong. Thắp hương xong, dựng đôi
đũa vào giữa bát cơm, có rượu th́ rót chén rượu. Khấn vái xong cũng rót chén
nước.
Thờ cúng vong linh cũng giống như đang sống, cũng là để thoả nguyện tâm linh,
"Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương".
Nhưng tại sao lại cúng 100 ngày?
- Cũng tuỳ địa phương, có nơi chỉ cúng 49 ngày (tức là lễ chung thất). Theo
thuyết của Phật giáo: qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở
âm ty(tức 1 tuần, nhưng không phải tuần lễ theo dương lịch); sau 7 tuần vong
hồn đă siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (tức lễ tốt khốc nghĩa là thôi
khóc). Theo giải thích của các cụ ngày xưa th́ thời gian này âm hồn vẫn c̣n
phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.
Chúng tôi cho rằng, phong tục này có căn cứ khoa học: Theo thuyết Thần giao
cách cảm, ngoài điện trường vật lư đă được ứng dụng trong thực tiễn, c̣n có
điện trường sinh học. Những cá thể có cùng tần số cảm ứng trong điện trường
sinh học, mặc dầu ở cách xa nhau rất xa vẫn nhận được những nguồn thông tin
của nhau. Các nhà khoa học đă vận dụng những phát triển đó để giải thích về
điềm, về giấc mơ, về những biểu hiện tâm, sinh lư bất thường khi thân nhân (có
thể cách nhau rất xa về không gian) có cùng tần số điện trường sinh học có
sự biến bất thường. Người ta bảo chết là hết. Nhưng, chết chưa phải là đă
hết khi người chết c̣n tồn tại trong tâm chí người sống. Sau khi chết, tim
ngừng đập, máu ngừng chảy, thần kinh cảm giác ngừng hoạt động, vỏ năo chưa
bị huỷ, xung quanh hiện trường phát từ năo vẫn chưa ngừng phát sóng. Lớp đất
dày không ngăn được sóng điện vật lư hay sóng điện sinh học. Cá thể sống có
tần số điện trường sinh học tương ứng vẫn tiếp nhận được tín hiệu, do đó
hiện tượng báo mộng chưa hẳn là vu vơ, không đáng tin. Phải chăng v́ lẽ đó
mà các cụ cho rằng âm hồn c̣n phảng phất, chưa siêu thoát.
80. Làm lễ chung thất (49 ngày) và tốt
khốc (100 ngày), có phải chọn ngày không? Theo "Thọ
mai gia lễ", th́ cứ đúng ngày quy định trong gia lễ mà làm, không có sự
chuyển dịch tuỳ tiện theo lời thầy lễ hay thầy bói nào cả. Chỉ trừ ngày làm
lễ an táng và ngày làm lễ trừ phục (hết tang) trong gia lễ có ghi chọn ngày
lành. Người ta không ai có thể chọn ngày chết, vậy nên từ xưa tới nay, hàng
năm cứ đến ngày mất th́ làm giỗ, dù cho có những năm, ngày đó rất xấu, có cả
trùng phục, trùng tang, sát chủ, quả tú, cô thần.v.v... theo gia lễ: Lễ
chung thất, Tốt khốc, Tiều tường, Đại tường cứ theo đúng ngày mà làm lễ.
Con cháu ở xa nhớ ngày về làm lễ, thân nhân ở chỗ khác sắm sửa lễ đúng ngày
tới dự, chẳng lẽ đến nơi thấy hương lạnh khói tàn, gạt nước mắt lủi thủi ra
về hay sao? người chủ sự báo lại rằng: theo lời thầy lễ đă lễ xong xuôi đâu
đấy rồi, hoặc đợi thêm và ngày nữa, được chăng? Xin lưu ư tang tế theo ngày
định sẵn, thân bằng, cố hữu ai lưu luyến đến thăm viếng, không đợi thiệp mời
như lễ mừng, lễ cưới, không chuỵện "Hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo" (mời
th́ đến, không th́ thôi). |