Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Người dựng chùa trên đất Phật

Một ḿnh lặn lội tới Bodhgaya (Ấn Độ) sau khi đỗ đạt và giành được học vị giáo sư tiến sĩ thần học ở Paris cách đây hơn 30 năm, Hoà thượng Huyền Diệu đă làm tất cả để biến ước nguyện xây dựng một ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên đất Phật thành hiện thực.


 Ngôi chùa Việt đầu tiên trên đất Phật. 

Tại Bodhgaya - nơi Hoàng tử Tất Đạt Đa tu niệm và trở thành đức Phật cùng với các chùa của hầu khắp các quốc gia đạo Phật trên thế giới, có một ngôi chùa nhỏ mang tên "Việt Nam Phật Quốc Tự" (VNPQT). Ngoài cổng chùa có đắp nổi một tấm bản đồ VN. Trong khuôn viên rộng khoảng 3 hécta của VNPQT, du khách có thể thả bộ dọc theo toà chánh điện với hai mái cong kiêu hănh vươn cao, tới chiêm ngưỡng hai công tŕnh tháp Vạn Phật bảy tầng và Quan Âm đài phỏng theo h́nh dáng chùa Một Cột đang trong thời kỳ xây dựng. 

"Quan Âm đài sẽ được xây dựng giống như chùa Một Cột ở Hà Nội. Sẽ có cổng tam quan, có những tảng đá lớn đưa về làm non bộ, chùa cũng sẽ thuê thợ đục trên những tảng đá đó một số bài thơ cổ thời Lư, Trần. Sau đó, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng gác chuông, gác trống v́ hiện nay nhà chùa đă có Đại Hồng Chung nặng 2,5 tấn, đường kính 1,5 mét, cao 3 mét và Trống Sấm đường kính 2 mét, dài 1,5 mét. Tất cả đều được làm từ trong nước mang sang" - Hoà thượng Huyền Diệu nói.

Quá lên một chút nữa là những mảnh ruộng nhỏ trồng lúa, cung cấp gạo ăn quanh năm cho nhà chùa và du khách. Những luống rau mát mắt và vườn cây ăn trái mùa nào thức ấy. Chỉ riêng xoài đă có 30 loại khác nhau, ổi xá lị cũng có đến 12 loại. Thầy Huyền Diệu c̣n sưu tầm, gây giống tạo nên mảnh vườn kiểng gồm toàn những giống hoa và cây đặc trưng được mang từ trong nước sang: Thiên lư, đào,  tre, trúc, mai chiếu thuỷ, lan, sứ, tùng, trắc bách diệp...

Hoà thượng Huyền Diệu quê ở Long Thành (Đồng Nai), quy y từ nhỏ, rồi hành hương và định cư ở Ấn Độ. Để dựng được chùa, thầy đă ṛng ră tích cóp, dành dụm suốt 20 năm trời. Từ mua đất đến vật liệu xây dựng. Đến giữa năm 1992 VNPQT đă h́nh thành và trở nên một điểm tham quan không thể thiếu trong hành tŕnh của bất kỳ du khách VN nào tới Ấn Độ. Đến thăm chùa, các du khách VN sẽ được thầy Huyền Diệu mời lưu lại 3 ngày miễn phí cơm chay, văn cảnh đất Phật và cùng thầy đàm đạo về Phật học. 

Thanh B́nh

 

NGÔI CHÙA VIỆT NAM ĐẦU TIÊN TRÊN ĐẤT PHẬT

Buổi lễ khánh thành ngôi Việt Nam Phật Quốc Tự trên đất Ấn, gần Bồ đề Đạo tràng của Tiểu bang Bihar vào ngày 12.01.2003 là niềm vui chung cho tất cả Tăng-Ni Phật Tử nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung v́ T.T Thích Huyền Diệu đă tôn vinh niềm tự hào bằng sự dày công vun đấp từ nỗi ước mơ suốt mấy mươi năm để biến ước mơ thành hiện thực nhằm chung sức giữ ǵn Thánh địa, giới thiệu Phật giáo và Văn hoá Việt Nam cho các nước cộng đồng trên thế giới biết đến!


 Ngôi chùa Việt đầu tiên trên đất Phật. 

Chùa toạ lạc trên một diện tích rộng khoảng một mẩu rưởi đất, giữa cánh đồng bao la, cách Bồ đề đạo tràng khoảng 2 kư-lô-mét. Nhờ có khuôn viên rộng rải và thoáng mát nên các cơ sở vật chất cũng cao to và cách xa nhau, tạo nên một khung cảnh yên tỉnh rất thích hợp cho việc tu tập. Chiều cao chính điện chiều cao 24m, gồm 3 tầng. Tầng trệt là pháp xá có thể dung chứa cho 50 mươi vị khách Tăng mỗi khi trở về chiêm bái Thánh địa. Tầng thứ 2 dùng để trưng bày những di tích, kinh sách, pháp khí trong và ngoài nước. Tầng thứ 3 là tôn thờ Đức Bổn Sư Thích-ca và chư vị Bồ-tát. Phía sau chính điện là hậu Tổ, tôn thờ các vị Thánh đệ tử và các vị Thánh Tăng Việt Nam qua các triều đại. Đối diện với bàn thờ Tổ là bàn tưởng niệm các vị anh linh tổ quốc Việt Nam.

Khâu chuẩn bị cho buổi lễ khá qui mô, nên trong những ngày gần lễ khánh thành mà công việc việc vẫn c̣n rất bận rộn: mài đá và đánh bóng cho khuôn viên chánh điện, che rạp trên trần lầu 1 để làm pḥng ăn, mua sắm vật dụng, sửa chữa lại và lắp đặt thêm một số hệ thống cơ sở hạ tần để đưa vào phục vụ cho ngày lễ. V́ T.T Trụ tŕ chưa có hàng đệ tử xuất gia, nên một ḿnh Thượng Toạ đă “tả xung hữu đột” từ chuyện chăm lo cho nơi ăn chốn ở và phải trực tiếp đi đón rước các phái đoàn về tham dự lễ, nên đường dây diện thoại hàng ngày vốn ít được hoạt động, vậy mà trong những ngày ấy lắm lúc lại trở nên bị nghẻn!

Về tham dự lễ trong nước sang, có Hoà Thượng Thanh Dũng từ Hà Nội, Đại đức Minh Thông ở Cần Thơ; chư Tăng ở hải ngoại: Thượng Toạ Minh Tuyền ở Nhật Bản, Thượng Toạ Quảng Ba, Thượng Toạ Quảng Nghiêm, Đại đức Phước Tấn ở Úc châu; chư Tăng-Ni nghiên cứu sinh và sinh viên đang du học tại Ấn về tham dự 46 vị  và tổng số chư Phật tử ở Nhật, Úc, Mỹ, Pháp, Đan Mạch, và Tân Tây Lan và Việt Nam về ở tại chùa là 96 vị. 

Buổi lễ khánh thành diễn ra vào lúc 9h30 sáng ngày 12.01.2003 với sự tham dự đông đảo của các đại diện Phật giáo bạn tại Bồ đề đề đạo tràng: Nhật Bản, Thái Lan, Miến điện, Nepal, Trung Quốc, Tây Tạng, Đài Loan, Hội Phật giáo Bồ đề đạo tràng, Banglades, sikim, Trung Tâm Tu Học Viên Giác và đặc biệt là có Hoà Thượng Kim-chin-do-mun người Triều.

Sau lời tuyên bố khai mạc của Thượng Toạ Huyền Diệu, là 3 hồi chuông trống Bát nhă trỗi lên kéo dài để cung đón Hoà Thượng Thanh Dũng, Hoà Thượng Kim-chin-do-mun, HT. Urubandha chủ tịch hội Phật giáo Bồ đề đạo tràng, Trụ Tŕ chùa Miến Điện để cắm 3 nén nhang lên đỉnh  và  sau đó TT. Huyền Diệu cùng 3 vị Hoà Thượng tiến lên chính điện để cắt băng khánh thành, theo sau đó là chư Thượng Toạ, Đại đức Tăng-Ni và toàn thể chư Phật Tử cùng vân tập để niêm hương. Kế đến là các nước lần lượt tụng một biến kinh ngắn để cầu nguyện thế giới hoà b́nh, sau cùng là Phật giáo Việt nam tụng kinh an vị Thánh tượng. Khi tiếng tụng kinh vang lên nhiều vị Phật tử trong và ngoài nước đă sung sướng rơi lệ, v́ từ nay ngôi chùa mang tên Việt Nam đă chính thức đóng góp vào sự nghiệp hoằng pháp và ǵn giữ Thánh địa Bồ đề đạo tràng, một trong 4 Thánh địa quan trọng nhất của Phật Giáo!

Sau buổi lễ tụng kinh cầu nguyện, toàn thể Chư tôn đức Tăng-Ni Phật Tử và khách tham dự trở lại lễ đài phía trước chính điện, Thượng Toạ Huyền Diệu bài tỏ niềm hân hoan và nhấn mạnh rằng: “thành quả khiêm tốn ngày hôm nay là nhờ  sự mầu nhiệm của Tam Bảo và hồn thiêng sông núi. Đồng thời là sự lưu tâm của chư tôn đức khắp nơi an ủi động viên, và toàn thể chư Phật tử thường xuyên đóng góp công sức và tịnh tài để ngôi chùa được đẹp như ngày hôm nay mà trước đây khi lần đâu tiên đặt chân đến chiêm bái Thánh địa, chỉ dám ước mơ xây dựng một ngồi chùa làng nho nhỏ, và giờ đây ước mơ của năm xưa đă trở thành hiện thực”. Hoà Thượng Chủ tịch hội Phật giáo tại bồ đề đạo tràng cũng hết lời tán thán công đức của T.T. Trụ Tŕ đă chịu cực chịu khổ để vun đắp nên một ngôi chùa Việt Nam đồ sộ, như một bông hoa tươi thắm điểm tô thêm cho “vườn hoa” Thánh địa Bồ đề đạo tràng! Đặc biệt là Bà Trang, vị Phật tử ở Hà Nội đại diện cho trong và ngoài nước phát biểu cảm tưởng rất xúc động: “Thầy Huyền Diệu là một con người kỳ diệu dám nghĩ dám làm những chuyện to lớn và hữu ích, mang lại niềm vinh dự lớn lao cho Phật giáo cho dân tộc Việt Nam, chổ nào trong khuôn viên của chùa cũng có h́nh đất nước và tất cả các vật dụng, Pháp khí đều mang biểu tượng Văn hoá Việt Nam, nhằm giới thiệu cho bạn bè Phật giáo và thế giới! Trước tấm ḷng hy sinh và hạnh nguyện cao cả của Thầy, chúng con nguyện hết ḷng gia tŕ và nổ lực tu tập để không phụ lại sự mong đợi của Thầy, đồng thời chúng con sẽ khắc cốt ghi tâm những ǵ Thầy đă dạy và cố gắng hơn nữa trong vai tṛ của người Phật Tử Việt Nam để không thua xúc Phật tử trên thế giới…” 

Lời phát biểu trên đă làm nhiều người trong buổi lễ khánh thành xúc động trước tấm ḷng thiết tha yêu mến Phật pháp của Bà!

Buổi lễ khánh thành ngôi Việt Nam Phật Quốc Tự, lần đầu tiên trên đất Phật thành công tốt đẹp và đầy niềm hoan hỷ của toàn thể chư Tôn đức Tăng-Ni và  đại diện các nước đến tham dự đều nụ một nụ cười hân hoan khi thấy ngôi chùa Việt Nam đă chính thức đi vào hoạt động!

Trên đường trở về, chiếc xe Bus chuyển ḿnh nhanh dần trong làn sương lam giá buốc, xa xa mái chùa Việt Nam vẫn c̣n ẩn hiện màu ngói mới giữa những táng cây xanh biếc của vùng đất thiêng; màu đỏ cam của ngói tạo thêm cho Thánh địa một gam màu tươi sáng, đồng thời như một chấm son cho ḍng lịch sử Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ thứ 21!
 
 
Delhi, 14.01.2003
Lệ Thọ

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18