|
Lư hương nhiều màu thời Mạc - Lê
Trung hưng trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam |
Trong số các chùa cổ ở đất Thăng Long xưa, Báo Ân (chùa Cả) được xem là
một trong những chùa hoành tráng và đẹp nhất. Các tài liệu lịch sử Phật
giáo thời Trần c̣n lại đến nay đều cho biết, chùa Báo Ân liên quan mật
thiết đến Thiền phái Trúc Lâm.
Sau khi vua Trần Nhân
Tông hóa ở Yên Tử, vua Anh Tông đă cho đúc hai pho tượng của ngài bằng
vàng, một để ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử (Quảng Ninh), một ở chùa Báo
Ân. Ngài đă lập 3 sở giới đàn ở chùa Chân Giáo trong Hoàng thành, chùa
Phổ Minh ở Thiên Trường (quê hương nhà Trần) và chùa Báo Ân. Chùa c̣n là
trung tâm truyền bá Phật giáo, là nơi các pháp chủ Huyền Quang và Pháp
Loa đến giảng kinh. Tương truyền, có buổi giảng kinh của các vị cao tăng
này người nghe đông đến cả ngh́n, thường cũng có đến 500-600 người... Từ
những cứ liệu trên, có thể thấy, chùa Báo Ân hẳn có quy mô rất lớn và
hết sức gắn bó với cuộc đời Trần Nhân Tông, một trong những vị vua anh
minh nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến, người đă chỉ huy nhân
dân Đại Việt đánh thắng hai cuộc xâm lược năm 1285 và 1287 của giặc
Nguyên Mông.
Qua năm tháng, chùa
Báo Ân (xă Dương Quang, huyện Gia Lâm) không c̣n vẻ tráng lệ như xưa,
hiện có quy mô nhỏ bé với bố cục h́nh chữ T và nằm sát khu dân cư. Trong
quá tŕnh canh tác và khai thác đất làm gạch, nhân dân trong vùng đă
nhặt được nhiều vật liệu kiến trúc và đồ gốm sứ thời Trần, Mạc, Lê. Sưu
tập hiện vật này hiện được lưu giữ tại chùa Báo Ân và chùa Sủi ở gần đó.
Đây chính là cơ sở để năm 2002, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Văn pḥng
Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long phối hợp đào thám sát trên diện tích
100m2 nhằm t́m hiểu di tích này. Kết quả thu được không nằm ngoài dự
đoán khi làm phát lộ các vết tích kiến trúc, gồm: nền, móng, gia cố chân
tảng và hệ thống cống thoát nước có niên đại trải dài từ thời Trần, Lê
đến Nguyễn. Kết quả nghiên cứu được các nhà quản lư và chuyên môn đánh
giá cao, đề nghị mở rộng khu vực khai quật.
Trong tháng 12-2003,
các nhà khảo cổ tiến hành thêm 6 hố khai quật và thám sát trên diện tích
300m2, thu được rất nhiều hiện vật quư, củng cố vững chắc quan điểm đă
từng có ngôi chùa Báo Ân hoành tráng, một trung tâm Phật giáo lớn ở đây.
Tại 6 hố khai quật và
đào thám sát trên những vị trí khác nhau, ngoại trừ dấu tích nền móng
của lớp kiến trúc thời Nguyễn (cuối thế kỷ XIX đầu XX) đă bị hủy hoại
nặng do lấy đất làm gạch, xuất lộ rất rơ hai lớp kiến trúc có niên đại
thời Trần và Lê trung hưng. Lớp móng thời Lê nằm ở độ sâu trung b́nh 1m
so với mặt nền hiện tại. Móng kết cấu gồm một hàng gạch xếp đứng, khóa
hàng gạch lát phía trong và được xếp rất khít, không sử dụng vật liệu
kết dính. Kiểu kết cấu móng này đă gặp trong một số di tích thời Lê, rơ
nhất là khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa). Lớp kiến trúc thời Lê nằm đè
lên lớp móng hiện tại chứng tỏ sự kế thừa rơ nét trong xây dựng chùa qua
các thời kỳ.
Các chuyên gia khảo cổ
đánh giá cao số hiện vật thu được tại hố đào thứ 2, trên diện tích
196m2. Tại đây đă phát hiện 3 lớp kiến trúc với nhiều di vật c̣n khá
nguyên vẹn, gồm: nền, móng, gia cố chân tảng, chân tảng sa thạch, ống
cống thoát nước, hố ga... Từ các vết tích xuất lộ trong hố đào, các nhà
khảo cổ phục dựng lại bước đầu bố cục của các kiến trúc. Với lớp kiến
trúc thời Trần đă bị phá hủy nặng nề, chỉ c̣n lại móng phía Đông, Nam và
Bắc. Gia cố chân tảng cũng bị phá hủy, do đó chưa suy dựng được khẩu độ
các bước gian cũng như bố cục của kiến trúc này. Song với các vết tích
t́m thấy, có thể nhận định đây chính là nền móng của một trong những
kiến trúc chính của ngôi chùa Báo Ân xưa.
Căn cứ vào viên gạch
có ghi niên đại Hưng Long thập nhị niên, có thể chùa được xây dựng vào
khoảng năm 1304. Với lớp kiến trúc thời Lê, dựa vào phân bố của hệ gia
cố chân tảng cũng như khẩu độ các bước gian, có thể dựng được ngôi nhà 3
gian và 2 chái, với gian giữa rộng 4,2m, gian thứ là 3,3m và chái là 2m.
Kiến trúc này sau khi bị hư hại, mặt bằng tiếp tục được sử dụng để dựng
chùa vào cuối thế kỷ XIX.
Bên cạnh các tầng kiến
trúc, số di vật t́m thấy biểu hiện rơ nét nếp văn hóa, kiến trúc của
từng thời kỳ. Nếu như vật liệu trang trí và kiến trúc thời Trần là các
loại gạch và ngói tinh xảo (chủ yếu là ngói có trang trí h́nh hoa sen
phủ men vàng để mộc, gắn khối tượng) th́ thời Lê nổi bật với các loại
ngói ống ốp trang trí h́nh nhũ đinh, diềm ngói âm và đầu ngói trang trí
h́nh hoa cúc, hoa chanh... Đồ gốm thời Trần phần lớn là các loại men
trắng ngà, men trắng ngả xanh, men trắng hoa nâu, men ngọc, men nâu.
Trong khi đó, men trắng hoa lam chiếm tuyệt đại đa số với hai khung niên
đại chủ yếu là thế kỷ XV-XVI và XVII-XVIII, ứng với thời Lê...
Theo các chuyên gia,
diện tích phân bố của di tích rất lớn, lên tới 10.000m2 và rất cần các
cơ quan chức năng có kế hoạch khoanh vùng bảo vệ. Công việc này cần sớm
được thực hiện để ngăn ngừa việc xâm lấn di tích, đặc biệt ở phần phía
bắc g̣ và trong khuôn viên chùa hiện tại đă t́m thấy những ống cống và
vật liệu kiến trúc tháp.
HNM |