Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự)
 

Chùa Tây Phương là một danh lam vào loại tiêu biểu nhất về mặt điêu khắc và tạc tượng trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, được xây dựng khoảng thế kỷ thứ 8. Chùa ở trên ngọn núi Câu Lậu cao chừng 50m thuộc thôn Yên, xă Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, cách thủ đô Hà Nội 37 km về phía tây.

Một góc chùa Tây Phương

Từ chân núi, du khách leo lên 239 bậc lát đá ong th́ đến đỉnh núi và cổng chùa. Tên chữ là Sùng Phúc Tự hay Hoành Sơn Thiếu Lâm Tự, chùa gồm 3 nếp: toà bái đường, toà chính điện và toà hậu cung (tam bảo), mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng để trần tạo thành một không khí rất thô sơ mộc mạc; các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc h́nh cánh sen. Mái ngói lợp rất công phu, lớp trên là thứ ngói đầu mũi đúc h́nh lá đề nổi, lớp dưới là ngói lót h́nh vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa. Xung quanh diềm mái của ba toà nhà đều chạm trổ tinh tế theo h́nh lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên h́nh hoa, lá, rồng phượng giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm. Toàn bộ ngôi chùa toát ra một tính hoành tráng và phóng khoáng phù hợp với triết lư sắc sắc không không của nhà Phật.

Như vậy chùa Tây Phương đă là một công tŕnh kiến trúc tôn giáo đặc sắc tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam thời Hậu Lê (thế kỷ XVII - XVIII). Chùa được sửa sang vào những năm 1657 - 1682, được đại tu hoàn toàn vào năm 1794 thời Tây Sơn.

Điều quư giá hơn: nơi đây c̣n là nơi tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng.

 Tượng Tổ Jayata

Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có chạm trổ. Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long... đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc ta: h́nh lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù... rất tinh xảo.

Đáng chú ư nhất là bộ tượng tṛn gồm 64 pho mà ta thường thấy phiên bản ở các Viện bảo tàng, các cuộc triển lăm mỹ thuật trong nước và ngoài nước, trong số này pho tượng Tuyết Sơn, tượng La Hầu La đáng được xem là thuộc loại đẹp nhất trong ṭan bộ nền nghệ thuật điêu khắc Việt Nam.

Các tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Thay v́ 18 vị La Hán như ở các chùa khác, ở đây có tượng của 16 vị tổ, nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3m, trang nghiêm phúc hậu.

Ngót bảy mươi pho tượng, pho nào cũng được tạc rất công phu, tinh xảo, sinh động từ nếp quần áo đến dáng điệu, nét mặt. Nét mặt các pho tượng chùa Tây Phương biểu lộ niềm vui hoặc nỗi buồn, trạng thái thanh thản hay ưu tư của tâm hồn. Đường nét trên khuôn mặt, vừng trán hay tư thế đứng ngồi đều phản ánh nhiều t́nh cảm, tâm trạng khác nhau.

Nét đẹp chùa Tây Phương

Có thể nói đây là cuộc họp mặt của một tập đoàn "Phật sống" toạ thiền, với tất cả nét độc đáo trong tâm tư và phong độ của mỗi vị. Mười sáu vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho th́ ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho th́ hững hờ với ngoại vật, t́ cằm trên đầu gối nhếch môi cười một ḿnh nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tṛn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang th́ thầm tṛ chuyện cùng ai. Đằng kia là Phật Tuyết Sơn gầy g̣ mười hai xương sườn nổi bật đang trầm tư mặc tưởng, phía bên là Phật Di Lặc phốp pháp, bụng to, mắt rộng, miệng tươi cười, hai vị thật đă biểu lộ rơ hai loại chúng sinh: lớp người khổ hạnh, thao thức suy tư, đằng đẵng giữa dương thế, bên cạnh lớp người hể hả, thoả măn, sung sướng, vô tư.

Tượng La Hầu La đúng là chân dung một cụ già Việt Nam, thân h́nh gầy g̣, mặt dài, nhỏ, g̣ má cao, môi mỏng vừa phải. Chưa thấy pho tượng nào diễn tả y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến như thế. Dáng điệu một tay cầm gậy, một tay để trên gối rất thoải mái, đôi bàn tay trông thấy rơ từng đốt xương bên trong. Những nghệ nhân dân gian vô danh thời Hậu Lê, thời Tây Sơn đă là tác giả của những kiệt tác tuyệt vời ấy của nền mỹ thuật Việt Nam.

HIỀN TRANG

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18