Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Ca Dao theo Chủ Đề
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

 Chân Định tứ linh thần

Posted on 05/12/2015 Văn Nhân
 

Bách việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/
Nếu ở Nam Định có Thiên Bản lục kỳ kể về 6 sự lạ đất Thiên Bản th́ ở Thái B́nh cũng có Chân Định tứ linh từ, hay 4 ngôi đền thiêng của đất Chân Định. Chân Định là tên cũ của khu vực Kiến Xương, Thái B́nh. Tứ linh từ của Chân Định là nơi thờ “tứ linh thần”, 4 vị thần thiêng trên đất Thái B́nh.
Ngôi đền thiêng đầu tiên được nhắc đến là đền Vua Rộc tại thôn An Điềm, xă Vũ An của huyện Kiến Xương. Trước kia, đền nằm trong khu rừng nguyên sinh hiếm hoi của đất Thái B́nh, được bao quanh bởi cây cối tươi tốt và hồ nước mát lạnh, quang cảnh rất b́nh yên. Theo thần tích của đền th́ đây là nơi thờ 2 vị Đông Hải đại vương và Tây Hải đại vương. Tuy nhiên, thần tích không cho biết những “đại vương” này là ai, ở thời kỳ nào. Những nghiên cứu đành “đoán” Đông Hải đại vương là Đoàn Thượng, c̣n Tây Hải đại vương th́… không biết…

 

image002

 Đền Vua Rộc ở Vũ An, Kiến Xương.

Câu đối cổ trong đền Vua Rộc chép:
不記何年跡南交雙顯聖
相傳此地名髙真定四靈神
Bất kư hà niên, tích thác Nam Giao song hiển thánh
Tương truyền thử địa, danh cao Chân Định tứ linh thần.
Dịch:
Không biết tự năm nào, dấu thác Nam Giao hai hiển thánh
Lưu truyền nơi đất nọ, danh cao Chân Định bốn linh thần.
Vế đối đầu cho biết đền Vua Rộc thờ 2 vị thần đă “hiển thánh” ở Nam Giao từ thời lâu lắm rồi, không biết năm nào nữa. Vế đối sau cho biết hai vị thần đó được xếp vào bộ “Tứ linh thần” của Chân Định. Với thông tin này th́ người được thờ ở đây không thể là tướng quân Đoàn Thượng, một nhân vật khá rơ ràng vào cuối thời nhà Lư ở thế kỷ 13.
Một số tác giả cho biết chữ Lạc có thể phục nguyên âm là Rộc, chỉ ruộng lúa. Tới nay người Mường vẫn gọi ruộng là rộc. Vua Rộc như vậy có thể là Vua Lạc hay Lạc Vương, phù hợp với thời Nam Giao mở nước.
Vết tích của 2 vị thần Nam Giao ở đền Vua Rộc có thể được xác định trong một câu đối khác tại đây:
瑞應金龜神爪依依留井上
威揚木馬健蹄隠隠仰橋邊
Thụy ứng Kim Quy, thần trảo y y lưu tỉnh thượng
Uy dương mộc mă, kiện đề ẩn ẩn ngưỡng kiều biên.
Dịch:
Linh ứng Rùa Vàng, móng thần y nhiên nơi giếng cũ
Oai dương Ngựa Gỗ, vó hùng thấp thoáng chốn cầu biên.
2 vế đối của câu đối này nói tới 2 sự kiện của 2 nhân vật. Vế đối đầu khá rơ, chỉ chuyện móng Rùa vàng của vua An Dương Vương và chiếc giếng nơi Trọng Thủy trẫm ḿnh. Vế đối thứ hai nói về một con chiến mă bằng gỗ xuất chinh nơi biên ải.
Tại Thái B́nh, vua An Dương Vương được thờ ở khá nhiều nơi với tên xưng phong Nam Hải đại vương. Thậm chí như ở làng Thao Bồi (nay thuộc xă Phương Công, huyện Tiền Hải, Thái B́nh) thần tích c̣n kể về người vợ của An Dương Vương là bà Trần Thị Chân, c̣n gọi là Châu Nương hay Thục Nương. Châu Nương sinh ra Mỵ Châu, nàng công chúa của vua An Dương Vương trong chuyện t́nh Mỵ Châu – Trọng Thủy. Sau khi Mỵ Châu mất làng Thao Bồi lập miếu “Nhị vị mẫu tử” thờ mẹ con Châu Nương, Mỵ Châu…
Nam Hải đại vương An Dương Vương c̣n thờ ở nhiều nơi khác tại Thái B́nh như ở làng Kênh Xuyên (Đông Xuyên, Tiền Hải), làng Cọi (Vũ Hội, Vũ Thư). Ở đây An Dương Vương được kể như một vị vua từng có công giúp an định và phát triển đời sống dân t́nh vùng ven biển. Như vậy, có thể thấy An Dương Vương là vị linh thần thứ nhất được thờ tại đền Vua Rộc. Nam Hải đại vương đă hiển thánh ở Nam Giao cũng hoàn toàn hợp lư.
Ngôi đền thiêng thứ hai của đất Chân Định là đền Sóc Lang đở xă Vũ Vinh, huyện Vũ Thư. Đền này thờ Mộc đức tinh quân, rất thiêng nhưng cũng không rơ sự tích ra sao. Chỉ biết có một cây gỗ trôi từ thượng nguồn về, nhân dân vớt đục thành tượng mà thờ. Nay nếu so sánh với câu đối trong đền Vua Rộc th́ Mộc đức tinh quân phải là Thánh Gióng với con “ngựa gỗ” chốn “kiều biên”. Cái tên đền “Sóc Lang” hay Sóc vương cũng cho thấy vị linh thần ở đây là Thánh Gióng đă bay về trời nơi núi Sóc. Nhị vị đại vương ở đền Vua Rộc là An Dương Vương và Sóc Vương Thánh Gióng, rất phù hợp về không gian (Nam Giao) và thời gian.

image004

Phương đ́nh trước Chùa Keo Thái B́nh.

Ngôi đền thiêng thứ ba của đất Chân Định là đền Lại Tŕ ở xă Vũ Tây, huyện Kiến Xương. Theo thần tích và văn bia lưu tại di tích, đây là nơi thờ Đại pháp thiền sư Không Lộ, họ Dương, húy là Minh Nghiêm, là người làng Giao Thuỷ, phủ Thanh Hà (tỉnh Nam Định), nối đời làm nghề đánh cá. Thân mẫu họ Nguyễn, người ở ấp Hán Lư, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang (tỉnh Hải Dương). Năm 1060 Không Lộ cùng Đạo Hạnh và Giác Hải đă sang Tây Trúc để tu luyện về đạo Phật. Năm 1061 thời vua Lư Thánh Tông, sư về nước và dựng chùa Nghiêm Quang (sau đổi tên là Thần Quang Tự) ở làng Dũng Nghĩa (xă Duy Nhât, Vũ Thư, Thái B́nh) để truyền bá đạo Phật, hoằng dương Phật pháp. Chùa này được biết đến với tên chùa Keo Thái B́nh.
Thời đó đạo Phật được nhà Lư coi là quốc giáo. Đức Dương Không Lộ là người hiểu về đạo Phật sâu sắc, là giáo chủ của cả vùng, ngoài việc truyền bá đạo phật, nhà sư c̣n có công lớn trong việc mở mang các công tŕnh trị thuỷ nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, đưa nhân dân lao động thoát khỏi đói khổ. Ông c̣n là người am hiểu về y thuật có công chữa bệnh cho vua Lư Thánh Tông được phong làm quốc sư. Sau Dương Không Lộ sang Trung Quốc chữa bệnh cho thái tử nhà Tống rồi xin đồng về đúc chuông, tạc tượng.
Đền Lại Tŕ là nơi bà Nguyễn Thị, mẹ của Không Lộ đă hóa. C̣n Chùa Keo Thái B́nh là nơi Không Lộ trụ tŕ. Câu đối ở khu thờ thiền sư Không Lộ tại chùa Keo:
法手濟群方李代特生之聖
靈丹扶九鼎南邦不死之神
Pháp thủ tế quần phương, Lư đại đặc sinh chi thánh
Linh đan phù cửu đỉnh, Nam bang bất tử chi thần.
Dịch:
Làm phép cứu chúng phương, đời Lư riêng sinh là thánh
Thuốc thiêng chữa cửu đỉnh, bang Nam bất tử là thần.
Cửu đỉnh hay 9 chiếc đỉnh, h́nh tượng chỉ vương quyền, chỉ Vua. Câu đối nhắc đến chuyện thiền sư Không Lộ đă chữa bệnh cho vua Lư Thánh Tông và cứu giúp nhân dân trong vùng. Thiền sư Không Lộ do đó đă được phong làm quốc sư thời Lư (Lư triều quốc sư).
Câu đối trên cũng xác định Không Lộ là một trong những thần bất tử nước Nam. Khái niệm thần bất tử không giống với linh thần. Ngoài việc là một linh thần (thần thiêng), thần bất tử phải là người có phép thuật, có khả năng “bất tử”, tức là khả năng cải tử hoàn sinh, trường sinh bất lăo hay đầu thai chuyển thế. Thường th́ đó là những người tu hành đắc đạo thần tiên.
Trước khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh được xếp là một trong Nam Bang tứ bất tử th́ Không Lộ thiền sư và Từ Đạo Hạnh được coi là các thần bất tử. Tuy nhiên, tư liệu về thánh Không Lộ ở đền Lại Tŕ trên chép Không Lộ làm Quốc sư và chữa bệnh cho vua dưới triều Lư Thánh Tông. Trong khi chuyện Từ Đạo Hạnh đầu thai lại vào thời Lư Thần Tông. Đồng thời thiền sư Không Lộ ở đây mang họ Dương, không phải họ Nguyễn (Nguyễn Minh Không) như trong truyện của Từ Đạo Hạnh. Những chi tiết này cho thấy truyền thuyết về việc hóa thân đầu thai của Từ Đạo Hành thành vua Lư Thần Tông cần được xem xét thêm cho đúng với sự việc thật sự đă xảy ra.
Ngôi đền thiêng thứ tư của đất Chân Định là đền Đồng Xâm ở xă Hồng Thái, Kiến Xương. Đền này thờ đức Khai Cơ Triệu Vũ Đế, người đă lập nên nước Nam Việt thời trước Công nguyên. Đền Đồng Xâm là chứng tích rành rành về “những nỗi oan” của vua Triệu Đà. Sử sách chép Triệu Đà người Chân Định… Chân Định đây là đất Kiến Xương, Thái B́nh ở Việt Nam, hoàn toàn không phải ở đâu xa lắc xa lơ tận Hà Bắc, Trung Quốc. Bản thân tên huyện Kiến Xương cũng có thể liên quan tới công nghiệp của Triệu Vũ Đế v́ Kiến Xương nghĩa là kiến thiết nên nền tảng ban đầu, tương ứng với nghĩa của danh hiệu Khai Cơ của Triệu Vũ Đế tại đây.
Về thời nhà Triệu, ở Kiến Xương c̣n có nhiều chuyện lạ. Ở đ́nh Luật Nội và Luật Ngoại (xă Quang Lịch, Kiến Xương) thờ 2 mẹ con bà Phương Dung và Thạch Công đă tận trung báo quốc, giúp Triệu Việt Vương đánh giặc Lương và hy sinh ở quăng sông Lịch Bài tại đây. Điều lạ là bố của Thạch Công lại là ông Hùng Tuệ Công, ḍng dơi vua Hùng, làm phủ doăn Chân Định. Câu đối ở đ́nh Luật Ngoại:
壹門義烈雄母子
萬古山河趙越王
Nhất môn nghĩa liệt Hùng mẫu tử
Vạn cổ sơn hà Triệu Việt vương.
Dịch:
Một nhà nghĩa liệt mẹ con họ Hùng
Vạn năm sông núi đức vua Triệu Việt.
Từ thời Hùng Vương trước Công nguyên tới thời của Triệu Việt Vương chống giặc Lương theo sử sách ngày nay có dư 500 năm. Làm sao bố là thời Hùng mà con lại giúp vua Triệu? Truyền thuyết nhầm lẫn hay chính sử bị sai?

image006

Nghi môn đ́nh Luật Ngoại.

Câu đối khác ở đ́nh Luật Ngoại:
浩氣塞滄溟節烈一門皇趙日
芳名傳國母頡頏天古二
Hạo khí tắc thương minh, tiết liệt nhất môn Hoàng Triệu nhật
Phương danh truyền quốc mẫu, hiệt hàng thiên cổ Nhị Trưng gian.
Dịch:
Khí lớn lấp biển dài, tiết liệt một nhà ngày Hoàng Triệu
Danh thơm truyền quốc mẫu, bay bổng ngàn năm đất Nhị Trưng.
Sử sách đă có sự nhầm lẫn. Triệu Việt Vương không phải vị vua ở thế kỷ thứ 6. Triệu Việt Vương gần thời Hùng Vương và thời Hai Bà Trưng phải là vua Triệu của nước Nam Việt. Nước Nam Việt được Triệu Vũ Đế lập từ những năm 200 trước Công nguyên. Có vậy th́ những quan lại, công tướng của Triệu Việt Vương mới mang họ Hùng được.
Những cái tên Chân Định, Kiến Xương hay cả Thái B́nh đều liên quan đến vị khai cơ Triệu Vũ Đế. “Ai đặt tên cho đất Thái B́nh” th́ không rơ, nhưng tên này có chí ít từ thời Triệu Vũ Đế v́ Thái B́nh chỉ là từ phản thiết của chữ Bái. Triệu Vũ Đế ở Chân Định là Bái Công đă lănh đạo nhân dân Việt khởi nghĩa kháng Tần thắng lợi, lập ra quốc gia Nam Việt độc lập, xưng đế, là một thiên tử thực sự của thiên hạ.

image008

Gác mái đ́nh Luật Nội.

Thử sắp xếp Chân Định Tứ linh thần theo các phương vị (Tứ trấn):
– Thục An Dương Vương nên xếp ở hướng Tây, v́ Thục nghĩa là hướng Tây. An Dương Vương có danh Tây Hải đại vương trong đền Vua Rộc.
– Sóc Vương Thánh Gióng ở đền Sóc Lang với tên Mộc đức tinh quân xếp ở hướng Đông v́ hành Mộc là hành của phương Đông, ứng với tên Đông Hải đại vương ở đền Vua Rộc.
– Đồng Xâm Triệu Vũ Đế hợp lư nhất xếp ở hướng Bắc v́ công nghiệp “Bắc tiến” của vị vua này.
– Không Lộ thiền sư ở đền Lại Tŕ và chùa Keo có thể xếp ở trấn Nam v́ vị thiền sư này gốc Nam Định.
Tứ linh từ, Tứ linh thần, Tứ trấn của đất Chân Định như vậy đă đầy đủ cả.

Văn Nhân góp thêm ý :
…Những cái tên Chân Định, Kiến Xương hay cả Thái B́nh đều liên quan đến vị khai cơ Triệu Vũ Đế. “Ai đặt tên cho đất Thái B́nh” th́ không rơ, nhưng tên này có chí ít từ thời Triệu Vũ Đế v́ Thái B́nh chỉ là từ phản thiết của chữ Bái. Triệu Vũ Đế ở Chân Định là Bái Công đă lănh đạo nhân dân Việt khởi nghĩa kháng Tần thắng lợi, lập ra quốc gia Nam Việt độc lập, xưng đế, là một thiên tử thực sự của thiên hạ….
Rất có thể :
Đất Chân định thực ra là đất Trịnh ; theo phép phiên thiết Hán văn : chân định thiết trịnh .
Đất Trịnh là nơi đứng chân ban đầu của Lí Bôn – Lưu Bang khi mới được Hạng Vũ chia đất .
Cũng do tên thủ đô Nam Trịnh này mà Lí Bôn – Lưu Bang được Hùng triều thế phổ gọi là Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang .
Đức là tam sao thất bổn của đế , Hưng đức thực ra là Hưng đế … đế và lang ở đây là thừa 1 chữ .
Vua là Hưng đế nên kinh thành Trường An còn được gọi là Đại Hưng thành .
Do tên kinh đô là Đại Hưng thành , vua là Hưng đế …rất có thể thời Lí Bôn – Lưu Bang nước gọi là Đại Hưng .
Khúc quanh lịch sử là chỗ này đây :
Vua họ Lí hay Lê con cháu nhà Hùng biến ra họ Lưu – Liêu dòng Mongoloid .
Nước Đại Hưng …hô biến …thành Đại Hán của Đại Hãn Mông cổ .
Chuỗi móc xích : Lí Bôn – Lưu Bang – Triệu Vũ đế – Nam Việt đế – Hùng Trịnh vương Hưng đức lang thông qua mối liên hệ : Bái – Thái bình và Chân định – Trịnh mà ngày càng hiện ra rõ ràng hơn .

Bách Việt Trùng Cửu

Nguồn: Ḍng Hùng-Việt

Phủ Tam ở Thái B́nh

Trong đạo Tứ phủ th́ phủ Tam là Thoải phủ. Các vị thần trong phủ này đều liên quan tới số Ba – Bát hay Tam – Tám. Mẫu Thoải là Mẫu đệ Tam, là nàng Ba (thần tích đền Dầm ở thôn Xâm Dương, Ninh Sở Thường Tín, Hà Nội) hay nàng Quư (Quư là thứ ba trong thứ tự Mạnh, Trọng, Quư). Vua cha Thoải phủ là Bát Hải. Vị quan của Thoải phủ là Quan đệ Tam. Rồi ông Hoàng Bơ và cô Bơ thoải phủ (Bơ = Ba).
Đứng đầu Thoải phủ trước hết phải kể đến Vua cha Bát Hải Động Đ́nh, người được thờ chính tại đền Đồng Bằng (An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái B́nh). Bát Hải hoàn toàn không phải nghĩa là 8 cửa biển. Bát hay Ba (số 3 và 8) đều là 2 con số của Hà thư chỉ phương Đông. Phủ Tam ở Động Đ́nh là biển Đông. Nơi đây cũng gọi là vùng Đào Động.
Câu đối ở đền Sinh trong quần thể đền Đồng Bằng:
桃江洞口祁千跡
生化神仙萬古傳
Đào giang Động khẩu kỳ thiên tích
Sinh hóa thần tiên vạn cổ truyền.
Dịch:
Sông Đào cửa Động ngàn tích lạ
Sinh hóa thần tiên vạn thủa truyền.
Nơi sông Đào đổ ra cửa Động là đất Thái B́nh, tức là nơi sông Hồng (Đào) đổ ra biển Đông (Động Đ́nh hồ). Trên mảnh đất này do đó lưu dấu rơ ràng các nhân vật của phủ Tam (Thoải phủ).
Thần tích đền Đồng Bằng mở đầu như sau:
Trên bờ sông Vĩnh, thuộc Đào Hoa Trang, Trấn Sơn Nam, Quận Giao Chỉ có 2 vợ chồng ông Phạm Túc và bà Trần Thị là người Trang An Cố (thuộc Thụy An – Thái B́nh ngày nay) đă lớn tuổi, sống phúc hậu mà không có con. Một lần, họ ngược ḍng đánh cá đến Trang Hoa Đào và t́nh cờ gặp cô gái nhỏ bên sông Vĩnh. Ông bà đón cô gái về nuôi tại An Cố, đặt tên là Quư Nương. Mấy năm sau, khi tṛn 18 tuổi, Quư Nương rất xinh đẹp, đoan trang.
Tiếp đó Quư Nương sinh ra một bọc trứng, nở ra 3 con hoàng xà. Con hoàng xà lớn sau trở thành Vĩnh Công giúp vua Hùng đánh giặc Thục. Vĩnh Công được tôn là Vua cha Bát Hải Động Đ́nh, đứng đầu Thoải phủ. C̣n 2 con hoàng xà em được tập hợp trong trận chiến với quân Thục, trở thành 2 vị quan lớn dưới trướng Vĩnh Công.

Den An Co

Đền An Cố ở Thụy An, Thái Thụy, Thái B́nh.

Hiện ở An Cố có đền lớn thờ một vị thần là Nam Hải đại vương. Vị này có cha là Phạm Xuyến, tên gọi Hải Công. Phạm Hải cũng giúp vua Hùng đánh Thục, xây dựng làng xóm ở miền ven biển, rồi một ngày hóa bên bờ biển ở An Cố.
Câu đối ở đền An Cố:
勦蜀冦固皇圖雄貉山河餘正氣
弭天灾安邑宇太平草木囿淳風
Tiễu Thục khấu cố hoàng đồ, Hùng Lạc sơn hà dư chính khí
Nhị thiên tai an ấp vũ, Thái B́nh thảo mộc hữu thuần phong.
Dịch:
Trừ giặc Thục, vững hoàng đồ, non nước Lạc Hùng bao chính khí
Ngăn thiên tai, yên thôn ấp, cây cỏ Thái B́nh đậm thuần phong.
Phạm Hải và Phạm Vĩnh ở Thái B́nh được họ Phạm ghi nhận là những người họ Phạm đầu tiên được nhắc tới ở Việt Nam. Thực ra Phạm Hải và Phạm Vĩnh chỉ là một người. Trang An Cố như trong thần tích đền Đồng Bằng là quê mẹ của Vĩnh Công Bát Hải. Sự tương đồng về tên gọi, sự tích, địa điểm xác thực nhận định Nam Hải Đại Vương ở An Cố là Vĩnh Công Bát Hải Động Đ́nh ở đền Đồng Bằng.
Một minh chứng khác là tại đền An Cố gian ngoài cấm cung thờ 4 vị là Quan đệ nhất, Quan đệ nhị, Quan tuần phủ và Quan thần sát. Đây là chỉ dẫn trực tiếp cho thấy Phạm Hải liên quan tới Ngũ vị tôn quan của Tứ phủ. Ngũ vị tôn quan hợp thành Ban công đồng, trong đó có Quan đệ nhất thượng thiên, Quan đệ nhị giám sát, Quan đệ Tam thoải phủ, Quan đệ Tứ khâm sai, Quan đệ ngũ tuần tranh. Phạm Hải đứng đầu Ban Công đồng th́ c̣n ai khác ngoài Vua cha Bát Hải Động Đ́nh, vua cha của các vị quan lớn Tứ phủ.

Chinh dien An Co

Gian thờ Quan đệ nhị ở đền An Cố.

 

Vị Quan lớn của phủ Tam là Quan đệ Tam với nơi thờ chính tại đền Lảnh (Yên Lạc, Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam), nơi chân cầu Yên Lệnh. Quan lớn Lảnh chính là Thổ Lệnh hay Trưởng Lệnh, vị thần Bạch Hạc Tam Giang trong truyền thuyết (Lĩnh Nam chích quái). Địa danh Yên Lệnh nghĩa là nơi “yên nghỉ” của Trưởng Lệnh, v́ Trưởng Lệnh hóa ở làng Đa Chất (Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội) gần đó. Tương tự, An Cố rất có thể là nơi “an nghỉ” của vị thánh Cả (Cổ – Cố) v́ đó là nơi Vua cha Bát Hải đă “hóa”.

Văn chầu Quan đệ Tam bắt đầu như sau:
Trịnh giang biên doành ngân lai láng
Đôi vầng hồng soi rạng Nam minh
Con vua thủy quốc Động Đ́nh
Đệ Tam hoàng tử giáng sinh đền rồng.
“Trinh Giang” là đọc lệch của sông Vĩnh, con sông nơi giáng sinh Vĩnh Công Bát Hải và 2 em ở Quỳnh Phụ, Thái B́nh. C̣n “Nam minh” là biển Nam, ở đây cho thấy Động Đ́nh chính là biển Nam minh hay biển Đông.

Sự tích về Quan Đệ Tam – Trưởng Lệnh hay hiệu thờ của thần là Trung Thành Phổ Tế Đại Vương ở vùng Phú Xuyên có vài dị bản khác nhau. Theo các thần tích phổ biến nhất như ở đ́nh Đa Chất th́ Trưởng Lệnh là 1 trong 5 người con của ông Đào Công Bột đă giúp vua Hùng đánh Thục. Họ Đào ở đây thực ra liên quan đến vùng Đào Động ở Thái B́nh. C̣n Bột Hải Công tương đương với Vua cha Bát Hải (Bột là biến âm của Bát).
Sự tích khác ở đ́nh Cổ Chế (xă Phúc Tiến) th́ cho biến Trưởng Lệnh mang họ Phạm. Họ này cũng là họ của Vua cha Bát Hải (Phạm Vĩnh hay Phạm Hải).
Đặc biệt thần tích của đ́nh Cát Bi (xă Thụy Phú) c̣n cho biết Trưởng Lệnh là con của ông Nguyễn Cao Hành và bà Đoan Trang… Sự thể tưởng như khác biệt, vô lư, nhưng xét kỹ th́:
- Ông Nguyễn Cao Hành là ḍng Tản Viên Sơn Thánh v́ theo truyền thuyết về Tản Viên, cha của Sơn Thánh là ông Nguyễn Cao Hành.
- Bà Đoan Trang là Mẫu Thoải (“Quư Nương rất xinh đẹp, đoan trang”), mẹ của Vĩnh Công ở đền Đồng Bằng.
Đây là chuyện Kinh Dương Vương (Kinh Xuyên) lấy con gái Thần Long Động Đ́nh trong Truyện Họ Hồng Bàng. Kinh Dương Vương ở đây là Tản Viên Sơn Thánh, đă “cùng vui với các loài thủy tộc” hay đă kết bạn với Thủy Tinh và xuống Thủy cung nhận cuốn sách ước trong thần tích về Tản Viên ở vùng Sơn Tây. Bát Hải Động Đ́nh, vị vua cha của Thủy phủ, do vậy không ai khác là con của Kinh Dương Vương và Xích Lân Long Nữ, tức là cha Lạc Long Quân, thủy tổ của người Việt. Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển, rơ ràng là vị vua của miền Thủy phủ – Động Đ́nh.
Sự kết hợp các bộ tộc Nam Giao của Tản Viên (Lạc) và phía Đông của Long Nữ Động Đ́nh (Long) đă khởi nguồn Việt tộc bởi cha Lạc – Long Quân. Đây là ư nghĩa của câu chuyện về Bát Hải Động Đ́nh. Với sự giúp đỡ của bên mẹ (các vị quan lớn Thoải phủ) Lạc Long Quân – Bát Hải Động Đ́nh đă đánh đuổi ḍng tộc hướng Tây (=Thục) để lập nên quốc gia Đào – Hoa – Hạ (Hoa Đào trang) trong sử Việt.
Câu đối ở đền An Cố:
雄貉山河成萬古
都臺事業定千秋
Hùng Lạc sơn hà thành vạn cổ
Đô đài sự nghiệp định thiên thu.
Dịch:
Núi sông Lạc Hồng thành vạn cổ
Sự nghiệp đô đài định ngàn thu.
Người đă dựng thành non sông Hùng Lạc ngàn thu th́ c̣n ai ngoài cha Lạc Long Quân?

Nam Hai Dai Vuong

Tượng Nam Hải đại vương ở đền An Cố.

 

Cuối cùng, ở đất Thái B́nh nơi cửa Động c̣n truyền tích về vị Hoàng Bơ Thoải phủ. Hoàng Bơ xuất thế tại làng Kênh Xuyên (Đông Xuyên, Tiền Hải). Không rơ cái tên Kênh Xuyên này có liên quan ǵ tới tên Kinh Xuyên của Kinh Dương Vương trong sự tích Mẫu thoải không. Đền thờ Hoàng Bơ nay được dựng ở Hưng Long (Tiền Hải), là nơi vị thần này đă giúp dân hàn gắn con đê biển, ngăn sóng lớn. Nơi Hoàng Bơ đi ra biển (“hóa”) gọi là An Long, cũng tương tự như những cái tên An Cố của Phạm Vĩnh và Yên Lệnh của Quan đệ Tam thoải phủ…

Viết thêm:

 

Theo “Cổ Lôi Ngọc Phả Truyền Thư”, ” Bách Việt Tộc Phả” th́ cụ bà họ Đỗ, tên huư là Ngoạn, c̣n gọi là công chúa Đoan Trang. Tục truyền Cụ là con gái cụ Long Đỗ Hải Vương. Cụ sinh ngày mồng tám tháng tư và hoá (mất) ngày rằm tháng bảy. Cụ thường được gọi theo họ là Đỗ Quư Thị  (tức Quư bà họ Đỗ). Cụ lấy chồng người họ Nguyễn tên là Nguyễn Minh Khiết tức là Đế Minh. Hai cụ sinh ta Lộc Tục (sau là Kinh Dương Vương). Họ Nguyễn Vân ở làng Vân Nội vẫn cúng giỗ cụ hằng năm với bài văn cúng: “Thỉnh tổ tổng khoa – Cúng gia tiên”. Mộ và miếu thờ cụ ghi trong thư tịch cũ trên đây nay vẫn c̣n ở Ba La, thị xă Hà Đông.

Do có sự bất hoà với chồng (Đế Minh), Cụ đă đem con trai là Lộc Tục (khi c̣n ít tuổi) vào tu động Tiên Phi (thường gọi là Động Tiên) ở huyện Lạc Thuỷ thuộc tỉnh Hoà B́nh ngày nay, cùng với 8 em trai của Cụ giúp cho Lộc Tục Trưởng thành: Cụ theo đạo Bà La môn, đạo hiệu là Hương Vân Cái Bồ Tát. Tám vị em trai đều là người tài giỏi, hết ḷng giúp cháu (con của chị) cho đến khi Lộc Tục được cha là Đại Minh giao quyền thay cha trị v́ đất nước, lấy hiệu là Kinh Dương Vương (được tôn là Ngọc Hoàng Thượng Đế), đặt tên là Xích Quỷ. Tám vị mà Lộc Tục gọi là cậu (em mẹ) sau đều trở thành các vị “Kim Cương”, thường được gọi là Bát Bộ Kim Cương.

Công chúa Đoan Trang họ Đỗ tên là Quư Thị trong tộc phả này chính là Mẫu Thoải, hay Quư Nương sinh Hoàng xà ở Thái B́nh. Cụ là con của Long Đỗ Hải Vương, tức là con gái của Thần Long Động Đ́nh.

Tộc phả trên chép hơi nhầm lẫn ở chuyện tiếp theo. Bà Đoan Trang là mẹ của Lạc Long Quân, ở đây chép là Lộc Tục, sau thay cha cai quản đất nước. “Sự bất ḥa” của bà Đoan Trang với chồng được nhắc tới là chuyện Mẫu Thoải bị Thảo Mai dèm pha và Kinh Xuyên ruồng bỏ. 8 em trai của ḍng Mẫu Thoải đươc chép là Bát bộ kim cương trong đạo Phật là các vị quan lớn đă pḥ giúp Vĩnh Công – Lạc Long Quân đánh Thục, giành ngôi vị vương quyền.

 

Bách Việt Trùng Cửu

 

Chùa Keo

Hằng năm vào ngày mồng bốn tháng giêng âm lịch, nhân dân làng Keo xă Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái B́nh lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng.

Gác chuông chùa Keo

Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng chín âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm ngày Thiền sư Không Lộ (1016-1094), người sáng lập ngôi chùa, qua đời (Ngài qua đời ngày 3 tháng 6 âm lịch). Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đ́nh, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trên con sông Trà Lĩnh ngang trước chùa chảy ra sông Hồng, người đi hội đổ về xem cuộc thi bơi trải, thi kèn trống, thi bơi thuyền và biểu diễn các điệu múa cổ. Trong chùa th́ có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động.

Dù cho cha đánh mẹ treo,
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.

Nếu có dịp về thăm chùa Keo, th́ du khách hăy đến vào hội mùa thu. Từ thành phố Nam Định, qua phà Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10 km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng không một bóng núi non, chùa Keo với gác chuông nhưmột hoa sen vươn lên giữa biển lúa xanh rờn được vun bón bởi phù sa sông Hồng do nước sông Trà Lĩnh bồi đắp.

Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang Tự, được xây dựng từ năm 1630 đến năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng, và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ.

Nhưng lịch sử của ngôi chùa th́ có bề dày đến hơn chín thế kỷ. Theo sách Không Lộ Thiền sư kư ngữ lục, năm 1061, Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang tại làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) bên hữu ngạn sông Hồng. Sau khi Thiền sư Không Lộ qua đời, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là Thần Quang Tự. Theo thời gian, nước sông Hồng xói ṃn dần nền chùa và đến năm 1611, một trận lũ lớn đă cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa. Dân làng Keo phải bỏ quê cha đất tổ ra đi: một nửa dời về đông nam hữu ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo - Hành Thiện (nay thuộc tỉnh Nam Định); một nửa vượt sông đến định cư ở phía đông bắc tả ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo - Thái B́nh này.

Văn bia và địa bạ chùa Keo c̣n ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng đến 58.000 m2. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa c̣n lại 17 công tŕnh gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Từ cột cờ bằng gỗ cḥ thẳng tắp cao 25 m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa chạm rồng chầu (thế kỷ 16). Sau đó là chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Trong cùng là ṭa gác chuông, nhà tổ và khu tăng xá.

Gác chuông chùa Keo là một công tŕnh nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11,04 m gồm 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng ngậm, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Tầng một treo khánh đá 1,20 m và chuông đồng cao 1,30 m, đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông (1686); hai tầng trên treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69 m đúc vào năm 1796.

 Cảnh chùa Keo

Đứng soi ḿnh xuống hồ nước phẳng lặng giữa một không gian thoáng đăng, chùa Keo không chỉ lưu giữ nhiều di vật quư giá mà c̣n chứa đựng những điều huyền bí gắn liền với cuộc đời Thiền sư Không Lộ. Theo sách Trùng san Thần Quang Tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục tập yếu, Thiền sư Không Lộ vốn họ Dương, sinh ra trong một gia đ́nh ngư phủ, xuất gia theo Thiền sư Lôi Hà Trạch.

Tương truyền rằng từ khi đắc đạo, Thiền sư Không Lộ có khả năng bay trên không, đi trên mặt nước và thuần phục được rắn, hổ. Truyền thuyết c̣n kể rằng trước khi viên tịch, Ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, lấy áo đắp lên và khúc gỗ biến thành tượng. Thánh tượng này nay c̣n lưu giữ trong hậu cung quanh năm khóa kín cửa.

Cứ 12 năm một lần, làng Keo lại cử ra một người hội chủ và bốn viên chấp sự để làm lễ trang hoàng tượng Thánh. Những người này phải ăn chay, mặc quần áo mới, họ rước thánh tượng từ cấm cung ra rồi dùng nước dừa pha tinh bưởi để tắm và tô son lại cho tượng Thánh. Công việc này phải làm theo một nghi thức được quy định rất nghiêm ngặt, những người chấp sự phải tuyệt đối giữ kín những ǵ đă thấy trong khi trang hoàng tượng Thánh.

Đến thăm chùa, khách có thể nh́n thấy những đồ thờ quư giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như một bộ tràng hạt bằng ngà, một b́nh vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà người ta kể lại rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở c̣n làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.

VƠ VĂN TƯỜNG VÀ HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

 


Post ngày: 12/08/18 

Nguồn: Internet

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 12/08/18