Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Chùa Dâu đất Luy Lâu

Vùng đất cổ tích Dâu - Luy Lâu cách Hà Nội chỉ hơn 20km về phía đông, mang trong ḷng bao câu truyện cổ.

"Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu th́ về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám th́ về hội Dâu"...

Ai đă một lần đi về Thuận Thành, Bắc Ninh, hăy một lần về thăm chùa Dâu, ngôi chùa cổ kính xưa nhất Việt Nam này.
 

Chùa Dâu

Theo ghi chép trong sách sử, bia đá, là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Chùa Dâu c̣n có tên là chùa Diên Ứng, thờ nữ thần Pháp Vân nên c̣n gọi là chùa Pháp Vân, và nằm trong vùng đất Cổ Châu nên cũng gọi là chùa Cổ Châu. Chùa gắn liền với truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa.

Truyện rằng, thuở xưa nàng Man Nương ở vùng Dâu, v́ thiền sư Khâu Đà La bước qua người mà mang thai, sinh ra đứa con đem trả nhà sư. Thiền sư bỏ đứa trẻ vào gốc cây dung thụ, lại đưa cho Man Nương cây thiền trượng có thể làm phép lấy nước cứu dân bị hạn hán. Ngày cây dung thụ bật gốc trôi về sông Dâu, thái thú Sĩ Nhiếp muốn vớt lên nhưng không sao làm được, chỉ có nàng Man Nương dùng dải yếm buộc vào nhẹ nhàng đem lên bờ.

Từ thân cây thần ḱ ấy, người dân tạc bốn pho tượng Nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, tức là bốn chị em thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp của tín ngưỡng nông nghiệp, và đặt thờ ở bốn ngôi chùa Dâu, Đậu, Tướng, Dàn. Giữa cây dung thụ c̣n một khối đá, gọi là Thạch Quang Phật, được thờ chung ở chùa Dâu. Bà mẹ Man Nương khi mất được thờ trong chùa Tổ cách đó không xa.

Từ câu truyện cổ đó, đă tạo nên một hệ thống chùa Tứ Pháp rất đặc biệt của riêng người Việt: chùa thờ Nữ thần nông nghiệp, thờ người Mẹ Việt, lấy tượng Nữ thần làm trung tâm chứ không phải là tượng Phật. Phật và Nữ thần ḥa quyện, bà mẹ của các Nữ thần cũng được tôn là Phật Mẫu Man Nương.

Tượng cừu bằng đá bị mài ṃn vết ở chùa Dâu



Kiến trúc chùa Dâu c̣n đến ngày nay được dựng dưới thời Trần, do trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi trùng tu. Bao quanh ṭa điện chính chữ công là những dăy nhà ngang, nhà dọc vây kín theo kiểu nội công ngoại quốc. Chính giữa sân chùa trước bái đường, Mạc Đĩnh Chi đă cho dựng ngôi tháp Ḥa Phong cao chín tầng, nay chỉ c̣n ba. Ngôi tháp vuông xây bằng gạch trần, dáng chắc khỏe nổi bật giữa khung cảnh xung quanh. Tháp tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ, bốn góc tháp có bốn tượng Thiên vương trấn giữ, trên tháp treo một khánh đồng cổ.

Dưới chân tháp Ḥa Phong có một bức tượng cổ h́nh một con cừu đá nằm quỳ hai chân trước, được tạc từ gần 2.000 năm trước. Truyện rằng xưa Sĩ Nhiếp có hai con cừu, khi ông chết đi, hai con cừu lang thang khắp ruộng đồng, một con t́m được về lăng Sĩ Nhiếp nằm phủ phục, một con lạc đến chùa Dâu không biết đường về nên ở luôn lại đó nghe kinh. Trên lưng cừu đá có một vết lơm của rất nhiều thế hệ đă mài dao kéo lên đây.

Tháp Ḥa Phong dựng từ thời Trần


Trong chính điện chùa Dâu, pho tượng lớn nhất và đẹp nhất là bà Dâu - nữ thần mây Pháp Vân. Pho tượng màu gụ, được ngồi trên ṭa sen như tượng Phật, nét mặt như một người mẹ hiền từ nh́n xuống, bàn tay phải đưa ra như vỗ về an ủi, tay trái đặt trong ḷng. Bốn phía ṭa sen có các ṿng sắt để có thể di chuyển tượng trong ngày lễ hội. Tượng được phủ lớp áo vàng, ngày hội khi làm lễ tắm tượng mới thay áo.

Phía trước là nơi đặt Thạch Quang Phật, bàn thờ trước nữa là người em hai Pháp Vũ. Nguyên chùa Đậu bị phá thời Pháp, người dân đem tượng Pháp Vũ về thờ chung với chị tại chùa Dâu. Hai bên bà Dâu c̣n hai tượng nữ thần giữ chùa, để khi các Bà về thăm mẹ chùa có người coi sóc.

Tượng Nữ thần Pháp Vân tại chính điện


Trong chùa Dâu c̣n hai pho tượng rất đẹp là tượng Kim đồng và Ngọc nữ, với khuôn mặt sống động, đứng trong tư thế của một điệu múa cổ xưa, đặc biệt tượng Ngọc nữ vấn khăn, rẽ tóc mang đậm tâm hồn người Việt. Ngoài ra trong chùa chính c̣n rất nhiều các pho tượng cổ: tượng tổ sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi, tượng Mạc Đĩnh Chi, các pho Kim Cương, Hộ pháp. Tượng Phật, Bồ tát, Thánh tăng, Đức ông được bày phía sau cũng là những tác phẩm điêu khắc giá trị.

Tượng Ngọc nữ

Tượng Kim đồng


Chính hội chùa Dâu vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, cũng là ngày Phật đản theo truyền thống cổ, nhưng lễ hội được tổ chức kéo dài từ mấy ngày trước đó. Vào ngày hội, kiệu của các Nữ thần Pháp Vũ từ chùa Đậu, tượng Pháp Lôi từ chùa Tướng, tượng Pháp Điện từ chùa Dàn tụ về chùa Dâu, rồi cùng kiệu Pháp Vân đi đến chùa Tổ thăm mẹ Man Nương.

Trong bốn chị em, Pháp Điện trẻ nhất lại ở xa nhất, v́ vậy bao giờ cũng phải đi sớm hơn, nhưng bao giờ cũng đến chùa Dâu trước tiên. C̣n khi đă gặp chị cả Pháp Vân ở chùa Dâu, th́ phải theo thứ tự mà đi về thăm mẹ. V́ vậy xưa kia sân phía trước chùa rất rộng mới đủ chỗ cho các cỗ kiệu và nghi trượng, tam quan ở tận bến sông Dâu. Ngày nay một phần đất chùa cũng đă bị lấn chiếm, và tam quan chùa cũng lùi vào nhiều lắm.

Các vị Kim cương và Hộ pháp chùa Dâu


Dân gian vùng Dâu đă có câu ca dao nhắc về chùa và hội chùa:

Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu th́ về,
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám th́ về hội Dâu
.

Ai đă một lần đi về Thuận Thành, Bắc Ninh, hăy một lần về thăm chùa Dâu, ngôi chùa xưa nhất Việt Nam. Và nếu vẫn chưa thỏa tâm nguyện, hăy t́m đến với chùa Tướng, chùa Dàn cách đó không xa. Và đặc biệt là ngôi chùa Tổ thờ người Mẹ Việt - Man Nương đă được tôn lên là Phật Mẫu. Nếu may mắn, các bạn sẽ được nghe các cụ già trong chùa ngồi kể lại câu truyện Phật Mẫu Man Nương qua bản thơ lục bát cổ xưa “Cổ Châu Phật bản hạnh”:

…Bốn chùa Sĩ Vương dựng làm
Trung trùng điện các tượng vàng tốt thay
Người ta hội họp rồng mây
Đôi bên phố xá xem tày cảnh tiên
Khai quang khánh tán măn viên
Đặt làm lệ hội Tràng Yên thuở này…

(Theo TTO)

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18