Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Dân cư


Dân tộc Lô Lô

Tên dân tộc: Lô Lô (Mùn Di, Di... Có hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen).
Dân số: 3.307 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Phần lớn sống ở Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai.

 

Phong tục tập quán:
Thờ tổ tiên là chính. Hôn nhân nhân một vợ một chồng. Vợ chồng sau khi cưới ở nhà chồng. Mỗi làng tập trung từ 20 đến 25 nóc nhà. Làng ở lưng chừng núi, gần nguồn nước. Có 3 loại nhà: nhà đất, nhà sàn nửa đất và nhà sàn.

Người cùng họ thường sống với nhau thành một làng. Đứng đầu ḍng họ là Thầu chú, phụ trách việc cúng bái và duy tŕ tục lệ của ḍng họ. Mỗi ḍng họ có trống đồng riêng. Tộc trưởng của họ giữ trống bằng cách chôn xuống đất. Khi sử dụng trong các đám tang hoặc nhảy múa mới đào lên.

Ngôn ngữ: 
Ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng.

Văn hoá:
Chữ viết là chữ tượng h́nh nhưng hiện nay không dùng. Có lịch riêng chia một năm thành 11 tháng, mỗi tháng tương ứng với tên một con vật. Văn hoá đa dạng, đặc sắc qua các điệu nhảy múa, ca hát, truyện cổ... Cách bố trí hoa văn trên khăn áo, váy, quần có nét riêng biệt, sặc sỡ. Coi trọng việc giáo dục. Nhiều người học hành thành đạt và làm việc ở địa phương.

Trang phục:
Nữ mặc áo cổ tṛn xẻ ngực, quần chân què, ngoài quần c̣n quấn thêm váy lửng. Phụ nữ Lô Lô đen mặc quần chân què, áo cổ vuông chui đầu.

Kinh tế:
Trồng ngô hoặc lúa nương.
 

Dân tộc Lự

Tên dân tộc: Lự (Lữ, Nhuồn, Duồn).
Dân số: 4.964 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Huyện Phong Thổ và Śn Hồ, tỉnh Lai Châu.

 

Phong tục tập quán:
Theo đạo Phật, sau khi chôn cất người chết một thời gian, tang gia làm lễ đưa linh hồn người chết vào chùa. Ở nhà sàn, hai mái, có cửa ra vào ở hướng tây bắc. Trai gái tự do t́m hiểu rồi xin ư kiến cha mẹ để kết hôn, nhưng phải nhờ thầy số xem tuổi trước, nếu hợp tuổi mới lấy nhau. Con lấy họ theo cha, tên con trai có chữ đệm là Bạ, tên con gái có chữ đệm là Ư. Vợ chồng sống chung thủy, rất ít khi ly dị nhau.

Ngôn ngữ:
Thuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái.

Văn hóa: 
Yêu thích vốn truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, hay hát dân ca "khăp". Nhạc cụ là các loại sáo, nhị.

Trang phục:
Nam mặc quần, nữ mặc váy, áo và có hoa văn trang trí rực rỡ trên nền vải nhuộm chàm.

Kinh tế:
Làm ruộng từ lâu đời, trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn, lạc, bông. Có tập quán ăn cơm nếp là chính, thích ăn ớt, ưa uống nước chè.

 

Dân tộc Mạ

Tên dân tộc: Mạ (Châu Mạ, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngắn).
Dân số: 33.338 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Lâm Đồng.


Phong tục tập quán:

Thờ thần sông, thần núi, thần lửa... Sống thành bon (làng), mỗi bon có từ 5 - 10 nhà sàn dài. Đứng đầu bon là quăng bon (già trưởng làng). Nhà trai chủ động trong hôn nhân nhưng sau lễ cưới phải ở rể. Đủ đồ sính lễ th́ được đón vợ về nhà.

Ngôn ngữ: 
Ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khmer.

Văn hoá:
Nhạc cụ có bộ chiêng đồng, trống, khèn bầu, khèn sừng trâu, đàn lồ ô, sáo trúc 3 lỗ... Văn học dân gian gồm có truyện cổ, truyền thuyết, huyền thoại.

Trang phục:
Nữ mặc váy, quần, nam đóng khố. Có tục cà răng, căng tai, đeo nhiều ṿng trang sức.

Kinh tế:
Làm nương rẫy, trồng lúa, hoa màu; dệt vải truyền thống. Nghề rèn và đánh cá trên sông.

 

Dân tộc Mảng

Tên dân tộc: Mảng (Mảng Ư, Xá Lá Vàng).
Dân số: 2.663 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Lai Châu (Śn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Mường Lay)


Phong tục tập quán:
Thờ vị thần cao nhất là trời. Hôn nhân tự do; lúc đưa dâu có tục đánh nhau giả giữa họ nhà trai và nhà gái để giành cô dâu. Cư trú theo ḍng họ, riêng biệt, ở nhà sàn. Có trưởng bản cai quản cùng hội đồng già làng.

Ngôn ngữ: 
Ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khmer.

Văn hoá:

Đặc trưng văn hoá lâu đời: tục xăm cằm, lễ thành đinh và các làn điệu dân ca.

Trang phục:

Nữ mặc váy dài, áo ngắn xẻ ngực, choàng tấm vải trắng có trang trí hoa văn. Nam mặc quần, áo xẻ ngực.

Kinh tế:

Làm nương rẫy, công cụ sản xuất thô sơ. Một số nơi làm ruộng bậc thang. Nghề thủ công đan lát.

 

Dân tộc Mông (H'Mông)

Tên dân tộc: Mông (Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Đỏ, Mông Đen, Mông Mán)
Dân số: 787.604 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An.

 

Phong tục tập quán:

Mỗi ḍng họ sống thành cụm do trưởng họ đảm nhiệm. Tự do hôn nhân, nhưng không lấy người cùng ḍng họ. Vợ chồng rất ít bỏ nhau.

Ngôn ngữ: 
Ngôn ngữ thuộc nhóm Mông - Dao.

Văn hoá:
Người Mông ở nhà trệt, cấu trúc theo lối xứ lạnh, có ḷ sưởi, có thịt sấy ăn quanh năm, có món "mèn mén", món "thắng cố" độc đáo. Nhạc cụ là nhiều loại khèn và đàn môi. Tết tổ chức vào tháng 12 dương lịch. Trong 3 ngày Tết không ăn rau xanh. Nam nữ thanh niên vui xuân, thổi khèn gọi bạn.

Trang phục:
Quần áo may bằng vải lanh tự dệt. Nữ mặc váy xoè rộng, áo xẻ ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân.

Kinh tế:
Làm nương rẫy du canh và trồng lúa nước ở ruộng bậc thang. Trồng lanh để lấy sợi dệt vải và cây dược liệu.
 

Dân tộc M'Nông

Tên dân tộc: M'Nông (Bru Đang, Preh, Ger, Nong, Prêng, Rlăm, Kuyênh, Chil Bu No, nhóm M'Nông Bru Dâng).
Dân số: 92.451 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Đắk Lắk, Lâm Đồng và B́nh Phước

 

Phong tục tập quán:
Thờ nhiều thần linh, đề cao thần lúa. Sống thành làng, mỗi làng có vài chục nóc nhà. Đứng đầu là trưởng làng. Ở nhà sàn, nhà trệt. Duy tŕ chế độ mẫu hệ, con mang họ mẹ, người vợ là chủ gia đ́nh. Thích nhiều con gái, sinh sau 1 năm mới đặt tên.
Tang lễ có tập quán ca hát, gơ chiêng, trống bên áo quan. Khi hạ huyệt dùng cây, que, lá cây trải kín miệng hố rồi lấp đất. Qua 7 ngày hoặc 1 tháng th́ làm lễ đoạn tang. Mọi người đều thích rượu cần và thuốc lá cuốn.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khmer.

Trang phục:
Nữ mặc váy quấn dài, Nam đóng khố, cởi trần. Khố váy áo màu chàm có trang trí hoa văn.

Kinh tế:
Làm rẫy, làm ruộng nước. Nghề săn và thuần dưỡng voi rất nổi tiếng (Buôn Đôn). Nghề thủ công: dệt vải và đan lát

 

Dân tộc Mường

Tên dân tộc: Mường (Mol, Mual, Moi, Moi Bi, Au Tá, Ao Tá)
Dân số: 1.137.515 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Cư trú ở nhiều tỉnh phía bắc, tập trung đông ở Hoà B́nh và miền núi Thanh Hoá. Sống định canh định cư nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. 
  

 

Phong tục tập quán:
Thờ cúng tổ tiên và tin vào đa thần giáo. Xưa tổ chức xă hội của người Mường là chế độ lang đạo chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi mường có các Lang Cun, dưới Lang Cun có các Lang Xóm hoặc Đạo Xóm. 

Hôn lễ của người Mường gần giống người Kinh. Khi trong nhà có người sinh nở th́ rào cầu thang chính bằng phên nứa. Khi trẻ lớn khoảng một tuổi mới đặt tên. 

Khi có người chết, tang lễ được tổ chức theo nghi thức nghiêm ngặt.


Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường.

Văn hoá:
Kho tàng văn nghệ dân gian khá phong phú: thơ, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Có nhiều bài hát: ru em, đồng giao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Nhạc cụ có cồng, nhị, sáo trống, khèn lù. Có nhiều ngày hội trong năm: hội xuống đồng (khuông mùa), hội cầu mưa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới...

Trang phục:
Nam mặc quần áo màu chàm. Nữ mặc áo, váy, áo ngắn thân xẻ ngực (có nơi xẻ vai), ít cài cúc và mặc yếm. Váy khá dài, cao đến nách, cạp váy dệt bằng tơ nhuộm màu, có hoa văn trang trí rất đẹp. Đầu đội khăn màu trắng h́nh chữ nhật.

Kinh tế:
Làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Kinh tế phụ là khai thác lâm thổ sản. Nghề thủ công có dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ nghệ khá tinh xảo


 

Dân tộc Ngái

Tên dân tộc: Ngái (Ngái Hắc Cá, Lầu Mần, Hẹ, Sín, Đàn, Lê).
Dân số: 4.841 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. 
  

 

Phong tục tập quán:

Ở nhà ba gian hai chái. Thờ cúng tổ tiên và các loại "thần", "ma". Thôn xóm nào cũng có đền, chùa. Cha mẹ dựng vợ gả chồng cho con cái và tổ chức hai lần cưới. Người chồng quyết định mọi việc lớn trong gia đ́nh. Con gái không được hưởng gia tài. 

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Hán.

Văn hoá:
Có lối hát giao duyên nam nữ (Sường Cô) rất phong phú. Các tṛ chơi: múa sư tử, múa gậy, chơi rồng rắn.

Trang phục:
Mặc giống người Hoa.

Kinh tế:
Làm ruộng trồng lúa, đánh cá, đào kênh, mương, đắp đập tạo hồ nước, dệt chiếu, làm mành trúc, rèn, mộc, nung vôi, làm gạch ngói. 

 

Dân tộc Nùng

Tên dân tộc: Nùng (Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Ḷi, Phần Śnh, Nùng Cháo, Nùng Inh, Quư Rịn, Nùng Dín, Khen Lài).
Dân số: 856.412 người (năm 1999).

Địa bàn cư trú: 
Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Tuyên Quang.   


Phong tục tập quán:Phong tục tập quán:

Thờ tổ tiên, thờ thánh, thần, Khổng tử và Quan âm Bồ tát. Sống thành từng bản trên các sườn đồi, trước bản là ruộng nước, sau là nương và các vườn cây ăn quả.

Ngôn ngữ:
Thuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái. Tiếng Nùng có văn tự Nôm Nùng xuất hiện từ thế kỷ 17.

Văn hoá:
Có nhiều điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli giao duyên hoà quyện vào âm thanh của núi rừng. Điệu dân ca then làm rạo rực tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê hương. Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người là hội "lùng tùng" (xuống đồng) được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm.

Trang phục:
Mặc quần áo chàm.

Kinh tế:
Cây trồng chính lúa và ngô. Ngoài ra c̣n trồng nhiều loại cây công nghiệp như cây hồi, cây ăn quả như quưt, hồng.

Dân tộc Ơ Đu

Tên dân tộc: Ơ Đu (Tày Hạt).
Dân số: 301 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Nghệ An. 
   

 

Phong tục tập quán:
Sống trong gia đ́nh nhỏ, hôn nhân có tục ở rể sau một thời gian mới đưa vợ về. Có lịch tính năm riêng. Quan niệm có hồn và ma. Ma chi phối hoạt động của người sống.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khmer, nhưng đang bị mất hiện sử dụng tiếng Thái và Khơ Mú.

Văn hoá:
Không c̣n bản sắc văn hóa riêng, chịu ảnh hưởng văn hóa Thái và Khơ Mú.

Kinh tế:
Làm nương rẫy, chăn nuôi, hái lượm, săn bắn. Nghề thủ công là dệt vải. 
 

Nguồn: vietnamtourismgov

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18