Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Tha La một địa danh lịch sử

An-Tiêm Mai Lư Cang  (Paris)
(Paris Xuân Nhâm-Th́n 2012  

Trên đường từ thành phố Hồ-Chí-Minh đi tới cửa khẩu Mộc-Bài theo quốc lộ 22A, qua khỏi khu công nghiệp hiện đại Trảng-Bàng là đến trung tâm thương mại chợ búa huyện lị. Từ chợ thị trấn Trảng-Bàng đi đến trụ sở công quyền của xă An-Ḥa chừng một cây số, và cách đó thêm độ vài trăm thước nữa là gặp ngay nhà thờ họ đạo Tha-La nằm ở bên trái ven đường. Xóm đồng ruộng Tha-La tọa lạc trên ấp An-Hội cạnh khu công nghiệp An-Ḥa và ḍng sông Vàm-Cỏ-Đông nên thơ, nước biếc.

Sông Vàm Cỏ Đông 


Sông Vàm Cỏ Đông 

Nói cách khác, th́ Tha-La nằm miền ven biên ở hướng Tây của thị trấn Trảng-Bàng hướng về khu Ba-Thu cạnh vùng biên thùy Mỏ-Vẹt, giáp giới tỉnh Xvay-Riêng của Cam-Pu-Chia. Cách đây hơn quá nửa chừng thế kỷ th́ xóm vắng nầy cũng như ngay ở khu đất hoang vu B́nh-Thạnh, cũng thuộc vùng địa lư Trảng-Bàng, dù là c̣n có chứng tích của một nền văn minh cổ là ngôi tháp Chàm đă rêu phong. Vậy mà đối với phần đông nhiều người ở miền Nam, th́ đều được họ kể coi như là những địa phương hoàn toàn xa lạ chưa từng nghe biết. Ngay cả đối với những thành phần dân cư bản địa láng giềng cũng vậy. Lúc bấy giờ, ngay tại trung tâm thành phố Trảng-Bàng đă có nhiều người chỉ có từng được nghe nhắc tới cái tên của xóm Tha-La mà thôi, chứ họ chưa bao giờ có dịp để lê bước chân đến tận ở nơi nầy dù rằng từ đây đến đó cách xa nhau chỉ có bằng một đoạn đường ngắn. Lư do, v́ lúc ấy nơi đây cảnh quang vắng vẻ đất rộng người thưa, chỉ có độ chừng vài chục nóc gia sinh sống yên lành hằng ngày với bàn tay cuốc bẫm cày bừa bên cạnh một ngôi giáo đường nho nhỏ. Ngược ḍng thời gian, nếu khi xưa không có cuộc trường kỳ kháng chiến của toàn dân nổi lên chống lại bọn thực dân đô hộ, th́ h́nh ảnh nên thơ của cục đất Tha-La chẳng khác nào như là những nét đan thanh của gấm vóc ruộng đồng ở các vùng lân cận thuộc huyện Trảng-Bàng. Toạ điểm nầy, từ năm 1868 khi xưa vốn là một trụ sở Ty Hành-Chánh được lập thành thuở dưới thời thuộc địa.

Đường vào bến nước Tha-La cách nay hằng thập niên về trước là một con đường đá đỏ quạch nằm ngay khoảng giữa hai ngôi chùa Phước-Lưu và Phước-Lâm, cạnh sân đá banh và đồng mả hoang vu kéo dài theo lộ tŕnh đi tới bờ sông Vàm-Cỏ-Đông. Dạo ấy, hai bên đựng người ta chỉ thấy có đồng ruộng ao bèo, trúc tre cao vút và lác đác từng những căn nhà mái tranh vách đất nghèo nàn. Tuy nhiên, không v́ thế mà khách nhàn du không thể nào không khỏi cảm khái khi thấy ḷng ḿnh bị ḥa ḿnh vào trong cảnh vật thiên nhiên giữa bức họa đồng quê êm đềm đầy ấn tượng. Ngoài ra, người ta cũng c̣n có thể xuống thuyền mượn ḍng kinh Gia-Lộc xuôi về cầu Quan để vào thăm đất Tha-La, để thưởng thức mùi vị của vùng có cây xanh trái ngọt và có dịp giao lưu thân thiết với dân cư sở tại vốn chơn chất, từ lâu có truyền thống hiếu khách, hiền ḥa.  

Suốt trong thời kỳ đất nước c̣n chiến tranh, th́ h́nh ảnh của cục đất Tha-La cũng đă được đi vào huyền thoại do một nguyên nhân vô t́nh tạo ra, và từ đó nó được xem như là một địa danh đặc biệt. Sự kiện nầy, giờ đây đă làm cho nhiều người từ ở khác miền thường hay lưu ư, và họ cố t́m hiểu về thổ ngơi, địa lư cũng như về lịch sử của vùng đất nầy. Và dẫu rằng, trước đây đă có những sách báo nói đến rất nhiều về sự h́nh thành trở nên địa danh đầy gợi cảm của xóm vắng Tha-La. Nhưng trên thực tế, th́ h́nh ảnh của xóm vắng nầy cần phải được bổ sung thêm nhiều tài liệu loại trừ tính cách chủ quan, để xác thực làm cơ sở vốn có yếu tố khả năng thuyết phục. Do vậy, cho nên trước hết người ta cần phải nên khách quan để đưa ra những nhận định rằng chính rằng thổ âm là một giọng nói riêng quen thuộc của từng địa phương. Do đó, mà hễ khi người ta nghe thổ âm của hai địa phương ở cách xa nhau về địa lư, mà nếu họ có những tiếng nói nào giống in nhau, th́ tức là họ đă có một sự liên hệ tương quan ràng buộc với nhau ít nhiều về chủng tộc. Sở dĩ, tôi phải gợi lại vấn đề nầy thêm một lần nữa là v́ muốn để được nói rơ ràng, là vùng đất Tây-Ninh khi xưa có rất đông người Khmer cư ngụ, và có nhiều nơi cũng được họ gọi là Schla * mà người Việt ḿnh nói trại ra là Thala. Do vậy, cho nên người ta có thể nói rằng là nguồn gốc của từ Tha-La ở Trảng-Bàng mà từ lâu đă được phổ biến trong dân gian, là được nói trại ra dựa theo âm điệu của từ Schla (ngôn ngữ Khmer). Hơn thế nữa, ngoài những cái tên Tha-La ở Tây-Ninh th́ ở những vùng miền Tây-Nam phần c̣n có người Khmer cư ngụ bây giờ cũng có nhiều nơi hẻo lánh được gọi tên là Tha-La. Tuy nhiên, ngay cả ở cạnh Tây-Ninh là B́nh-Dương cũng có ấp tên gọi Tha-La là nơi có thắng cảnh đập Ḷng-Hồ, và một ḥn núi nhỏ cũng có tên Tha-La nằm trong quần thể của núi Lấp-Ṿ mà người dân địa phương lâu đời từng quen gọi tên là núi Cậu.  

Sau ngày thống nhất nước nhà, thỉnh thoảng tôi được về thăm lại mồ mả tổ tiên, bà con ruột rà, làng mạc quê cũ, th́ lần nào tôi cũng có dịp nh́n thấy h́nh hài yêu mến Tha-La bây giờ không c̣n nguyên vẹn giống thuở nào. Ngày xưa, khoảng từ một thế hệ đời người th́ mảnh đất bé nhỏ nầy vốn đă là vùng nông nghiệp có ruộng lúa xinh tươi, trái cây xanh mượt cam, quít, chuối, chanh. Và cũng không thiếu chi những nông sản phụ như nào là đậu phộng, mía, khoai ḿ, dưa cà, rau quả v.v cùng nhiều loài cỏ lạ, hoa cau, hoa bưởi hương thơm phảng phất, tỏa ra nhè nhẹ trong bầu không khí trong lành. Ngày nay, thế hệ trẻ sau nầy lớn lên đều có khuynh hướng ly nông, ly hương cho nên phần đông đă về thành phố sinh sống hoặc đi làm công nhân viên cho các khu công nghiệp trong thị trấn Trảng-Bàng. C̣n thực tế bây giờ, th́ nó đă bị từ từ lột xác, hoàn toàn đổi thịt thay da không c̣n thơ mộng được như xưa. Phố sá, quán hàng xinh xắn thay nhau mọc lên san sát kéo dài tới cạnh bờ sông Vàm-Cỏ-Đông. Ngoài những đồng ruộng, khoảnh vườn trồng trọt hoa màu c̣n sót lại, th́ nhà cửa thi nhau xây cất, tiệm tùng nhậu nhẹt cũng được tân trang chào đón khách hàng, đặc biệt là món ăn heo mọi quay nướng hiện nay rất có sức hấp dẫn thực khách. Và những tṛ chơi hội chợ thỉnh thoảng được tổ chức vui nhộn, do nhóm người đồng tính luyến ái kéo nhau tụ tập về đây sinh sống. Nh́n trong tầm mắt ra tới bờ sông từ dưới chân cầu Quan bây giờ là một băi đậu xe tải chuyển hàng, xe xúc đất làm đường hoạt động không ngừng bên cạnh khu công nghiệp An-Ḥa mở rộng có công nhân làm việc ra vào tấp nập. Nói cách khác, h́nh ảnh sinh hoạt của Tha-La trên con đường hiện đại hóa bây giờ, đă làm cho nhiều du khách phải tỏ ra thất vọng với giấc mộng ngày nào mong sẽ có dịp đến thăm miền đất có "lá rừng cao vàng rụng lá rừng bay". Và viếng ở ngôi nhà thờ, có những con chiên ngoan đạo nguyện cầu ơn thánh Chúa dưới bầu trời có "gió đùn quanh mây trắng".  

Thời tiền chiến 1945, th́ đất Tha-La vốn là một trục lộ nhỏ, là vùng địa lư đi vào ngơ cụt do bị ḍng Vàm-Cỏ Đông án ngữ. Do vậy, người dân Tha-La may mắn có được rất nhiều yếu tố về địa lợi để ḥa ḿnh vào với thiên nhiên và sống một cuộc đời hạnh phúc, an b́nh. Hơn thế nữa, lúc bấy giờ th́ nơi thôn trang vắng vẻ nầy duy nhất chỉ có một cái nhà thờ nhỏ, và chừng vài chục nóc gia có những tín đồ ngoan đạo hằng ngày thường xuyên đến nguyện cầu thọ ân phép lành của Đức Chúa. Họ đạo và nhà thờ Tha-La từ lâu đă có một bề dày lịch sử từ thuở thời ông Coximo Nguyễn-văn-Trí (nguyên là một chức vị cao trong họ đạo) cùng với vài gia đ́nh con chiên ở từ Huế trốn vào Nam để lẩn tránh cuộc truy sát gắt gao của triều đ́nh nhà Nguyễn dưới trước cả thời vua Tự-Đức ban hành sắc dụ 1859 lúc bấy giờ. Sau khi đến đất Tha La, t́m được nơi nương náu an toàn th́ ông liền tổ chức khẩn hoang lập xóm, làm ruộng, trồng cây trái, hoa màu. Đồng thời, ông cũng lén lút truyền bá trong công tác hoằng pháp với những gia đ́nh người lương ở láng giềng. V́ là người đầu tiên dấn thân có công gieo trồng hạt giống thiên thần Bác-Ái ở nơi nầy, cho nên về sau ông cùng với một số giáo dân đă phải chịu hi sinh tử v́ đạo pháp vào năm 1869 trong ngục thất. Trước lúc bấy giờ, v́ t́nh h́nh trong hoàn cảnh không gian phức tạp do thỉnh thoảng đă có xảy ra những cuộc xung đột lương giáo. Và cũng để cố che mắt triều đ́nh qua sắc chỉ cấm đạo, cho nên h́nh thức của nhà thờ dạo ấy thường được ngụy trang dựng lên trong những căn nhà tranh vách đất có gia đ́nh người ở quanh xóm nhỏ dưới chân cầu B́nh-Thủy vùng Trường-Đà hoặc ở Vàm Trảng. Và do vậy mà từ trước năm 1840 th́ các tín hữu nào muốn nhận được các phép bí tích, th́ thường phải đi về tới Chợ-Quán (Sàig̣n) hay lên tận Lái-Thiêu (Thủ-Dầu-Một). Về sau, do trục lộ giao thông có phần nào được dễ dàng quen thuộc, cho nên thỉnh thoảng mới có các Cha họ đạo khác đến làm phúc cho các giáo dân. Giờ đây, trải qua bao thế hệ th́ con số tín đồ Thiên-Chúa ngày một tăng thêm và h́nh thể kiến trúc nhà thờ cũng đă được xây cất lại hoàn toàn thay đổi có khác với h́nh ảnh ngày xưa cảnh cũ. Và bây giờ, theo tổ chức của công giáo th́ họ đạo Tha-La trực thuộc địa phận Phú-Cường, huyện Thủ-Dầu-Một, tỉnh lị B́nh-Dương.  

Tiền đề trên đây nếu chỉ có vậy thôi, th́ Schla Trảng-Bàng nào có khác chi với những vùng Schla vắng vẻ quạnh hiu khác ở rải rác miền Tây Nam phần. Vậy nguyên nhân chính nào đă làm cho Tha-La Trảng-Bàng trở thành một địa danh bất hủ. Và dĩ nhiên, th́ trước hết phần đông điều mà ai cũng biết đó là do chính nhờ có bài thơ " Tha-La Xóm Đạo" (1) nổi tiếng của thi sĩ Vũ-Anh-Khanh c̣n để lại sau khi tác giả qua đời. Cũng giống như trường hợp bài thơ tuyệt tác 'Màu Tím Hoa Sim" của thi sĩ Nguyễn-Hữu-Loan đă được phổ thành nhạc để đời. Nhưng bài thơ " Tha-La Xóm Đạo" của Vũ-Anh-Khanh th́ thêm vào đó, nó c̣n có tác dụng hàm chứa ảnh hưởng trải ra bề rộng lớn hơn nhờ vào những yếu tố của nguyên nhân tế nhị khác. Ngoại lệ hi hữu đó, nay cũng lại là một dịp để làm cho người ta thường hay nhắc tới một tác phẩm văn chương rất ngắn khác sau nầy của tác giả Thích-Nhất-Hạnh là "Bông Hồng Cài Áo". Chỉ với nội dung cốt truyện chừng vài trang giấy, chuyên chở ư niệm tuyệt vời về t́nh yêu Mẹ, mà bây giờ nó đă có tác dụng được truyền bá sâu rộng vào trong ảnh hưởng phong tục của dân gian.  

Trở lại thân thế của Vũ-Anh-Khanh và tư liệu về bài thơ nổi danh đặc biệt đó, th́ hiện nay mọi sự việc đánh giá sưu khảo vẫn c̣n được coi như là đang ở trong t́nh trạng bỏ ngơ, để mong đón chờ mọi sự đóng góp ư kiến toàn bích bổ sung. Tuy nhiên, như mọi người đều biết về địa lư th́ Tha-La cũng như các cục đất quanh vùng Trảng-Bàng đều giống in nhau, có nghĩa là nơi đây không có núi non, thành quách cổ xưa ǵ để có thể được gọi là danh lam thắng cảnh. Ngoại trừ dấu tích của một ngôi tháp cổ mà dân làng quen gọi là tháp Chàm nho nhỏ, nhưng được các nhà khảo cổ nghiên cứu cho là di sản của nền văn hóa, văn minh Óc-Eo hoang phế hàng thế kỷ đă rêu phong ở B́nh-Thạnh.  

Tháp cổ B́nh-Thạnh 


Tháp cổ B́nh-Thạnh 

Ngay cả trong suốt thời kỳ chiến tranh trước năm 1954, dù Tha-La không bao giờ quay lưng với cộng đồng dân tộc nhưng trên thực tế lúc bấy giờ, th́ cục đất Tha-La cũng chưa hề có dấu vết của chiến tranh tàn phá nặng nề đến nỗi như "bao năm qua khói loạn phủ mịt mù" mà ở đây cũng lúc bấy giờ, Tha-La lại có niềm tự hào t́nh tự khác hơn là đă có những "người nước Việt ra đi v́ nước Việt". Và đó mới là h́nh ảnh nét đẹp lưu truyền của các chàng trai Tha-La anh tuấn năm xưa đă xếp việc bút nghiên, để hăng hái lên đường theo tiếng gọi của hồn thiêng tổ quốc.

Trong bài thơ đầy cảm hứng tuyệt vời của họ Vũ đă có sức gợi cảm nhiệt t́nh cho người thưởng thức, và làm cho họ phải bị chi phối rất nhiều về mặt tinh thần. Với ư thơ ngọt ngào, lời thơ b́nh dị, nồng nàn, nhịp thơ nhẹ nhàng, gần gũi, hồn thơ man mác có tác động mănh liệt làm lay chuyển vào được tâm hồn nhạy cảm của con người. Và người ta c̣n có dịp, để t́m thấy tận đáy ḷng của ông đă chứa chan một niềm tâm sự gói ghém nhiệt thành trong t́nh yêu thánh Chúa. Và nghĩa vụ, với bổn phận của những người con yêu đất nước trong thời kỳ kháng chiến chống giặc xâm lăng tàn phá quê hương. Do vậy, có thể rất nhiều người từ lâu chưa từng được đặt chân đến đất nước Tha-La, th́ có thể dễ dàng bị t́nh cảm con tim xung động qua màu sắc thiên nhiên ḥa quyện trữ t́nh ở chỗ nào là " đây rừng xanh rừng xanh", nào là "đây mênh mông xóm đạo với rừng già". Cho nên, có thể họ lại c̣n càng tưởng tượng ra thêm về bối cảnh của không gian địa lư nầy, lúc bấy giờ, thực tế vốn đă là một mảnh đất ruộng đồng xanh tươi, cây trái sum suê đă phải bị vô t́nh trở thành một nơi hoang vắng có cây cối âm u, rậm rạp.  

Hơn thế nữa, cùng với ảnh hưởng lưu truyền của những bài ca, tiếng hát được phổ nhạc ra từ bài thơ "Tha La Xóm Đạo", cho nên cục đất nầy nghiễm nhiên đă được rất nhiều người nghe biết. Và họ lại vội vă kết luận khẳng định cho rằng, là chỉ có Vũ-Anh-Khanh là người duy nhất đă biến cục đất nầy trở thành một địa danh lịch sử. Sự kiện nầy cần phải được đánh giá nghiêm túc lại, để nghiên cứu, đào sâu làm sáng tỏ nhiều hơn nữa. Vả lại, nếu xưa nay công tŕnh nghiên cứu lịch sử của vấn đề được coi như là một bức tranh công phu cần phải được tô bồi bằng những nét vẽ đứt quảng. Và nếu quả vậy, th́ người ta lại càng không thể loại trừ ảnh hưởng sâu đậm trong mấy vần thơ sau đây trong bài " Tha-La Xóm Đạo" đă có tác dụng gợi ư mạnh mẽ về quan niệm nhân sinh vào trong cuốn tiểu thuyết "Đời Tươi Thắm" của nhà văn Thẩm-Thệ-Hà xuất bản vào năm 1956.  

" Ờ ơ hơ...có một đám chiên lành
Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy
Quỳ cạnh Chúa đám chiên lành run rẩy
Lạy đức thánh Cha
Lạy đức thánh Mẹ
Lạy đức thánh Thần
Chúng con xin về cơi tục để làm dân
Rồi...cởi trả áo tu
Rồi...xếp kinh cầu nguyện
Rồi...nhẹ bước trở về trần"

Tác phẩm nầy, được tác giả dàn dựng lên trong khung cảnh ở ngay cạnh tại giáo đường Tha-La nên thơ vắng vẻ. Và cũng nhằm có mục đích, là để đối chọi lại với quan niệm về nhân sinh ở phần kết cuộc với cuốn tiểu thuyết lừng danh của nhà văn Khái-Hưng trong Tự-Lực Văn-Đoàn. Nếu nói thêm về t́nh tiết, th́ dạo ấy cuốn sách nầy bán rất chạy, v́ đây là lần đầu tiên đă có một nhà văn miền Nam nhập cuộc gián tiếp chỉ trích, phê b́nh cuốn tiểu thuyết "Hồn Bướm Mơ Tiên" lúc bấy giờ vốn là một loại cảo thơm đang được các giáo sư sử dụng khai thác, để giảng dạy trong chương tŕnh giáo dục học đường. Tuy nhiên, người ta cũng đừng quên rằng, dạo ấy, chính cây bút sắc bén, có tầm cỡ của miền Nam là Thẩm-Thệ-Hà lúc bấy giờ cũng từng đă có những tác phẩm văn chương vị nhân sinh cá biệt chuyên chở rất nhiều trọng lượng về văn học, mà người ta được biết qua các sách vở và báo chí hằng ngày. V́ thế, mà ảnh hưởng của câu chuyện mối t́nh rực nắng trong độ tuổi đôi mươi bên Tha-La xóm đạo được lồng vào trong cuốn tiểu thuyết " Đời Tươi Thắm" của ông rất có nhiều tiếng vang, do được nhiều nguời ham mộ. Và làm cho hàng độc giả bốn phương phải biết tới nhà thờ và họ đạo Tha-La trên mảnh đất yên lành, nên thơ, hoang vắng. Chúng ta chỉ thử lướt qua một đoạn văn ngắn súc tích, tả về cảnh các giáo dân quanh vùng tưng bừng nô nức, vui vẻ rủ nhau đi xem lễ ở giáo đường Tha-La trong ngày trọng đại đón mừng giáng sinh Đức Chúa ra đời:  

(Trên con đường đỏ quạch, từng đám dân lành lũ lượt kéo nhau đi. Ánh nắng mai lỗ đỗ rụng trên đầu. Tiếng chim ca ngợi b́nh minh và tiếng gíó reo vui trên cành lá. Những câu chuyện thân mật vang lên ḥa nhịp như một khúc thanh b́nh)...  

Cuốn sách nổi tiếng "Đời Tươi Thắm" của Thẩm-Thệ-Hà ra đời và được phổ biến rộng rải, sau thời điểm của hiệp định đ́nh chiến Genève vừa đă phân chia đất nước Việt-Nam. C̣n tác giả của cuốn sách "Nửa Bồ Xương Khô" là Vũ-Anh-Khanh, th́ đă tập kết ra Bắc vào mùa Thu năm 1954. Do vậy, dạo ấy tại miền Nam các tác phẩm của ông đều được hạn chế lưu hành. Và điều nầy, đă làm cho những từng lớp thành phần thế hệ nào đó chưa thể có dịp, để được đọc qua bài thơ "Tha-La Xóm Đạo", vốn được coi như là khúc nhạc dạo đầu của cuốn tiểu thuyết lừng danh một thuở của nhà văn nặng kư Vũ-Anh-Khanh. Do vậy, dù không cần đem ra để đánh giá, đo lường về ảnh hưởng của hai cuốn tiểu thuyết đă nặn ra một h́nh ảnh diệu hiền của xóm đạo Tha-La. Nhưng người ta cũng không thể nào dám lên tiếng phủ nhận, về nguyên nhân đă đưa đến sự kết thành được một mẫu số chung về t́nh cảm yêu thương, trữ t́nh bên Tha-La xóm đạo.  

Hơn thế nữa, ngược ḍng thời gian kể từ thời kỳ từ năm 1947 trở về sau th́ t́nh bạn giữa Thẩm-Thệ-Hà và Vũ-Anh-Khanh càng trở nên thân thiết hơn, do cùng khuynh hướng với nhau trong chủ trương sáng tác văn nghệ và cùng làm báo. Vẫn ngược ḍng thời gian trước đó nhiều tháng c̣n trong năm 1949, trước lúc xảy ra đám tang của Trần-Văn-Ơn (9-1-1950) khi mà chính quyền thuộc địa dạo ấy đă lập tức đóng cửa các pḥng trọ dành cho học sinh nội trú tại các trường trung học lớn ở Sài-G̣n như Pétrus-Kư, Gia-Long, v́ sợ các cuộc tập họp được dễ dàng để gây sách động tham gia các cuộc biểu t́nh đ̣i yêu sách. Và cũng trước khi nổ ra sự cố đấu tranh quyết liệt của sinh viên, học sinh trong bối cảnh lịch sử ngột ngạt lúc bấy giờ. T́nh trạng đó, đă làm cho nhiều nhà báo yêu nước từng dấn thân dùng ng̣i bút đấu tranh cho lư tưởng tự do, giành độc lập cho quê hương không khỏi phải thêm suy tư, trăn trở. Chính ngay vào trong thời điểm không gian ấy, mà lần đầu tiên Vũ-Anh-Khanh mới có dịp về quê hương của Thẩm-Thệ-Hà. Và lưu lại ở đây khá lâu, để cùng ăn Tết luôn trong năm đó tại Trảng-Bàng.  

Trong thời gian lưu trú tại đây, ngày nào Thẩm-Thệ-Hà cũng chèo ghe đưa Vũ-Anh-Khanh ngao du theo sông rạch để thư dăn bơi lội câu cá, hái sim, khi th́ đèo ông trên chiếc xe đạp chạy ra các làng thôn cách xa ngoài thành phố để dạo chơi ngắm cảnh. Thuở ấy, Trảng-Bàng c̣n quê mùa, không được mở mang và dân cư thưa thớt. Có hai địa điểm được hai ông đến chơi thích thú và thường trở đi, trở lại để t́m nguồn cảm hứng tâm hồn. Đó là xóm vắng Tha-La và Sông Đua. Và như tôi đă có dịp tŕnh bày ở phần trên, là thân thế của tác giả cũng như tư liệu về bài thơ " Tha-La Xóm Đạo" hiện nay c̣n đang bỏ ngơ v́ lư do có thể cần phải được hiệu đính lại điều sai sót bởi tác giả của nó đă qua đời? Và điều nầy, cũng không sao có thể tránh khỏi được với trường hợp đặc biệt về bài thơ "Trường Thành Sông Đua" của Thẩm-Thệ-Hà.  

Tóm lại, dầu sao th́ ngày xưa khi Tha-La c̣n cái hồn làng mạc chơn chất, th́ t́nh người nơi đây vẫn đẹp, duyên quê duyên dáng, hài ḥa cuộc sống người người, thật là lư tưởng cho những ai muốn t́m về hạnh phúc ở tâm hồn, nhất là bên cạnh ngôi giáo đường bé nhỏ xinh xinh, tôn nghiêm phụng thờ ơn thánh Chúa. Cho nên vào lúc bấy giờ, Tha-La thủy chung đương nhiên cũng vẫn lại là một địa danh đích thực, mà không cần đến một phương cách ca tụng hóa trang được tô son điểm phấn của bất cứ những loại h́nh thể văn chương bóng bẩy nào.

Tuy nhiên, thế rồi bẳng đi sau một thời gian nhiều năm dài ngủ yên, th́ cục đất Tha-La lại trở ḿnh thức gấc. Đó thờ́ kỳ mà Tha-La đă bỗng dưng trở thành mảnh đất dụng vơ của đảng phái, đă chọn lựa vùng đất nơi nầy để làm thí điểm địa bàn nhằm đẩy mạnh phong trào, phát triển cơ sở. Dạo ấy, địa danh Tha-La lại càng được thêm nhiều người biết đến v́ màu sắc động đậy về chính trị hơn là xóm đạo, dù là sự kiện nầy chỉ xảy ra trong một giai đoạn ngắn ngủi mà thôi. Tuy nhiên, nguời ta phải thực tế khách quan nói rằng lấy cái mốc thời gian của định mệnh lịch sử được kể từ vào đầu Xuân 1974, và mùa Xuân 1988. Với những đề tài thời sự nhạy cảm được cập nhật hóa trên b́nh diện quốc tế, về vấn đề tranh chấp chủ quyền lănh hải ở biển Đông giữa các quốc gia liên quan trong khu vực lúc bấy giờ, th́ địa danh Tha-La mới vĩnh viễn được coi như là đă đi vào huyền thoại.  

Sự kiện nầy, từ lâu đều đă được hầu hết nhân dân, tất cả đồng bào ai cũng biết. Đó là do có sự quyết tâm chiến đấu bảo vệ lănh thổ của dân tộc, xảy ra trong những trường hợp trùng ngẫu đặc biệt khác thường. Và ư nghĩa tinh thần tiêu biểu về sứ mạng trung thành hi sinh cho tổ quốc của bao người chiến sĩ đó, xưa nay, không khác ǵ với lại h́nh ảnh của những vị Bồ-Tát vị tha từng ra tay bác ái để lấy thân ḿnh cứu khổ, độ nhân trong lúc tai biến hiểm nguy. Và sự kỳ diệu nầy, đă vô t́nh đan kết tạo thành một bức tranh in h́nh tấm huy chương "vị quốc vong thân" chói rạng về mặt tinh thần, nghĩa vụ của hàng hàng đứa con gương mẫu từng đứng lên thề nguyền dấn thân làm đẹp quê hương, tận trung báo quốc. Và nếu phải nói theo thể xác định về danh dự ở hàng đầu đó, th́ chính là do có sự đóng góp hi sinh cao quư của hầu hết những vị anh hùng liệt sĩ đă can đảm, hiên ngang cùng nhau nhất tề quyết tâm bảo vệ non sông tổ quốc từ vùng trời, vùng đất, vùng bể khơi, hải đảo.  

Do vậy, trong mọi trường hợp nào tôi cũng xin kính cẩn được nghiêng ḿnh trước vong linh của những vị anh hùng chiến sĩ vô danh, vị quốc vong thân. Và thành tâm tạ tội, v́ không thể biết hết được tất cả quư danh của từng những đứa con yêu mến của dân tộc để tôn vinh.  

Chính v́ lẽ đó mà tôi chỉ c̣n lại cơ hội duy nhất, để nói về nguyên khí miền đất thiêng liêng Tha-La xóm đạo của quê hương tôi từng tự hào. V́ nó đă từng có dịp hiến dâng một đứa con ưu tú, tài hoa làm rạng rỡ xóm làng, một người bạn đồng hương gần gũi, chân thành, thân thiết. Một vị anh hùng chiến sĩ can cường, bất khuất đă hiên ngang xả thân quyết tâm chiến đấu với giặc xâm lăng để bảo vệ non sông trên hải đảo Hoàng-Sa trong một trận thư hùng. Và oanh liệt phi thường, cho đến phút cuối cùng đă anh dũng hi sinh đền nợ nước, để lại tấm gương măi măi ngh́n thu bằng những nét son tô đậm được vinh danh ghi tạc ở bia vàng **.  

An-Tiêm MAI-LƯ-CANG  (Paris Xuân Nhâm-Th́n 2012)  

(*) - Schla có nghĩa là khu nhà mát, nhà lồng, hay cái trạm hoặc cái trại.

(**) - Ngụy-văn-Thà, cố Trung-Tá Hải-Quân Hạm Trưởng Nhựt-Tảo HQ10 sinh trưởng tại Tha-La, nguyên là học sinh trường Cao-Đẳng Trảng-Bàng, Tây-Ninh.  

- Ghi chú:  

Đề tài thời sự nhạy cảm tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông, hiện nay đă được hầu hết các phương tiện truyền thông quốc tế thường xuyên theo dơi t́nh h́nh diễn biến. Đặc biệt, là về hai trận hải chiến ở quần đảo Hoàng-Sa, Trường-Sa giữa Việt-Nam và Trung-Quốc. Và có dịp phổ biến rộng răi về trường hợp của vị hạm trưởng anh hùng, đă tuẫn tiết theo chiến hạm Nhựt-Tảo HQ10. 

(1)-Sau đây là nguyên văn của bài thơ " Tha-La Xóm Đạo"

Đây Tha-La xóm đạo
Có trái ngọt, cây lành
Tôi về thăm một dạo
Giữa mùa nắng vàng hanh
Ngậm ngùi Tha-La bảo:
Đây rừng xanh, rừng xanh
Bụi đùn quanh ngơ vắng
Khói đùn quanh nóc tranh
Gió đùn quanh mây trắng
Và lửa loạn xây thành
Viễn khách ơi! Hăy dừngchân cho hỏi?
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng
Đây Tha-La, một xóm đạo ven rừng
Có trái ngọt, cây lành im bóng lá
Con đường đỏ, bụi phủ mờ gót lạ
Ngày êm êm ḷng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây! Khách hỡi! Có ai chờ?
Ai đưa đón?
Xin thưa. Tôi lạc bước!
Không là duyên, không là bèo kiếp trước
Không có ai chờ, đưa đón tôi đâu!
Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cuối đầu
T́m hoa rụng lạc loài trên vệ cỏ
Ngh́n cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió
Gạo rưng rưng, ngh́n hoa máu rưng rưng
Nh́n hoa rơi, ḷng khách bỗng bâng khuâng
Tha La hỏi? Khách buồn nơi đây vắng!
Không. Tôi buồn v́ mây trời đây trắng!
Và khách buồn v́ tiếng gió đang hờn?
Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn
Gió vun vút, gió rợn rùng, gió rít
Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch
Thôi hết rồi! C̣n chi nữa Tha-La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà
Nay đă chết giữa chiến trường ly loạn!
Tiếng địch càng cao, năo nùng ai oán
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa
Ḷng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh
Khách rùng ḿnh, ngẩn ngơ người hiu quạnh
Thôi hết rồi! C̣n chi nữa Tha-La!
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già
Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách
Khách bước nhẹ theo con đường đỏ quạch
Gặp cụ già đang ngóng gió bâng khuâng
Đang đón mây xa...khách bỗng ngại ngần:
Kính thưa Cụ, v́ sao Tha-La vắng?
Cụ ngạo nghễ, cười rung rung râu trắng
Nhẹ bảo chàng:- Em chẳng biết ǵ ư?
Bao năm qua, khói loạn phủ mịt mù
Người nước Việt ra đi v́ nước Việt
Tha-La vắng, v́ Tha-La đă biết
Thương giống ṇi, đau đất nước lầm than

Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh ...ờ...ơ...hơ...tiếng hát
Buồn như gió lượn, lạnh dài đôi khúc nhạc
Tiếng hát rằng:
Tha-La hận quốc thù
Tha-La buồn tiếng kiếm
Năo nùng chưa! Tha-La nguyện hi sinh
Ờ...ơ...hơ...có một đám chiên lành
Quỳ cạnh Chúa, một chiều xưa lửa dậy
Quỳ cạnh Chúa, đám chiên lành run rẩy
Lạy đức thánh Cha
Lạy đức thánh Mẹ
Lạy đức thánh Thần
Chúng con xin về cơi tục để làm dân
Rồi...cởi trả áo tu
Rồi...xếp kinh cầu nguyện
Rồi...nhẹ bước trở về trần
Viễn khách ơi ! Viễn khách ơi!
Người hăy ngừng chân
Nghe Tha-La kể...nhưng mà thôi khách nhé!
Đất đă chuyển rung ḷng bao thế hệ
Trời Tha-La vần vũ đám mây tang
Vui ǵ đâu mà tâm sự!
Buồn làm chi cho bẽ bàng!
Ờ...ơ...hơ, ờ...ơ...hơ...tiếng hát
Rung lành lạnh, ngân trầm đôi khúc nhạc
Buồn tênh tênh, năo ḷng lắm khách ơi!
Tha-La thương người viễn khách quá đi thôi!

Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ
Là rừng cao vàng rụng, lá rừng bay...
Giờ khách đi, Tha-La nhắn câu nầy:
Khi hết giặc, khách hăy về thăm nhé!
Hăy về thăm xóm đạo
Có trái ngọt cây lành
Tha-La dâng ngàn hoa gạo
Và suối mát rừng xanh
Xem đám chiên hiền thương áo trắng
Nghe trời đổi gió, nhớ quanh quanh...

Vũ-Anh-Khanh

Nhà thờ Tha-La Trảng-Bàng

(Chú thích thêm :- Các h́nh ảnh đẹp trong bài nầy được trích ra từ trên mạng).

***********************

Post ngày: 12/08/18 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18