Home Tìm Ca Dao Trợ Giúp Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Quảng Bình

Diện tích: 8.065,3 km² 
Dân số: 849,3 nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Đồng Hới.
Các huyện:
 Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.
Dân tộc:Việt (Kinh), Bru - Vân Kiều, Chứt, Tày.   
 

Điu kin t nhiên

Quảng Bình là tỉnh thuộc miền Trung, phía bắc giáp Hà Tĩnh, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Quảng Trị. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25ºC - 26ºC. Địa hình tương đối phức tạp, núi rừng sát biển tạo thành độ dốc cao dần từ đông sang tây. Quảng Bình có đồng bằng nhỏ hẹp và nhiều sông ngòi. Bờ biển dài 116km với hai cảng lớn: cảng Gianh và cảng Nhật Lệ. 

 

Tim năng phát trin du lch

Nằm ở cửa ngõ đường vô xứ Huế, gối đầu lên đỉnh đèo Ngang thơ mộng, dải đất Quảng Bình trải ra như một bức tranh hoành tráng về non xanh nước biếc. Phong cảnh ở đây thật kỳ vĩ, sơn thuỷ hữu tình. Bờ biển Quảng Bình có những bãi cát vàng óng ánh dưới rừng dương xanh với nhiều bãi tắm đẹp, nước biển lung linh màu ngọc bích và chưa bị ô nhiễm. Tỉnh cócác danh thắng nổi tiếng như động Phong Nha, động Tiên Sơn, rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng, bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy, Suối nước nóng Bang v.v... trong đó động Phong Nha là một trong những hang động lớn và đẹp nhất ở Việt Nam. Phong Nha – Kẻ Bàng là di sản thế giới thứ 5 của Việt Nam. Ngoài ra Quảng Bình ngày nay còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử, văn hóa của nhiều thời đại khác nhau. Và còn biết bao điểm du lịch hấp dẫn khác đang chờ đón du khách. 

 

Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v... 

 

Giao thông

Giao thông tương đối thuận tiện. Thành phố Đồng Hới cách Hà Nội 489km đường bộ và 522km đường xe lửa.

 

 

 

Thành phố Đồng Hới

Diện tích: 155,54 km²
Dân số: 104 nghìn người (năm 2006)
Dân tộc: Kinh
Đơn vị hành chính:
- Phường: Bắc Lý, Bắc Nghĩa, Đồng Mỹ, Đồng Phú, Đồng Sơn, Đức Ninh Đông, Hải Đình, Hải Thành, Nam Lý, Phú Hải.
- Xã: Bảo Ninh, Đức Ninh, Lộc Ninh, Nghĩa Ninh, Quang Phú, Thuận Đức.

Đồng Hới là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của tỉnh Quảng Bình. Đây là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch biển. 
   

Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Đồng Hới giáp với biển Đông ở phía đông, huyện Bố Trạch ở phía tây và bắc, huyện Quảng 
                Thành phố Đồng Hới
Ninh về phía tây nam. Đồng Hới đã từng là nơi chúa Nguyễn xây thành Đồng Hới, lũy Thầy để làm tiền tuyến chống đỡ Đàng Trong trong thời kỳ chiến tranh Trịnh-Nguyễn. 

Thành phố cách di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong nha - Kẻ Bàng 50 km, cách khu du lịch suối Bang 50 km, cách khu cụm cảng biển Hòn La 60 km, cách Hà Nội khoảng 489 km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180 km.

Nằm ở vị trí rất thuận lợi, có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh đi qua, có sân bay Đồng Hới với tuyến bay nối Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh của Vietnam Airlines, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La... du khách có thể đến với Đồng Hới bằng nhiều con đường, nhiều phương tiện rất thuận tiện, dễ dàng. 

Địa hình - Khí hậu

Địa hình, địa chất của Đồng Hới đa dạng bao gồm vùng gò đồi, vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển.

Đồng Hới đã được ví như “chim câu trắng bên bờ biển đông”, như bông “hoa hồng” xinh tươi trong nắng sớm. Thành phố Đồng Hới được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho dòng sông Nhật Lệ mềm như dải lụa uốn quanh, ôm ấp phố phường. Sông Nhật Lệ là con sông đẹp do sông Kiến Giang và sông Long Đại hợp thành. 

 
                     Cầu Nhật Lệ
Phía tây Đồng Hới là dãy núi bao bọc mà theo quan niệm phong thủy là "hậu chẩm", phía trước là sông và biển có đồi cát Bảo Ninh án ngữ như bức bình phong. Trước đây, Bảo Ninh bị cách trở với Đồng Hới nhưng sau khi có cầu Nhật Lệ, khu vực này đã đô thị hóa, là nơi có các khu nghĩ dưỡng. 

Đồng Hới có nhiệt độ trung bình năm 24,4ºC, lượng mưa trung bình từ 1.300 đến 4.000 mm, tổng giờ nắng 1.786 giờ/năm, độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84% và thuộc chế độ gió mùa: gió Đông Nam (gió nồm), gió Tây Nam (gió nam), gió Đông Bắc.

Tiềm năng du lịch

Đồng Hới có 12 km đường bờ biển dài và đẹp, độ nghiêng ít, biển gần bờ cạn, bãi biển thẳng tắp với một màu cát trắng chân mây kéo dài từ Quang Phú đến hết địa phận Bảo Ninh. Ở đây có sự kết hợp sinh thái rừng ven biển - biển, sông- hồ; với hệ thống động, thực vật phong phú đa dạng ở dưới nước cũng như trên cạn. 

Các bãi tắm biển của thành phố có lợi thế đẹp, bãi cát phẳng và khá sạch sẽ. Bãi biển Nhật Lệ nước trong xanh biếc, cát óng ánh như dát bạc, bãi biển Quang Phú hiền hoà và trầm lắng nép mình dưới những rặng phi lao kéo dài như vô tận, còn bãi biển Bảo Ninh vẫn còn rất hoang sơ chưa được khai thác nhiều, phần lớn là cho cư dân trong vùng đến chơi và tắm biển. 

Thành phố Đồng Hới còn lưu giữ những dấu tích lịch sử như tháp chuông nhà thờ Tam Tòa 
                   Bãi biển Nhật Lệ
- một chứng tích tội ác chiến tranh, thành cổ Đồng Hới, Lũy Thầy, tượng đài Mẹ Suốt, khu tái tạo hình ảnh chiến tranh ở Vực Quành, Quảng Bình Quan...

Đến với Đồng Hới, du khách còn có thể tìm hiểu về văn hóa Bàu Tró, tham dự lễ hội bơi trải truyền thống của người vùng sông nước ở Đồng Hới mà ngày xưa người ta thường gọi là "Lục niên cạnh độ"; các lễ hội cầu ngư, cầu mùa, hay thưởng thức những màn chèo cạn, múa bông rực rỡ sắc màu, những điệu hò khoan, hò hụi của các cư dân vùng biển Hải Thành, Bảo Ninh vào những đêm trăng sáng hay có thể tham gia các trò chơi dân gian truyền thống như: cờ người, cờ thẻ, bài chòi... 

Đến đây, trong mặn mòi gió biển, du khách có thể khoan khoái mà nhâm nhi, thưởng thức những đặc sản riêng có của Quảng Bình như: Mực khô, cá khô, tôm nõn, khoai kẹo... thư giãn giữa một không gian thoáng đãng, trong lành và nên thơ với những con người địa phương giàu lòng mến khách.

 

 

 


Nguồn: vietnamtourism

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18