Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Huyền bí tháp cổ giữa rừng xa

Đó là ngôi tháp cổ huyền bí nằm ở bản Yên Ḥa, xă Mỹ Lư, huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An), cách thị trấn Mường Xén của huyện hơn 50km đường bộ và đường sông.

Tháp cổ cao khoảng 30m đứng trơ trọi giữa một bên là bờ rào Trường tiểu học Mỹ Lư, một góc là nơi dân bản đang đổ cát dựng nhà. Dây điện từ nhà này nối qua nhà kia đều "neo" vào cành cây mọc ngang từ kẽ đá trên thân tháp. Cách tháp vài chục mét có một cây bồ đề xum xuê cao gần bằng ngọn tháp. Dưới tán cây, trên nền nhà thờ xưa đă bị sập có một bàn thờ bằng ximăng đơn giản với tượng Phật bằng đồng và bát nhang lạnh. Nghe nói các sư trụ tŕ chùa Đại Tuệ ở xă Nam Anh, huyện Nam Đàn vừa lên làm bàn thờ này để dân bản thắp nhang cho tháp cổ đỡ cô quạnh.

Tiêu điều tháp cổ

Ngọn tháp cao vút tựa h́nh tháp bút trên chân tháp rộng 8-10m. Các tầng nấc kiến trúc khá đẹp mắt theo h́nh lục lăng. Sáu phía mặt tháp chỉ c̣n lại một số hoa văn đơn giản nhưng thanh thoát và h́nh hai vũ nữ ngồi chắp hai bàn tay hướng ra phía trước. Phần lớn thân tháp bị bong tróc, phô ra những hàng gạch đỏ thẫm.

 

Tháp cổ và chi chít những lỗ thủng - Ảnh: V.TOÀN

Ngạc nhiên nhất là khi chúng tôi nh́n thấy những lỗ thủng như từng hốc mắt vô hồn xung quanh thân tháp. Ông Kha Ngọc Minh - chủ tịch UBND xă Mỹ Lư - giải thích: "Những lỗ thủng toang hoác ấy là do kẻ xấu đục để lấy cắp tượng Phật bằng đồng trong thân tháp. Hễ nơi nào thân tháp có hoa văn th́ bên trong đều có tượng Phật bằng đồng. Kẻ xấu thường nhằm vô vị trí này để đục trộm". Chúng tôi ṿng quanh thân tháp đếm được 20 lỗ thủng bị đục nham nhở. Lỗ bị đục rộng nhất đo được năm gang tay, nằm dưới chân tháp - nơi có vô số viên gạch đă vỡ ra từng mảng lớn. Càng lên cao, lỗ đục càng nhỏ dần. Giờ trên miệng những lỗ bị đục này là những bát nhang do ai đó đă đặt lên tỏ ư tiếc nuối bảo vật trong ḷng tháp bị kẻ xấu đánh cắp.

Thấy chúng tôi lộ vẻ tiếc nuối, ông Minh bảo anh thư kư ủy ban xuôi thuyền về trụ sở lấy hai tượng đồng lên. Mỗi tượng cao 12cm, chân tượng h́nh trụ, ḷng tượng rỗng nhưng khá nặng, màu đồng đen nhánh. Ông kể: "Đây là hai tượng Phật do ông Th. quê ở huyện Đô Lương - là cán bộ dưới xuôi lên công tác gần đây đục tháp lấy trộm 40 năm trước. Khi người nhà bị nạn, ông ta nghĩ sở dĩ gặp hậu họa là do lấy cắp tượng đồng trong tháp nên đem cho một người bạn. Người bạn này cất kín hai tượng đồng nhưng một thời gian sau cũng gặp nạn nên mới bảo vợ đem lên trả bằng cách gửi cho ủy ban xă".

Ngước nh́n lên đỉnh tháp, ông Minh kể lại chuyện một ông cán bộ khác ở dưới xuôi lên công tác. Ông này đă dùng súng AK bắn vỡ mắt tháp bằng thủy tinh to bằng quả trứng gà gắn trên chót vót đỉnh tháp. Chỉ vài tháng sau tự dưng ông ta bị mù cả hai mắt. Cũng theo ông Minh, khi chưa bị bắn vỡ, ban đêm mắt tháp này phát ra thứ ánh sáng lấp lánh huyền ảo cả núi rừng. Nói đoạn, ông kể câu chuyện khác về hai thanh niên trong xă lấy cắp hai bức tượng do ông Đ. đem trả lại nơi lỗ đục trong tháp. Sau đó một người đi buôn gỗ bị chết trôi, một người đốt rẫy bị chết cháy.

Nỗi lo tháp đổ

Ông Minh kể tiếp: "Ông Chữ Văn Quản - nguyên chủ tịch UBND xă này, trú tại bản Xằng Trên - là một thầy mo có tiếng khắp vùng. Một số người gặp nạn vẫn đến nhờ ông Quản giải hạn. Ông Quản nói với mọi người hễ ai lấy cắp tượng Phật trong tháp đi bán đều không thoát khỏi tai nạn. V́ thế mấy năm gần đây mặc dù tháp không có ai bảo vệ nhưng không ai dám động vào. Dân Thái, Mông, Khơ Mú trong 12 bản của xă đều coi tháp cổ và tượng Phật là những báu vật linh thiêng của vùng đất này nên ngày lễ, tết họ đến thắp nhang cầu cho được mùa lúa, mùa ngô. Nếu bản làng có dịch bệnh họ cũng đến cầu an. Những bát nhang quanh thân tháp là do dân bản để vào đấy".

Trước đây, bản có tên Xằng Tờ nên dân bản gọi là tháp Xằng Tờ. Năm 1992, xă đổi tên là bản Yên Ḥa, dân bản cũng đổi tên là tháp Yên Ḥa. C̣n tên gốc của tháp th́ chưa ai biết được. Hỏi chuyện về tháp cổ, cụ bà Vi Thị Quyên, 90 tuổi, ở bản Yên Ḥa, nói: "Tôi lớn lên, bản đă có tháp này rồi. Hỏi cha rồi hỏi ông nội ai cũng nói lớn lên là đă thấy tháp rồi. Ngày xưa tháp ở giữa rừng cây âm u. Quanh tháp, ngoài cây bồ đề c̣n có cây thị, cây đa cổ thụ giữa vùng rừng nguyên sinh". Ông Minh tiếp chuyện: "Hồi năm 1968, khi mới 9 tuổi tôi thấy bờ rào bằng tường xây xung quanh tháp vẫn c̣n nguyên vẹn. Phía trong bờ rào rất nhiều bức tượng đồng và đá trắng to bằng người lớn dựng đặc kín xung quanh tháp. Những năm chiến tranh, dân bản sơ tán vô rừng sâu nên những bức tượng này bị kẻ xấu trộm hết".

Không chỉ có ngọn tháp này, xă Mỹ Lư từng có cả một quần thể tháp cổ. Ngoài tháp này là lớn nhất c̣n có ba tháp nhỏ ở bản Xiềng Trên, Xiềng Tắm và bản Thả Lày (nay là bản Ḥa Lư). Ba tháp này đă bị đổ từ lâu, nay không c̣n phế tích. Tháp c̣n lại th́ mấy năm gần đây, sau những trận băo, chân tháp sụt dần và vỡ ra khiến tháp bị nghiêng. Cô giáo Vi Thị Thoan - hiệu trưởng Trường mầm non Mỹ Lư 2 - tâm sự: "Thấy bản ḿnh có tháp cổ độc đáo là tự hào lắm nên nếu tháp bị đổ th́ buồn v́ tiếc lắm. Tháp lạ và đẹp đấy nhưng giờ bị nghiêng nên giáo viên không dám cho học sinh ra chơi quanh quẩn bên chân tháp". C̣n ông Minh nói: "Tôi lo tháp đổ th́ có tội với dân bản. Vài tấn ximăng phục dựng chân tháp xă tôi bỏ ra được, nhưng xă đă gửi nhiều tờ tŕnh lên các cơ quan chức năng mà không có ai trả lời nên không dám làm".

VŨ TOÀN - HỒ VĂN

Tháp thờ của Phật giáo

Trao đổi về sự huyền bí của tháp cổ này, ông Nguyễn Văn Thanh - trưởng ban quản lư di tích danh thắng Sở VH-TT&DL Nghệ An - cho biết: "Đây là sản phẩm của giáo phái tiểu thừa di cư từ Thái Lan và Lào qua VN khoảng thế kỷ thứ 7. Giai đoạn phát triển của giáo phái tiểu thừa thường xuất hiện hai loại tháp là tháp mộ và tháp thờ. Tháp cổ ở Mỹ Lư là tháp thờ bởi bên tháp có nhà thờ (đă sập) và không có mộ. H́nh mẫu tháp này giống tháp Nhạn hiện có ở xă Hồng Long, huyện Nam Đàn. Hiện tháp cổ này chưa được xếp hạng là do Nghệ An có quá nhiều di tích nên chưa xếp hạng kịp (hiện mới có 200/1.395 di tích danh thắng được xếp hạng). V́ thế, tháp cổ này thuộc danh mục phân cấp, giao cho địa phương quản lư".

 

Nguồn: tuoitrevn

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18