Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Lạm bàn phát triễn tỉnh B́nh Thuận – Phan Thiết

Phần lớn tỉnh B́nh Thuận ngày nay thuộc tiểu vương quốc- quận vương Pandarunga, mà trung tâm chính trị là Phan Rang, thuộc tỉnh Ninh Thuận kế cận. Đây là quận vương độc lập cuối cùng sau khi thành Đồ Bàn- Chà Bàn –Vijaya, B́nh Định thất thủ năm 147 1. Năm 1653 , vua Chiêm là Bà Thấm ( Po Nraup trị v́ 16 52 – 53) quấy nhiễu Phú Yên , chúa Hiền Nguyễn Phước Tần ( 1648 – 1687 ) sai Cai cơ – Đại tá ? Hùng Lộc ( không có họ, có lẽ là người gốc Chiêm Thành nhập Việt tịch ) vượt Đèo Cả, đánh Bà Thấm bỏ chạy , tiến chiếm đến sông Phan Rang ( sông Krong Pha -sông Đa Nhim ? ), cắt đất từ sông Phan Rang trở vào thuộc Chiêm Thành và từ Phan Rang trở ra

* * *

Phan_Thiết,_B́nh_Thuận

                     Mở Quảng Nam , đặt Trấn Ninh

                       Đề pḥng muôn dặm uy linh ai b́.

                     Kỳ công núi có Đá Bia,

                     Thi văn các tập Thần Khuê c̣n truyền.

( Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca . Núi Đá Bia hay Thạch Bi Sơn – Tuy Ḥa là nơi Vua Lê Thánh Tông khắc bia, năm 1471 , lấy đất Chiêm

từ đó ra Bắc lập ra thừa tuyên Quảng Nam, chia đất Chiêm c̣n lại thành ba tiểu vương quốc là Ḥa Anh ( Phú Yên -Khánh Ḥa ), Nam Bàn ( Gia Lai, Kon tum, Đắc Lắc ), Chiêm Thành ( Ninh Thuận ,B́nh Thuận ).

                       …Tôi lang thang t́m đến chốn Lầu Trăng

                           Lầu Ông Ḥang , người thiên hạ đồn vang

                         Nơi đă khóc, đă yêu thương da diết

                         Ôi trời ơi ! là Phan Thiết! Phan Thiết!

                         Mà tang thương c̣n lại mảnh trăng rơi,

                         Ta đến nơi nàng ấy vắng lâu rồi

                          Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ …

                           Hỡi Phan Thiết ! Phan Thiết !

                          Mi là nơi ta chôn hận ngàn thu

                     Mi là nơi ta sầu muộn ngất ngư       …

( Hàn Mặc Tử, bài thơ Xuân Như Ư- 1938 ? nhớ đến t́nh yêu đẹp đẻ với Mộng Cầm các năm 1935 – 1936, những đêm trăng sánh bước, khi th́ ở Mũi Né, khi th́ ở Lầu Ông Ḥang)

( Chú thích : Lầu Ông Ḥang là Lầu Bá tước De Montpensier,     một phong cảnh rất đẹp của Phan Thiết , Mũi Né là nơi nghĩ mát tiện nghi mới đầu tiên ở vùng Phan Thiết )

Vị trí

B́nh Thuận, tỉnh lỵ là Phan Thiết, năm 2002 là một tỉnh cũng như tỉnh Ninh Thuận – Phan Rang, thuộc về miền Đông Nam Bộ – South East trong phân chia ra 8 miền đất nước ngày nay ( Đồng bằng sông Hồng , Đông Bắc , Tây Bắc , Bắc Trung Bộ , Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long ) . Không c̣n thuộc Duyên Hải Nam Trung Bộ như Phú Yên, Khánh Ḥa . Hay không c̣n thuộc Trung Kỳ , một trong ba Kỳ ( hai Kỳ kia là Bắc Kỳ và Nam Kỳ ) thời Pháp thuộc nữa . Vị trí tỉnh lỵ Phan Thiết là 10056’ vĩ tuyến Bắc và 1080 06’ kinh tuyến Đông. Bắc B́nh Thuận giáp Lâm Đồng, Đông Bắc giáp Ninh Thuận và Tây giáp Đồng Nai và Vũng Tàu –Bà Rịa. Diện tích là 7992km2 ( 3 086 dặm Anh vuông ) là tỉnh lớn nhất miền Đông Nam Bộ. Nhưng chỉ là tỉnh đứng hàng thứ 10 nước nhà về diện tích, sau Nghệ An, Gia Lai ( Pleiku ), Thanh Hóa, Quảng Nam , Lâm Đồng, Quảng B́nh , Kontum , Lạng Sơn, Lào Cai, xấp xĩ Hà Giang ( 7884 km2 theo thống kê năm 2002 ). Hiện nay phân chia hành chánh ra làm 2 thị xă là tỉnh lỵ Phan Thiết và thị xă ( thị trấn ) La Gi ( trên sông Dinh gần Hàm Tân) cùng 8 huyện là Bắc B́nh ( Chợ Lâu gần Phan Rí ), Đức Linh ( gần Định Quán ), Hàm Thuận Bắc ( Ma Lâm ), Hàm Thuận Nam ( Thuận Nam ), Hàm Tân , Phú Quư ( huyện đảo) , Tánh Linh ( nguyên thuộc tỉnh B́nh Tuy thời Đệ Nhất Cộng Ḥa ? ) và Tuy Phong ( Liên Hương ). Dân số năm 2007 là 1 170 700 người, gia tăng trung b́nh mỗi năm là 1. 35 % từ năm 2000 đến năm 2007. Như vậy, năm 2014, B́nh Thuận có thể đă trên 1600 000 người . Mức đô thị hóa B́nh Thuận ở các thị xă và thị trấn cũng tăng mau, từ 30.4 % năm 2000 đến 35.5% năm 2007. Mức đô thị hóa này cao nhất ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, chỉ sau tỉnh Khánh Hoà – Nha Trang. Tỉ trọng dân số trên 1000 người /km2 ở Phan Thiết và ít hơn 100 người / km2 ở các huyện như Bắc B́nh, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam và Tánh Linh . Ngoài đa số là dân Kinh, B́nh Thuận c̣n nhiều tộc dân thiểu số là Chăm- Chiêm Thành, Hoa, Cờ Ho và Raglai. Vài cọng đồng Chăm sinh sống ở vùng bờ biển phía Đông B́nh Thuận . Theo Lê Thành Khôi ( Việt Nam Văn Hóa và Môi Trường , xuất vản ở Ca Li , Hoa Kỳ năm 2012 ) , dân Chàm ( Chàm – Chiêm ) hiện nay   ở Việt Nam c̣n chừng 133 000 nguời , sống thành những vạt lẽ tẽ ở Phan Rang , Phan Rí, Tây Ninh và Châu Đốc . Trên phương diện tôn giáo dân Chăm B́nh Thuận phần lớn thuộc nhóm Kafir – Bà La Môn, theo chế độ mẩu hệ ; Chàm Ba Ni các tỉnh Trung Bộ theo Hồi Giáo. Trong khi Chàm Nam Bộ vùng Châu Đốc, Tây Ninh   lại theo chế độ phụ hệ, liên quan mật thiết với dân Hồi Giáo Mă Lai và Ả Rập, nhiều người hành hương đến La Mecque, thủ đô hành hương Hồi Giáo thế giới. Các tộc dân khác như Cơ Ho và Raglai phần lớn sống rải rác ở các vùng núi non, dọc theo biên giới hai tỉnh Lâm Đồng và B́nh Thuận. Dân Cơ Ho có chừng hơn 70 000 nguời thuộc họ Môn – Khmer va hai tộc dân Ra Glai ( Ga Glai ) và Chu Ru chừng 68 000 người thuộc họ Nam Đảo như dân Chăm . Tộc dân Chu Ru, chừng   8000 người, ở miền núi non c̣n giữ vững tính chất văn hóa Chăm, theo ngôn ngữ và giữ ǵn các kho tàng châu báu, truyền thống các vua –lảnh chúa   xưa cũ , biết dùng cày, cày ruộng nước và   tưới tiêu bằng một hệ thống kinh mương hửu hiệu.

   Suôi ḍng lịch sữ

H́nh thành tỉnh B́nh Thuận

Phần lớn tỉnh B́nh Thuận ngày nay thuộc tiểu vương quốc- quận vương Pandarunga, mà trung tâm chính trị là Phan Rang, thuộc tỉnh Ninh Thuận kế cận. Đây là quận vương độc lập cuối cùng sau khi thành Đồ Bàn- Chà Bàn –Vijaya, B́nh Định thất thủ năm 147 1. Năm 1653 , vua Chiêm là Bà Thấm ( Po Nraup trị v́ 16 52 – 53) quấy nhiễu Phú Yên , chúa Hiền Nguyễn Phước Tần ( 1648 – 1687 ) sai Cai cơ – Đại tá ? Hùng Lộc ( không có họ, có lẽ là người gốc Chiêm Thành nhập Việt tịch ) vượt Đèo Cả, đánh Bà Thấm bỏ chạy , tiến chiếm đến sông Phan Rang ( sông Krong Pha -sông Đa Nhim ? ), cắt đất từ sông Phan Rang trở vào thuộc Chiêm Thành và từ Phan Rang trở ra thuộc Đại Việt. Năm 1692 vua Chiêm là Bà Tranh ( Po Saut, trị v́ các năm 1659 – 1693 ) tấn công phủ Diên Ninh ( nay là Diên Khánh – Khánh Ḥa ), chúa Minh Nguyễn Phúc Chu ( cầm quyền 1691- 1725 ) , sai Nguyễn Hửu Cảnh ( hay Kính ) cầm quân đánh Chiêm Thành, năm 1693 bắt được Bà Tranh và một số viên thuộc đưa về giam ở núi Ngọc Trản ( Ḥn Chén), Huế. Chúa Minh lấy phần đất c̣n lại của Chiêm Thành lập thành trấn Thuận Thành . Năm 1697 , Chúa Minh lấy nốt đất Phan Rí , Phan Rang của Chiêm Thành làm ra các huyện Yên Phúc ( An Phước ) và Ḥa Đa, đổi trấn Thuận Thành đặt thành phủ B́nh Thuận, đổi thành phủ B́nh Thuận . Chúa Minh bổ nhiệm Tả trà viên Kế Bà Tử, em ruột của Bà Tranh, làm khám lư, các con của Bà Ân ḥang gia Chiêm Thành làm đô đốc, đề lĩnh và cai phủ cùng lo giữ Thuận Thành, nhưng yêu cầu các viên quan này   phải ăn bận theo y phục người Việt ( theo Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, tập 2 xuất bản ở Huế năm 1993 ). B́nh Thuận bị sáp nhập vào Việt Nam, trong khi Ninh Thuận tương đối c̣n độc lập phần nào, măi cho đến năm 1832 thời vua Minh Mạng, vua thứ hai nhà Nguyễn Phước tộc.   Năm 1726, thời chúa Ninh Nguyễn Phước Trú, phủ B́nh Thuận thuộc xứ Quảng Nam (gồm 7 phủ ; Thăng Hoa , Điện Bàn, Qui Ninh, Phú Yên , B́nh Khương, Diên Ninh và B́nh Thuận )   có 12 thuộc,   thuộc nào trên 500 người trở lên th́ có Cai Thuộc cai trị, 450 người trở xuống th́ đặt một kư thuộc … Năm 1744, thời chúa Vỏ Nguyễn Phước Khóat, trên phương diện binh bị, B́nh Thuận là một dinh ( dinh quân sự là một quân đ̣an ) trong số 11 dinh xứ Đàng Trong ( Chánh dinh và Cát dinh Phú Xuân, dinh Lưu Đồn, dinh Quảng B́nh , dinh Bố Chinh, dinh Quảng Nam, dinh B́nh Khương, dinh B́nh Thuận ,dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn và dinh Long Hồ) và một trấn Hà Tiên đặc biệt có một tổng binh quản trị. Năm 1779 , Đại Nguyên Súy ( Sóai ) Nguyễn Phước Ánh tổ chức lại việc cai trị đất Gia Định, chia vạch địa giới 3 dinh Trấn Biên (tỉnh Biên Ḥa sau này ), Phiên Trấn ( tỉnh Gia Định và Định Tường sau này ) và Long Hồ ( hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long sau này ). Dinh Phiên Trấn có một huyện là Tân B́nh gồm 4 tổng là B́nh Dương, Tân Long , Phước Lộc và B́nh Thuận. Và khi Kế Bà Tử chết, Cai cơ là Tá quản hạt Trấn Thuận Thành. Năm 1782( ? ), Tây Sơn vào đánh, Cai cơ Tá đầu hàng Tây Sơn , đem bửu khí truyền quốc của Chiêm Thành nạp cho Tây Sơn. Năm 1788, Nguyễn Vương khắc phục Gia Định. Cai cơ Tá vẫn giữ Thuận Thành theo Tây Sơn chống cự lại. Năm 1790, Chưởng Tiền Quân Lê Văn Quân đánh B́nh Thuận, có con cố Phiên Vương là Môn Lai Pḥ Tử ( tên Việt là Nguyễn văn Chiêu ) đem quân theo đánh Tây Sơn . Sau khi Tây Sơn lui rồi, Nguyễn văn Chiêu làm Khâm sai Chưởng Cơ quản hạt người Chiêm trấn Thuận Thành. Tháng 6 năm 1792 , Nguyễn Vương đem thủy bộ binh B́nh Thuận, B́nh Khương đánh Thị Nại – Qui Nhơn. Năm 1793, binh thuyền Nguyễn Vương lần lượt tiến đánh các cửa biển Phan Rang, Nha Trang, Ḥn Khói, Xuân Đài. Tướng sĩ Tây Sơn đầu hàng rất nhiều. Lấy được phủ Diên Khánh, phủ B́nh Khương , đồn Phan Rư phủ B́nh Thuận, Nguyễn Vương đặt các chức quan ( Lưu Thủ, Cai Bộ , Kư Lục ) cai trị hai dinh B́nh Khương và B́nh Thuận. Thời vua Minh Mạng, B́nh Thuận chánh thức thành tỉnh và Phan Thiết thuộc huyện Hàm Thuận. Năm 1836, chủ tỉnh B́nh Thuận, cũng như Ninh Thuận là một quản đạo chức vụ có phần nhỏ hơn chủ tỉnh là tuần vũ đôi chút, và lớn hơn tri phủ. Sau đó, quản đạo B́nh Thuận được tôn lên làm Tuần Vũ thời Pháp thuộc, trong khi Ninh Thuận vẫn giữ chức Quản đạo . Trước năm 1976 , B́nh Thuận nhỏ hơn ngày nay, v́ các vùng phía Tây thuộc tỉnh riêng biệt là B́nh Tuy. Năm 1976, B́nh Thuận và Ninh Thuận nhập làm một, thành tỉnh Thuận Hải . Nhưng năm 1999, lại tách ra hai thành tỉnh Ninh Thuận và tỉnh B́nh Thuận , trong thời gian này tỉnh B́nh Tuy là một thành phần đất đai tỉnh B́nh Thuận.

     Lịch sử   thị xă Phan Thiết , tỉnh lỵ tỉnh B́nh Thuận

Thị xă Phan Thiết gồm 18 phường và xă , trong đó 14 là xă đô thị: Đức Thắng , Đức Nghĩa, Đức Long , Phú Hải , Phú Thủy, Phú Trinh, Phú Tài, Mũi Né, Thanh Hải, Hàm Tiến, Xuân An, B́nh Hưng, Hưng Long và Lạc Đạo và 4 xă phụ đô thị -nông thôn : Tiến Lợi , Tiến Thành , Thiện Nghiệp và Phong Nẫm. Dân số năm 2004 là 205 333 người, có lẽ sẽ đến 400 000 nguời năm 2015. Phan Thiết không phải là tên đơn thuần Việt – Kinh. Trước khi vùng này bị các chúa Nguyễn chiếm lấy vào thế kỷ thứ 17 , Chiêm Thành gọi tên là “ Ha Mu Lithit”. Ha Mu tiếng Chăm là thôn làng và Lithit là gần biển. Tên Phan Thiết dần dần thành h́nh với các phát triễn định cư dân Kinh. Kể từ khi   dân Kinh đổi tên thị trấn Chăm là Pandarunga thành Phan Rang và một định cư khác lấy tên là Phan Rí , dân Kinh lấy từ Phan đặt vào đầu hai chữ và rút gọn từ Lithit thành Phan Thiết. Dân Kinh đă biến đổi các từ Chăm thành từ giọng Việt hơn , chẳng hạn gọi từ Pandarunga hay Mang Lang thành Phan Rang , Mang lư thành Phan Rí , Hamu Lithit thành Phan Thiết. Cả 3 nơi này   trước đây gọi là “ Tam Phan”. Tên gọi “ Ḥang tử”   Chăm cai quản quân sự vùng này vào thế kỷ thứ 15 là Po Thi, em của công nương Po Inu Sah và là con trai của Quận Vương- Vua Par Ra Cham Chanh hay Trà Chanh ( ? . ). Tên thành này là Đồn- Camp Po Thi . Dân Việt đọc trại ra là Phan Thiết .

Năm 1825 đời vua Minh Mạng , B́nh Thuận được chánh thức công nhận là một tỉnh Việt Nam, và một phần Phan Thiết nhập vào huyện Hàm Thuận và tên Hàm Thuận thời vua Tự Đức năm 1854 lại đổi tên thành Tuy Lư . Năm thứ 17 đời vua Minh Mạng, 1836, Quản đạo “ phủ” B́nh Thuận   duyệt lại ranh giới phân chia   307 xă và thôn xóm B́nh Thuận   và qui định biên giới Phan Thiết . Phía hửu bờ sông Cà Ty ngày nay gồm Đức Thắng , Nhuận Đức và Lạc Đảo . Phía tả ngạn là Long B́nh , Minh Long. Măi cho đến gần cuối thế kỷ thứ 19, Phan Thiết vẫn chưa được nhận chánh thức   là một đơn vị hành chánh tỉnh B́nh Thuận. Năm 1898 , thời vua Thành Thái , tỉnh lỵ tỉnh B́nh Thuận dời về xă Phú Tài , một xă đô thị Phan Thiết ngày nay. Ngày 20 tháng 10 năm 1898 ,   Vua Thành Thái kư sắc lệnh nâng Phan Thiết thành thị xă tỉnh lỵ tỉnh B́nh Thuận, cùng lúc với việc thiết lập các thị xă Huế, Hội An, Qui Nhơn, Thanh Hóa và Vinh.

Địa h́nh, đất đai

 

   Đa số ranh giới với Lâm Đồng và Ninh Thuận khá núi non, trong lúc phần tỉnh B́nh Thuận c̣n lại tương đối băng phẳng. Tuy nhiên vẫn có nhiều đồi núi cao hơn 200m dọc theo bờ biển . Đỉnh cao nhất tỉnh   là Núi Bnomsrlung phía tây Bắc huyện Tánh Linh ranh giới Lâm Đồng cao 1548m , Núi Sa Man cao 1138m, Núi Sruyn cao 1307 m gần Đông Kho – sông Là Ngà , Núi Cà Nong cao 1279m gần giữa tỉnh, giữa Ma Lâm ( Hàm Thuận Bắc) và Đông Kho. Các núi cao hơn 500- 800m từ Bắc xuống Nam B́nh Thuận là   Núi Bà 756m , Núi La 625m , Núi Lốp 730m , Núi Thuận Nam 568m , Núi Bé 871m … Đảo Phú Qúy là quần đảo lớn nhất tỉnh, nằm vào phía Đông Nam Phan Thiết, ng̣ai đảo chánh Phú Qúy là Cù lao Thu, c̣n có các tiểu đảo là Ḥn Đá Cao , Ḥn Thanh , Ḥn Đồ ( Đỏ ? ). Trong nhóm quần đảo Phú Qúy, tưởng cũng nên nhắc đến năm 1923, bổng tự nhiên nổi lên một ḥn đảo cao 30m . Đó là tro bụi dung nham của một núi lữa ngầm phun lên. Mấy tháng sau, đảo bị sóng biển đánh tan . Năm 1929 , một số nhà địa chất Pháp ra ra tại chỗ nghiên cứu th́ không thấy c̣n dấu vết ǵ trên mặt nước cả . T́nh trạng này cũng xảy ra ở quần đảo Thổ Chu, Biển Tây Việt Nam ; có đảo Tro , không được vẽ trên hải đồ, nổi lên rồi biến mất. Ng̣ai Phú Quư, c̣n phải kể ra các cù lao Biển Đông khác là Cù Lao Cau ở gần Tuy Phong, Ḥn Lao ở ng̣ai khơi Mũi Né, Ḥn Bà ở giữa Kê Gà và La Gi ( Hàm Tân ).   Cả hai đồng bằng Phan Rí và Phan Thiết tổng cọng rộng khoảng 148 000 ha ( 1480km2), thuộc Tam Phan , đều có đồi cát trắng và đồi cát đỏ. Tuổi địa chất đồi cát đỏ xưa hơn đồi cát trắng.   Cát đỏ thuờng   xuất hiện từ Phan Rí Cửa ( huyện Bắc B́nh – Chợ Lâu) đến Phan Thiết   và từ Phan Thiết đến Mũi Kê Gà. Khác với bờ biển từ Qui Nhơn đến Mũi Dinh Tên Pháp là cap Padaran, phía Nam Phan Rang, nơi bờ biển cao, nhiều vách đá rặng Trường Sơn lan ra sát biển tạo ra nhiều vũng –vịnh kín đáo như Vũng Rô, Cam Ranh v.v…, từ Mũi Dinh đến Vũng Tàu , bờ biển bằng phẳng nhiều độn cát cao như độn cát đỏ và cao gần tỉnh lỵ Phan Thiết. Khí hậu khô khan nên lưu lượng sông cũng nhỏ bé, sông ng̣i chở ít bùn cát nên không có đầm phá. Thềm lục địa Việt Nam từ từ mở rộng từ Phan Thiết xuống Cà Mau, Biển Tây . Nhắc lại , theo Thái công Tụng – 2005, theo Công ước của Liên hiệp Quốc về luật biển 1982 diện tích vùng đặc quyền kinh tế từ bờ ra đến 200 hải lư ( một hải lư là 1852 km ) là 722 354 km2 , kể từ đường cơ sở thẳng nối các đảo như đảo Cồn Cỏ ( Quảng Trị ), Đảo Lư Sơn ( Quảng Ngăi ) , Ḥn Hải ( ng̣ai khơi đảo Phú Quư, Ḥn Khoai ( Cà Mau ) và đảo Thổ Chu ( Tây Nam đảo Phú Quốc – Kiên Giang )… Lảnh hải Việt Nam là vùng biển sát bờ lảnh thổ thuộc quyền kiểm sóat của nước nhà , chiều rộng là 12 hải lư kể từ đường cơ sở. Thềm lục địa nước nhà bao gồm đáy biển và ḷng đất dưới đáy biển bên ng̣ai lảnh hải Việt Nam cho đến bờ ng̣ai ŕa lục địa hoặc đến cách bờ ŕa đường cơ sở 200 hải lư. Thềm lục địa Viêt Nam rộng ở Bắc Việt và biển từ Phan Thiết tới Cà Mau, nhưng lại nhỏ ở miền Trung từ Quảng B́nh đến Ninh Thuận – Phan Rang. Tại khu vực này, tuyến đẳng sâu 200m chỉ cách bờ biển có 30 km, ra xa bờ là vực sâu quá 3000 m. Đáng lưu ư là quần đảo Trường Sa, nơi gần nhất cách Vịnh Cam Ranh chừng 250 hải lư. Vùng biển Trường Sa rộng từ 160 000 km2 đến 180 000 km2, hơn nữa diện tích đất liền nước nhà. Độ sâu biển chung quanh Trường Sa là 1000 – 2000 m hay sâu hơn nữa. Tại Trường Sa cũng như Hoàng Sa, có những đảo đă h́nh thành, những đảo đă nổi giữa đảo c̣n có một đầm nước lặng và những cụm đảo bao gồm một ḥn đảo đă h́nh thành, có nhiều bải chung quanh đang dần dần nổi lên và những đảo c̣n nằm sâu dưới nước , gọi là đảo ngập nước . Đảo lớn nhất Trường Sa là đảo Ba Đ́nh , chỉ rộng 0.6 km2( 60 ha ). Bải Thuyền Chài vừa mới nổi lên mặt nước, dài 32 km, chổ rộng nhất chừng 5- 6 km. Đảo Đá Chữ Thập Trung Quốc chiếm tháng 1 năm 1988, dài khỏang 25 km và nơi rộng nhất đến 5- 6km, nơi đây Trung Quốc đă đánh đắm 2 tàu Việt Nam và giết chết 70 thủy quân nước nhà. Năm 1978, Trung Quốc đă chiếm 6 đảo vùng Trường Sa của Việt Nam , cũng như 4 năm trước đó đă chiếm Ḥang Sa của Việt Nam Cọng Ḥa. Nói chung các đảo san hô Ḥang Sa, Trường Sa chỉ cao hơn mặt nước 6-7 m và đây là một nét đặc trưng của tất cả các đảo san hô thế giới.

       Đất đai B́nh Thuận ( phần lớn chiếu theo Thái công Tụng- 2005 )   gồm:

*Nhóm đất cát biển , phân biệt ra thành :

- đất cồn cát trắng vàng – Luvic Arenosols chạy dọc theo bờ biển ,   tuy có khi sâu vào bên trong cát cao đến 200 – 300m , có nơi c̣n di động . Màu đất trắng nơi không cây cối , nhưng cũng có chỗ màu vàng lợt . Cần phát triễn cây phi lao –Casuarina equisetifolia hay các giống ḷai Casuarina sp. và các ḷai Opuntia , Pandanus sp.v.v… Nam Mỹ ( ? ), chống nạn cát bay và cung cấp cũi gỗ cho dân ven biển hoặc các kỷ thuật mới cố định cát tương tự miền Sahara đang thử nghiệm mới đây .

- đất cồn cát đỏ – Rhodic Arenosols , tương đối   ph́ nhiêu hơn cát vàng

- đất cát biển – Haplic Arenosols   ở địa h́nh bằng   phù sa bồi lắng có quá tŕnh lấn biểm tham gia. Trong đất nhiều vùng c̣n vỏ ṣ, vỏ hến

- đất cát nội đồng, một lọai Ground – water Podzol, mực nước ngầm gần mặt đất, ở độ sâu 4- 50cm có một lớp than bùn hoặc gley   màu đen, dày 30 – 40cm, ngập nước theo mùa, dễ úng nước…

* nhóm đất phù sa, chia ra :

- nhóm đất gley, úng nước quanh năm giàu hửu cơ, phản ứng đất rất chua, ít khi gặp ở B́nh Thuận

- nhóm đất nâu vùng bán khô hạn, nhiều ở đồng bằng Tam Phan . V́ khí hậu khô nên pH cao, đất ít bị rữa trôi và độ no, bảo ḥa badờ, baz tương đối cao

* nhóm đất miền đồi núi….

Thủy văn , khí hậu

B́nh Thuận   có nhiều sông ng̣i   bắt nguồn ngay tại tỉnh nhà hay trên cao nguyên tỉnh Lâm Đồng láng giềng. Đa số chảy ra Biển Đông các sông lớn đáng kể ra là Sông Lũy ở phía đông tỉnh , Sông Cái ở phía giữa tỉnh và Sông Dinh phía tây tỉnh . Sông Là Ngà chảy qua 4 huyện ở phía Tây Bắc tỉnh và là một nhánh sông chánh của sông Đồng Nai như chúng ta đă biết là sông dài nhất, chảy hoàn ṭan trong địa phận nước nhà. Có lẽ không nên quên Sông Ḷng Sông   chảy qua huyện Tuy Phong ; Sông Mao một nhánh bên trái sông Lũy, Sông Mường Mán chảy qua Phan Thiết. Hai hồ lớn tỉnh là Hồ Sông Quán ở trung tâm tỉnh cách phía bắc Phan Thiết chừng 30km và Hồ Biển Lạc ( nguyên là hồ Tánh Linh – B́nh Tuy ? ) vùng Tây Bắc tỉnh .

B́nh Thuận là một trong vài tỉnh khô hạn nhất nước. Đa số lảnh thổ tỉnh chỉ nhận ít hơn 800 mm nước mưa mỗi năm. Các tháng đặc biệt khô hạn là từ tháng 11 đến tháng 4, vũ lượng dưới 200 mm. Vũ lượng các đồng bằng từ Mũi Dinh đến Phan Thiết hàng năm nhỏ hơn 600mm và số ngày mưa ít hơn 80 .

         Phần II : Phát triễn B́nh Thuận

 

Năm 2007 , GDP mỗi đầu người B́nh Thuận là 11 triệu đồng ĐVN , đứng hàng thứ 3, sau Đà Nẳng và Khánh Ḥa – Nha Trang. Trên mức trung b́nh các tỉnh của vùng ước lượng năm đó là 10.8 triệu ĐVN. Kinh tế B́nh Thuận phát triễn mau lẹ nhất các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ , trung b́nh hàng năm là gần 14 % ở thời gian 2000- 2007. Mức tăng trưởng Nông Lâm Ngư trung b́nh 7.4 % , công nghệ xây cất là 21.6 % và dịch vụ 15. 4%. Tuy nhiên năm 2008 , phát triễn B́nh Thuận cũng như cả nước chậm lại v́ khủng hỏang kinh tế thế giới, nhưng sau đó c̣n gặp nhiều trở ngại trong công cuộc phục hồi, không biết đă ḥan ṭan khắc phục chưa: như kiện tụng về vụ lập các khu công nghệ , biến đổi các sân gôn thành công viên du lịch( chẳng hạn sân gôn 18 lỗ do nhà tỉ phú Larry Hiblom nhóm Ṭan cầu DHL thiết lập năm 1993   rộng 62 ha và nâng cấp một khách sạn quốc doanh thành một nơi nghỉ mát 4 sao Novotel nhưng khi nhà tỉ phú chết tai nạn máy bay th́ bán lại cho nhiều nhà chung sức ngọai quốc khác , trước khi nhóm Rạng Đông mua lại theo gía 20 triệu đô la tháng 11 năm 2013, bỏ ra khỏang 3 ngàn tỉ ĐVN – 142. 8 tỉ đô la Mỹ xây cất một thị trấn đa phương có nhiều nhà lầu cao tầng, dinh thự, gia cư vựn tượt … đến nay dự án đổi thay vẫn chưa được phủ thủ tướng chánh phủ chấp thuận ? ), thiếp lập công nghệ chế biến aluminium các quặng khai thác ở Tây Nguyên, tranh tụng với hảng Mỹ khai thác titan( năm 2011, hảng luật Dardenne & Boyd kiện chánh phủ VN vi phạm thỏa hiệp song phương Hoa Kỳ – Việt Nam   cấp môn bài bất hợp pháp cho một hảng khai thác titanium, trên đất các Cồn Cát Trắng White Sand Dunes công ty South Fork đă cho thuê- leased ? ) , các thương hiệu “ nước mắm Phú Quốc” ( thường bị Thái Lan , Trung Quốc mượn danh ), thương hiệu “ thanh long ? xuất khẩu sang Nhật, các vấn đề môi trường khi công nghệ hóa, đô thị hóa v.v…

Xây dựng hạ tầng cơ sở cho phát triễn

   Điện

Đáng kể ra trước tiên là dự án thủy điện Hàm Thuận Đa Mi, trên thung lũng sông La Ngà, một nhánh lớn của sông Đồng Nai, và thuộc huyện Hàm Thuận Bắc ( Ma Lâm ), tỉnh B́nh Thuận   . Tưởng cũng nên biết là hảng Nippon Koei , sau đập Da Nhim và đập Ya Li , năm 1973- 74 trong khuôn khổ thủy nông – thủy lợi Bộ Nông Nghiệp miền Nam, đă phát hoạ sơ đồ chín đập trên Sông Đồng Nai ( và phụ lưu ) theo thác đổ – en cascade, nuớc đập trên dùng chạy nhà máy đập dưới. Hệ thống Hàm Thuận-Đa Mi là thành phần hệ thống Đồng Nai này. Hồ trữ đập thủy điện Hàm Thuận nằm trên hai tỉnh Lâm Đồng và B́nh Thuận, có diện tích mức nước mặt trung b́nh là 25.2km2 ( 2520 ha ). Và hồ nước   đập Hàm Thuận trữ tích cực chừng 523 triệu mét khối – cubic meters hay 424 000 mẩu bộ Anh vuông- acre feet ). Hồ trữ Đa Mi hàng ngày được điều ḥa ở phía dưới nhà máy Hàm Thuận. Hai nhà máy cách nhau 10km và cách TP Sài G̣n- Hồ Chí MinhVille khoảng 200 km. Nhà máy Hàm Thuận có 2 đơn vị, công xuất là 300 000 kw, khởi công xây dựng năm 1997 và họat động năm 2001. Nhà máy Đa Mi gồm 2 đơn vị , công xuất 175 000 kw. Cả hai đều trang bị kỷ thuật tân tiến, dù rằng cũng là lọai qui ước, nguồn gốc Nhật, Hoa Kỳ, Canada, Ư v.v.… Chi phí dự án là 70 145 triệu Đồng Yen ( Nhật ), trong đó là 19 623 triệu vay Ngân Hàng Hợp tác Quốc tế của Nhật.   Sau đây là đặc điểm chánh của Hàm Thuận :

Hồ trữ

Mực nước trung b́nh               + 605 ( trên mực nước biển – MSL )

Mức nước tù- dead water        + 575 MSL

Tổng dung tích trữ                       695 triệu m 3

Dung tích trữ thật sự                   523 triệu m3

Đập ( 1 đập chánh và 4 đập phụ )

Đập chánh

Lọai :   đắp đầy đá – rockfill, lơi trung tâm không thấm nước

Chiều cao                                      93.5 m

Bề cao đỉnh                                   +609 .5 MSL

Bề dài đỉnh                                     686 m

Đặc điểm chánh của Đa Mi là   lọai đập đắp đầy đá -rockfill trên sông Đa Mi, cao 72m ( 236 bộ Anh ) làm ra hồ Đa Mi, tổng dung tích là 141 triệu m3 ( 114 000 mẩu- bộ Anh ), nhà máy điện lọai qui ước công xuất thiết kế là 175 000 kw .

Ng̣ai ra B́nh Thuận c̣n đang xây cất thêm nhiều nhà máy thủy điện khác tỉ mhư nhà máy 33 000 kw ở huyện Bắc B́nh ( Chợ Lâu ) trên Sông Mao ? Tổng cọng   công xuất các dự án mới là 189 000 kw .

Tháng tư năm 2009 ,   bắt đầu giải tỏa đất đai và làm sạch 663 ha   Trung tâm Điện ở   xă Vĩnh Tân , huyện Tuy Phong ( Liên Hương ) xây dựng 3   nhà máy nhiệt điện- thermal power , tổng công xuất là 4 400 000 kw . Tháng 8 2010 , trung tâm khởi công xây cất nhà máy nhiệt điện   Vĩnh Tân 2 , có 2 tua bin tổng công xuất là 1 244 000 Kw , hy vọng sẽ họat động năm nay 2014 . Công ty Điện Lực Việt Nam – EVN   dự trù đầu tư làm đường dẫn điện cao thế 500kv từ Vĩnh Tân đến Sông Mây phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai. Tháng 5 năm 2010 , bộ Công nghệ và Thương măi chấp thuận   dự án nhà máy điện Sơn Mỹ ở công viên công nghệ Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân , có hai dự tính : nếu dùng khí dầu thiên nhiên lỏng – LNG   th́ dự án sẽ có 4 nhà máy phát điện, tổng công xuất là 3000 000 Kw , rộng 349 ha. Nếu dùng than đá nhập khẩu th́ sẽ có 3 nhà máy phát điện tổng công xuất là 3 600 000 Kw , chiếm diện tích 363 ha .

B́nh Thuận c̣n có   tiềm năng điện gió – wind power thổi trên diện tích 75 000 ha , công xuất tiềm năng tổng cọng là 5 030 000 Kw . Tỉnh nhà đặt mục tieêu   sản xuất 1500 000 Kw vào năm 2015 và 3000 000 Kw vào năm 2020   Hảng JS   ViêtNam Renewable Energy, năm 2009 ,   đả khởi sự xây cất nhà máy điện gió 120 000 kw ở huyện Tuy Phong   trong giai đọan đầu nhà máy này đă ḥan tất 5 tua bin chạy gió 201 500 Kw. Điện gió nhà máy đă nối kết vào mạng lưới điện quốc gia và là nhà máy điện gió lần đầu tiên làm như vậy ở nước nhà .

Giao thông , chuyên chở

Hải cảng

B́nh Thuận là một tỉnh kinh tế biển nổi tiếng phát triễn từ lâu đời , ngư trường rộng đến 52 000 km2, dự trử hải sản năm 2012 lên đến 220 – 240 000 tấn . Năm 2012, số ngư tàu đánh bắt trên 8034 , luôn luôn cải tiến, nuôi sống 651 166 người, nghĩa là gần đến phân nữa tổng dân số tỉnh.   Thế cho nên không có ǵ đáng ngạc nhiên khi tỉnh nhà cố gắng phát triễn tiễn các cảng biển và các thị trấn biển. Tuy nhiên hiện nay   B́nh Thuận vẫn chưa   có một hải cảng lớn. Tỉnh chỉ có những hải cảng   đặc thù như Vĩnh Tân và Kê Gà. Trong qui họach Hệ thống phát triễn Hải cảng Việt Nam cho đến năm 2020   và viễn cảnh đến 2030, các cảng Vĩnh Tân phía Bắc tỉnh( gần Cà Ná – Phan Rang ) và Kê Gà phía Nam tỉnh ( không xa mấy suối nước nóng B́nh Châu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ) sẽ được mạnh dạn đầu tư,   mở rộng thêm cơ hội   phảt triễn kinh tế biển tỉnh nhà. Hải cảng Vĩnh Tân, như đă nói trên sẽ   là cảng chuyên môn sản xuất điện, với trọng tải hang hóa mỗi năm là 6- 7 triệu tấn , tăng đến 18- 25 triệu tấn năm 2020. Kê Gà là hải cảng chuyên môn lọai II gồm 3 ga cuối – terminals; Ga Cuối Bắc sẽ là một xưởng aluminium, trọng tải 5-6 triệu tấn năm 2015 , dự trù tăng đến 12-15 triệu tấn năm 2020 ;   Ga Kê Gà Nam trọng tải năm 2015 là 1.5 – 2 triệu tấn và 3.5 – 4 triệu tấn mỗi năm vào năm 2020 ; Cảng Phú Qúy , một cảng vệ tinh, sẽ có trọng tải 0.15 – 0.2 0 triệu tấn năm 2015 và 0.3- 0.5 triệu tấn năm 2020   …

 

Phi trường Mũi Né , giữa trung tâm tỉnh nhà ?

Hiện nay B́nh Thuận chưa có phi trường dân sự – thương măi. Phi trường dân sự gần tỉnh nhất là Liên Khương gần Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Theo báo Tuổi Trẻ, tháng 5 năm 2013 chức quyền B́nh Thuận và hai bộ Quốc Pḥng và Chuyễn Vận   giải tỏa một nghiên cứu thiết lập một phi trường ở xă Thiện Nghiệp, gần bải biển Mũi Né, sử dụng vừa cho dân sự, vừa cho quân sự . Phi trường mới không nằm vào vị trí của phi trường quân sự tại xă Tiến Thành , thị xă Phan Thiết, v́ theo chủ tịch Hội Đồng nhân dân tỉnh , nới rộng phi trường quân sự hiện hửu sẽ gây ra nhiều khó khăn môi sinh cho thị xă. Phi trường mới sẽ chiếm 500 ha đất đai tỉnh đă qui họach sử dụng cho đến năm 2020. Tổn phí trên 5.6 ngàn tỉ ĐVN ( 265 triệu đô la Mỹ )   và sẽ không ảnh hưởng tới đầu tư   của phi trường quốc tế Long Thành ở phía Nam tỉnh Đồng Nai , v́ tư bản dùng cho hai phi trường không cùng một nguồn gốc. Phi trường Mũi Né dự trù cho các máy bay nhỏ kiểu Fokker 70’s và ATR72 , và cũng có một nơi dành cho các trực thăng lên xuống nữa, sẽ cung cấp dịch vụ cho 500 000 lượt hành khách một năm, sẽ tăng đến 1 triệu hành khách năm 2030 và sẽ đủ trang bị – tiện nghi cho các máy bay cở trung b́nh như A320s, A321s, và B319s . Phi trường dụ liệu sẽ khai trương năm 2017 . Dự án đă đệ tŕnh Chánh phủ Trung Ương xin chấp thuận .

Đường bộ và đường xe lữa

Quốc lộ 1A   chạy ngang qua tỉnh, nối 6 huyện trong số 10 huyện của tỉnh với phần c̣n lại đất nước. Hai quốc lộ khác: quốc lộ 28 từ thị xă Phan Thiết đển Gia Bắc – Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng và   Gia Nghĩa, Dak Mil …tỉnh Đắc Nông và   quốc lộ 55 từ giữa đường quốc lộ 1A đọan Phan Thiết, Hàm Thuận Nam- Xuân Lộc , Gia Rai( tỉnh Đồng Nai )     rẽ xuống phía Nam đến Hàm Tân, La Gi đi Xuyên Mộc( tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hay ngược Bắc ( ? ) đi Suối Kiết , Tánh Linh , nối với quốc lộ 20 đi   Đa Ḥai (   (Ma Dang Gui) lên Bảo Lộc ( lâm Đồng ). Ga Mường Mán là ga lớn nhất ở B́nh Thuận của đường xe lữa Nam Bắc, nhưng B́nh Thuận c̣n 4 – 5 ga nhỏ hơn là ga Phan Thiết, ga Sông Mao (? ) , ga Hàm Thuận Bắc, ga Sông Phan và ga sông Dinh ( ?) .

Phát triễn du lịch B́nh Thuận

B́nh Thuận là một tỉnh duyên hải, khí hậu ấm áp, nắng chan ḥa quanh năm, nhiều bải biển sạch và đẹp, nhiều cảnh quan thiên nhiên mộng mơ, đường đi đến thuận tiện; cho nên phát triễn du lịch là lẽ đương nhiên. Tỉ như du lịch thể thao, du lịch nghĩ mát biển, đua thuyền, câu cá, đánh gôn, dưỡng bệnh v.v. Ng̣ai ra, B́nh Thuận c̣n là nơi du lịch nhân văn lịch sử , văn hóa, cùng nhiều hút dẫn như Chùa ( Trường ? ) Dục Thanh ( giữa ga Mường Mán – Phan Thiết ), dinh thự kiệt tác Thim , Mũi Diên, ga Cà Nong, núi Tà Cú ( bên cạnh Hàm Thuận Nam),   các hồ Hàm Thuận – Đa Mi, tháp chàm Po Sah Inu ( giữa đường Phan Thiết – Mũi Né ), chùa Hang v.v…

Năm 2001, theo thống kê , B́nh Thuận chỉ mới có 8 doanh nhiệp du lịch , 1 quốc doanh và 7 tư doanh, nuôi sống chừng 13 000 người. Cuối năm 2007, đă có 131 cơ sở cư trú chứa trên 4 575 pḥng , trong số này 3157 pḥng từ 1 đến 4 sao , 8 khách sạn 4 sao chứa 749 pḥng và 10 khách sạn 3 sao chứa 675 pḥng. Năm 2007,   B́nh Thuận đă đón mời 1 .8 triệu du khách, 10 % là ngọai quốc. Tuy rằng lúc đó, c̣n thiếu cảng biển và phi trương dân sự, đáng kể ra là du khách Nga đến tham quan B́nh Thuận đă tăng thêm nhiều từ năm 2006.   Từ năm 2012 , 20     hảng họat động du lịch Nga đă đến Phan Thiết. Từ đầu năm 2013 đến gần cuối tháng 9 năm 2014, đă có 190 000 du khách Nga đến Việt Nam . Năm 2013 , 35% du khách đến B́nh Thuận là người Nga và họ ở lâu hơn 7 ngày , có phần lâu hơn các du khách nước khác.   Mùa nghĩ cho du khách Nga là từ tháng 9 đến đầu tháng 3, lúc mùa đông Âu Châu lạnh lẽo khắc nghiệt và nắng ấm áp ở Mũi Né. Đặc biệt khu nghĩ mát cao sang, xa xĩ Phan Thiết- Mũi Né, rất phổ thông, thích thú cho dân Nga.

Lợi tức ngành du lịch là 1 060 tỉ ĐVN, cao hơn dự tính 6 %, tăng 32 % so với năm 2006. Cuối năm 2012 , B́nh Thuận lợi dụng ưu điểm vị trí khai thác biển Duyên hải miền Trung phát triễn thêm Du lịch Biển phối hợp với thể thao, thám hiểm các đảo và du lịch “ tinh thần” ( ít khi nói đến là chủ tịch miền Bắc Hồ Chí Minh có lúc dạy học ở thị xă Phan Thiết và tổng thống Đệ nhất Cọng Ḥa Miền Nam Ngô Đ́nh Diệm, trước khi về làm Thượng thư Bộ Lại triều đ́nh Huế ( tương đương thủ tuớng ), đă làm tuần vũ B́nh Thuận- Phan Thiết ). Phối hợp du lịch với tham quan các thắng cảnh thị xă tỉnh lỵ Phan Thiết – Phú Quư , Chùa Cổ Thạch – Cù lao Cau , Biển Tam Tân- Ḥn Bà   và Mũi Kê Gà . Cố đưa B́nh Thuận trở thành một cứ điểm lớn du lịch “ kim cỗ giao duyên” cho ṭan quốc và cho Đông Nam Á , đón mời thêm khách du lịch Nga và Bắc Đông Âu như đă sử dụng kỷ thuật tân tiến quốc pḥng của họ như vào thời Nga Ḥang năm 1905 ( cân bằng ảnh hưởng Nga – Tàu ), cố đạt mức tăng trưởng dự liêu là 22- 25% các năm 2011- 2015 một năm và 15- 18% một năm vào các năm 2016- 2020 .   Đến năm 2020 , cụm đô thị bờ biển Phan Thiết – Mũi Né sẽ được nối liền với vùng du lịch Phan Thiết –Mũi Né   và công viên công nghệ Phan Thiết. Công viên này gồm có thị xă Phan Thiết, vùng đô thị Long Sơn – Suối Nước , Ngă Hai – Hàm my, Tân Thạnh. Cụm đô thị bờ biển phía Nam tỉnh nhà sẽ được thiết lập và phát triễn nối kết với du lịch bờ biển, công viên công nghệ Sơn Mỹ sẽ gồm thị trấn La Gi , và vùng đô thị mới Sơn Mỹ. Nhắm trực tiếp vào ngành du lịch, xem như đây là một đột khởi phát triễn vững bền quan trọng . Năm 2020 , B́nh Thuận sẽ thiết lập thêm nhiều không gian du lịch mới : nới rộng các cụm du lịch Phan Thiết Mũi Né , Cà Ná – Cù Lao Cau- B́nh Thạch ( huyện Tuy Phong), Ḥa Thạnh – Thuận Quư, Ḥn Lao – Kê Gà, Tà Cú – Búng Thi ? ( huyện Hàm Thuận Nam ) và La Gi – Hàm Tân. Cảng Ḥn Rơm ( ng̣ai khơi Mũi Né) sẽ dành cho du lịch đường biển Bắc Nam.

Phát triễn công nghệ        

       Công nghệ B́nh Thuận thịnh vượng các năm đầu thế kỷ thứ 21 , trung b́nh tỉ xuất tăng trưởng là 21.6 % mỗi năm ,cho đến năm 2007.   Nay công nghệ B́nh Thuận đang phải đối diện khó khăn việc xử lư đất đai , điền địa. Cấp môn bài cho các công viên công nghệ chồng lấn cùng các dự trữ và phát triễn titanium mà thành quả là làm chậm trễ xây dựng ngành này.   Công nghệ quốc doanh đă giảm sút từ năm 2000 đến năm 2007. Lảnh vự tư nay là xuất chánh công nghệ, và ngay các đầu tư trực tiếp ngọai quốc cũng vượt qua hẳn công nghệ quốc doanh.   .Dù rằng các năm 2000- 2007, công nghệ có tăng trưởng ngọan mục đi nữa, trong thời gian này công nghệ cũng chỉ tạo ra 17 200 công ăn việc làm mới ở tỉnh nhà; trong khi lảnh vực dịch vụ tăng trưởng chậm hơn lại tạo ra đến 44 100 công ăn việc làm, và nông lâm ngư tạo ra nhiều hơn đến 57 000 công ăn việc làm. Lẽ dĩ nhiên , công nghệ biển vănlà công nghệ chánh cho B́ong Thuận . Tỉnh nhà năm 2012 đă có 30 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản và 40 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hải sản. Trị giá xuất khẩu hải sản B́nh Thuận, năm 2011 đă hơn 85.5 triệu đô la Mỹ. nhưng phải dè dặt và kỷ lưỡng hơn trong công nghệ đóng tàu , tránh trường hợp phải rút lại môn bài năm 2012   giấy phép cho Công ty Hamico B́nh thuận Mineral JSC, đăng kư làm Phức tạp Công nghệ Đóng tàu – shipbuilding Induzstrial Complex Ba Đằng diện tích 50 ha , v́ dầu tư và xây cất chậm ŕ. Cũng như tháng 8 năm 2012 , B́nh Thuận cũng đă phải yêu cầu Bộ Cong Nghệ và Thương măi Việt Nam   hủy bỏ 13 phức tạp công nghệ , tổng diện tích lên đến trên 430 ha dự liệu ở dự án chủ tŕ cho năm 2015. Năm 2001 , B́nh Thuận làm đồ án   phát triễn hơn 40 phức tạp công nghệ, tổng diện tích 1 628ha , nhưng đến cuối năm 2012 chỉ có 12 phức tạp họat động . Các phức tạp này đă hút dẫn 220 dự án , tổng số tư bản đăngkư là 513 tỉ ĐVN ( 24.4 triệu đô la ), đem lại 3520 công ăn c việc làm cho dân địa phượng   28 phức tạp đă đượctỉnh chấp thuận cho phát triễn đầu tư , nhưng xất cất chậm trễ và vài nhà đầu tư đă phá sản. Theo dự án nguyên thủy,   huyện Đức Linh phải xây cất 6 phức tạp, tổng diện tÍch   là 260 ha, nhưng 10 năm sau , năm 2012 , các phức tạp này lại bao phủ hàng trăm ḷ gạch kỷ thuật thấp. Theo tỉnh, t́nh trạng này do sự kiện là dự án chủ tŕ không định nghĩa rỏ ràng các yêu cầu thực tiễn cho các doanh vụ địa phương, có nghĩa là không khả thi được. Năm 2012 , tỉnh cũng cho biết là xây cất chậm chạp ở vài nơi then chốt như cảng Kê Gà hay trên các phức tạp xa lộ Dầu Giây – Phan Thiết, hạ tầng cơ sở chuyễn vận , nguồn nước cung cấp giới hạn và các hệ thống chửa trị nước phế thải yếu kém, đă cản trở đầu tư

Các công nghệ chế biến để xuất khẩu sử dụng nguyên liệu địa phưong có khuynh hướng tăng trưởng mau lẹ . Vài sản phẩm tăng trưởng mạnh như chế biến hải sản đă nói trên, đồ may mặc, vật liệu xây dựng , nước khóang như nước suối Vĩnh Hảo ( giữa đường Cà Ná – Tuy Phong , khai thác từ thời Đệ Nhất Cọng Ḥa ) và cát khoáng v.v…

Đáng kể nhất là công nghệ chế biến aluminium và công nghệ chế bíế titanium .

Những khó khăn môi sinh, khai thác bauxite hầu như bị Trung Quốc chủ tŕ ở Lâm Đồng và Đắc Nông , chưa có đường xá để khai thác bauxite ở các tỉnh Cam Bốt bên kia Đắc Nông- Đắc Lắc – B́nh Phước, chưa có thũy điện Stung Treng hay Sesan Lào – Việt đủ để tinh luyện bau xit như ở Bắc đảo- Icelands Âu Châu đă được bàn ttán nhiều nên không đề cập thêm ở đây nữa .   Chỉ nên biết là ngày 30 tháng 11 nam 2012 , Vinacomin, tổ hợp Viêt Nam khai thác các mỏ kimlọai đă thiết lập (? ) nhà máy tinh luyện- refine 600 000 tấn(? ) quặng bauxite của nhà máy Tân Rai- Lâm Đồng thiếu điện để tinh luyện bauxit.   H́nh như cuối năm 2012 đă sản xuất 300 000 tấn , hảng nhật Marubeni xuất khẩu 150 000 tấn sang Nhật và đang điều đ́nh bán cho Trung Quốc, Mă Lai Á và Trung Đông ( ? )

Công nghệ thứ Hai là chế biến titanium và một số kim lọai khác. Viêt am có trử lượng chừng 4 % trử lượng titanium ṭan cầu. Ước lượng khỏang 540 triệu tấn ( con số của Bộ Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường lớn hơn,   đến   599 triệu tấn ), bao gồm các tỉnh Ninh Thuận, B́nh Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu . Chồng lấn với các mỏ titanium ở các tỉnh này là những vị trí du lịch Vũng Tàu, Hồ Tràm, B́nh Châu, La Gi, Kê Gà , Phan Thiết, Mũi Né , Cà Ná và Phan Rang . Cục Địa chất gợi ư chỉ nên khai thác và chế biến chừng 150 triệu tấn quặng titanium, dành lại hơn 300 triệu tấn làm dự trữ quốc gia cho những thế hệ sau. Năm 2012,   vẽ ra hai dự án phát triễn 2 vùng công nghệ chuyên trách chế biến sâu đậm   ti tanium và các kim lọai khác xuất khẩu và cung cấp cho các công nghệ địa phương.   Công viên Công nghệ Sông B́nh, diện tích 250 ha ở huyện Bắc B́nh( Chợ Lâu ) gần Phan Rí cửa, sẽ đặc thù chế biến sâu đậm titanium , zircon, ilmenite và rutin.   Trong khi Vùng Công Nghệ Thắng Hải ( Tháng Hai? ) diện tích 40 ha ở huyện Hàm Tân sẽ cung cấp nguyên liệu cho Công viên công nghệ Sông B́nh . Năm 2012, đă có 17 dự án chế biến titanium chờ đợi gia nhập công viên công nghệ Sông B́nh, miền Bắc B́nhThuận. Các dự án vĩ mô đại trà là hảng Nga -Russian GeoPromining Ltd , trị giá 350 triệu đô la Mỹ , hảng B́nh Minh Import Export Pro duction and Trade Co. trị gía 650 triệu đô la, hảng Hanoi Technology Co. trị giá 130 triệu , hảng Him Lam Mining Co. trị giá 130 triệu và hảng Hamico Mineral Group.   Một vùng diện tích 1500 ha – 150 km2 ở huyện Bắc B́nh , phía Bắc B́nh Thuận chứa dự trữ   ước lượng 141 triệu tấn. Đây có thể là vùng khai thác mỏ ti tanium lớn nhất nước. Trước đây, có 18 mỏ khai thác titanium rải rác   dọc theo bờ biển Nam B́nh Thuận, đa số làm tai hại cho môi trường dân sinh. Cho nên tỉnh B́nh Thuận đă giải tán hay ngưng các dự án này. Thay thế, đưa chúng vào vùng công nghệ Thắng Hải, tập trung khai thác và chế biến. Chánh quyền B́nh Thuận đến năm 2013, vẫn chưa cấp môn bài cho các dự án mới , chờ ḥan tất dự án lập vùng, và chấp thuận của chánh quyền trung ương. Nhưng hy vọng sẽ bắt đầu khai thác vào các năm 2015 – 2017 ?

Chưa có thể bỏ lững nông nghiệp ( nông, lâm , ngư )              

Nông nghiệp có mức tăng trưởng chậm nhất ở B́nh Thuận , các năm 2000 -2007 l chỈ là 7.4 % , một phần ba mức tăng trưởng công nghệ và phân nữa mức dịch vụ . Tuy nhiên vào thời gian này, nông nghiệp lại tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất, 57 600   cao hơn hẳn dịch vụ chỉ tạo 44 100 công ăn việc làm mới .

Diện tích lúa cả năm tăng từ 65 300 ha năm 1995 đến 93 100 ha năm 2000 , nhưng sau đó không tăng thêm bao nhiêu cả, đạt 96 400 ha năm 2007. Diện tích lúa vụ Đông Xuân tăng gấp 4 lần từ 5 300 ha đến   1400 ha năm 2000; vụ Hè Thu chỉ tăng đôi chút, từ 19 400 ha năm 1995 đến 30 000 ha năm 2000 ; c̣n vụ Mùa th́ không mấy thay đổi ở mức   40 – 43 000 ha. Trung b́nh 1/3 diện tích đất nông nghiệp trồng lúa, nhiều nhất ở Hàm thuận Nam, tỉ lệ nhỏ hơn nhiều tỉnh khác . Sản lượng lúa cả năm cũng đă gia tăng nhiều, từ 321 000 tấn lúa năm 2000 lên đến 434 600 tấn năm 2007 . Nhưng như vậy cũng chỉ là 400 kg lúa mỗi đầu người , chưa đến mức an ṭan thực phẩm ước lượng là 500 kg. Năng xuất ruộng nước B́nh Thuận c̣n có thể tăng gia thêm nhiều, nhất là hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, chiếu theo các kỷ thuật tiên tiến trồng lúa hiện hửu.

Những năm gần đây, B́nh Thuận đă tăng gia nhiều lọai cây trồng đa niên như hột điều , đào lộn hột – cashew nut diện tích năm 2007 là 30 971 ha ở Đức Linh, Tánh Linh , Hàm Tân , La Gi,   cao su 20 538 ha ở Đức Linh, tiêu 2091 ha, cũng ở Đức Linh. Đáng nêu lên là các tộc dân thiểu số Cờ Ho ( kà hor ) , Chu Ru và Raglai ( ? ) Tánh Linh , Đức Linh nay đă biết lập vườn trồng đào lộn hột cải thiện dời sống, ng̣ai việc trồng lúa nước ( ? ). Tuy nhiên cần duyệt lại   xem có nên thay trồng bông vải diện tích chiếm 1900 ha năm 2007 ở Bắc B́nh, mở rộng trồng dưa hấu lấy hột ở các đất đỏ song song các giống dưa, bầu bí …. cho hột khác, có thể luôn cả hột hướng dương chịu khô hạn đất nhiều cát, cố cải thiện thêm ngành trồng nho ăn tươi ở Tuy Phong cho kịp Ninh Thuận và nhất là chú trọng hơn nữa ngành trồng thanh long xuất khẩu , B́nh Thuận lấy giống Nam Mỹ trồng sớm nhất đất nước, áp dụng kỷ thuật chong đèn kéo dài ngày- cắt ngắn đêm, v́ lẽ các giống thanh long này cần ngày dài mới đâm nhiều hoa cho trái to ; mức sản xuất thanh long B́nh Thuận hàng năm nay đă trên 140 000 tấn …   Ngành lâm đóng góp rất ít vào kinh tế tỉnh nhà và mức tăng trưởng rất thấp từ năm 2000 đến 2007 . Trồng lại rừng có cơ gia tăng hơn là khai thác gỗ củi , nhất là các lọai rừng chống cát bay hay thay thế rừng bằng các vườn cây lâu năm tán rộng hơn che phủ đồi núi ( cao su , hột điều ,tiêu và ngay cả cà phê , ca cao .. hay cây trái khác thích hợp hơn cho khí hậu tương đối khô hạn tỉnh nhà ( nay lại có thể tưới tiêu thêm nhờ cải thiện hệ thống đê điều kinh -mương , tưới nước từ các hồ thiên nhiên hay nhân tạo dự trữ nước thủy điện ) theo các h́nh thức tiết kiệm nước nay nước nhà đă phổ biến nhiều như tưới mưa phùn- sprinklers , tưới nhỏ giọt – drip irrigation v.v…

Ngư sản B́nh Thuận đă nói nhiều ở phần kinh tế biển, có lẽ chỉ cần thêm là , ng̣ai cá cơm – Anchoviella sp. làm nước mắm Phan Thiết, thịt lát cá mập và các bộ phận xuất khẩu sang vài nước Âu Châu làm bíp tết thay thịt ḅ, cá nục – Decapterus sp.   những ḷai họ cá khế- Carangidae, cá mối họ Synodidae quanh các đảo , cù lao , biển B́nh Thuận c̣n chứa nhiều lại hải sản quư, hiếm , cao phẩm, thịt ngon như các lọai tôm biển đặc biệt là tôm sú khổng lồ, ṣ huyết   bướm – butterfly arca, andara ( ? ) tuy có phần ít hơn ở đầm Ô Loan –Phú Yên , ṣ điệp lông – hairy arca, andara ( ?) , sản lượng c̣n lớn hơn điệp nhật nguyệt -Amussium japonica ? v.v…   Các vùng biển, bờ sông nên phát triễn mạnh hơn về   nuôi tôm bán thâm canh , hiện B́nh Thuận chỉ mới đạt 1000 ha. Vùng biển quanh bờ và quanh các đảo phải phát triễn mạnh hơn nữa nuôi cá biển trong lồng các hải sản đặc thù như cá mú – grouper, vài lọai cá ngừ, tôm hùm

 

Nguồn: SaigontimesUSA

Post ngày: 12/08/18 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18