Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

 Về Một Lời Ru Chia Ba

Người b́nh dân Việt Nam, trong lời ǎn tiếng nói dân gian và những khúc hát ru của ḿnh, đă truyền miệng ngàn đời hàng hàng châu ngọc, nhưng không ít lời phân định là ca dao hay tục ngữ hoặc những "lời ru chia ba" - hài hoà cả ba thể loại trên.

Hai cặp lục bát dưới đây đă thấm vào ḷng chúng tôi từ thuở c̣n nằm nôi, chính là một trong những lời ru - ca dao - tục ngữ cài đan, lồng ghép, tạo nên sự đa thanh, đa nghĩa, biểu cảm lạ lùng.

"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đ̣ dọc quan cấm, đ̣ ngang không chèo
Muốn sang th́ bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ th́ yêu lấy thầy"

Hai câu trên rơ ra lời ru con - lời ca dao yêu thương, ngậm ngùi, kể lể. Mẹ bồng con đi dọc bờ sông vắng. Muốn sang sông nhưng: "Đ̣ Dọc quan cấm, đ̣ ngang không chèo". Mẹ than cùng con, mẹ than đời mẹ. Giọng giăi bày, nghẹn ngào, ấm ức.

Hai câu dưới, hiển nhiên là tục ngữ nối theo, kết tinh bao trải nghiệm đắng cay suốt cuộc đời nổi nênh của mẹ. Có người hiểu câu 3: muốn sang trọng th́ bắc cầu đẹp (lộng lẫy). Một số ư kiến khác: muốn sang (qua) sông th́ phải bắc (làm) cầu để qua. Đặt trong vǎn mạch cả 4 câu. Chúng tôi nghiêng về cách kiểu thứ 2. Từ "sang" (động từ ) ở câu này đồng nghĩa cùng loại với từ "sang" trong câu đầu. Bởi mơ ước suốt đời của rmẹ là đứa con được sang bờ bên kia, vượt thoát ḍng sông mênh mông đói nghèo, dốt nát.

So với nhiều câu tục ngữ nói về thầy (không thầy đố mày làm nên, một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy, cơm cha, áo mẹ công thầy..v..v..) hai câu này mượt mà duyên dáng hơn. Trong h́nh thức lục bát, nối tiếp tự nhiên từ hai câu ca dao giàu âm thanh (bồng bồng), h́nh ảnh (mẹ bế con đ̣ dọc, đ̣ ngang, cầu kiều...), tuy là lời ru lúc ẵm con mà chở nặng lời mẹ dạy con từ sớm, từ xa, người ta có thể truyền trao kinh nghiệm sống, ứng xử, nhưng để có học thức, có vǎn hoá, (hay chữ) nhất định không thể thiếu được vai tṛ của ông thầy.

Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con ḿnh, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu.

Vậy, chỉ c̣n cách "bắc cầu mà nối", v́ "dốt phải đi t́m thầy"! Không nên hiểu "sang" ở đây là "giàu sang" th́ bắc "cầu kiều" (đẹp). Đây cũng chẳng phải là chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp ("cầu" - "kiều" chữ Hán). "Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ c̣n có nghĩa là "cao") để cho đ̣ dọc, đ̣ ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng.

Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học, "Không thầy đố mày làm nên", thậm chí "dốt nát đến đâu, học lâu cũng biết". đây từ "thầy" chỉ có nghĩa người dạy học (thầy đồ, thầy giáo) - tấm gương mẫu mực. sáng ngời về đạo đức, học thức. Muốn thành người, muốn chữ tốt vǎn hay ắt phải t́m đến với thầy. ở xứ sông nước này, bắc cầu cũng cần như cần như cần ǎn, học, làm lụng (chính nhà giáo - nhà thơ hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đă bắc hai chiếc cầu Nghênh Phong và Trường Xuân khi lui về ở ẩn). Thế kỷ này con cháu bắc cầu qua sông Hồng, sông Mă, sông Gianh, sông Hương rồi sẽ qua sông Tiền, sông Hậu. Muốn sang sông phải biết bắc cầu. Muốn học hành thành đạt, phải yêu quí sự uyên bác và ḷng yêu trẻ của thầy. Cái lư tự nhiên giản đơn là vậy.

Cả hai câu đều kết cấu theo kiểu quan hệ điều kiện - giải thiết: Muốn A th́ B. Nhưng kết luận sau thiên về giá trị tinh thần (yêu thầy). Từ "lấy" trong "lấy thầy" không bao giờ hàm ư "lấy làm chồng", mà chỉ biểu thị hướng của hành động nhằm mang lại kết quả thiết thực. Tất nhiên không phải là lấy được, lấy lệ. Giáo sư Nguyễn Thạch Giang cho biết có bản ghi là phải yêu ḷng thầy. Chúng tôi nghĩ là có lư, đỡ gây hiểu lầm, nghĩa là yêu quư tấm ḷng cao cả của thầy bằng cả tấm ḷng. Xin chớ hiểu là lấy ḷng, cho vừa ḷng thầy, nịnh thầy.

Từ ư câu tục ngữ, chúng tôi nghĩ về "Tam giác sư phạm" Thầy - tṛ (con trẻ) - kiến thức (chữ); rộng hơn là mô h́nh liên kết giáo dục: gia đ́nh - nhà trường, xă hội. người b́nh dân xưa đă hiểu sâu vai tṛ truyền bá đạo lư, trí thức, lễ và vǎn của các nhà giáo, đồng thời cũng biết thắt chặt mối liên hệ giữa các thành phần giáo dục.

Bốn câu mẹ ru con hay tự nói với ḿnh? Mẹ nói với ta: người thấy rất xứng đáng được kính yêu v́ là người chỉ đường, dẫn lối, giáo dục, giáo dưỡng ḿnh hiểu biết, lao động, biết sống đẹp theo lẽ phải của cộng đồng, biết tự khẳng định. C̣n măi lời ru, lời biết ơn tất cả những ai hết ḷng v́ sự nghiệp đào tạo, giáo dục! C̣n có giáo dục th́ c̣n có thông minh, vǎn hoá, phát triển! C̣n măi trong ta, dẫu học đă thành, danh lập, vẫn nhớ về lời ru - giao thoa, hài hoà tục ngữ, ca dao.

Trần Hồng Quang - Vǎn Đường

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18