|
Ca Dao, Dân
Ca, Kinh Xáng, Cửu Long
Nguyễn Văn Ba
Đồng bằng sông Cửu Long, phần đất cuối cùng của tổ quốc,
chặng đường chót của cuộc Nam Tiến mở rộng cơi bờ, nơi
có điều kiện khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, thường
được nhắc đến như là kho lương thực của cả nước. Lúa
vàng nặng trĩu trên đồng ruộng, cá tôm dẫy đầy trên sông
rạch... Ngoài cá lớn, tôm to c̣n có lươn dài, ếch bự,
rùa vàng... Đời sống vật chất phong phú, sung túc.
Nhưng khi nói chuyện văn chương, thi phú, phần đất phía
cực nam này ít được nói đến so với những vùng phía bắc.
Sự việc tương đối dễ hiểu. Lịch sử văn minh Việt Nam ở
đồng bằng sông Cửu Long chỉ được trên dưới bốn thế kỷ,
nên đóng góp của cư dân vùng nầy vào kho tàng văn chương
phải giới hạn, khiêm tốn nếu đem so sánh với chiều dài
văn hiến bốn ngàn năm chung của cả dân tộc. Sự giới hạn,
khiêm tốn của văn chương truyền khẩu ở khu vực đồng bằng
sông Cửu Long một phần c̣n do việc ghi chép chưa đầy đủ,
hệ thống hóa chưa hoàn hảo nên chưa được phổ biến sâu
rộng trong dân gian. Dù vậy, ngoài tính chất thừa kế và
phát huy, những ǵ c̣n tồn tại đến ngày nay đă cho thấy
nhiều điều mới lạ, thể hiện tính chất đặc thù của môi
sinh cùng với đời sống dân cư trong vùng.
Ca dao,dân ca vùng đồng bằng sông Cửu Long, một cách
tổng quát, là đề tài khá rộng lớn, bao hàm nhiều lănh
vực khác nhau. Bài này được giới hạn trong phạm vi hai
yếu tố thiên nhiên quan trọng đă là môi trường xúc tác
cho việc sáng tác: đất và nước. Đất ở đây là nơi có
ruộng, vườn, rừng tràm, rừng đước. C̣n nước là sông cái,
sông con, ao hồ, kinh rạch... Như vậy vẫn c̣n khá rộng.
Xin giới hạn thêm, trong một trường hợp cụ thể, rơ ràng:
Chỉ ghi lại một số ca dao, dân ca cận đại liên quan tới
môi trường sông nước, không do thiên nhiên tạo ra mà do
con người. Đó là những kinh rạch nhân tạo, đầu tiên được
đào bằng tay chân, về sau đào bằng máy và gọi là kinh
xáng.
Những kinh đào tay dùng toàn sức người và dụng cụ thô sơ
như xuổng, len, cuốc... Công việc vất vả, mất nhiều thời
giờ lại tùy thuộc thời tiết. Kinh loại nầy thường ngắn
như kinh Thủ Thừa nối liền hai nhánh sông Vàm Cỏ Đông
Tây, dài 9 cây số do ông Mai Văn Thừa xuất tiền mộ phu.
Kinh Ba Thê, c̣n gọi là Kinh Núi Sập (Thoại Sơn) hay
Thoại Hà, do Nguyễn Văn Thoại đốc suất, rộng khoảng 30
m, dài 32 km, nối liền một số thủy đạo giữa hai tỉnh
Long Xuyên Rạch Giá, đào mất một tháng (năm 1818), sử
dụng 1500 dân làm xâu. Kinh Vĩnh Tế (Vĩnh Tế Hà) qui mô
và quan trọng nhất, do Tổng Trấn Gia Định Lê Văn Duyệt
đề nghị với triều đ́nh Huế, cũng được Trấn Thủ Vĩnh
Thành Nguyễn Văn Thoại trực tiếp đôn đốc. Kinh rộng 20
m, dài 72 km, dọc theo biên giới Cao Miên từ sông Hậu
đến cửa Giang Thành Hà Tiên, sử dụng hơn 80 ngàn dân làm
xấu, ṛng ră 5 năm, từ tháng chạp năm 1819 đến tháng 5
năm 1824. Việc đào kinh Vĩnh Tế đă làm hàng trăm dân phu
thiệt mạng do nặng nhọc, nền đá cứng, sơn lam chướng khí,
thời tiết khắc nghiệt, muỗi, vắt, ác thú... cùng với số
người bỏ trốn, chết trong rừng hay vô bụng cá mập Vàm
Nao.
Về sự lao khổ của dân phu đào kinh, có thể dẫn chứng
bằng đoạn vè sau đây:
... Chia ba người một thước
Đào sâu xuống nước
Hai thước sáu ba
Bề ngang đào qua
Là sáu thước chẵn
Việc mần mệt nặng
Kẻ cuốc người rinh
Chừa hai bên kinh
Đắp hai đường lộ
Việc mần cực khổ
Mệt đổ hết hơi
Không dám nghỉ ngơi
Cực đà quá cực
Phần thời nắng nực
Lại không nước uống...
Dù gian lao, khó nhọc, hao tồn sanh linh, nhưng việc
hoàn thành kinh Vĩnh Tế quả có đem lại nhiều lợi ích
thiết thực và lâu dài về quốc pḥng (án ngữ biên giới),
canh nông (dẫn nước phèn ra vịnh Thái Lan, nước ngọt từ
sông Hậu vô ruộng), mua bán, giao thông... Dân chúng tự
hào về kinh Vĩnh Tế qua câu tục ngữ:
Mắm Châu Đốc, dốc Nam Vang,
Ḅ Châu Giang, kinh Vĩnh Tế.
Trai gái dùng con kinh làm đề tài đối đáp. Gái ḥ:
Ḥ ơ ơ... Đường từ Châu Đốc Hà Tiên
Đường nào chạy thẳng nối liền hai nơi
Đất nào lắm dốc nhiều đồi
Đèn nào cao nhứt người người đều nghe
Sông nào tấp nập thuyền bè
Hồ nào với biển cặp kè bên nhau
Trai nào nổi tiếng anh hào
Anh mà đối đặng má đào em xin trao ơ...
Trai đáp:
Ḥ ơ ơ... Em ơi!
Đường từ Châu Đốc Hà Tiên
Có kinh Vĩnh Tế nối liền hai nơi
Đất Nam Vang lắm dốc nhiều đồi
Đèn cao Châu Đốc mọi người đều nghe
Sông Cửu Long tấp nập thuyền bè
Biển Hồ hai chữ cặp kè bên nhau
Trai Việt Nam nổi tiếng anh hào
Anh đà đối đặng, vậy mà đào em trao đây ơ...
Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu 20, một hệ thống kinh rạch đă
h́nh thành khắp nơi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng
phương tiện cơ giới gọi là xáng. Thời đó kỹ thuật móc
đất c̣n thô sơ, chưa có xáng thổi, chỉ có xáng cạp. Xáng
cạp gồm hai miếng sắt rất nặng h́nh cong như hai cái
muỗng, đưa lên cao, mở rộng ra, hay đổi vị trí, buông
xuống, khép lại... Bởi cần cẩu và dây cáp, động tác cạp
đất của xáng tương tự cầm cái muỗng múc nên được gọi nôm
na là xáng múc. Sức làm việc của xáng nhanh chóng, mạnh
mẻ, tương đương với cả trăm nhân công, nên để chỉ người
lười biếng, ăn nhiều, ăn nhanh, làm ít, chậm chạp, thời
ấy có câu:
Ăn như xáng múc,
Làm như lục b́nh trôi.
Chuyên viên trắc địa phóng đường trước, xáng theo sau,
rầm rộ cả đoàn người và máy móc. Công trường xáng cạp
giống như cái chợ nhỏ lưu động. Đất mới đổ lên hai bên
bờ kinh, chưa kịp khô đă có nông dân và gia đ́nh bơi
xuồng, chèo ghe tới, giành địa thế kinh sâu nước chảy
ngă ba (ngă ba vàm xáng) để cất nhà, bắt đầu lập nghiệp
dẫu rằng chỉ cách chưa đầy trăm thước phía trong vẫn c̣n
khung cảnh hoang dă với đồng chua, rừng tràm dày đặc cỏ,
gai.
Rồi kinh xáng hoàn thành. Trên con kinh xanh dài mút mắt
bắt đầu có tiếng tàu Tây chạy xập x́nh. Những đêm trăng
thanh gió mát, tiếng ḥ giao duyên văng vẳng:
Ḥ hơ ơ ơ...
Kinh xáng mới đào
Tàu Tây mới chạy
Thương th́ thương đại
Bớ điệu chung t́nh
Chớ con nhạn bay cao khó bắn
C̣n con cá ở ao quỳnh ơ ơ khó câu!
Ḥ hơ ơ ơ...
Kinh xáng mới múc
Chiếc tàu xà lúp nó chạy cũng thường
Em muốn ăn con lươn nấu với thịt sườn
Muốn về Trà Ba Lớn nọ ơ ơ ờ...
Cho tiện đường thăm anh ơ...
Có hai loại kinh xáng ở đồng bằng sông Cửu. Thứ nhứt là
kinh xuôi, thường dài, rộng, giúp nước lưu thông giữa
đồng ruộng và sông lớn hoặc vịnh Thái Lan như kinh xáng
An Long, kinh Tháp Mười thuộc tỉnh Kiến Phong (Cao Lănh)
đổ nước ra Tiền Giang; kinh Ba Thê-Mai Dung, Rạch Giá-Long
Xuyên, Rạch Giá-Hà Tiên, Cái Sắn thuộc địa phận các tỉnh
An Giang và Kiên Giang, kinh Cái Lớn, Long Mỹ, Quan
Lộ-Phụng Hiệp thuộc các tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ),
Chương Thiện, Bạc Liêu... đổ nước ra sông Hậu hoặc vịnh
Thái Lan.
Thứ hai là kinh ngang, thường hẹp, ngắn, như cây cầu nối
những kinh xuôi lại với nhau.
Hệ thống kinh xuôi và kinh ngang dày đặc như lưới nhện.
Chỉ riêng trong tỉnh Phong Dinh, từ bắc xuống nam bên
hữu ngạn sông Hậu đă có nhiều kinh xuôi lớn: Kinh Thị
Đội từ Thới Lai đi Rạch Giá; kinh Saintenoy theo tuyến
đường Rạch G̣i-Phụng Hiệp-Sóc Trăng; kinh Lacote từ Rạch
G̣i đến Cái Dứa... Và chỉ riêng kinh Xà No từ rạch Cần
Thơ (Cái Răng) chạy qua chợ Vị Thanh tỉnh Chương Thiện,
ăn thông với kinh Ô Môn và nhiều kinh rạch của Rạch Giá
đă là một công tŕnh lớn, bề mặt 60 m, đáy rộng 40 m,
dài gần 40 km.
Nước ngọt sông Cửu Long theo kinh xáng vô ruộng; nước
phèn, nước tù theo kinh xáng ra biển. Những khu vực
trước kia là đồng chua đầy năng, lác, đế, sậy, là rừng
tràm hoang vu... trở thành đồng lúa ph́ nhiêu, vườn cây
ăn trái xanh tốt, năng suất lúa gia tăng gấp hai, ba lần.
Song song với đời sống vật chất ngày thêm dồi dào, dân
cư dọc theo kinh xáng trở nên văn minh hơn, đời sống
tinh thần cao hơn. Họ tổ chức những cuộc hát ḥ, đối đáp
giữa thanh niên và thiếu nữ trong vùng do hương chức hội
tề bô lăo làm giám khảo. Có nơi tổ chức lớp dạy ḥ, hay
hát đối. Thầy dạy ḥ ở Cần Thơ (Long Tuyền, Cái Tắc,
Phong Điền) nổi tiếng có tài. Ca dao, câu ḥ, lời đối
đáp mang địa danh mới, chuyên chở sinh hoạt cùng tâm
t́nh, suy nghĩ... của cư dân trong vùng. Sau đây là một
bài tiên biểu theo điệu Lư Ngựa Ô:
Ngó ḱa mà ngó lên vàm xáng ư xáng Xà No. Dưới sông đông
đảo, trên bờ lạo xạo lại có chiếc tàu đ̣. Lăng xăng chạy
xuống Sóc Trăng, chạy về Long Mỹ. T́nh nhân ôi! Đạo vợ
chồng anh không nghĩ th́ thôi!
Cũng có những câu ca dao hóm hỉnh, cợt đùa hay lăng mạn,
t́nh tứ:
Chiều chiều ra đứng bờ kinh
Gặp người góa bụa tui rinh vô nhà.
Anh về để áo lại đây,
Khuya nay em đắp, gió tây lạnh lùng.
Gió lạnh lùng lấy mùng mà đắp,
Trả áo anh về đi học kẻo trưa.
Sự hấp dẫn muôn đời của ca dao và dân ca vẫn luôn là
những mẫu đối đáp qua lại giữa trai và gái như đoạn ḥ
theo điệu huê t́nh sau đây:
Ơ ơ ớ...
Đèn treo dưới xáng
Tỏ rạng bờ kinh (ờ)
Em có thương anh
Em nói cho thiệt t́nh (ờ)
Để anh lên xuống
Ơ ơ chớ một ơ ơ ḿnh ờ bơ vơ
Đối với sự mở lời của một chàng trai như trên, các cô có
nhiều cách trả lời. Nếu muốn dùng thời gian để thử thách,
cô nàng ỡm ờ:
Đèn treo dưới xáng
Tỏ rạng bờ kinh
Đường B́nh Thủy lưu linh
Đáo tại Long Tuyền
Xin anh giữ dạ, chịu phiền đôi năm.
B́nh Thủy là một chợ nhỏ nằm trên đường liên tỉnh từ Cần
Thơ đi Long Xuyên, thuộc xă Long Tuyền. Cụ Thủ Khoa Bùi
Hữu Nghĩa, con rồng vàng đất Đồng Nai thuở sanh tiền
sống tại đây và khi qua đời phần mộ cũng tại nơi nầy.
Nếu như cô thôn nữ thuận t́nh nhưng c̣n bị ṿng lễ giáo
trói buộc, cô sẽ trả lời:
Nay em c̣n cha c̣n mẹ
C̣n cô c̣n bác,
Nên em không dám tự tung tự tác một ḿnh
Anh có thương em
Xin cậy mai dong tới nói,
Cha mẹ đành th́ em cũng sẽ ưng.
Trường hợp chàng trai miệng ve văn, tay nắm chưn khều,
giở tṛ xàm xỡ, có thể bị cô gái "sửa lưng" như sau:
Cá lư ngư sầu tư biếng lội
Chim phượng hoàng nhớ cội biếng bay
Anh thương em đừng vội nắm tay
Miệng thế gian ngôn dực
Phụ mẫu hay sẽ rầy rà.
Và cũng có trường hợp rất đau, rất ngỡ ngàng, v́ nàng đă
có chồng:
Nước mắm ngon chấm con cá liệt,
Em có chồng rồi, nói thiệt anh hay.
-
Hăy tưởng tượng một đêm trăng trên ḷng kinh xáng,
hai chiếc ghe, một trước một sau, lướt nhẹ theo ḍng
nước. Chàng trai phía sau ướm thử mấy câu:
Bớ chiếc thuyền loan,
Khoan khoan bớt mái
-
Đặng đây tỏ mấy lời phải trái nghe chơi...
Câu ḥ lơ lửng v́ chàng không biết người ở ghe trước là
ai, tâm tính thế nào, nhưng thật may, phía trước là một
cô gái, cô biết hát ḥ, lại ngọt ngào hưởng ứng sự giao
duyên:
Bớ chiếc ghe sâu,
Chèo mau em đợi,
Kẻo khỏi đoạn kinh nầy bờ bụi tối tăm!
Đúng vậy, qua khỏi một đoạn kinh trống trải, nước rẽ vào
nhánh sông, rạch nhỏ, những bụi ô rô, cóc kèn, dừa nước,
đám bần, đám lác... sẽ làm phong cảnh trở nên tối tăm,
hoang dại. Chàng trai một mặt ra sức đẩy mạnh mái chèo,
một mặt ḥ với mấy câu:
Thuyền em đă nhẹ,
Chèo lẹ khôn theo
Em ơi, bớt mái khoan lèo chờ anh!
Hữu t́nh ta lại gặp ta, nàng sẵn ḷng chờ, một lần nữa
dịu ngọt đáp lời:
Đây đă chèo lơi,
Đặng chờ người tri kỷ
Gặp mặt chuyện tṛ cho phỉ ước mơ!
Rồi tiếp theo là biết bao nhiêu lời hỏi đáp, thơ mộng có,
mà rắc rối khó khăn cũng nhiều, để thử thách, t́m hiểu
tài năng, kiến thức, nết na của nhau, tạo nên biết bao
nhiêu bài ca dao trữ t́nh, bất hủ.
Tâm t́nh của mấy cô thôn nữ miệt kinh xáng ra sao? Họ
muốn anh bạn t́nh mua sắm cho ḿnh cái ǵ?
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No
Anh có thương em xin sắm một con đ̣
Để em qua lại mua c̣ gởi thơ.
Tùy người, tùy hoàn cảnh có thể được sửa đổi thành:
Cái Răng, Ba Láng Vàm Xáng, Xà No
Anh có thương em hăy mua chiếc đ̣
Để em qua lại đặng thăm ḍ ư anh.
Hoặc:
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em th́ cho bạc cho tiền
Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.
Phong Điền, quận thứ 6 của tỉnh Phong Dinh, nằm trên bờ
sông Cần Thơ, gần kinh xáng Xà No với 5 xă Nhơn Ái, Nhơn
Nghĩa, Mỹ Khánh, Trường Long, Cầu Nhiến là một trung tâm
văn minh miệt vườn của miền Tây, rất nhiều lúa gạo. Cụ
cử Phan Văn Trị lúc tuổi già có về xă Nhơn Ái mở trường
dạy học, phần mộ c̣n nơi đây.
Từ khi kinh xáng xuất hiện, ḷng sâu, mặt rộng, mỗi mùa
lúa, ghe chài của người Hoa ở Chợ Lớn theo kinh Chợ Gạo,
đổ xuống miệt sông Tiền sông Hậu mua lúa đem về chà gạo
bán cho dân Sài G̣n và xuất cảng ra nước ngoài. Từ sông
lớn, ghe theo kinh xáng Xà No, kinh xáng Thị Đội... tới
đồng ruộng tỉnh Cần Thơ, hoặc theo kinh xáng Phụng Hiệp
xuống Sóc Trăng, Bạc Liêu. Ghe chài cần người vác lúa.
Thanh niên nông dân ở các địa phương phần muốn kiếm thêm
tiền, phần nghe đất Sài G̣n ḥn ngọc Viễn Đông, đèn màu
rực rỡ, phố xá tân kỳ, muốn đi chơi cho biết nên xin làm
bạn (phu) vác lúa cho ghe chài. Được tin, cô thôn nữ lo
lắng, ngăn cản người yêu:
Em khuyên anh đừng làm bạn ghe chài.
Cột buồm cao, bao lúa nặng, tấm đ̣n dài khó đi.
Lời khuyên thật chi lư, chí t́nh. Việc vác lúa cho ghe
chài quả có nặng nhọc, hiểm nguy, nhưng sự ṭ ṃ, óc cầu
tiến, máu giang hồ, chí làm trai... đă thúc giục người
nông dân trẻ quyết ư ra đi. Chàng đă trả lời nàng cũng
thật đầy đủ lư t́nh:
Lúa mùa rồi trả nợ nần sạch ráo,
Để anh đi kiếm chén cháo đổi lấy chén cơm,
Trước là cho biết cái xứ Sài G̣n,
Sau nữa mua cái quần lănh với gói ḅn bon tặng con bạn
t́nh.
Tặng quần lănh và ḅn bon (một loại kẹo nhỏ nhiều màu,
tṛn, lớn bằng đầu ngón tay) là cách biểu lộ t́nh cảm
chân thật, đơn giản, không kiểu cách, màu mè của người
nông dân trẻ.
Rồi chàng thanh niên theo ghe chài, cả mấy tháng không
tin tức, tăm hơi. Cô thôn nữ ḷng son héo hắt, nhớ ghe
chài gởi lên Sài G̣n cho chàng bức thơ như sau:
Trời chiều bóng ngả về tây,
Em thương nhớ bạn như cây nhớ rừng.
Con kinh xanh nước chảy không cùng,
Em đây với bạn, khi nào trùng lai?
Phượng hoàng đậu nhánh cẩm lai,
Dặn ḷng người ngăi chớ sai lời thề.
Đường đi kinh xáng dầm dề.
Sao anh không gởi thơ về thăm em?
Từ đất Sài G̣n hoa lệ, chàng vội vă hồi âm:
Gió lung lay mới biết tùng bá cứng
Lửa có hồng mới rơ thức vàng thau.
Thân tằm c̣n trả nợ dâu,
Bước lên ghe mặt ủ gan rầu,
Qua đây với bậu hẹn có ngày gần nhau
T́nh qua với bậu làm sao phụ phàng
Sài G̣n thiên hạ nhộn nhàng,
Qua đây nhớ bậu, chẳng ham màng cuộc chơi.
Thắm thoát tháng lại ngày qua, thời gian vác lúa cho ông
chủ Huê kiều sắp hết, người nông phu trẻ trở lại miền
quê kinh xáng với biết bao rạo rực, nhớ thương. Từ trên
mui chiếc ghe chài cao nghệu, anh thấy ở đàng xa, thật
xa, khói lên mù mịt cánh đồng, khói quyện dăy nhà lá đơn
sơ dọc theo bờ kinh xáng...
Ngồi trên mui ghe chài lớn
Cầm lái về kinh xáng Thời Lai
Nh́n thấy khói đốt đồng mù mịt lên khơi,
Bây giờ anh mới biết chán đời đi ghe.
Con gà nó gáy te te,
Phải chăng nó kêu người lưu lạc trở về rừng xanh?
Em ơi, chờ cho ghe lúa tới chành,
Anh biểu thằng cha tài phú tính sổ đề anh dứt nợ ghe
chài.
Nợ ghe chài đă dứt nhưng con bạn t́nh đầu chẳng thấy đón,
hay nó chờ đợi không nổi, nó bỏ anh rồi? Cầm xấp vải Mỹ
A trơn với gói ḅn bon trên tay, anh đi kiếm bạn.
Thật sự là ghe chài anh về bến, cô bạn t́nh bạn nghĩa
cồn cả ra ngă ba vàm xáng, tới chành lúa đón anh, nhưng
dọc đường cô hay tin anh đă bịt mấy cái răng vàng. Cô
ghét người bịt răng vàng lắm, mở miệng cười nụ là thấy "vàng
khè", "cười lên đi cho răng vàng sáng chói". Cô lại bị
tụi con nít hát ḥ chế giễu nên cô mắc cỡ và quay về nhà:
Cây vông đồng không trồng mà mọc,
Rễ vông đồng đâm dọc trổ ngang.
Cám trong nong trộn lẫn trấu càng,
Thấy anh đi làm mướn mà bịt răng vàng, thiệt khó coi!
Dân kinh xáng tuy có văn minh hơn hồi ở rừng, ở ruộng,
nhưng vẫn c̣n khá bảo thủ, không ưa những kiểu mới, kiểu
Sài G̣n nên họ chê bai, dèm pha hầu hết những cái mới
mang từ Sài G̣n về như bịt răng vàng, bao lưới đầu tóc,
tô son môi, đeo kiếng mát...
Đầu bao lưới như chài mắc gốc,
Miệng tô son như té dập môi,
Mắt đeo kiếng mát giống như tḥi ḷi.
Tḥi ḷi đây là một loại cá nhỏ sống trong hang, cạnh
băi bùn. Mỗi khi trời mưa lớn, nước ngập hang, cá tḥi
ḷi bị ngộp chun ra, giương cặp mắt đen to tướng ra nh́n
bàng quan thiên hạ. Thấy người đeo kiếng mát, dân quê
hay ghẹo là bữa nay trời mưa, cá tḥi ḷi ḅ ra khỏi
hang.
Tuy nhiên, đâu có v́ cái chuyện bịt răng vàng lẻ tẻ đó
mà con bạn t́nh bỏ anh. Cô chỉ mắc cỡ chút thôi, làm
nũng chờ anh tới nhà để thủ thỉ:
Quả năm ngăn trong ḷng sơn đỏ,
Mấy lời anh to nhỏ, em bỏ bạn sao đành!
Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành,
Tàu Tây liệt máy, em mới đành bỏ anh.
Chàng và nàng có biết đâu, với sức mạnh trường kỳ chiến
đấu của toàn dân Việt Nam, quyết giành tự do, độc lập,
cuối cùng thực dân Pháp đă rút quân ra khỏi nước ta,
khác nào tàu Tây liệt máy, xáng Tây bung vành. Nhưng câu
ḥ tiếng hát của chàng và nàng đă đi vào văn chương b́nh
dân miền kinh xáng trên phần đất cực nam của quê hương.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi nào có đồng ruộng, vườn
cây ăn trái, có sông nước, kinh rạch, có ghe xuồng, chợ
búa, khói bếp, ánh đèn,... nơi đó có ca dao, câu ḥ,
tiếng hát thắm đượm t́nh quê. Nơi đây, chốn hải ngoại
ngàn trùng xa cách quê hương, với tấm ḷng hoài niệm,
bằng chủ đích bảo tồn những di sản văn hóa tốt đẹp của
cha ông, chúng ta, mỗi người hồi tưởng, góp tay ghi lại,
tập trung, hệ thống hóa, như số báo đặc biệt này, những
ǵ c̣n nhớ được trước khi chúng mờ nhạt theo thời gian.
Hồn quê nương cánh ca dao,
Bay qua biển rộng thấm vào tâm can.
Nguồn: saigontimesusa |