|
Đạo Vợ, Nghĩa Chồng
Ngô Phụng Anh
Nho giáo có câu: “Quân tử chi
đạo, tạo đoan hồ phu phu”. Con trai th́ phải dựng vợ, con gái th́ phải
gả chồng. Đạo lớn của người quân tử là phải làm sao cho yên bề gia
thất.Tại sao vậy? “Có cột, có kèo, mới có đ̣n tay”, muốn có con nối dơi,
muốn có ḍng hậu lai, mà không nên vợ nên chồng th́ làm sao mà có được.
Trai mà không có vợ th́ cho dù
tài ba cách mấy, cũng khó mà giữ ǵn được cơ nghiệp, như cái cảnh:
Sớm mai chạy ra mất cái cuốc
Trưa lại mất cái nồi
Chiều lại mất ống b́nh vôi
Dâm chân ba cái kêu trời
Vợ con chưa có, coi ngoài mất
trong.
C̣n con gái lớn mà chưa chồng
th́ c̣n ngặt nghèo hơn:
Tṛng trành như nón không quai
Như thuyền không lái, như ai
không chồng.
Cho nên chuyện hôn nhân là
chuyện hết sức hệ trọng. Ông bà ḿnh có nói là: “Đạo vợ, nghĩa chồng”.
Vợ cư xử với chồng là đạo, mà chồng sống với vợ là nghĩa. Cái đạo nghĩa
đó ràng buộc cả hai vợ cũng cho tới răng long tóc bạc.
Theo cái hời hợt thông thường
của thế sự th́:
Thế nhân mỏng dánh Tựa cánh con
chuồn chuồnKhi vui nó đâu, khi buồn nó bay.
Nhưng, đạo vợ nghĩa chồng không
phải như vậy:
Đạo vợ chồng không phải là cá
tôm Đang mua mớ nọ, chạy chồm lên mớ kia. Xem thế th́ vợ chồng phải
chung thủy với nhau, trước sao, sau vậy. Bởi v́:
Đứt tay một chút c̣n đau
Huống chi nhơn nghĩa ĺa sao
cho đành.
Vợ chồng ăn ở với nhau, đâu
phải lúc nào cũng êm đềm hạnh phúc như lúc nào. “Sông có khúc, người có
lúc” nhưng, dù sao đi nữa, cũng phải một mực cư xử với nhau hết ḷng hết
dạ.
Lúc giàu sang th́:
Cơm trắng ăn với chả chim
Chồng xinh, vợ lịch măng nh́n
mà no.
Rủi thất cơ lỡ vận, nghèo rớt
mùng tơi th́ cũng phải tươi cười với nhau, tạo niềm hạnh phúc:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen
ngon.
Thực sự ra, nếu biết thương yêu
nhau, nếu biết chia bùi xẻ ngọt với nhau th́ cái chuyện vật chất đâu có
phải là nguyên do để làm mất hạnh phúc gia đ́nh:
Thương nhau chẳng quản chiếu
giường
Một tàu lá chuối che sương cũng
t́nh.
Vợ chồng ăn ở với nhau cốt là ở
t́nh thương. Người đàn ông, cho dù vợ ḿnh làm sao, cho dù là ốm đau,
xấu xí, cho dù là sút tay găy gọng, đă là vợ chồng, phải thương yêu
chiều chuộng:
Lồ mũi mười tám gánh lông
Chồng thương, chồng bảo râu
rồng trời cho
Đêm nằm ngủ gáy o o
Chồng thương, chồng bảo ngáy
cho vui nhà
Đi chợ th́ hay ăn quà
Chồng thương, chồng bảo về nhà
đỡ cơm
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng thương, chồng bảo hoa
thơm cài đầu...
Hoặc là:
Trắng như bông ḷng anh không
chuộng
Đen như cục than hầm
Ḷng anh muốn, dạ anh thương.
Về phía người đàn bà cũng vậy,
“khôn ngoan cũng thể chồng người”, chớ lấy chồng người mà so sánh với
chồng ḿnh:
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương
mặc người
Cũng chớ nên thấy chồng người
ta áo mũ xênh xang, rồng bay phượng lộn mà chê chồng ḿnh nghèo nàn thấp
kém:
Trăm năm trăm tuổiMay rủi một
chồng
Dù ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai
Cái thói “giàu đổi bạn, sang
đổi vợ” là cái thói của những gă đàn ông vô ngh́, mà cái thói mới thấy
chồng thất cơ lỡ vận đă lên mặt ruồng rẫy, phụ phàng là cái thói của thứ
đàn bà trắc nết, lăng loàn.Người phụ nữ thương chồng, không những chăm
lo săn sóc cho chồng, mà c̣n phải trưởng cái chí cho chồng. Nhiều người
đàn ông chí ở tứ phương, tang bồng hồ thỉ. Thương chồng không có nghĩa
là bo bo giữ rệt chồng một bên ḿnh, không để cho chồng rời nửa bước, mà
là phải lo giúp đỡ cho chồng thực hiện được cái chí nam nhi.Hăy nghe
người chồng nói lên cái chí của ḿnh:
Giặc Sài G̣n đánh xuống
Binh ngoài Huế không vô
Anh biểu em đừng đợi đừng chờ
Để anh đi lấy đầu thằng mọi
trắng
Về tế cờ nghĩa quân.
Và người vợ trả lời:
Anh đi đánh giặc Lang sa
Để thiếp ở nhà lo tần, lo tảo
Chén cơm, manh áo
Nhà cửa ruộng vườn
Để anh lên ngựa đề thương
Thiếp về mặc thiệp liệu lường
nuôi con
Tấm gương của những người vợ
không nài khó nhọc gian nan để giúp chồng thành toàn chí nguyện như bà
Thái Thị Huyên (vợ của cụ Sào Nam Phan Bội Châu), bà Lê Thị Lễ (vợ của
cụ Cử nhân Lương Văn Can, hiệu trưởng trường Đông Kinh Nghĩa Thục), bà
Vơ Thị Quyền (tục danh là cô Ba Bàn, vợ của nhà cách mạng Trần Cao Vân)
vẫn là vằng vặc muôn đời...
Gái đă có chồng phải “tùng nhứt
chi dụng”. Mười lăm nam lưu lạc “thanh lầu hai lượt, thanh y hai lần”,
đem thân cho thiên hạ mua cười, như Thúy Kiều, mà c̣n biết nói với Từ
Hải:
...Phận gái chữ ṭng
Chàng đi, thiếp cũng một ḷng
xin đi.
Ca dao Việt Nam không thiếu ǵ
những câu để nhắc nhở cái đạo “tùng phu”:
Có chồng th́ phải theo chồng
Chồng đi hang rắn, hang rồng
cũng theo.
Hay là:
Lên non cho thiếp lên theo
Tay vịn, chân trèo, hái trái
nuôi nhau.
Vợ chồng ăn ở với nhau, trông
cậy nhau ở lúc lối lửa tắt đèn, bệnh hoạn ốm đau, chớ lúc mạnh khỏe,
thảnh mảnh tay chân, dễ ǵ ai lại cần tới ai:
Cỏ mọc bờ giếng cheo leo
Lâm nguy có bậu, hiểm nghèo có
qua.
Vui buồn, sướng khổ, lúc nguy
nan, khi túng ngặt th́ cũng phải yêu thương đùm bọc nhau, mới là phải
đạo:
Muối mặn ba năm hăy c̣n muối
mặn
Gừng cay chín tháng, gừng hăy
c̣n cay
Đạo vợ chồng chớ đổi đừng thay
Dẫu làm nên danh vọng
Dẫu ăn mày cũng theo nhau.
Đời không ai tán thành thứ gái
mắt la mày lét, đă có chồng mà c̣n đi tắt về ngang:
Không chồng đi dọc đi ngang
Có chồng cứ thẳng một đàng mà
đi.
Cái thứ gái hư, chồng bỏ, lại
càng không ưa:
Mèo lành ai nỡ cắt tai
Gái hư chồng bỏ khoe tài làm
chi.
Có nhiều người đàn ông, ra
đường th́ huênh hoang, mà về tới nhà th́ hoạnh họe vợ con, thậm chí tới
c̣n tranh ăn với vợ con:
Ra đồng vơng giá nghênh ngang
Về nhà hỏi vợ: cám rang đâu mày?
- Cám rang tôi để cối xay
- Hễ chó ăn hết th́ mày chết
với ông.
Có nhiều người đàn bà, mồm loa
mép giải, chồng mới lớn tiếng một chút, đă bù lu bù loa, hờ trời hờ đất,
kêu cha kêu mẹ, không biết rằng nhu ḿ vui vẻ là yếu tố để giữ ǵn hạnh
phúc gia đ́nh:
Chồng giận th́ vợ bớt lời
Cơm sôi, bớt lửa, biết đời nào
khê.
Hay:
Chồng giận th́ vợ làm lành
Miệng cười tủm tỉm rằng anh
giận ǵ
Thưa rằng anh giận em chi
Muốn lấy vợ bé, em th́ lấy cho.
Vợ chồng ăn ở với nhau, đừng
bao giờ để cho đến nỗi phải nh́n nhau theo cái cảnh chó chê, mèo ứ hự:
Chồng ǵ anh, vợ ǵ tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi
đây?
Đến nỗi v́ vậy mà phải xa nhau,
lại trách cứ trời xanh:
Đạo vợ chồng đoạn đoạn phân ly
Chàng mà xa thiếp phen ni bởi
trời
Rồi đêm đêm nghĩ lại, câu “đạo
vợ nghĩa chồng” mới thấm thía từng hồi:
Lầu nào cao cho bằng lầu ông
Chánh
Bánh nào ông cho bằng bánh ḅ
bông
Đạo nào sâu cho bằng đạo vợ
chồng
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng
tuôn rơi.
Nói tóm lại, “đạo vợ, nghĩa
chồng” theo ông bà ḿnh ngày xưa, là như thế đó, và nhờ vậy, ít khi có
cảnh vợ chồng tan nát, găy đổ giữa đường. Bởi v́:
Cải bẹ xanh nấu với thịt sườn
Làm sao cho ớt ngọt như đường
Khổ qua kia hết đắng
Th́ cái sự cang thường mới hết
thương.
Từ Trà Kiệu Đến Mỹ Sơn
DS Lê Văn Nhân
Lời giới thiệu:
Tổ Chức Văn Hóa Thế Giới năm 1999
đă công nhận thị xă Hội An và thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam là di sản văn
hóa thế giới. Các chương tŕnh du lịch trong hay ngoài nước đều có ghé
thăm Hội An khi đến Đà Nẵng, nhưng muốn đi Mỹ Sơn th́ phải dùng một ngày
đi ngoài chương tŕnh. Hiện nay từ Hội An và Đà Nẵng hàng ngày đều có xe
buưt lớn đưa du khách vào Mỹ Sơn. Chỉ cần nhờ văn pḥng khách sạn giữ
chỗ và xe sẽ đến đón.
Từ Đà Nẵng, theo Quốc Lộ I, đi theo
hướng nam qua khỏi thị xă Vĩnh Điện, đến cầu Câu Lâu và khi đến trạm Nam
Phước xe rẽ phải chạy theo tỉnh lộ vào huyện Duy Xuyên. Đoạn đường này
đang sửa chữa, xây cống thoát nước hai bên đường. Đi thêm 9km sẽ đến nhà
thờ Trà Kiệu ở đồi Bửu Châu và nhà thờ Thiên Chúa Giáo xây ngay bên ngôi
thành này. Tiếp tục chạy theo tỉnh lộ, đoạn đường từ đây trải nhựa và ít
bị mưa lụt tàn phá nên đường khá tốt. Đến An Ḥa, trước đây là dự án khu
kỹ nghệ thời chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, kế hoạch dùng than Nông Sơn làm
nhà máy phát nhiệt điện để phát triển, bây giờ chỉ thấy một xưởng gạch.
Từ đây có một đường rẽ trái và sau khi qua một ngọn đèo nhỏ, xe sẽ dừng
ở băi đậu xe. Du khách sẽ đi bộ khoảng 100m để mua vé, và có 2 chiếc xe
jeep đưa du khách lên xuống đồi. Ngồi xe jeep rất xóc và bụi khiến ta có
cảm tưởng đang đi trên đường Trường Sơn.
Để giúp quư vị không thất vọng khi
chỉ thấy một số kiến trúc đổ nát, chúng tôi tŕnh bày một số thông tin
cần thiết về lịch sử và văn hóa của người Chàm.
Một chút lịch sử:
Sự hiện diện của người Chàm được
ghi chép lần đầu tiên trong sử Trung Quốc năm 192 sau Công Nguyên, trong
khi Việt Nam đang ch́m đắm trong sự đô hộ triền miên của người Hoa, th́
dân của quận Tượng Lâm (rừng và voi) nổi dậy chống người Hoa, mở đầu cho
một quốc gia độc lập ở phương nam kéo dài hơn 1000 năm. Biên niên sử
Trung Quốc gọi quốc gia này từ năm 192 đến 758 là Lâm Ấp (Lin Yi), sau
năm 758 đổi là Hoan Vương và từ năm 875 đổi thành Chang Chen phiêm âm từ
tên "Champapura" có nghĩa là thành phố Chàm. Người Việt Nam lại phiên âm
Chang Chen thành Chiêm Thành.
Vương quốc Champa kéo dài từ đèo
Ngang ở tỉnh Quảng B́nh đến Thuận Hải ngày nay với 4 khu vực: phía bắc
gồm Amaravati từ Quảng B́nh đến Quảng Ngăi và Vijaya từ B́nh Định đến
Phú Yên, phía nam có Kauthara (Khánh Ḥa) và Panduranya (Thuận Hải).
Có lẽ vương quốc Champa giàu có và
hùng mạnh khi Việt Nam c̣n dưới thời Bắc thuộc, nên khi tướng quân Lê
Hoàn nhà Tiền Lê cho sứ vào giao hảo, vua Chàm đă nhốt sứ giả khiến nhà
vua phải ngự giá thân chinh. Quân Chàm dùng hải thuyền đánh phá miền nam
quân Giao Châu, cho đến năm 446 Thứ Sử Giao Châu là Đàn Ḥa Chi cùng một
số tướng lănh phá tan tiền đồn quân Chàm ở vùng đất Thuận Hóa rồi tiến
đánh kinh đô Trà Kiệu, đốt sạch kinh đô này và đem về Trung Hoa rất
nhiều tượng vàng khoảng 100 ngàn lượng. Cuối thế kỷ thứ IV, vua Chàm
Badravarman xây dựng lại kinh đô Trà Kiệu và những vị vua tiếp theo nối
tiếp xây dựng thánh địa Mỹ Sơn theo Ấn Độ Giáo (Hinduism) và năm 875 xây
đền thờ Phật tại Đông Dương ở phủ Thanh B́nh Quảng Nam ngày nay. Đền
Đông Dương có kiến trúc khác với các tháp Chàm, và là sự kết hợp giữa Ấn
Độ Giáo và Phật Giáo Mật Tông. Bàn thờ Phật cũng đặt ở hướng tây, nhưng
tượng Phật ngồi trên ngai chân giẫm trên đất chứ không ngồi trên ṭa sen
như ta thường thấy.
Sách Thủy Kinh Chú ghi chép khoản
thế kỷ thứ VII mô tả kinh đô Trà Kiệu như sau:
Kinh đô Trà Kiệu lúc đó gọi là
thành phố sư tử (Simhapura), giống tên thành phố Singapore cũng có nghĩa
là thành phố sư tử. Thành này nằm ở bờ tây con sông, cách bờ biển khoảng
40 lư, đông nam có núi che chở cho ngôi thành. Phía đông nam bên ngoài
các hào này, sông chảy dọc theo bờ thành. Hướng đông tây dài trong khi
hướng tây bắc hẹp. Sông bắt đầu từ hướng tây chảy vào thành ở hướng bắc.
Chu vi thành đo được 8 lư 120 bộ. Thành cao 2 trượng. Gần thành là một
bức tường gạch cao 1 trượng với một cái cổng h́nh vuông, bên trên là một
cái sàn gỗ nâng hai cái tháp. Một cái cao 5 trượng và cái kia khoảng 7
trượng. Cách kiến trúc chắc chắn nhưng không đẹp. Bên trong thành là một
cái thành khác chu vi 230 bộ. Lâu đài và pḥng tiếp tân không mở theo
hướng bắc nam. Mái nhà hai đầu hướng theo bắc nam. Dăy nhà đối diện ở
hướng nam gọi là chánh tây...
Trường Viễn Đông Bác Cổ 1927-1928
đă khai quật vùng Trà Kiệu và t́m được chân thành Trà Kiệu giống như
sách Thủy Kinh Chú mô tả. Chu vi ngôi thành rộng khoảng 4000m và bức
thành xây bằng gạch được dân chúng gọi là thành vua.
Trong thập niên 1980, người ta t́m
được nhiều vật dụng nhỏ bằng vàng như nữ trang h́nh mặt trăng, mặt trời,
ngôi sao, những bức tượng rỗng h́nh các vị thần và thú vật và những
quyển sách kinh bằng vàng dày 1cm ghi chữ Phạn và những đồng tiền vàng
h́nh tṛn dày 1cm ghi chữ Ả Rập. Trọng lượng các vật dụng t́m được nặng
nhiều kilogam.
Một nghi vấn ở đây là khoảng đầu
Tây Lịch, hầu hết các dân tộc đều ở thời kỳ bán khai, làm sao kinh đô
Trà Kiệu có nhiều vàng như vậy? Có thể nêu ra giả thuyết quanh vùng đó
có một suối vàng hay một mỏ vàng dễ khai thác bằng phương tiện thô sơ
chăng? Nếu có được bản đồ chụp từ vệ tinh có thể chúng ta c̣n phát hiện
được nhiều điều hay về vùng này.
Chúng tôi cũng đoán lúc đó đất bồi
chưa đủ vùng hạ lưu nên Hội An chưa h́nh thành, phải đợi đến kinh đô Trà
Kiệu không c̣n nữa, Hội An mới bắt đầu phát triển. Nhưng chắc chắn phải
nhờ truyền thông giao lưu ngày xưa ở Trà Kiệu, các thương nhân mới theo
bước cũ đến mua bán làm ăn ở Hội An.
Di tích Trà Kiệu ở Cổ Viện Chàm
Đà Nẵng:
Trong Cổ Viện Chàm, chúng ta sẽ
thấy một số thần ở Ấn giáo:
- Vishnu thần tượng trưng cho sự
sống và bảo quản
- Garuda chim thần
- Rama thần sáng tạo và sinh sản
- Sarasvati vợ thần Rama, nữ thần
tiếng nói linh thiêng, vật tượng trưng cho con thiên nga
- Shiva thần chết, vật tượng trưng
là linga h́nh ống tṛn
- Skandra thần chiến tranh, con
trai của thần Shiva và Una dưới dạng chim công
- Ganesha thần ḥa b́nh, cũng là
con trai thần Shiva và Uma. V́ không vâng lời nên bị thần Shiva chặt
đầu. Khi Uma cầu xin các vị thần khác tha thứ, họ cho phép ghép đầu con
vật đầu tiên gặp được, và đó là cái đầu voi.
Ngoài ra hoa văn h́nh vú phụ nữ
khắc trên bệ đá gọi là Uroga tượng trưng cho sự sung măn.
Bàn thờ đặt chính giữa Trà Kiệu kể
lại chuyện thần thoại Ấn Giáo nh́n từ trái sang phải theo chiều kim đồng
hồ: thần Rama thành công bẻ găy chiếc cung thần, được phép lấy con gái
vua Janak là công chúa Sita; v́ vua thay cha, vua Videha và vua
Dasaratha nói chuyện với nhau; sau đó là đám cưới.
Khái niệm về kiến trúc tổng quát
các tháp Chàm:
Người Chàm gọi tháp thờ chính là
"kalan", chung quanh có thể có nhiều tháp phụ và một số kiến trúc khác.
Kalan tượng trưng cho tiểu vũ trụ trong hoàn vũ. Ngôi tháp được xem là
bàn thờ và mái tháp tượng trưng cho đỉnh núi Meru, chỗ ở của các vị
thần. Mặt chính của ngôi tháp xoay về hướng đông, hướng mặt trời mọc,
bắt đầu cho sự di chuyển của vũ trụ. Đặc biệt tại Mỹ Sơn, Kalan A-1 là
một ngoại lệ, mắt hướng về cả hai phía đông và tây. Trong bệ thờ có một
cái bục với một ṿi nước quay về hướng bắc. Bục này để chứa nước rửa
tượng. Đôi khi c̣n có một bể nước h́nh vuông dưới bàn thờ với chỗ nước
rỉ tuôn vào hồ này. Quanh bệ thờ là một hành lang để tín đồ đi ṿng khi
tới chiêm bái.
Cổng đi vào tiền sảnh có hai cây
cột đá h́nh tṛn, vuông hay bát giác khắc chữ trên đó.
Kiến trúc mỗi kalan gồm thân tháp
h́nh vuông và nóc h́nh tháp gồm 3 tầng và chóp bằng sa thạch.
Kalan gồm 3 phần:
- Phần nền tượng trưng cho thế giới
con người (Bhurloka)
- Phần thân tháp tượng trưng cho
thế giới linh hồn (Bhurvaloka)
- Phần mái tháp tượng trưng cho thế
giới ling thiêng (Svarloka)
Kiến trúc của tháp Chàm gồm:
- Kalan nằm chính giữa
- Đối diện với kalan là tháp cổng
Gopura với hai cửa chính mở theo hướng đông tây. Trước tháp cổng là
mandapa - một căn nhà dài lợp mái ngói với nhiều cửa sổ và 2 cửa chính
mở ra hướng đông và tây. Đây là tiền sảnh mà tín đồ cần phải tự thanh
khiết và cầu nguyện trước khi bước vào kalan để làm lễ. Trong nhiều
trường hợp, mandapa nằm giữa kalan và cổng tháp.
Phía trước và bên phải kalan là một
nhà chứa phẩm vật dâng cúng làm bằng gạch với mái cong như chiếc thuyền,
với hai cửa chính tượng trưng cho nữ thần thịnh vượng và may mắn, và hai
cửa sổ hướng đông và tây.
Quanh Kalan và các kiến trúc phụ là
một bức tường gạch h́nh vuông bao bọc chứa luôn cổng tháp. Bên ngoài
tường có thể có một số văn bia.
Di tích Mỹ Sơn gồm hơn 80 tháp đă
bị hư hại nhiều trong chiến tranh trước 1975, nhưng c̣n những nét rất
đẹp so với các ngôi tháp khác. Nên lấy bản đồ ở pḥng bán vé để hiểu
được các vị trí trong khu vực này. Mặc dầu nhân viên hướng dẫn du lịch
có thể nói chuyện bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp khá rơ ràng, kiến thức
họ không nhiều. Do đó nên t́m đọc một số thông tin trước th́ khi đi thăm
sẽ thấy thích thú hơn.
Trên đường về, nếu trời tốt, nên
đổi phương tiện đi ghe để nh́n sông nước phong cảnh hai bên bờ sông cho
đến Hội An.
Liệu nền văn minh của người Chàm
trước đây có liên quan ǵ đến văn minh ở g̣ Óc Eo miền nam không? Nếu đo
được niên đại những vật dụng t́m được ở g̣ Óc Eo và ở Trà Kiệu, nếu cùng
thời kỳ, th́ chúng ta có thể phỏng đoán cách đây gần 2000 năm đă có giao
thương nhộn nhịp giữa Chàm và các nước ven biển Nam Hải, Ấn Độ Dương.
Biết đâu trong thư viện các nước này có ghi những di tích lịch sử khác
của nền văn hóa bị mai một này.
Post ngày:
12/08/18
|