|
- ĐI
T̀M VẺ ĐẸP CA DAO DÂN CA
-
- HỒ TĨNH TÂM
-
-
Tôi xin bắt đầu bài viết này từ một câu ca dao mà tôi bắt gặp năm
1988, tại Vũng Liêm, do một cô giáo sinh đọc ngoài cửa pḥng nghỉ
của tôi, nhưng cố t́nh cho tôi nghe được.
-
Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng
-
Dẫu thương cho lắm cũng chồng người ta
-
Câu ca dao b́nh thường thôi, nhưng phải nghe đúng ngữ điệu của cô
gái ấy, t́nh cảm của cô gái ấy, mới thấm hết cái hay rất thật của
nó. Bởi vậy ở Nam Bộ, bên cạnh đờn ca vọng cổ và bản vắn, c̣n có một
h́nh thức rất phổ biến là ca ra bộ - nghĩa là người ca phải vừa hát
vừa ra bộ bằng gương mặt, ánh mắt, thân h́nh, đôi bàn tay, bàn chân…
để diễn tả cho hết t́nh cảm của ḿnh gởi trong câu hát. Trong phạm
vi bài này, tôi xin phép nhận xét về ca dao dân ca Nam Bộ dưới góc
độ ấy. Của một vùng văn hóa rộng lớn đă sản sinh ra nó.
-
Trước hết xin nói qua về sự h́nh thành vùng văn hóa Nam Bộ
-
- I. TỪ VÙNG VĂN HÓA
CỔ TRUYỀN NAM BỘ ĐẾN VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ HÔM NAY
-
Theo những khám phá của các nhà khảo cổ học, con người đă có mặt ở
vùng đất Nam Bộ khá lâu đời. Nếu căn cứ theo những di chỉ cư trú và
di cốt của con người ở Óc Eo, Ba Thê, Núi Nổi… th́ từ cách đây 4.000
đến 5.000 năm, con người đă có mặt ở vùng đất c̣n chứa nhiều nước
mặn, śnh lầy, cây dại và dă thú này; đồng thời họ cũng để lại nhiều
dấu ấn văn hóa khá đặc trưng về vùng miền, mà sinh động và thiết
thực nhất là ở vùng tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng. Rất tiếc là
các di tích của nền văn minh ấy chỉ cho chúng ta thấy rằng, nền văn
minh ấy chỉ hứng khởi lên khoảng vài trăm năm rồi bị ch́m lấp trong
ḷng đất miền Tây, với những h́nh ảnh hư ảo c̣n lại của một vương
quốc Phù Nam, hay một "nước Chí Tôn" trong sử sách, bia kư cổ.
-
Công cuộc mở đất phương Nam, khẳng định vùng văn hóa phương Nam, chỉ
thật sự định h́nh từ những cuộc di dân lớn của người Việt ở TK XVI
và đầu TK XVII. Đó là quá tŕnh di dân tự nhiên, quá tŕnh di dân cơ
chế và quá tŕnh chuyển cư tại chỗ. Quá tŕnh di dân tự nhiên là quá
tŕnh di dân lẻ tẻ, chưa đủ để định h́nh bản sắc văn hóa của vùng
đất. Chỉ đến khi nhà Nguyễn tiến hành những cuộc di dân cơ chế lớn
từ vùng Ngũ Quảng vào, kết hợp với sự di dân cơ chế sau thất bại của
nhà Minh trước triều Măn Thanh (do Dương Ngạn Địch, Trần Thượng
Xuyên, Mạc Cửu cầm đầu), cùng với việc di dân cơ chế trước TK XV của
những lớp cư dân cổ Khơme đến từ nhiều vùng trên đất nước Campuchia,
tràn về theo sông Tiền, sông Hậu để tránh họa diệt tộc của vua chúa
Xiêm La, và sự di dân cơ chế của người Chăm Hồi giáo đến vùng Châu
Đốc, kết hợp với quá tŕnh chuyển cư tại chỗ của cộng đồng các tộc
người để lập làng lập ruộng, vùng văn hóa mang bản sắc Nam Bộ mới
thật sự h́nh thành. Chính nhờ quá tŕnh chuyển cư tại chỗ, mới có
việc thúc đẩy sự gần gũi giữa các nhóm dân cư, giữa các cộng đồng
dân tộc, mới làm xuất hiện những điều kiện khách quan, tạo nên những
tiếp xúc văn hóa giữa các cộng đồng người có những đặc trưng văn hóa
khác nhau, làm nên tính chất địa văn hóa, địa kinh tế của một vùng
đất châu thổ phương Nam rộng lớn. Đó chính là một vùng văn hóa trẻ,
phong phú, đa dân tộc, đa tôn giáo và đa màu sắc (ở đây chúng tôi
không có ư định đi sâu t́m hiểu vấn đề này).
-
Muốn t́m hiểu đặc trưng vùng văn hóa, tất nhiên phải lấy đặc điểm
tính cách con người làm trung tâm để xem xét. Bởi v́ con người là
chủ nhân của mọi ngôn ngữ và hành động, tác động sâu sắc đến âm
nhạc, sân khấu, văn học, cũng như kiến trúc, hội họa, lễ hội và
phong tục… Tất nhiên, đó là cộng đồng những tộc người cùng chung
sống trên nền địa địa lư tự nhiên của vùng phù sa cổ miền Đông và
vùng phù sa mới miền Tây Nam Bộ, mà tâm lư tính cách bị chi phối khá
mạnh bởi hoàn cảnh địa lư, kinh tế - xă hội và quá tŕnh phức hợp
của nó theo từng bước phát triển của vùng dân cư rộng lớn này. Tất
nhiên, chúng ta không thể phân chia rạch ṛi từng vùng văn hóa trên
cả nước, nhưng căn cứ vào những đặc điểm văn hóa khu biệt nhất định,
chúng tôi tạm gọi là vùng địa văn hóa Nam Bộ để làm tiêu chí xem
xét.
-
Theo đó, nhiều nhà nhân chủng học, dân tộc học… đều có chung nhận
định tương đối thống nhất về tính cách người Nam Bộ, tựu trung gồm
những nét chính sau đây: hào hiệp trong cuộc sống, b́nh đẳng trong
giao tiếp, ít bảo thủ.
-
Ca dao dân ca Nam Bộ là bộ phận hợp thành của một phần văn hóa các
tộc người chung sống trong cộng đồng cư dân Nam Bộ, nó có sự ảnh
hưởng, giao lưu và hội nhập lẫn nhau rất lớn; chính v́ vậy, theo
thời gian, nó càng ngày càng phát triển với một diện mạo đặc trưng,
tương đối khu biệt so với các nền văn hóa của các vùng miền khác
nhau trong cả nước. Chẳng hạn: dân ca Tây Bắc thường có đường nét
giai điệu mềm mại, tiết tấu khoan thai, như các điệu hát Sli, hát
lượn, hát x̣e hoa...; dân ca Tây Nguyên thường có đường nét giai
điệu mạnh mẽ, tiết tấu nhanh, dồn dập...; dân ca Trung Bộ thường
chậm, buồn, thiết tha, man mác với các điệu ḥ hụi, ḥ khoan, lư
hoài nam.... Dân ca Nam Bộ là tổng ḥa của nhiều tính cách, tạo
thành những mới lạ trong giai điệu, tiết tấu cũng như trong ca từ -
mà chỉ riêng hát lư đă chứng tỏ sự giàu có đến vô cùng tận, từ lư
con cóc, lư con nhái, lư con cá trê, lư con chuột, lư con mèo, lư
đương đệm, lư cái phảng, lư cây ổi, lư cây bần, lư chim quyên, lư
b́nh vôi, lư bờ đắp, lư hố mơi, lư bốn cửa quyền, lư cá ông, lư con
kiến, lư con cua, lư con khỉ, lư bánh canh, lư bánh ḅ, lư ba xa kéo
chỉ, lư trái mướp, lư lựu lê, lư con sáo, lư con ngựa, lư lu là, lư
tú lư tiên, lư úp lá khoai, lư cây khế, lư kêu đ̣… và… độc đáo tới
mức… có luôn cả lư chun mùng (lư cánh cửa). Rồi th́ ḥ Nam Bộ. Có ḥ
trên cạn, ḥ dưới nước, ḥ đối đáp, ḥ huê t́nh. Rồi lại c̣n hát ru,
hát đưa linh… Cả một kho tàng dân ca, dân nhạc, dân vũ đồ sộ đến
choáng ngợp. Tất cả vẫn đang tồn tại trong dân gian và tiếp tục phát
triển mạnh mẽ trong dân gian. Muốn đến được với kho tàng phong phú
và đồ sộ ấy, chúng ta nhất thiết phải đi sâu vào thâm nhập cuộc sống
của nhân dân, của cộng đồng các tộc người Nam Bộ. Và tất nhiên,
chúng ta cũng cần phải có phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian
địa phương, tùy theo giác độ tiếp cận và lợi ích của từng ngành khoa
học. Theo đó, có thể coi khâu sưu tầm là cái bắt đầu của mọi cái bắt
đầu. V́ vậy chúng ta cần phải đề ra một số phương hướng như sau:
- 1.
Phân vùng và t́m kiếm sự h́nh thành các vùng văn hóa dân gian địa
phương. V́ văn hóa dân gian địa phương là một hệ thống chặt chẽ,
phát triển trong tiến tŕnh lịch sử của dân tộc, nhưng đồng thời nó
cũng rất cụ thể, mang tính chất địa phương, tính chất vùng và tộc
người, in rơ dấu ấn các thời đại, giai đoạn lịch sử.
- 2.
T́m hiểu cơ cấu nội tại của văn hóa dân gian địa phương. V́ văn hóa
dân gian không phải là một lĩnh vực đơn nhất mà tồn tại ở những loại
h́nh cụ thể, với những tác phẩm cụ thể của nó. Loại h́nh và sự biểu
hiện của loại h́nh qua những tác phẩm của nó là những cấp độ cơ bản,
đơn vị cơ bản, qua đó, ta nghiên cứu cơ cấu nội tại của văn hóa dân
gian địa phương.
- 3.
T́m hiểu đặc thù của từng loại h́nh văn hóa dân gian ở địa phương.
Những đặc thù của các loại h́nh văn hóa dân gian ở địa phương thường
được biểu hiện ở các dấu hiệu đề tài, h́nh thức chức năng sinh hoạt.
Các dấu hiệu này thường có sự liên quan chặt chẽ với nhau.
- 4.
T́m hiểu sự giao lưu văn hóa của các địa phương. V́ trong quá tŕnh
vận động trên hai trục không gian và thời gian, văn hóa dân gian của
các địa phương luôn tác động qua lại lẫn nhau. Văn hóa dân gian ở
địa phương này thu hút những tinh hoa của văn hóa dân gian ở địa
phương kia và ngược lại. Quá tŕnh giao lưu văn hóa của các địa
phương chịu sự tác động của những quy luật lịch sử - xă hội cơ bản.
-
Xuất phát từ nền văn minh sông nước, t́m hiểu văn hóa Nam Bộ, tất
nhiên phải t́m hiểu nền văn minh nông nghiệp theo kiểu "làm nương
rẫy". Dấu ấn của nền văn minh này để lại dấu ấn rất đậm nét trong ca
dao dân ca.
-
Gió đưa gió đẩy
-
Về rẫy ăn c̣ng
-
Về sông ăn cá
-
Về đồng ăn cua
-
Bắt cua làm mắm cho chua
-
Gởi về quê mẹ đỡ mua tốn tiền
-
-
Mẹ mong gả thiếp về vườn
-
Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh
-
-
Trên đất giồng ḿnh trồng khoai lang
-
Trên đất giồng ḿnh trồng dưa gang
-
Hỡi cô gánh nước đường xa
-
C̣n bao gánh nữa để qua qua gánh giùm
-
-
Hoa trong vườn nhà ai
-
Đưa làn hương ngược gió
-
Lẫn trong mùi cây cỏ
-
Anh biết t́m em đâu
-
(Phaka Kroong- dân ca Khơme)
-
-
Bên kia sông có một vườn dâu
-
Em biết đâu chính tay anh trồng
-
Đưa em đi con nước xuôi ḍng
-
Em biết không, ḷng anh xôn xao?
-
Anh cùng em qua sông hái dâu
-
Em nuôi tằm cái áo viền bâu
-
Áo em mặc kín đáo bít ḅng
-
Mọi việc phải do ḿnh yêu nhau
-
(Oum tuk- dân ca Khơme)
-
-
…..
-
-
Từ nền văn minh miệt vườn này, ta thấy xuất hiện chiếc đ̣n gánh của
đồng bào Khơme có hai mấu ở hai đầu. Nó không chỉ để gánh, nó c̣n là
thứ vũ khí để chống đỡ khi cần; và khi mệt mỏi v́ công việc, nó c̣n
là chiếc ghế để ngồi rất đắc dụng. Chính cộng đồng các tộc người
cùng chung lưng mở đất, biến vùng đất phù sa mới trầm thủy thành nền
văn minh miệt vườn miệt ruộng, đă nổ lực mở rộng quan hệ ra phía
biển, đă biến cả một vùng đất hoang sơ thành nền văn minh bản địa
phát triển rất cao- trên cơ sở nền văn minh Ấn Độ giáo, có sự hội
nhập với nhiều nền văn minh khác.
-
Thâm nhập thực tế, phải bắt đầu từ việc tiếp xúc với cộng đồng dân
cư. Bởi dân cư là lực lượng sản xuất chủ yếu của xă hội, là lực
lượng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tiến hành những
đổi mới trong tất cả các quá tŕnh sản xuất, là lực lượng đấu tranh
xă hội và cải tạo thiên nhiên, là lực lượng xây dựng và h́nh thành
những tư tưởng và lối sống mới của thời đại ngày nay. Khi tiếp xúc
với các cộng đồng dân cư của khu vực, chúng ta cần phải ư thức rằng,
chính dân cư là bộ phận chứa đựng nhiều đặc trưng về dân tộc, tôn
giáo, phong tục, tập quán, những thói quen và đặc điểm về sản xuất,
phụ thuộc vào những nhân tố xă hội, tộc người và điều kiện thiên
nhiên của các vùng sinh thái cụ thể.
-
Về góc độ dân cư, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long là một vùng dân
cư hỗn hợp, với nhiều nguồn gốc địa phương khác nhau, đa dạng về mặt
tín ngưỡng và tôn giáo, chênh lệch cách xa nhau về lối sống và phong
tục tập quán, tŕnh độ phát triển xă hội và văn hóa, cũng như thói
quen canh tác và phong cách làm ăn. Bốn yếu tố tộc người Việt,
Khơme, Chăm, Hoa là rất quan trọng đối với việc thâm nhập thực tế để
t́m vẻ đẹp của ca dao dân ca Nam Bộ, cũng như các loại h́nh nghệ
thuật khác. Yếu tố tộc người và văn hóa Chăm và Mă Lai - đa đảo, yếu
tố Khơme là những yếu tố văn hóa và tộc người cổ xưa nhất, đă h́nh
thành ở đồng bằng sông Cửu Long từ trước TK XVII. Từ TK XVII về sau,
yếu tố tộc người Việt và văn hóa Việt đă trở thành nhân tố phát
triển cơ bản của cả khu vực châu thổ phù sa mới rộng lớn, bên cạnh
sự ḥa hợp những yếu tố của tộc người vùng
ven biển nam Trung Hoa. Ngày nay,
đứng về mặt toàn vùng châu thổ mà xét, th́ tính chất bao trùm và phổ
cập, chính là sự ḥa hợp và phát triển của những yếu tố văn hóa của
các tộc người, mà yếu tố văn hóa của tộc người Việt là chủ đạo. Song
những đặc trưng văn hóa của các tộc người anh em khác, vẫn tồn đọng
sâu đậm trong nông thôn của nhiều vùng- đặc biệt là những vùng có
tính chất khu biệt như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Kiên
Giang và Cà Mau. V́ vậy, châu thổ sông Cửu Long, là một vùng đồng
bằng duy nhất ở nước ta, về mặt dân cư và dân tộc, có những đặc
trưng nổi bật, mà chúng ta cần phải lưu ư trong quá tŕnh cải cách
nói chung, và quá tŕnh cải cách văn hóa nói riêng.
-
Tính chất hỗn hợp và đa dạng về mặt dân cư và quá tŕnh xích lại gần
nhau, ḥa hợp giữa các dân tộc trong khu vực, là một hiện tượng lịch
sử có tính quy luật, bắt nguồn từ lịch sử di dân và sự h́nh thành
những vùng sinh thái nhân văn của cả khu vực châu thổ phù sa mới
rộng lớn. Nó góp phần h́nh thành các loại h́nh dân cư, mà dân cư
nông nghiệp là lại h́nh dân cư có số dân đông nhất; bao gồm những
nhóm dân cư chuyên canh ruộng nuớc, chuyên canh lúa nổi và chuyên
canh về rẫy. Bên cạnh đó, c̣n có loại h́nh dân cư thứ hai là dân cư
phi nông nghiệp, bao gồm dân cư thành phố, thị tứ và nhóm dân cư
buôn bán nông sản ở nông thôn (ở đây chúng ta cũng cần kể tới nhóm
dân cư làng nổi sống bằng nghề cá bè, buôn bán thương hồ để xác định
loại h́nh dân cư của họ). Loại h́nh dân cư thứ ba là cộng đồng dân
cư, dân tộc và tôn giáo, là một đặc điểm lớn khó có vùng nào ở nước
ta tồn tại trong thực tế và lịch sử. Ở Nam Bộ, dân số Khơme chiếm
tuyệt đại đa số ở huyện Trà Cú - Trà Vinh và một số huyện Khác ở Sóc
Trăng, Hậu Giang; người Hoa có số dân đa số tuyệt đối trong một số
xă ấp ở ở Kiên Giang, Hậu Giang và Cà Mau; người Chăm có dân số
tuyệt đối ở một số xă thuộc vùng Châu Đốc - An Giang.
-
Về góc độ tôn giáo, đạo Phật tiểu thừa hầu như là tôn giáo toàn dân
của người Khơme; Hồi Giáo là tôn giáo của toàn thể người Chăm ở Châu
Đốc; đạo Ḥa Hảo chiếm khoảng 78% tổng số dân tỉnh An Giang; đạo Cao
Đài th́ phát triển mạnh ở Bến Tre, Long An và Tiền Giang.
-
Phân loại dân cư và dân tộc là hai đối tượng tổng ḥa của nhiều hiện
tượng xă hội, là đối tượng của nhiều ngành khoa học xă hội, mà khi
thâm nhập thực tế, chúng ta cần phải hướng tới, để có thái độ và
cách thức tiếp cận tốt nhất. Điều cần xác định là việc nh́n nhận vị
trí đặc biệt của cả vùng châu thổ phù sa mới rộng lớn, nơi gặp gỡ
của những nền văn hóa cổ rực rỡ, là nơi thiên di và sinh tụ của
nhiều tộc người trong lịch sử. Đó là nơi mà các dân tộc Việt, Khơme,
Chăm, Hoa đă cùng cư trú bên nhau, khai thác đất đai, xây dựng cộng
đồng và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc ḿnh. Đây cũng chính
là những nét văn hóa chung của các cư dân Nam Á tập trung rơ nét ở
châu thổ sông Cửu Long, chứng minh một cội nguồn chung và một xuất
nguyên giống nhau, phản ánh trên tư duy thần thoại và truyện cổ dân
gian, ca dao dân ca dân gian của các dân tộc Việt, Khơme, Chăm, Hoa
trên nền quan niệm về nhị nguyên luận vũ trụ, hay thuyết vật chất
nhị nguyên tương phản; trong đó đất, nước, núi và đồng bằng, lục địa
và biển, loài có cánh và và loài thủy sinh tương phản nhau. Bên cạnh
đó là các tục thờ đá trong các miếu thổ thần của người Việt, miếu
Ông Bổn của người Hoa và miếu Néak- Tà của người Khơme; những ngày
hội nước với những tục đua ghe và những lễ nghi trong nông nghiệp
vào mùa khô của người Khơme, người Chăm… Đó là dấu vết nhà sàn trong
các Sala chùa Khơme, nhà người Việt vùng Đồng Tháp, An Giang. Đó là
phương thức thủy lợi cổ đào ao chứa nước, như ao Bà Om của người
Khơme ở Trà Vinh, ao chứa nước trong rẫy của người Hoa ở Vĩnh Châu -
Bạc Liêu, cách xẻ mương, lên liếp ở các miệt vườn.
-
Ngoài ra, châu thổ sông Cửu Long c̣n là một vùng bán đảo chịu ảnh
hưởng nặng của thủy triều và các sông rạch, con nước lớn ṛng, do đó
yếu tố văn hóa biển và văn hóa Mă Lai, Inđônôdiên khá rơ nét. Cho
nên người Việt vùng Cà Mau, Rạch Gá rất giỏi nghề đóng ghe xuồng và
làm đồ thủ công, người Chăm giỏi nghề đánh cá trên sông… Các miếu
Ông Bổn Đầu Sông và miếu Bà Thiên Hậu rải rác khắp cả vùng châu thổ
đă minh chứng cho nền văn hóa biển của cả vùng đất. Bên cạnh nền văn
hóa chung, mỗi dân tộc trong cộng đồng vẫn có những đặc thù văn hóa
truyền thống của dân tộc ḿnh, phản ánh bản sắc văn hóa riêng. Ở
đây, người Việt là dân tộc đa số, chủ thể mà tổ tiên là những người
nông dân từ đồng bằng sông Hồng, từ Ngũ Quảng di cư vào khai thác
đất đai, xây dựng làng xóm, đ́nh chùa, để lại dấu ấn của nền văn
minh cây lúa nước, bằng việc đào đắp kinh mương, làm sống dậy sự trú
phú của cả vùng châu thổ phù sa mới. Người Việt với những nổ lực của
ḿnh trước thiên nhiên đầy những tiềm ẩn, thử thách, đă sáng tạo nên
những cá tính và đặc điểm văn hóa đặc sắc và nhiều sản phẩm vật chất
phong phú. Như bưởi Năm Roi B́nh Minh, xoài cát Ḥa Lộc, cam Cái Bè,
vú sữa Ḷ Rèn, thuốc rê Cao Lănh, mắm Châu Đốc, dừa Bến Tre, sầu
riêng Chợ Lách, gạo nàng Loan Long An, mắm tôm chua, mắm tôm chà G̣
Công, nem Lai Vung… Đó c̣n là kỹ thuật dùng phảng phát cỏ, đốt rồi
cấy lúa rất hợp với thiên nhiên ngập tràn cỏ năng của vùng đất. Cũng
chính người Việt đă du nhập ca nhạc cung đ́nh Huế, chế ra loại h́nh
văn nghệ dân gian quư báu là cải lương; rồi lại c̣n các loại h́nh
nói thơ Lục Vân Tiên, thơ Thầy Thông Chánh, nói tuồng, nói vè, hô lô
tô, ca ra bộ, ḥ đối đáp, hát huê t́nh… Người Việt ở đây c̣n có
chiếc áo bà ba, chiếc khăn rằn và các loại mắm rất đặc trưng. Đây là
những nét văn hóa Việt đă được đổi mới một phần cho thích nghi với
cách ứng xử trước thiên nhiên kỳ bí của vùng đất mơi.
-
Bên cạnh người Việt, cư trú xem kẽ trong các vùng Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Tri Tôn là đồng bào Khơme anh em. Người Khơme quần
tụ trong các phum sóc được thiết lập lâu đời, trên các giồng đất
cao, bao quanh các ngôi chùa Phật giáo tiểu thừa, giữa những hàng
cây sao, cây dầu cao vút. Theo truyền thuyết, khởi nguyên người
Khơme là con cháu của chim thần Garuda, có sức điều động lửa, sấm
sét, có khả năng thống lănh nước, mưa, sông rạch của gịng dơi cá
thần và rắn thần Nagar. Họ có một lịch sử văn hóa, nhân chủng, tổ
chức xă hội và chữ viết Pali, mang ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa
Ấn Độ, cũng như sức sáng tạo phong phú của bản thân dân tộc ḿnh.
-
Từ thế giới quan Phật giáo tiểu thừa, và từ tư duy lưỡng nguyên,
người Khơme đă tạo nên một nền văn hóa cá biệt với những kiến trúc
chùa nguy nga, với mô típ Ŕa hu, tượng tṛn, tượng bốn mặt, chim
thần, rắn thần, với các dạng thức phù điêu mang cá tính và phong
cách riêng.
-
Vốn là một dân tộc có truyền thống văn nghệ, người Khơme đă sáng tạo
ra nhiều loại h́nh ca vũ độc đáo, từ điệu múa trống Xà zăm, múa vui
Krap, múa gáo dừa Tro jok, múa Chằng khum- rông, đến các điệu hát
A-yay trữ t́nh, hát đối đáp Prop-kay, Chằm riêng-chàpay, ca đàn kể
truyện cổ, và vươn tới những h́nh thức sân khấu hoàn chỉnh như kịch
múa Robăm và kịch hát Yu-kê.
-
Người Hoa Nam Bộ trong quá tŕnh di trú đă giản dị hóa phong tục và
tín ngưỡng của ḿnh, chỉ giữ lại tục thờ thần và lệ chiêm bái. Người
Hoa c̣n mang đến những nghề nghiệp thủ công truyền thống, nghề làm
vườn trên giồng cát, và làm thông thương xích gần các cộng đồng địa
phương lại với nhau, bằng việc cung cấp các dịch vụ bán lẻ hàng hóa
nông sản. Ngoài ra họ c̣n mang đến đồng bằng châu thổ tục thờ Quan
Công, Quan Âm, các tuồng Tàu, các điệu hát Tiều, hát Quảng… cùng
chuẩn mực đạo đức, cách sống là những âm hưởng tàn dư những giáo
điều Khổng Mạnh.
-
Người Chăm xuất phát từ một bộ phận người Chăm ở miền Trung di cư
đến, theo chương tŕnh "tận dân vi binh" lập đồn điền của triều đ́nh
nhà Nguyễn. Do những quan hệ nhiều đời với người Khơme bên cạnh
người Java mà người Chăm Nam Bộ có những nét văn hóa riêng, tuy vẫn
giữ lại truyền thống xây gạch, tổ chức xă hội theo Hồi giáo với ông
HaKim (như xă trưởng), thánh đường, tháng ăn chay Ramadan và đọc
kinh Coran.
-
Người Chăm sống ở Châu Đốc theo đạo Islam. Đạo Islam chi phối toàn
bộ sinh hoạt, phong tục, cho đến cách phân bố pḥng ở, cách trang
phục. Trang phục của người Chăm Châu Đốc rất kín đáo, hầu như che
phủ, giấu kín cơ thể càng nhiều càng tốt. Với truyền thống văn hóa
lâu đời của ḿnh, người Chăm đă sáng tạo nên một kho tàng văn nghệ
rất phong phú về nội dung, về cấu trúc, h́nh tượng. Đó là ca dao (Pa
nược - Pa dít), hát giao duyên (Ađtọh Atăm, Tàrà), hát trữ t́nh ân
ái (Ađtọh Mưzút), hát ống (Ađtọh Đing), hát đố (Ađtọh Padao), vè
(Ariya),gia huấn ca (Ariya Patoa Pakay), ngâm (Harí Ariya), xướng
trường ca, anh hùng ca (Ămpăm), các điệu ḥ xay lúa, giă gạo (Ađtọh
Raxunxa), ḥ đám ma (Ađtọh Tămmưtờri- Ađtọh Kamưrơ), hát ru em
(Ađtọh Ru Anứk), đồng dao (Ađtọh Raneh)… Tuy nhiên, theo giáo lư
kinh Coran, người Chăm vẫn cho rằng âm nhạc và lời ca tiếng hát làm
mê hoặc tâm linh con người, làm con người sa ngă theo dục vọng,
không c̣n đủ trí sáng suốt để suy gẫm lời kinh. Bởi vậy họ ngăn cấm
hát xướng, nhất là các loại hát ḥ huê t́nh của nam nữ. V́ giới luật
của Hồi giáo ngăn cấm, nên sinh hoạt văn nghệ dân gian của người
Chăm Châu Đốc không phát triển hơn được nữa. Để bù đắp vào chỗ sinh
hoạt văn nghệ bị g̣ bó, người Chăm ở Châu Đốc đă cố công xây dựng
một hệ thống văn học dân gian với đủ loại truyện kể. Đây là công
đóng góp của người Chăm Châu Đốc vào kho tàng văn học dân gian của
châu thổ phù sa mới Nam Bộ.
-
-
- Hồ Tĩnh Tâm
- (Theo Vietnam.net)
|