Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Nét đẹp đồng dao của trẻ em người Thái Tây Bắc

Trần Vân Hạc

Đồng dao – c̣n gọi là hát vui chơi của trẻ em người Thái Tây Bắc rất phong phú và đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. Đồng dao không chỉ đem lại niềm vui trong trẻo cho tuổi thơ mà c̣n có ư nghĩa nhân sinh sâu sắc, góp phần giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan cho trẻ.

Những bài đồng dao chủ yếu do các em sáng tác và tŕnh diễn, tạo nên chất vui tươi, dí dỏm, trẻ trung, hồn nhiên của tuổi thơ. Cũng v́ vậy, những phản ánh, nhận biết và giáo dục rất nhẹ nhàng, tinh tế.

Nội dung của các bài hát đồng dao vô cùng súc tích, thường là minh họa cho các truyện cổ thần kỳ về sự tích loài vật, mượn các con vật trong thiên nhiên để tái hiện cuộc sống hiện thực của bản mường. Nhiều khi chỉ đơn giản là những đặc điểm của các loài cây, con, giống như những bài học thường thức… Ngoài những tṛ chơi có được do sự tương đồng và giao lưu văn hóa như: Chồng nụ chồng hoa, Nối dây, Chui qua cửa… th́ c̣n có rất nhiều tṛ chơi mang đậm dấu ấn địa lư, văn hóa, phong tục… như: Dụ ve sầu, Gọi kiến, Bắt bướm, Các loại quả, Đuổi bắt chuột, Ngồi dây đu…

Điểm nổi bật về nghệ thuật để các bài đồng dao của trẻ em người Thái có một sức sống lâu bền chính là sự phát triển theo kết cấu móc xích, cùng các yếu tố thần kỳ, ngụ ngôn, trào phúng… được diễn đạt bằng ngôn ngữ rất giàu h́nh ảnh, nhạc điệu, phù hợp với cách nói, cách nghĩ và lối sống của bà con người Thái nói chung và trẻ em nói riêng. Đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn với các tṛ chơi, góp phần làm nên một sự sống động, uyển chuyển, tươi sáng trong tâm hồn trẻ thơ, tạo nên những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, sự nhận thức nhẹ nhàng, sâu sắc hơn hiện thực cuộc sống.

Đây là “thế giới” các loại quả các em đă gần gũi: “Dưới bụi có quả cà/ Bụi cao có quả nhót/ Tít trên đồi quả sim/ Nhiều gân là quả sổ/ Quả sung chát trĩu cây/ Chạy men cành quả khế/ Quả chuối chín vàng ươm/ Hai quả giống anh em/ Trám đen chua, cọ chát…/ C̣n bao nhiêu loại quả/ Kể mà nghe cùng nhau” (Các loại quả – đồng dao của trẻ em người Thái ở Mường Ḷ, Yên Bái).

C̣n đây lại là cảnh bắt bướm mà các em đă coi như những người bạn hiền hậu, thân thương: “Bướm xanh ơi! Về giăng dây/ Bướm đỏ ơi! Mau trẩy quân/ Hăy nghỉ chân ăn trầu cháu têm đă nào/ Nghỉ đỡ mệt rồi hăy trẩy quân bầy quân lũ/ Thôi! Bướm đẹp đă bay mất rồi/ Bay đi gọi bướm bố mẹ cùng về nhé…” (Bắt bướm – đồng dao của trẻ em người Thái ở Mường La, Sơn La).

Nếu ở bài Các loại quả, lời thơ đă chú ư vào thuộc tính dễ nhận biết của các loại quả để các em dễ dàng phân biệt và nhận biết, th́ ở bài Bắt bướm lại đi vào t́nh cảm, các em và bướm như những người bạn tâm t́nh thân thiết. Con bướm b́nh dị nhưng thân thuộc với bao sắc màu của núi rừng Tây Bắc, của thế giới trẻ thơ bay vào lời ca một cách nhẹ nhàng, tự nhiên với một sự giao ḥa, tạo nên cảm xúc thẩm mỹ khó phai và một t́nh yêu thiên nhiên trong sáng.

Ở bài đồng dao Chơi trăng nói về con vật của trẻ em người Thái ở Mường Ḷ lại tạo nên những niềm vui trong trẻo, hồn nhiên trước hiện thực cuộc sống: “Tháng trăng trăng, tháng gọi gọi/ Chống gậy vào lỗ cua/ Hai con cua bện thừng/ Hai con ruồi ngủ trưa/ Hai con cáo ăn gà/ Hai con công tết đuôi/ Hai con hươu ăn cỏ/ Hai con ngựa sắm yên/ Hai ông quan về cưỡi/ Hai ông lư về thăm/ Lấy quả bưởi quả cam về đón/ Lấy khoai sắn đỏ về cho chị em ơi”.

Có khi bài hát lại thể hiện mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, tạo nên những cảm xúc khó phai mờ trong kư ức tuổi thơ: “Gió, gió, gió về chạm cây sung xao động/ Gió, gió về chạm cây dâu da đổ xuống/ Gió về cho bản làng ta mát” (Gọi gió -  đồng dao của trẻ em người Thái ở Mường Ḷ).

Cuộc sống của người Thái Tây Bắc là cuộc đấu tranh với thiên nhiên để giành lấy ấm no, hạnh phúc. Cuộc sống lao động đi vào tṛ chơi đồng dao như một bức tranh mộc mạc, khỏe khoắn.

Ở bài Đuổi bắt chuột thể hiện sự căm ghét loài vật chuyên phá hoại mùa màng: “Chuột chuột, chít chít/ Lúc mày đi mày trượt cỏ tranh/ Khi mày đến mày men lá lúa/ Sáng sớm ra men theo đường cái…/ Chuột không chạy chuột ngu/ Chuột dính bả chuột chết/ Chuột vào bản đuổi bắt/ Chuột phá ruộng đập chết” (đồng dao của trẻ em người Thái ở Mường Ḷ). Từ ngôn ngữ, nhịp điệu, thanh điệu… đều thể hiện thái độ của con người với loài vật có hại, để rồi các em có ư thức hơn trong việc bảo vệ mùa màng.

C̣n đây lại là cảnh hai con trâu chọi nhau, với những tiếng reo ḥ hồn nhiên đầy kịch tính: “… Hú hú/ Ḥ ḥ/… Trâu không chọi trâu dại/ Hai con trâu mộng chọi nhau đôm đốp/ Trán mày sứt tao thuốc thang cho/ Mắt mày ḷi tao đem về chữa/ Con nào thua cắt sỏ bỏ nồi/ Con nào được vào rừng hổ bắt” (Chọi trâu -  đồng dao của trẻ em người Thái ở Sơn La). Ngoài tṛ chơi có tính mô phỏng th́ lời ca với nhịp điệu và những h́nh ảnh sinh động đă diễn tả trung thực hiện thực.

Qua các bài đồng dao, trẻ em người Thái Tây Bắc không chỉ là người sáng tạo mà c̣n trực tiếp diễn xướng một cách thông minh, sáng tạo. Đồng thời các em c̣n vận dụng một cách nhuần nhụy các yếu tố thần kỳ, ngụ ngôn, trào phúng… Tất cả tạo nên một bức tranh sống động, không chỉ có tác dụng giáo dục thẩm mỹ mà c̣n giúp các em nhận thức sâu hơn hiện thực xă hội phong phú.

Ngày nay, dù có tác động của nhiều loại h́nh tṛ chơi của nhiều nền văn hóa, nhưng những đêm trăng sáng, những bài hát đồng dao của trẻ em người Thái Tây Bắc vẫn vang lên cùng những tṛ chơi ngộ nghĩnh của trẻ thơ làm ấm bản ấm mường.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18