|
Con cò mà đi ăn đêm
GS Trần Văn Chi
Phải giữ tấm lòng cho trong sạch
Quốc Văn Giáo Khoa Thư (QVGKT) lớp Dự Bị bài số 39 là bài học thuộc lòng Bài ca
dao: "Con cò mà đi ăn đêm". Xin trích:
"Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống aọ
Ông ơi ông vớt tôi nao !
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con".
Bài học thuộc lòng, mà "thuở còn thơ" , hai buổi đến trường . . tuổi trẻ của học
trò chúng tôi thường ê a, vì đây là bài ca dao, thể lục bát, dễ thuộc, dễ nhớ.
Năm mươi năm, nay đọc bài xem như mới ngày nào, đầu còn hớt tóc móng ngựa (,
mang cái cặp đệm (2) tung tăng đến trường làng, xa trên 5 cây số. Tuổi của chúng
tôi mà có được "ba chữ" bỏ trong bụng, đọc được truyện Phạm Công Cúc Hoa, Thạch
Sach Chém Chằng, hoặc viết được tờ đơn xin phép làng cho đám giỗ (3) là quý hơn
vàng. Thuở nhỏ thích lật sách để coi hình, nhiều khi thích hơn là đọc nữa.
Trong bộ QVGHKT, mỗi bài đều có một cái hình minh họa cho nội dung bài học. Hình
trong QVGKT vẽ đơn giản, chơn phương, in theo kiểu tranh khắc trên gỗ . (Nay thì
kỹ
thuật in đã qua thời kỳ Typo, chữ đúc bằng chì, hình làm bằng cliché đến thời in
kỹ thuật offset hiện đại bốn màu). Họa sĩ vẽ hình con cò đậu trên cành tre, cành
mềm như sắp gẫy, vẽ ủ rủ như sắp rớt xuống ao, mặt nước ao êm đềm cảnh đêm tối
vào mùa thu thảm não...
Hình ảnh và sáu câu thơ lục bát nhìn và đọc lại mới thấy thương cho thân phận
con cò. Con cò trong mắt của người mình, theo dân giả, hay theo thi nhân . . .
là hình
ảnh người mẹ VN . Thân cò lặn lội là hiện thân người mẹ quê tần tảo một nắng hai
sương vất vả đêm ngày để nuôi con . . . .
Hình ảnh người mẹ VN càng tuyệt diệu biết bao khi chúng ta đang sống ở Hải Ngoại,
tại đây ta biết được thế nào là người mẹ Hoa Kỳ , người mẹ Mễ Tây Cơ hay người
mẹ Tây mẹ Đức ở bên trời Âu. Quả thật bà mẹ VN của chúng ta tuyệt vời và nói như
thế không có gì là cường điệu cả.
Ta hãy đọc lời của tác giả trong QVGKT phần đại ý sau đây -- Xin trích : " Bài
này mượn chuyện con cò mà ngụ ý luân lý rất cao. Con cò sa xuống nước, người ta
bắt
được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được
trong sạch. Cũng như người ta nghèo khó đi làm ăn lỡ sa co thất thế, bị phải tai
nạn, nhưng bao giờ cũng giữ lấy tấm lòng trong sạch, không làm gì ô uế ". Hết
trích.
Con cò, người mẹ luôn luôn sống vì đàn con và chết cũng vì đàn con :
"Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con."
Bài luân lý, ẩn du qua hình ảnh con cò, QVGKT dạy cho học trò bài học có giá trị
muôn đời. Ở chúng ta, mỗi người một hoàn cảnh, một vị trí trong xã hội, mỗi
người ai cũng có hình ảnh người mẹ mà mình trân quý :
Mẹ của Thầy Tử Lộ, mẹ của vua Tự Đức, bà mẹ quê trong tác phẩm của Phạm Duy, bà
mẹ của Y Vân trong bài Lòng Mẹ, dù mẹ của bạn hay mẹ của tôi tất cả như nhau nào
có phân biệt mẹ của vua, mẹ của quan, mẹ giàu me.. nghèo...
Thuở nhỏ, cuối tháng, cuối tam cá nguyệt hay cuối năm tôi đem sổ học bạ hay sổ
điểm, sổ danh dự về cho mẹ tôi ký, mẹ tôi ký quằn quèo có lúc ký chữ thập... Mẹ
tôi là như thế nhưng thương con vô bến bờ lo cho con đến khi chết. Nhớ lại, sau
này tôi đã thành danh, đi xe hơi có người lái, nhà ở có người hầu nhưng tôi vẫn
thích được mẹ tôi nâù cho tôi ăn, thích ngủ với mẹ mỗi khi về quê ! ! !
Người mẹ VN chúng ta ai ai và lúc nào cũng muốn "giữ tấm lòng trong sạch " và đó
là bài học sống mà tôi ấp ủ, mang theo trên bước đường lưu lạc. Nay thì mẹ đã
qua đời, ở tuổi 92, tuổi thượng thọ...
Ngày lễ tang mẹ trên bàn thờ tôi chưng cặp đèn cầy nhỏ để mừng cho mẹ đã thượng
tho.. Tôi nói lời "mừng vĩnh biệt" trước lúc di quan, trước hằng trăm thân quyến
bạn bè và gia đình mà nước mắt ràng rụa, nghẹn ngào . . .
Đọc lại bài con cò mà đi ăn đêm với ý nghĩ luân lý, lời dạy của mẹ phải giữ lấy
tấm lòng cho trong sạch như tưởng nhớ đến mẹ tôi và mẹ của những người không may
không còn me..
Nhân mùa Vu Lan đọc lại QVGKT, hình ảnh con cò gợi tôi nhớ mẹ biết dường nàọ
Mừng cho ai còn mẹ Và xin chia xẻ nỗi đau những ai mất me..
Hãy vì mẹ mà mỗi người chúng ta phải giữ tấm lòng cho trong sạch.
Mùa Vu Lan nơi xứ người.
Ghi chú:
( Hớt tóc ngắn, gần như cạo trọc phía trước cao hơn phía sau giống như hình
cái móng ngựa.
(2) Cặp học trò xưa dùng đựng sách vở để ôm đi học, giống như cặp da ngày nay
nhưng làm bằng cỏ đệm chỉ có ở miền Nam, loại đệm dùng để đan nớp.
(3) Thời xưa ở trong làng muốn làm đám giỗ phải làm đơn xin phép.
Xin vui lòng liên lạc với
haphuonghoai@gmail.com về tất cả
những gì liên quan đến trang web nầy
|