Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Hậu Quả Của Sự Phân Ly Đất Nước Năm 1954

Trong tất cả những cuộc phân ly, có lẽ cuộc phân ly năm 1954 đă để lại trong ḷng người Việt Nam một sự chua xót đầy cay đắng. Chua xót v́ nó không chỉ chia cắt đất nước với hai miền Nam và Bắc mà c̣n chia cắt cả ḷng người ở bên này và bên chia chiến tuyến.

Lịch sử Việt Nam đă ghi lại nhiều giai đoạn đất nước bị phân ly. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh để giành ảnh hưởng cho tộc họ; Thời Pháp Thuộc với ba kỳ chia để trị của người Pháp và thời chiến tranh Quốc - Cộng với tham vọng cộng sản hóa đất nước của Hồ Chí Minh.

Trong tất cả những cuộc phân ly nói trên, có lẽ cuộc phân ly năm 1954, dẫn đến cuộc chiến tranh Quốc - Cộng đă để lại trong ḷng người Việt Nam một sự chua xót đầy cay đắng. Chua xót v́ nó không chỉ chia cắt đất nước với hai miền Nam và Bắc mà c̣n chia cắt cả ḷng người ở bên này và bên chia chiến tuyến. Chua xót v́ người dân Việt Nam đă không có những quyết định ǵ trong sự chia cắt này, trong khi một thiểu số người Việt Nam v́ tham vọng quyền lực đă cấu kết với ngoại nhân chia cắt đất nước để làm tay sai.

Hơn thế nữa, sự chia cắt đó, tuy đă nối lại vào năm 1975 sau cuộc tiến công quân sự để tiến chiếm miền Nam của đảng CSVN, nhưng lại làm phát sinh một cuộc phân chia mới. Đó là làn sóng tỵ nạn Cộng sản của người Việt phải bỏ nước ra đi sống lưu vong tại 70 quốc gia lớn nhỏ trên toàn thế giới.

Những hậu quả tại hại

Những cuộc phân ly nào của đất nước cũng để lại những hậu quả tại hại cho dân tộc đó.

Hậu quả đầu tiên là do sự khác biệt về hành chánh của hai miền đă làm cho nếp sống, nếp sinh hoạt của người dân trở nên khác biệt. Từ đó dẫn đến những suy nghĩ, những quan tâm của con người cũng khác nhau.

Hậu quả thứ hai là do sự khác biệt về thể chế chính trị của hai chính quyền đă khiến cho người dân rơi vào hoàn cảnh đối nghịch. Về căn bản, người Việt Nam sống ở miền Bắc và người Việt Nam sống ở miền Nam đă không có một chút ǵ thù hận, trái lại c̣n có những liên hệ máu mủ ruột thịt. Thế nhưng do sự khơi động ḷng hận thù của đấu tranh giai cấp hầu áp đặt chủ nghĩa vô sản chuyên chính lên cả nước, CSVN đă đẩy người dân miền Bắc căm thù lẫn nhau và căm thù cả người dân miền Nam. Sự căm thù đó, ngày hôm nay sau 24 năm đất nước gọi là "thống nhất" dưới chế độ Cộng sản, vẫn c̣n tồn tại trong ḷng dân tộc Việt Nam.

Hậu quả thứ ba là do chia cắt địa lư đă dẫn đến sự gián đoạn lưu thông văn hóa giữa hai miền, khiến cho những tinh hoa văn hóa của dân tộc không c̣n phát triển toàn diện. Ví dụ văn hóa ở miền Bắc hoàn toàn bị đảng Cộng Sản uốn nắn đi vào con đường phục vụ chủ nghĩa xă hội, những áng văn chương, những câu chuyện lịch sử đă bị bóp méo theo nhăn quan cộng sản. Từ những sự khác biệt này đă làm cho ngôn ngữ trao đổi giữa hai miền, có một số từ trở nên khác biệt và trái ngược ư nghĩa.

Hậu quả thứ tư là do sự tuyên truyền xảo quyệt để tiến hành cuộc chiến tranh ở miền Nam, đảng Cộng Sản Việt Nam đă tạo một tâm lư sai lạc của người dân miền Bắc về h́nh ảnh nô lệ, sống thiếu văn minh, nghèo đói của người dân miền Nam. Nhưng sau năm 1975, khi người dân miền Bắc vào Nam nh́n thấy sự trù phú và văn minh của người miền Nam th́ họ lại phát sinh ra mặc cảm tự ti, tự tôn một cách vô lối và cho đến ngày hôm nay vẫn c̣n trong một số người ở miền Bắc giữ tâm lư này.

Niềm tin và t́nh người.

Đương nhiên c̣n rất nhiều hậu quả tai hại xảy ra bàng bạc trong cuộc sống của người dân hai miền sau tháng 4 năm 1975. Tuy nhiên điều đáng nói nhất ở đây, hậu quả của sự phân ly đất nước từ năm 1954 đến năm 1975 là niềm tin và t́nh người ở hai miền trong 20 năm chiến tranh đă bị xuống cấp một cách thảm hại, nhất là tại miền Bắc VN. Ngày nay đă sau 24 năm "thống nhất" mà nó vẫn c̣n là vết đau ray rứt trong ḷng mọi người.

Những hậu quả của cuộc phân ly trong giai đoạn từ 1954 đến năm 1975, tuy to lớn nhưng đang dần dần phục hồi. Điều đáng nói là hậu quả của cuộc phân ly năm 1954 đă tạo ra cuộc phân ly mới với gần 3 triệu người đang lưu vong tại hải ngoại sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975.

Cuộc phân ly sau năm 1975 không mang tính chia cắt đất nước nhưng trong thực tế không khác ǵ mấy những cuộc phân chia trước đây. Đó là sự ra đi của hàng triệu người để tránh khỏi làn sóng khủng bố và đàn áp của đảng CSVN. Có điều là cuộc phân ly sau năm 1975 đă khiến cho ba triệu người Việt phải hội nhập vào những xă hội mà ḿnh không bao giờ nghĩ đến trước đó. Do sự khác biệt về văn hóa, chủng tộc, màu da và tŕnh độ ư thức của mỗi quốc gia tạm dung, đă khiến cho tâm tư và lối sống của người Việt Nam có những dị biệt đáng kể. Sự dị biệt này không chỉ giữa những người ở trong và ngoài nước mà c̣n ngay cả giữa những người tỵ nạn với nhau.

Những ngộ nhận lịch sử

Sau 24 năm lưu lạc ở xứ người, người Việt tỵ nạn đă có dịp quan sát những đổi thay của thế giới và nh́n ra bài toán phức tạp của những quốc gia bị phân ly. Tại những quốc gia này, có lẽ yếu tố phức tạp nhất làm hằn sâu thêm sự chia rẽ là do những ngộ nhận lịch sử, và v́ đa số chưa chịu vượt lên trên những giới hạn của lịch sử nên đă chưa t́m ra sự cảm thông cần có, hầu giúp nhau giải quyết những ngộ nhận của quá khứ. Người dân tại những quốc gia cựu cộng sản ở Đông Âu cũng như trong Liên Bang Xô Viết cũ cũng đă trải qua những xung đột sau khi gông cùm Cộng sản bị phế bỏ. Tất nhiên những xung đột này mau chóng chấm dứt khi những ngộ nhận lịch sử được giải quyết. Nhưng trường hợp Việt Nam lại khác, sự ngộ nhận hay khác biệt giữa người dân ở miền Nam và miền Bắc hay ở giữa hải ngoại với quốc nội, không do ngộ nhận lịch sử, mà do ngay chính sách cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tại sao?

Thứ nhất, Cộng sản Việt Nam luôn luôn gieo rắc trong ḷng mọi người về sự nghi kỵ và căm thù lẫn nhau về bất cứ vấn đề nào. Chính nó đă giết chết niềm tin lẫn nhau và tạo ra sự ngờ vực giữa mọi người. Đây là lối cai trị thâm độc theo h́nh thức chia cắt ḷng người để kiểm soát.

Thứ hai, CSVN không muốn người dân ở hai miền liên đới với nhau và bắt tay với khối người Việt tỵ nạn ở hải ngoại. Họ rất lo sợ những sự hợp tác đấu tranh giữa trong và ngoài nước qua thế liên kết, nên t́m mọi cách ngăn chặn.

Những điều cần khắc phục

Nhận ra những thủ đoạn nói trên của chế độ Cộng sản Việt Nam, chúng ta cũng cần có những hướng suy tư tích cực hơn, nhân kỷ niệm năm thứ 45 ngày 20 tháng 7 (1954 - 1999) để khắc phục những hậu quả xấu, hướng về phía trước hầu chuẩn bị tâm lư cho sự hợp tác trong cả hai giai đoạn đấu tranh cứu nước và dựng nước, đặc biệt là giai đoạn chấm dứt ách độc tài cộng sản, canh tân quốc gia.

Thứ nhất là cần hiểu rơ bối cảnh lịch sử cận đại, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975, để chúng ta không bị lấn cấn những diễn biến của lịch sử. Bởi v́ Cộng sản Việt Nam hay viện dẫn lịch sử theo nhăn quan riêng của họ để tô vẽ công lao và giành quyền lănh đạo mà trong thực tế, những công lao đó lại chính là trở ngại làm chuyển hướng tiến tŕnh ḥa b́nh tại Việt Nam mà đáng lư ra không cần một giọt máu nào. Nh́n rơ bối cảnh lịch sử để thấy rơ công và tội của đảng Cộng Sản để tránh đi những tuyên truyền sai lệch về lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam và nh́n ra thủ phạm đồng t́nh với ngoại bang chia cắt đất nước chính là thiểu số lănh đạo đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ hai là cần hiểu rơ khát vọng chân chính của người dân miền Bắc cũng như của những người cựu đảng viên đă phản tỉnh. Phải coi họ là nạn nhân của sự chia cắt đất nước nên đă phải sống và làm theo các mệnh lệnh của chế độ. Ngày nay, những người này đă có điều kiện nh́n lại quá khứ và đă phản tỉnh. Chúng ta không thể tiếp tục coi những người này là kẻ thù mà phải giúp họ thực hiện các khát vọng bằng cách vùng lên đấu tranh chống lại chế độ. Chính sự hỗ trợ và cộng tác trong giai đoạn đấu tranh, chắc chắn sẽ giải tỏa rất nhiều ngộ nhận và tiến đến sự hợp tác chân t́nh.

Thứ ba là phải mở ḷng chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của nhau để có thể nương tựa, giúp nhau thăng tiến trong giai đoạn thay đổi nhanh chóng hiện nay. Chấp nhận khác biệt không có nghĩa là chấp nhận cả những người có lập trường ủng hộ cộng sản, để làm những việc phản dân hại nước. Chấp nhận khác biệt là chấp nhận những suy nghĩ, những cung cách hành xử khác nhau trong tiến tŕnh chống lại chế độ CSVN, để giành lại tự do dân chủ cho đất nước.

Tóm lại, sự phân ly nào của đất nước cũng để lại những hậu quả không tốt. Thế nhưng nếu chúng ta có cái nh́n lạc quan và vượt lên trên những giới hạn của lịch sử, chắc chắn chúng ta sẽ khắc phục được những dị biệt trong ḷng người, tạo sự cảm thông thật sự để cùng nhau đóng góp cho Tổ Quốc Việt Nam. Muốn làm được việc này đ̣i hỏi mọi người Việt Nam phải dẹp bỏ tính tự kỷ và kiêu ngạo th́ mọi sự sẽ tốt đẹp.

Đoàn Hùng

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18