"Từ ngày thất thủ kinh đô
Tây qua giăng dây thép, họa địa đồ nước Nam"
(Ca dao)
|
Miếu Âm Hồn TP
Huế |
Ngày 23 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày cúng âm hồn
của người dân thành Huế. Lễ cúng tế vừa có tính chất gia đ́nh lại vừa có
tính chất cộng đồng của các đoàn thể, tổ chức, tập thể những người cùng
chung một ngành nghề, cùng ở trong một thôn, xóm, phường... Việc tổ chức
cúng âm hồn trọng thể như vậy liên quan đến lịch sử chống giặc của đất
nước ta:
Năm 1884,
Pháp đă chiếm trọn hai miền Nam Bắc. Huế, trái tim của đất nước, trong
cơn nguy biến mà mọi người dân Việt Nam đang lâm ṿng nô lệ nh́n về.
Tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Roussel De
Courcy tuyên bố: “Cái gút thắt của vấn đề Việt Nam là ở Huế”.
Ngày
02.7.1885 De Courcy đưa quân vào cửa Thuận An, hống hách đ̣i hỏi triều
đ́nh Huế: “Nếu muốn được yên ổn th́ phải nộp cho chúng tôi hai vạn thoi
vàng, hai vạn thoi bạc và hai vạn quan tiền...”. De Courcy tiến vào
Hoàng Thành và đ̣i vua Hàm Nghi phải bước xuống ngai vàng, đích thân ra
đón. Roussel c̣n đ̣i tất cả phái đoàn của Pháp từ quan đến lính quèn
phải được đi vào Đại Nội bằng cửa chính Ngọ Môn, trong khi cửa này chỉ
để dành riêng cho Đại Nam Hoàng Đế. Sự ngạo mạn và lăng nhục của quân
xâm lăng thiêu đốt hết mọi thiện chí ngoại giao. Sự bức xúc của vua quan
và dân dă Việt Nam đă ngùn ngụt cháy thành lửa đỏ.
Tối 22 qua
rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu tức là đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng
7 năm 1885, Thượng Thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết và Đề Đốc Trần Xuân Soạn
đă chỉ huy 20.000 binh lính mở cuộc tổng tấn công vào thành lũy của quân
Pháp ở Toà Khâm và Mang Cá, sào huyệt giặc bên sông Hương. Quân ta chiến
đấu rất gan dạ. Tôn Thất Thuyết bố trí cuộc tấn công rất chu đáo nhưng
vũ khí giới kém nên bị thua trận:
Từ ngày
thất thủ kinh đô,
Bốn phương xiêu vẹo hán Hồ khổ thay.
Nước ta quan tướng anh hùng
Bách quan văn vơ cũng không ai tày.
Người có ngọc vẹt cầm tay,
Đạn vàng Tây bắn ba ngày không nao.
Tài hay văn vơ lược thao,
Khí khái nhân địa ra vào rất thông.
Bốn bề cự chiến giao công,
Tây phiên nói: thực anh hùng nước Nam ...
(Vè thất thủ kinh đô)
|
Di
tích Miếu Âm Hồn Thành phố Huế |
Rạng sáng, quân Pháp bắt đầu phản công dưới sự chỉ
huy của Pernot. Pháp đă chia quân làm ba ngă để tiến vào kinh thành.
Từng đợt xung phong chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt để tràn vào
các cửa Đông Ba, Thuợng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Ḥa. Toán từ Cửa
Trài, phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà, tiến vào Lục Bộ, cố tấn công
cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Hoàng Cung. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho
tấn công quân triều đ́nh đang tử thủ vườn Ngự Uyển để tiếp ứng toán quân
đang cố phá đổ một cách vô hiệu quả cửa Hiển Nhơn vẫn đứng trơ gan trong
khói lửa. Quân triều đ́nh không giữ nổi thành phải tháo chạy về phía Lục
Bộ và tràn ra cửa Đông Ba đă bị toán quân Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên
chiếm ngự. Cuộc chém giết trời sầu đất thảm đă xảy ra nơi mà trăm năm
sau vẫn c̣n ghi dấu: Miễu Âm Hồn.
Địch chiếm
thành và đốt phá, hăm hiếp, giết chóc cướp bóc không từ một ai. Một cuộc
chạy loạn hết sức đau thương và bi thảm xảy ra. Hầu như không có gia
đ́nh nào lại không có người bỏ mạng trong cuộc binh biến này. Chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất là số dân chúng ở trong thành.
Ngày 23
tháng 5 âm lịch (05.7.1885) từ đó về sau đă biến thành ngày giỗ lớn,
ngày "quầy cơm chung" hàng năm của cả thành phố Huế. Họ cúng cho tất cả
những người tử nạn: quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều
nguyên do: hoặc dày đạp, chen lấn nhau mà chết, hoặc bị đạn Pháp hoặc bị
ngă xuống thành khi t́m cách leo ra khỏi thành, hoặc sẩy chân rơi xuống
hồ ao dày đặc trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm… trong khoảng từ 02g đến
04g sáng 23.5 năm Ất Dậu.
Ngày chính
cử hành nghi lễ là ngày 23 tháng 5 ÂL. Nhưng đối với các tư gia th́ có
thể tùy theo từng gia đ́nh mà tổ chức từ 23 đến 30 tháng 5. Người ta
thường dựng rạp hoặc bày bàn cúng ngoài trời. Lễ cúng ít nhiều tùy gia
đ́nh nhưng tối thiểu phải có chè, cháo, gạo, muối, hoa quả, nhang, trầm,
trà, giấy tiền vàng bạc, hột nổ, áo binh, giấy ngũ sắc, cau trầu, rượu.
Đặc biệt, trong lễ cúng 23 tháng 5 này, từ gia đ́nh cho đến tập thể phải
nhớ có một b́nh nước lớn và một đống lửa đốt bên cạnh bàn thờ cúng.
Người ta tin rằng các âm hồn sẽ đến uống nước và sưởi ấm bên đống lửa,
v́ nhiều người trong biến cố đă chết khát, chết lạnh lẽo dưới ao, hồ,
sông, suối trong rạng ngày 23 tháng 5.
Phải chăng
ngày thất thủ kinh đô và lễ cúng tế âm hồn có liên quan đến “cơm âm phủ”
sau này rất nổi tiếng ở Huế? Chẳng thế mà từ thời giặc Pháp đánh vào
kinh đô Huế năm 1885, trong bài vè “Thất thủ kinh đô” có đoạn viết:
“Từ
ngày thất thủ kinh đô
Tây qua giăng dây thép, họa địa đồ nước Nam
Lên dinh tớ ở Ṭa Khâm
Chén cơm âm phủ áo dầm mồ hôi”
B.T. |