|
Âm Điệu Dân Tộc Trong Chúng Ta
Tiến Sĩ Nguyễn Thuyết Phong
Institute for Vietnamese Music
C̣n bao lâu nữa bạn có thể nghe câu Vọng Cổ trên đất Mỹ? Tôi
đă nghe tiếng thở dài của một bạn trẻ trong trại họp bạn trong vùng Louisville,
Kentucky, cách đây vài năm. Tôi đă nghe tiếng kêu thống thiết của nghệ sĩ lăo
thành Việt Hùng, Mission Viejo, California. Tôi cũng đă nghe tiếng vọng từ tâm
thức tôi trong nhiều năm qua về âm điệu dân tộc có c̣n trong chúng ta như ngày
nào đó không.
Tuy nhiên, không phải chỉ có câu Vọng Cổ, mà lo âu, thổn thức của nhiều người
trong chúng ta dường như đang hướng về cả một truyền thống âm nhạc dân tộc Việt
Nam--trong hay ngoài nước. Tôi không nêu ra vấn đề ở đây rằng chúng ta phải làm
ǵ cho âm nhạc truyền thống dân tộc. V́ đó là vấn đề quá lớn, vượt ngoài tầm tay
của chúng ta để giải quyết. Tôi chỉ xin bàn về thế nào một âm diệu được gọi là
dân tộc và giá trị của nó trong tâm hồn chúng ta ra sao.
Âm Nhạc Dân Tộc hay Cổ Nhạc?
Danh từ nhạc dân tộc hiện nay tương đối thông dụng. Nhưng hiểu đúng đắn về nó
không phải là chuyện dễ. Chúng ta c̣n có các từ ngữ khác như: cổ nhạc (hay nhạc
cổ), nhạc cổ điển, và nhạc truyền thống. Thậm chí có người c̣n gọi cải lương
hoặc vọng cổ thay v́ gọi nhạc dân tộc. Tôi nghĩ cần phải giải quyết vấn đề danh
xưng trước khi t́m hiểu về nội dung của nó.
Trước nhất, có lẽ do phản ứng tâm lư hay v́ tính phân biệt mà danh từ dân tộc
mới có mặt. Phản ứng nầy chỉ xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 với từ cổ nhạc để phân
biệt với nhạc cải cách hay tân nhạc. Danh từ nhạc dân tộc có lẽ xuất hiện chậm
hơn (vào nửa thế kỷ sau đó). C̣n danh từ nhạc truyền thống do tôi thường dùng
trong 3 thập niên qua trong các buổi nói chuyện, diễn giảng trong các đại học,
các sách hoặc bài viết. Các bạn người miền Nam th́ thấy đâu đâu cũng nghe người
ta ca cải lương hay ca vọng cổ, v́ thế sẽ nói chung chung là nhạc cải lương hay
vọng cổ, dù rằng cải lương chỉ là 1 thể loại sân khấu trong nhiều loại sân khấu
trong cả nước Việt Nam; trong khi ấy vọng cổ chỉ là 1 trong nhiều bài bản của
cải lương.
Sự bùng nổ của phong trào canh tân theo Tây học và sự có mặt của người Pháp trên
đất nước ta vào thời thuộc địa đưa đến việc làm quen với nhạc Tây ở các tỉnh,
thành. V́ thế khoảng năm 1920 trở đi diễn ra t́nh trạng nhạc Tây hát lời ta.
Tiếp theo tự sáng tác nhạc theo phong cách tây phương và hát lời Việt gọi là
nhạc cải cách, dần dà về sau gọi là tân nhạc, nhạc mới, hoặc gần đây hơn có
người gọi là ca khúc 1. Trước t́nh huống trên, người ta bắt đầu phân chia ranh
giới "cũ" (cổ) và "mới" (tân). V́ thế, đờn ca tài tử, ca huế, ca trù, hay các
loại nghệ thuật truyền thống dân tộc được gán cho danh từ cổ mà hằng ngh́n năm
trước đây chưa từng có. Nếu nhận xét sâu xa hơn, chúng ta thấy đây là một hiện
tượng quan trọng trong âm nhạc Việt Nam. Không những chỉ là việc phân biệt cũ và
mới, mà c̣n là một đấu tranh giữa hai khuynh hướng làm nhạc khác nhau. Kẻ theo
mới tự cho ḿnh là tiến bộ theo trào lưu thế giới, người theo cũ cảm thấy bị
thiệt tḥi, mất mát, và thậm chí bị khinh chê là lỗi thời. Theo mới cũng có thể
đồng nghĩa với lai căng, theo tây; bảo vệ cái cũ có thể bị xem là lạc hậu, dậm
chân tại chỗ. Đây là vấn đề bàn cải rất nhiều trong giới Dân tộc nhạc học
(Ethnomusicology) khi phải định nghiă thế nào là tân nhạc (hay nhạc lai căn hay
lai văn-hoá--accultured music) đối trọng với nền nhạc truyền thống lâu đời trong
một quốc gia.
Theo thiển ư tôi, tôi không thấy hợp lư khi gọi nhạc truyền thống của dân tộc
Việt là nhạc cổ v́ bản chất của nền âm nhạc nầy luôn biến thiên. Người ta dùng
từ cổ nhạc, chỉ với mục đích để nói cho ngắn gọn thôi. Nếu đem so với nền âm
nhạc cổ (hay cổ điển--classical music) Tây phương, chúng ta sẽ thấy nhạc cổ điển
Tây phương là loại nhạc giữ nguyên dạng cũ, giữ vẻ cố định (tĩnh) theo ư muốn
của các nhà soạn nhạc. Trong khi ấy, các bài bản truyền thống của ta chỉ giữ cái
làn diệu mẫu làm nền cho việc sáng tạo chữ nhạc mới (động). Lấy ví dụ, bài Vọng
Cổ được diễn tả với hàng trăm âm điệu khác nhau. Hay bản
Long Ngâm (theo tục
truyền do Trịnh Trọng Tử sáng tác năm 1310) hiện nay c̣n tŕnh tấu trong nhạc
cung đ́nh Huế với một dạng rất có thể khác với khi xưa. V́ thế, việc gọi một nền
âm nhạc của dân tộc có mặt lâu đời trên đất nước ta là nhạc dân tộc hay nhạc
truyền thống dân tộc nghe ra hợp lư hơn. Nó vừa tránh được sự va chạm ư kiến cũ
và mới, nó lại vừa phân biệt rơ ràng được nhạc của dân tộc ta đối với nhạc của
các dân tộc khác trên thế giới.
Âm Điệu Dân Tộc: Cấu Trúc Cơ Bản
Chúng ta thường nghe nói, mỗi dân tộc có một nền âm nhạc với những đặc trưng của
nó. Nhưng trong một quốc gia không chỉ có một dân tộc mà thôi, mà c̣n có rất
nhiều dân tộc sống chung trên một mănh đất lịch sử dựng nước và giữ nước. Biên
giới địa lư và biên giới dân tộc, v́ thế, không hẳn phải đồng nghĩa nhau. Trong
lúc dự hội nghị Âm Nhạc và Giáo Dục tại viện đại học Nanyang ở Singapore, tôi
gặp một bạn sinh viên ban Tiến Sĩ Vật Lư đang nghe nhạc bằng Discman. Sau một
lúc nói chuyện, tôi mới hiểu ra rằng anh ta đang nghe một CD nhạc của Madona và
thích thú cho rằng đây là nhạc xứng đáng đại diện cho nước Mỹ. Tôi mới hỏi anh
ta có biết nhạc Blue Grass, Blues, Gospel, hay dân nhạc Apallachian hay không?
Anh ta không biết tôi đang nói ǵ v́ anh ta chưa từng nghe những danh từ nầy bao
giờ. V́ thế, nếu bảo rằng một Madona hay Michael Jackson là đại diện, biểu trưng
cho âm nhạc của nước Mỹ quả là chuyện hết sức sai lệch. Nó chứng tỏ sự hạn chế
tầm kiến thức về dân tộc và những giá trị văn hóa độc đáo của nó. Nước Mỹ không
chỉ có nhạc của một dân tộc đa số (da trắng) hay một loại nhạc, mà trong ấy có
nhiều truyền thống âm nhạc đa chủng hợp thành.
Đất nước Việt Nam gồm cả những 54 dân tộc. Phải công minh mà cho rằng ngoài dân
tộc đa số (Việt) c̣n có nhiều truyền thống âm nhạc khác của các dân tộc thiểu số.
Hiện nay nhạc của các dân tộc thiểu số nầy chưa được biết đến một cách thoả đáng
hay nghiên cứu đầy đủ. Mà làm sao đi đến thoả đáng khi mà âm nhạc của riêng
người Việt là rừng là biển, chưa ai có thể với tới hết. T́nh h́nh hiện nay không
những chúng ta chưa hiểu hết, chưa nghiên cứu hết, mà thậm chí c̣n hiểu lầm, ngộ
nhận nữa. Như vậy, thế nào là âm điệu dân tộc?
Ở đây chúng ta chỉ bàn về âm điệu của dân tộc Việt và cụ thể chỉ nên đặt giới
hạn ở mặt giai điệu, âm hưởng, và cấu trúc của nó thôi.
Cách tiến hành giai điệu của mỗi truyền thống âm nhạc các dân tộc trên thế giới
rất khác nhau. Cái ǵ làm nhạc dân tộc ta khác với các dân tộc khác--ở trong
nước cũng như trên thế giới? Trước nhất, ta phải nói đến hai khía cạnh: thanh
nhạc và khí nhạc. Nói một cách khác, âm thanh của các bài hát và làn điệu của
nhạc cụ là hai phần tử vừa bổ sung cho nhau, vừa có thể đứng độc lập nhau. Những
bài dân ca, truyện kể nguyên trước đây không có nhạc đệm. Làm sao có nhạc cụ đệm
khi vừa làm việc ngoài đồng áng, tay lấm chân bùn, hoặc ḥ chèo thuyền trên sông,
mà vừa có nhạc đệm? Ngay cả trong hát quan họ, một thể loại dân ca điển h́nh,
hát trong lễ hội Lim, mà người ta cũng không dùng nhạc cụ đệm. Khi đi vào nhạc
thính pḥng (ca trù, ca huế, tài tử) bài hát và khí nhạc mới quyện lấy nhau. Rồi
từ đó lại nẩy sinh ra ḥa tấu nhạc cụ riêng lẻ dựa vào các bài hát đă có.
Tuy nhiên, dù là thanh nhạc hay khí nhạc, âm điệu Việt Nam vẫn phải có một quy
tắc, phương pháp chặt chẽ, cố định, lâu đời. Quy tắc ấy là hệ thống thang âm,
điệu thức hết sức độc đáo, không thua kém các dân tộc nào khác trên thế giới.
Tôi xác định điểm nầy căn cứ trên nghiên cứu, tham khảo, tham luận quốc tế và
bảo tàng mà tôi thực hiện từ 3 thập niên qua.
Hệ thang âm (scale system) trong âm nhạc Việt, phân tích ra ta sẽ thấy các giai
diệu có từ 2 cho đến 12 âm chính. Nếu kể cả các âm phụ, một bản nhạc có thể lên
đến 16 âm. Đặc điểm của hệ thang âm Việt Nam là cung bậc cao thấp khác nhau. Cụ
thể, nó cho thấy nhiều âm quăng rất dị biệt với nhạc phương Tây mà chúng ta
thường quen thuộc. Một nhạc sĩ mà tôi có dịp phỏng vấn ở Orange County cho rằng
nhạc dân tộc có những nốt "lơ lớ." Thực ra, người trong nghề nhạc truyền thống
dùng hai từ chuyên môn là non (flat) và già (sharp). Họ thường nhắc nhở người
đàn, người hát phải lưu ư sử dụng cho đúng cung bậc. V́ nếu không sẽ bị chinh (chênh
lệch). Tôi và các giáo sư ở đại học Washington (Seattle), đă đo các tầng số sai
biệt trong hệ Ellis (gồm 1200 cents trong một quăng tám) giữa những âm già hoặc
non hơn âm (degree) tiêu chuẩn trong khoảng 5 đến 10 cents. Các âm quăng quá nhỏ
nầy mà người Việt có thể nghe được nhỏ hơn ngay cả quarter tone mà các nhạc sĩ
nhạc cổ điển Tây phương có thể nhận ra. Như vậy, điều nầy c̣n cho thấy tŕnh độ
thẩm âm của người Việt rất cao.
Nếu trong tiếng nói của người Việt có nhiều dấu giọng, trong âm nhạc dân tộc
giai điệu được phát triển cùng chiều với tiếng nói và làm nó thêm đậm đà, tinh
tế hơn lên. Sự cách điệu hóa ngôn ngữ nầy thể hiện trong tất cả các bài hát,
trong các thể ngâm thơ. Tiến tŕnh âm nhạc trong ngâm thơ khởi đi từ cách đọc
một bài thơ với những chữ nhấn giọng, lên giọng, âm lượng to, nhỏ, hay vè (vè
Thông Tầm, vè Mụ đội, v.v.) hoặc nói thơ (như nói thơ Vân Tiên, nói thơ Sáu
Trọng, v.v.), cho đến cách ngâm Kiều, ngâm sa mạc, bồng mạc, ngâm xuân, v.v. Nếu
bạn nghe lại từng chữ, từng tiếng phát âm và so với cách nói thông thường, bạn
sẽ nhận ra thế nào là nhạc điệu dân tộc qua tiếng nói.
Một nét tương đồng với thanh nhạc là, trong khí nhạc, các nhạc cụ như tranh, nhị,
nguyệt, đáy đều phải có phím cao lên để ngón tay người đàn có thể bấm sâu xuống
cho việc luyến láy. Cây đàn ghi-ta (lục huyền cầm) từ phương trời châu Âu, vào
khoảng thập niên 1920 cũng phải "bị" móc sâu ở khoảng giữa các phím để tập nói
tiếng ta! Và trong quá tŕnh "Việt hóa" ấy, nó đă thành thục, và trở thành một
nhạc cụ nồng cốt trong âm nhạc cải lương.
Đi sâu hơn vào chi tiết tỉ mỉ của âm thanh, bạn sẽ nhận ra sự luyến láy tài t́nh
của nhạc sĩ và ca sĩ. Trong âm nhạc học, sự uốn nắn chữ nhạc (note) nầy được gọi
là ornamentation. Nó là một nghệ thuật độc đáo, mà chỉ một số ít dân tộc trên
thế giới ứng dụng thành phương pháp, quy luật lâu đời và tuyệt nhiên quan trọng,
trong đó có dân tộc Việt. Trong một buổi họp mặt ở Kent State Univesity, khi bàn
về cảm thức khi nghe nhạc để biết được buồn hay vui, Giáo sư John Lee (Giám Đốc
Trường Âm Nhạc thuộc viện đại học nầy) nói ta phải nghe một hợp âm (chord) hoặc
1 làn điệu trong nhạc Âu Mỹ mới biết đuợc. GS Lee quay sang hỏi tôi nghĩ như thế
nào trong nhạc Việt Nam? Tôi trả lời, trong nhạc dân tộc Việt, chỉ cần một chữ
nhạc (note) là người ta có thể biết ra ngay là buồn hay vui. Để cho các giáo sư
và sinh viên được dịp thể nghiệm, tôi bước sang góc pḥng bên kia và đánh lên
một tiếng đàn bầu luyến láy theo hơi xuân, rồi đến một tiếng theo ai, một tiếng
theo hơi đảo, v.v. và hỏi các vị thấy cảm giác có khác nhau hay không. Mọi người
bừng tĩnh ra đấy là sự thật. Một cô sinh viên bật thốt lên: thật kỳ diệu!
Thế cũng cho thấy thêm một khía cạnh nữa trong nhạc nước ta, rằng chỉ cần nghe
một tiếng đàn, người sành điệu cũng biết được người đàn hay hay dở. Ôi, chỉ một
tiếng đàn mà có thể làm rung động ḷng người! Hiện tượng siêu tuyệt mà Nguyễn
Tuân, trong quyển Chùa Đàn, đă huyền thoại hóa tiếng đàn khi luyến láy hay đến
nổi chảy máu trên đầu ngón tay. Trong Truyện Kiều, hay vô số những truyện tích
dân gian đề cập đến chữ đàn tuyệt diệu. Sức hấp dẫn của một tiếng đàn điêu
luyện, v́ thế, c̣n chứng tỏ sự học tập lâu dài, năng khiếu "trời cho", và tính
sáng tạo trong âm nhạc chuyên nghiệp. Tôi xin nhấn mạnh chữ "sáng tạo" ở đây, để
bạn đọc hiểu rằng âm nhạc truyền thống Việt không phải là nhạc "cổ", v́ nó luôn
luôn đổi mới và gắn liền với tên tuổi người nghệ sĩ. Nó là dấu ấn trong nghệ
thuật âm nhạc của mỗi cá nhân có một quá tŕnh học tập và làm nhạc vững vàng.
Một khía cạnh sau cùng là sự thành h́nh giai điệu trong âm nhạc dân tộc. V́ âm
nhạc dân tộc mang tính điệu thức (modal) nên ngoài thang âm, chữ luyến láy
(ornaments), c̣n có các làn điệu mẫu (melodic patterns) lập đi lập lại nhiều
lần. Nó gợi cho chúng ta một t́nh cảm chủ yếu, duy tŕ trong phạm vi một lớp
(section) hay một bài. Thuật ngữ trong âm nhạc Việt rất phong phú và có giá trị
văn hóa cao. Để chỉ cho loại t́nh cảm trong bài nhạc ra sao người ta dùng các
danh từ chuyên môn như: "hơi", "điệu" hay "điệu thức", "giọng", "thể", v.v. tùy
theo địa phương, tùy theo truyền thống Bắc, Trung hay Nam. Ca trù dùng đến 36
giọng khác nhau. Trong đờn ca tài tử, cải lương và ca Huế có các hơi xuân, ai,
đảo, oán, bắc, hạ, thiền, v.v. Những từ nầy rất khó dịch sang tiếng nước ngoài
v́ tính chuyên dùng, có liên hệ đến địa phương ngữ, cũng như môi trường sinh
hoạt xă hội. Cần nói thêm, trong lúc tŕnh diễn chúng ta c̣n thấy có sự chuyển
thể giai điệu (hay chuyển điệu), từ nam sang bắc, từ ai sang xuân, v.v. hoặc
chuyển hệ, đi từ thang âm nầy sang một thang âm khác trong các đoạn nhạc, các
lớp của toàn bài.
Âm Điệu Dân Tộc: Bản Thể Văn Hóa Của Chúng Ta
Những yếu tố đa dạng, phong phú và tế nhị vừa nêu trên mang tính hết sức đặc
trưng trong truyền thống âm nhạc dân tộc Việt. Đó là nền tảng âm thanh không
phải chỉ vài ba năm, mà là sự kết tinh của nhiều thế hệ, nhiều thế kỷ. Đó cũng
không phải chỉ là một khía cạnh âm thanh của người Việt, mà là một thể hiện tập
trung của ngôn ngữ, tập quán, đời sống sinh hoạt xă hội, và tư duy mỹ cảm. Âm
điệu dân tộc là sự phản ánh những giá trị độc đáo của con người.
Chúng ta không thể tách rời âm nhạc khỏi bản thân của con người đă làm ra nó.
Chúng ta phải hănh diện về nó, v́ nó là thành tựu của cả lao động trí óc (suy
tư, sáng tác, v.v.) lẫn lao động chân tay (người thợ đóng đàn, di chuyển đàn,
xếp đặt sân khấu tŕnh diễn, v.v.). Những dàn đại nhạc, những loại nghệ thuật
sân khấu dân gian và cung đ́nh, những h́nh thức ca nhạc tri âm tri diệu (thính
pḥng), những nghi thức lễ nhạc Phật Giáo, những truyền thống ca múa dân gian
(múa gậy, múa xuân phả, hát dân ca, v.v.) là cả một kho tàng vô cùng qúi báu và
rộng lớn của dân tộc ta. Phải nói, đăy là bản sắc văn hóa của người Việt mà
chúng ta có đầy đủ lư do để tự hào.
Một giọng hát, một câu ḥ "Chiều chiều trước bến Văn Lâu ..." một câu quan họ,
hay một câu vọng cổ cất lên làm ta thấy cả "hồn dân tộc trong ấy" (xin mượn câu
nói chan chứa ư nghĩa nầy của nghệ sĩ Việt Hùng) 2 . Tại sao? V́ âm điệu ấy
thoát ra từ tiếng nói, từ ngón tay đầy mỹ cảm của dân tộc Việt.
Trong nhiều năm qua, tôi làm một thử thách nho nhỏ cho chính ḿnh là đi nhiều
miền của đất nước Việt Nam, lắng nghe từng diệu hát dân ca quan họ ở Bắc Ninh,
bài cḥi ở B́nh Định, ḥ lư ở Mơ Cày (Bến Tre), quan sát từ những điệu múa xuân
phả (điệu múa mang mặt nạ, rất hiếm có trên thế giới), múa đội đèn ở Thanh Hoá,
múa hoa đăng cung đ́nh Huế, múa dâng bông ở Khánh Ḥa, những đêm ngồi lê trên
chiếu chèo Hà Nội hay tuồng (hát bội), cải lương, ở các thành phố và tỉnh lẻ.
Rồi đến những đêm nằm trên nhà sàn cao nguyên mà nghe tiếng tiếng đàn goong,
nghe tiếng cồng chiêng lễ hội Giarai, Banar mà tôi thấy yêu qúi quê hương Việt
Nam làm sao. Những kỷ niệm không thể kể hết qua hằng ngàn trang giấy. Nó vẫn c̣n
hạn hẹp. Duy chỉ có một điều làm ḷng tôi thấy an tâm nhất: dân tộc Việt có âm
điệu sâu hằng ngh́n năm, rộng như biển cả, rừng ngh́n trùng. Âm điệu dân tộc
tiềm tàng trong những sử ca, trong B́nh Ngô Đại Cáo, trong Kiều, trên sông Hồng,
sông Hương, trên ḍng Hậu Giang miên man, trên đồng lúa xanh như ngọc, và trong
tiềm thức trong mỗi con người Việt Nam. Ước mong âm điệu dân tộc vẫn c̣n măi
trong chúng ta.
Sách đọc thêm:
- Nguyễn, T. Phong, Vietnam, The Garland Encyclopedia of World Music, Volume
7: Southeast Asia. New York/London, 1998: 444-536.
- Nguyễn T. Phong và Patricia Shehan Campbell. From Rice Paddies and Temple
Yards: Traditional Music of Vietnam. Danbury (CT): World Music Press, 199
Nghe nhạc (CDs):
- Song of the Banyan: Phong Nguyen Ensemble. Music of the World. CD.
- Eternal Voices: Traditional Vietnamese Music in the United States.
Alliance Records. Double CD set.
- Music of the Lost Kingdom: Hue, Vietnam. Lyrichord. CD.
- Music of the Truong Son Mountains. White Cliffs Media. CD.
Ghi chú:
1. Tác giả phỏng vấn nhạc sĩ Lê Yên. Hà Nội, 12/6/1994.
2. Tác giả phỏng vấn nghệ sĩ Việt Hùng. Mission Viejo, CA, 28/4/2000.
Nguyễn Thuyết Phong. Tiến sĩ Âm nhạc học (Sorbonne, Paris) và được phong
National Heritage Fellow (Nhạc sĩ Di Sản Quốc Gia) tại White House (1997), Hoa
Kỳ. Hiện là nhà nghiên cứu và giáo sư thỉnh giảng tại Trung Tâm Giáo Dục Âm Nhạc
Thế Giới thuộc Viện Đại Học Kent, tiểu bang Ohio, và các trường đại học trên thế
giới.
|