Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Ca Dao theo Chủ Đề
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Ngôn ngữ Huế và danh xưng trong ḍng họ qúy tộc

Nguyễn Quư Đại

Người Huế ảnh hưởng đời sống qua chín đời Chúa, muời ba đời Vua. Trước năm 1975 người miền Nam gọi Huế là cái rốn Văn hoá, Tuy nhiên người Huế dùng nhiều thổ ngữ và phát âm nghe khó hiểu. Thí dụ như ông: ôn; mẹ: mạ; cô: o, mụ; bựa qua: hôm qua; bể mơ: vỡ mồm; chộ: nh́n; chi rứa, làm răng... nhiều từ nghe thật xa lạ.

Câu chuyện thật chàng sinh viên xứ Quảng ra Huế học, đến thăm gia đ́nh người bạn, tới cổng nhà con chó chạy ra sủa, nhe hai hàm răng nhọn muốn cắn, nhưng bà mẹ người bạn, lên tiếng "con chó không răng mô, vô đi" hai hàm răng như vậy mà nói không có răng, ai hiểu nổi ?

Thời gian vừa qua, cựu giáo sư Vơ Văn Dật bút hiệu Vơ Hương An, có gởi cho trang khoahọc.net bài Tiếng Huế Một Ngọai Ngữ ? Giáo sư Vơ Văn Dật người Huế, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm và cao học về ngành Sử. Những bài viết của tác giả xuất hiện trên nhiều báo và Đặc san ở hải ngoại. Mới đây, trong Kỷ Yếu Hội Ngộ Phan Châu Trinh và Hồng Đức 30 Năm Xa Xứ có đăng bài Hai Thành Phố và Con Sông Xưa, viết về mối tương quan giữa Hội An và Đà Nẵng qua một con sông đă bị vùi lấp, là sông Cổ C̣. Để chúng ta hiểu về những danh từ nói trại đi hay thổ ngữ, thổ âm của người Huế, từ giới quư tộc cho tới giới b́nh dân, và cách đặt tên lót của ḍng họ Nguyễn. chúng tôi mở cuộc phỏng vấn ngắn với cựu giáo sư Vơ Văn Dật, hy vọng có thể giúp tôi cũng như nhiều độc giả hiểu thêm về ngôn từ xứ Huế :

NQĐ: Kính chào Giáo sư Vơ Văn Dật.

Thưa Gs. Ngôn ngữ VN nói chung và Huế nói riêng, rất phong phú, tuy nhiên có một số thổ ngữ khó hiểu nhưng các từ điển tiếng Việt không giảng giải rơ ? xin Giáo sư vui ḷng cho độc giả biết thêm một số thổ ngữ, thổ âm ở Huế ?

VVD : Xin chào anh Nguyễn Quí Đại.

Tôi không dám nhận là biết nhiều để giảng giải như anh nói đâu. Chỉ biết chút chút thôi, biết tới mô, nói tới đó. Phải công nhận Huế có nhiều thổ âm, thổ ngữ rất đặc thù. Điều này cộng thêm với giọng Huế thuộc về một âm vực trọ trẹ khó nghe đối với các miền khác của đất nước, đă dẫn đến hậu quả - như người ta thường nói, là tiếng Huế khó nghe khó hiểu. Xin báo tin vui đến quí vị và anh Đại rằng từ năm 2001, tại Nam California, Bs Bùi Minh Đức đă cống hiến cho học giới cuốn Từ điển Tiếng Huế, dày 531 trang khổ lớn, biên sọan công phu, do nhà Tâm An xuất bản. Như thế, từ nay có thắc mắc chi về tiếng Huế, đă có tác phẩm của Bs Bùi Minh Đức sẵn sàng giải đáp.

Cuốn từ điển dày hơn 500 trang, nhưng cũng chưa hẳn là đủ. Điều đó cũng nói lên tính phong phú trong ngôn ngữ của miền đất quê hương em nghèo lắm ai ơi (Phạm Duy) này. Nhân anh yêu cầu tôi cho biết thêm một số thổ ngữ Huế, tôi xin kể một vài chuyện cười về tiếng Huế, do chính tôi kinh nghiệm. Người Huế thường biến âm từ ô sang u, từ ôi sang uị Tôi có 7 năm sống chung với anh em Quảng Nam Đà Nẵng trên núi; v́ vậy, Huế và Quảng đôi lúc không gặp nhau trên ngôn ngữ nếu không rời cái vỏ địa phương của ḿnh. Ngày 30 Tết, được lệnh phải vệ sinh lán trại sạch sẽ để ăn Tết. Sau khi quét gom lá rụng thành một đống cao, tôi chỉ đống lá và nói với anh bạn cùng tóan," Sẵn sàng rồi đó, anh đút nó đị". Ư tôi nói anh ta đốt đống rác đi, v́ tôi biết anh có hộp quẹt. Anh ta trợn mắt," Đút cái chỉ Anh biểu tôi đút cái đầu tôi vô đó hả?" Một lần khác, nhân giải thích một điều ǵ đó mà anh bạn vẫn không chịu thông cảm, tôi tức quá, la lên, "Nói chuyện với anh chán quá, thà nói chuyện với đầu gúi của tui c̣n hơn."

Anh ta hỏi, "Đầu gúi là cái chỉ". Tôi đưa chân ra, chỉ cái đầu gối -- mà có nơi ở Huế gọi là trốt cúi -- th́ anh ta cười ngặt nghẽo, "Cái đó mà gọi là đầu gúi th́ mụ nội ai mà hiểu được." May mà tôi không dùng hai chữ trốt cúi Lại một lần thấy con rắn lăi mập và dài ḅ ngang trước mặt, tôi la lên " Đưa cái đùi, đưa cái đùi cho tui!" Ư tôi muốn nói anh bạn đưa giúp khúc cây để tôi đập con rắn, một nguồn thịt bổ dưỡng lúc đó. Nhưng dễ giận chưa, anh ta cười ha hả, nói "Anh cũng có hai cái đùi như tôi, sao không dùng mà mượn đùi tôi làm chỉ" Tôi đớ người ra, chợt thấy cái hố của ḿnh trong ngôn ngữ.

Theo tôi nghĩ, đó mới chỉ là khó hiểu v́ lạ tai. Có khi là những từ quen tai với miền khác, nhưng người Huế dùng theo kiểu bóng gió th́ hiểu cũng mệt. Người Huế, cũng như một số vùng khác, gọi hạt là hột, ví dụ hột lúa, hột mè, hột đậu, hột trai. Hai bà già cùng xóm nói chuyện với nhau như thế này:

- Nghe nói con Chanh có người đi ngó rồi mà c̣n chưa ưng.

- X́, bày đặt, có hột có hạt rồi mà c̣n làm bộ.

Không ưng chừ th́ mai mốt đem lên tra mà cất. Đi ngó hay đi ḍm, trong ngữ cảnh (context) này nên hiểu là đánh tiếng, ngỏ ư. Tra là chỗ cao và kín trong ngôi nhà rường nhà dùng để cất lúa, các vật quí, các vật ít dùng hay không dùng nhưng vất đi th́ tiếc. Trong mẫu đối thọai ngắn đó, một bà nói rằng cô Chanh trong xóm có người ngơ ư muốn cưới nhưng cô ta chưa bằng ḷng. Bà kia đáp lại rằng cô Chanh đó đă quá lứa, quá tuổi xuân th́ rồi, không bằng ḷng bây giờ, mai kia trở thành gái già th́ chỉ có nước xếp xó mà thôi. Chỉ có trái đă già th́ mới có hột. Bà già kia dùng chữ hột theo lối ẩn dụ, bóng bẩy.

NQĐ: Thưa Giáo sư câu chuyện trên thật hấp dẫn, Quảng Nam và Huế cách nhau đèo Hải Vân mà chúng ta chưa hiểu nhau hết, huống ǵ ở xạ Từ năm 1970 tôi ra Huế học và dạy cho các con ông Vĩnh Quan nhà ở gần hồ Tịnh Tâm, thời gian đầu nghe các từ Mệ, Mụ và thổ âm khác không hiểu mô tê chi hết, nhiều năm sau mới có thể hiểu được. Thưa Giáo sư phát âm có ảnh hưởng theo nước uống, và món ăn? các vùng Truồi, Sịa, nói chung vùng ngoại ô Huế nghe giọng nói nặng hơn? phần lớn người Huế thích ăn cay xé miệng như bún ḅ, cơm hến ? VVD: Thưa anh Đại, tôi không nghĩ như thế. Các con tôi nói Huế rặt nhưng lại không thích ăn cay. Một cô con dâu của tôi không phải Huế mà ăn cay c̣n hơn tôi nữa. Người ta thường cho rằng giọng nói mỗi miền khác nhau là do phong thổ, do nguồn nước mỗi miền khác nhau. Quê tôi là thôn An Ninh, xă Hương Long, huyện Hương Trà, nơi có chùa Thiên Mụ và ḍng sông Bạch Yến chảy qua. Trong thôn có hai cái xóm nhỏ là Xóm Bàu và Xóm guốc nói với giọng khác các xóm khác. Cho đến nay, tôi thấy chưa có một giải thích hợp lư nào về nguyên nhân ảnh hưởng đến sự khác nhau về giọng nói của các miền cả. NQĐ: Thưa giáo sư Nguyễn Hoàng là người khai sáng sự nghiệp chín đời Chúa ở xứ Đàng trong, nhưng gia đ́nh chúa Tiên phải chịu cảnh phân ly con cháu mang chữ lót khác nhau như Nguyễn Thuận... Nguyễn Hựu.. và phần lớn là Nguyễn Phước....

Đến đời vua Minh Mạng làm một bài Đế hệ thi 20 chữ dành cho 20 đời

Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Qui ĐịnhLong Tường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thụy Quốc Công Gia Xương
Và thêm 10 bài Phiên hệ thi

Bài thi dưới dành cho con cháu Hoàng tử Cảnh anh cả của Minh Mạng

 
Mỹ Duệ Anh Cường Tráng
Liên Huy Phát Bội Hương
Lệnh Nghi TàmTốn Thuận
Vị Vọng Biểu Khôn Quang
 
C̣n thêm 9 bài nữa dành cho ḍng họ quư tộc. Thưa Giáo sư có quốc gia nào vua chúa Tây Phương có những ḍng họ "văn chương" như Vua Chúa VN ḿnh không ?

VVD: Thưa anh Đại, rất tiếc là tôi không biết có ḍng họ vua chúa nào ở Tây phương mà cũng sính "văn chương" như trường hợp Nhà Nguyễn ḿnh không. Nếu anh đặt câu hỏi này với nhà bút khảo đàn anh Lê Văn Lân, tôi tin rằng chúng ta sẽ có câu trả lời lư thú. Theo tôi nghĩ, chắc chắn là có. Ḍng họ nào, nhất là những ḍng họ quí tộc, bao giờ cũng muốn tạo cho ḍng dơi ḿnh một nét đặc sắc nào đó để phân biệt với các ḍng họ khác. Theo sự hiểu biết lơ mơ của tôi, th́ ông Tây nào mà trong cái tên có mang thêm chữ de, ví dụ Charles de Gaulle, cựu Tổng thống Pháp, hay Jean le Lattre de Tassigny, một tướng lănh Pháp từng tham chiến ở VN trước 1954, đều có nguồn gốc quí tộc cả.

NQĐ : Thưa Gs nhà bút khảo, bác sĩ Lê Văn Lân gốc Hà Nội, trưởng thành ở Huế học ĐH Y khoa Saigon, hiện nay ở Austin Texas, nếu có dịp tôi sẽ mời Bs Lân lên diễn đàn. Thời gian qua tôi thường hỏi Bs Lân về các từ Y khoa và Hán Văn. Thưa Gs. về ḍng họ Tôn Thất có phải phát xuất từ nguồn gốc hậu duệ của 9 đời Chúa cùng họ Nguyễn Phúc (Phước) với vua Minh mạng được nhà vua đặt là Tôn Thất . Con gái của Tôn Thất là Tôn Nữ ?

VVD: Vâng, quả đúng như vậy. Tôn Thất cũng thuộc về Ḥang tộc, là hậu duệ của các chúa Nguyễn. Mỗi vị chúa lập ra một chi nhánh gọi là Hệ. Cái ǵ cũng vậy, ở mức độ nhỏ th́ đơn giản, nhưng khi đă phát triển thành qui mô lớn th́ phức tạp. Lúc đó, cần có sự tổ chưc hợp lư th́ mới nắm vững ṭan bộ cơ cấu. Họ Nguyễn cũng thế. Vua Minh Mạng là người nhận thức được điều đó nên năm 1823 đă ban hành những qui định nhằm hệ thống hóa lại gịng họ để thứ tự, kỷ cương đâu ra đấy. Theo đó, không những vua đă đặt ra Ngự chế Mạng danh Kim sách để đặt tên cho các ông vua tương lai của Nhà Nguyễn, Ngự chế Mạng danh thi để đặt tên cho ḍng họ, Đế hệ thi và Phiên hệ thi để đặt chữ lót làm dấu hiệu nhận ra thế thứ anh em, trên dưới -- như anh đă tŕnh bày qua hai bài thơ điển h́nh vừa nói -- mà c̣n đưa ra qui định cơ bản để phân biệt sự thân sơ, gần xa trong ḍng họ.

Như ta đă biết, năm 1558, chúa Tiên Nguyễn Ḥang mang bầu đ̣an thê tử, bà con ḍng họ và tướng tá quân lính trung thành lên đường vào Nam lập nghiệp mới. Như vậy, cùng một gốc từ làng Gia Miêu ngọai trang -- tức Quí hương -- huyện Tống Sơn -- tức quí huyện -- ở Thanh Hóa, có hai nhánh của ḍng Nguyễn phân ra từ đấy. Vua Minh Mạng cho những người c̣n ở lại quê nhà mang công tánh Nguyễn Hựu và những người ra đi vào Nam mang quốc tánh Tôn Thất Nguyễn Phước. Về sau, để gọn nhẹ, người ta chỉ c̣n dùng Nguyễn Hựu và Tôn Thất để gọi mà thôi. Ở đây, cho tôi mở một dấu ngoặc nhỏ: họ Nguyễn nguyên là Nguyễn Văn, đến Nguyễn Kim mới bỏ chữ Văn. Sau khi bà vợ chúa Tiên Nguyễn Ḥang trong khi có thai chúa Săi nằm mộng thấy thần ban cho chữ Phúc, th́ họ Nguyễn mới lấy chữ đó làm chữ lót kể từ đời chúa Săi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) trở đi.

Giữa những người mang họ Nguyễn Phước lại có một sự phân biệt nữa: Hậu duệ của các chúa Nguyễn thuộc các Hệ Chánh Tiền biên, đồng lọat mang họ Tôn Thất Nguyễn Phước, nhưng lâu ngày người ta lược đi hai chữ Nguyễn Phước nên chỉ c̣n Tôn Thất mà thôi. Hậu duệ của vua Gia Long thuộc Hệ Chánh Chánh biên, nếu thuộc ḍng vua Minh Mạng th́ mang chữ lót theo thứ tự trong Đế hệ thi (Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh. . . ), c̣n nếu thuộc ḍng các anh em ruột của vua th́ mang chữ lót trong Phiên hệ thị

Về câu hỏi con gái của Tôn Thất có phải là Tôn Nữ không, th́ xin thưa: đúng như thế. Thực ra, theo qui định chính thức th́ phải gọi là Công Tôn nữ thị, nhưng lâu ngày, người ta thấy dài ḍng quá, lại khác họ của cha - Tôn thất - nên thu gọn lại thành Tôn Nữ cho sát thực tế hơn. NQĐ : thưa Giáo sư con gái vua gọi Công chúa (như Công chúa Huyền Trân) nếu trở thành cô th́ được gọi là "Thái trưởng Công chúa", con gái của công tử là Công Tôn nữ" con cháu kế tiếp là "Công tằng tôn nữ" xuống một bậc nữa là "Công huyền tôn nữ"; "Lai tôn" ngày nay chỉ c̣n họ cuối cùng là Tôn Nữ với nghiă là cháu gái ?

VVD: Thưa anh, vâng. Con gái của vua gọi là Công chúa. Không cần mang họ, chỉ gọi, ví dụ, Công chúa Ngọc Tú, Công chúa Ngọc Anh, v.v. là đủ. Con gái của Ḥang tử, đời thứ nhất (con) gọi là Công Nữ thị, đời thứ hai (cháu) là Công Tôn Nữ thị, đời thứ ba (chắt) là Công Huyền Tôn Nữ thị, đời thứ tư (chút, chiu) là Công Tằng Tôn Nữ thị. Tới ngang đây th́ chế độ quân chủ sụp đổ, kiểu cách như thế này không ai hiểu mà theo nữa, việc lập hộ tịch khó khăn v.v. nên người ta không hẹn mà rút gọn lại thành Tôn Nữ thôi. Vâng, Tôn Nữ nghĩa đen là cháu gái.

NQĐ: thưa Giáo sư như vậy quan đại thần Tôn Thất Thuyết thuộc hệ thứ mấy? và có nhiều người cho biết ḍng họ Tôn Thất có từ đời nhà Mạc? như vậy có đúng không ?

VVD: Mỗi người trong Ḥang tộc phải biết ḿnh thuộc Hệ nào Pḥng nào, người ng̣ai khó biết. Theo một tài liệu tôi đọc được th́ quan đại thần Tôn Thất Thuyết thuộc hệ 5 Tiền biên, là hệ do chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) khai sáng. Chúa Hiền là người lúc đang c̣n Thế tử, đă là một vị tướng tài, chiến thắng hải quân Ḥa Lan năm 1643, trong một trận thủy chiến ng̣ai khơi Quảng Nam. Có lẽ do thừa hưởng cái dũng lược này mà ông Thuyết cũng là một dũng tướng.

Tôn Thất chỉ có nghĩa là người thuộc về Ḥang tộc, thuộc về ḍng họ đang trị v́. Sự thật, khi một người VN mang họ Tôn Thất, có nghĩa rằng người đó có họ là Nguyễn Phước, nhưng thuộc ḍng các chúa Nguyễn đời trước chứ không thuộc ḍng của vua Gia Long sáng lập Nhà Nguyễn sau này. Chẳng qua lâu ngày người ta quên mất nguyên ủy của sự việc nên mới xem Tôn Thất là một họ, như các họ khác. Nếu đọc trong sử VN, thỉnh thỏang ta sẽ bắt gặp những cụm từ như Tôn thất nhà Lư, Tôn thất nhà Trần, Tôn thất nhà Mạc, v.v. th́ điều đó có nghĩa là những người thuộc Ḥang tộc Nhà Lư, Nhà Trần, Nhà Mạc chứ không ǵ khác. Bởi các lẽ đó nên tôi không tin rằng ḍng họ Tôn Thất có từ đời Nhà Mạc như anh đă hỏi. Có lẽ đây chỉ là sự hiểu lầm về chữ nghĩa của người ta mà thôi.

NQĐ: Thưa giáo sư danh từ gọi là "Mệ" có phải dành riêng cho Hoàng tộc thí dụ như gọi ông hoàng Bửu Đảo là Mệ lúc chưa lên ngôi ? tôi có thể gọi một người Tôn Thất là Mệ không ?

VVD: Thưa anh, danh xưng Mệ có từ đời chúa Vơ Vương Nguyễn Phúc Khóat (1738-1765) v́ Vơ Vương sinh nhiều con trai nhưng khó nuôi, chết sớm, nên dùng cách gọi con gái để ma quỉ khỏi làm hại. Người xưa tin rằng con nít sinh ra, nhất là con trai, nếu xinh xắn mà lại mang tên hay, tên đẹp th́ dễ làm cho ma quỉ chú ư, ham thích, mà bắt đị V́ vậy, phải chê xấu, phải dùng tên xấu để gọi ở nhà, c̣n tên chính thức chỉ dùng khi trưởng thành. Từ đó trở thành nề nếp, hễ con vua cháu chúa, trai, gái ǵ cũng gọi là Mệ hết. Ban đầu th́ người ta dùng chữ Mệ để gọi con của các ông hoàng bà chúa, và dùng chữ Mụ để gọi con của các Mệ, nhưng về sau th́ dễ dăi, muốn gọi Mụ hay Mệ đều được cả.

Các ông Ḥang khi c̣n bé th́ người ta gọi bằng Mệ, ví dụ vua Bảo Đại là Mệ Vững. Nhưng một khi đă lớn, họăc đă được phong tước th́ phải gọi bằng tước hiệu. Do đó, tôi nghĩ, khi Ḥang tử Bửu Đảo, dù chưa làm vua, nhưng đă mang tước Phụng Hóa Công ở phủ Phụng Hóa, tức cung An Định sau này, th́ anh không thể gọi là Mệ Đảo được.

Theo kinh nghiệm của tôi th́ người ta chỉ dùng Mệ hay Mụ để gọi những người thuộc đế hệ. Không ai dùng hai từ đó để gọi những người thuộc phiên hệ (anh em vua Minh Mạng) hay bàng hệ (các Tôn Thất). Tuy nhiên, điều này không cấm chúng ta gọi đùa một cách thân mật bạn bè Tôn Thất của chúng ta v́ chẳng có luật lệ nào cấm đóan cả.

NQĐ: Câu hỏi chót, dù Giáo sư muốn mai danh ẩn tích khi định cư ở California, nhưng xin hỏi thêm, Gs. từng là Giám học, và Quyền Hiệu trưởng trường trung học Hàm Nghi Huế, sau đó lại chuyển ngành làm Thanh tra Giám Sát Viện Vùng I ở Đà Nẵng. Trong thời gian đó Gs. đă sinh hoạt trong Hội Khuyến Học Đà Nẵng với ông Trần Gia Thoại, thân phụ nhà văn Trần Gia Phụng, và các nhà văn: Duy Lam, Nguyễn Văn Xuân, Phan Du v.v. Sau ngày 30.4.1975 Giáo sư bị tập trung cải tạo ở trại Tiên lănh (Tiên phước, tỉnh Quảng Nam) Giáo sư định cư tại Hoa kỳ có phải theo diện H.O ? Trong tương lai Giáo sư có dự định xuất bản tác phẩm nào để gíup thế hệ con cháu mai sau, có cái nh́n thực tế về lịch sử VN ?

VVD: Thưa anh Đại, vâng, HO là cái cầu đưa gia đ́nh tôi định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1991. Tôi thích viết về những đề tài thuộc lịch sử và dân tộc học. Hiện có một vài tập đă biên sọan xong, chẳng hạn Lịch sử Đà Nẵng; Huế của một thời; Vua Khải Định, sự kiện và h́nh ảnh, hy vọng sẽ xuất bản một ngày gần đây, gọi là đóng góp một chút ǵ đó trong sinh họat văn hóa hải ngọai và giúp ích phần nào cho thế hệ sau.

NQĐ: chân thành cảm ơn Giáo sư Vơ Văn Dật đă dành th́ giờ trả lời, giúp cho riêng tôi học hỏi thêm, và độc giả biết về Ngôn ngữ sử dụng ở Huế, cũng như danh xưng trong ḍng họ quư tộc Huế. Kính chúc gia đ́nh Giáo sư luôn b́nh anh và khoẻ mạnh.

 

 

Phiên Hệ Thi

1) Anh Duệ hệ: Mỹ Duệ Tăng Cường Tráng Liên Huy Phát Bội Hương Linh Nghi Hàm Tốn Thuận Vỹ Vọng Biểu Khôn Quang

2) Kiến An hệ: (hoàng tử thứ 5) Lương Kiến Ninh Ḥa Thuật Du Hành Suất Nghĩa Phương Dưỡng Di Tương Thực Hảo Cao Túc Thể Vi Tường

3) Định Viễn hệ: (hoàng tử thứ 6) Tịnh Hoài Chiêm Viễn Ái Cảnh Ngưỡng Mậu Thanh Kha Nghiễm Khác Do Trung Đạt Liên Trung Tập Cát Đa

4) Diên Khánh hệ: (hoàng tử thứ 7) Diên Hội Phong Hanh Hiệp Trùng Phùng Tuấn Lăng Nghi Hậu Lưu Thành Tú Diệu Diễn Khánh Thích Phương Huy

5) Điện Bàn hệ: (hoàng tử thứ 8) Tín Diện Tư Duy Chánh Thành Tôn Lợi Thỏa Trinh Túc Cung Thừa Hữu Nghị Vinh Hiển Tập Khanh Danh

6) Thiệu Hóa hệ: (hoàng tử thứ 9) Thiện Thiệu Kỳ Tuần Lư Văn Tri Tại Mẫn Du Ngưng Lân Tài Chí Lạc Địch Đạo Doăn Phu Hưu

7) Quảng Oai hệ: (hoàng tử thứ 10) Phụng Phù Trưng Khải Quảng Kim Ngọc Trác Tiêu Kỳ Điển Học Kỳ Gia Chí Đôn Di Khắc Tự Tŕ

8) Thường Tín hệ: (hoàng tử thứ 11) Thường Cát Tuân Gia Huấn Lâm Trang Túy Thạnh Cung Thận Tu Dy Tấn Đức Thọ Ích Mậu Tân Công

9) An Khánh hệ: (hoàng tử thứ 12) Khâm Tùng Xưng Ư Phạm Nhă Chánh Thủy Hoằng Quy Khải Dễ Đang Cần Dự Quyên Ninh Cộng Tráp Hy

10) Từ Sơn hệ: (hoàng tử thứ 13) Từ Thể Dương Quỳnh Cẩm Phu Văn Ái Diệu Dương Bách Chi Quân Phụ Dực Vạn Diệp Hiệu Khuông Tương.

Riêng Anh Duệ Hệ không thuộc Ḍng Chính

Post ngày: 12/08/18 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 12/08/18