Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
 
NGỌT NGÀO LỜI QUÊ XỨ NẪU
Nẫu d́a xứ nẫu bỏ ḿnh bơ dơ
          CA DAO PHÚ YÊN
K
hông biết từ bao giờ người Phú Yên – cũng như người B́nh Định − được gọi là “dân xứ nẫu”. “Nẫu” là một đại từ xưng hô thông dụng của người Phú Yên không chỉ có mặt trong lời ăn tiếng nói hằng ngày mà còn đi vào những câu ca dao mộc mạc, hồn nhiên trên cả một vùng đất yên bình Nam Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên). Cách gọi “dân xứ nẫu” này có thể đối với ai đó là một cách gọi xách mé, có ý chê bai, nhưng đối với chúng tôi, đó là một cách gọi chính xác, không thể chối cãi, và nhất là không có gì đáng để tự ti mặc cảm, nếu như chúng ta đứng từ góc độ ngôn ngữ và biết được phần nào cội nguồn của nó.
 
Từ một tiếng “nẫu”…
 
          Vấn đề ở đây là v́ sao có từ “nẫu”. Đã hơn một lần, các nhà nghiên cứu về con người và tiếng nói Phú Yên đã xác nhận sự có mặt của từ “nẫu” ở Phú Yên qua nhiều chứng cứ lịch sử hết sức thuyết phục. “Nẫu” tức “nậu ấy” bắt nguồn từ tên gọi của một đơn vị hành chính mà triều Nguyễn tổ chức trên những vùng đất mới từ Phú Yên trở vào: “nậu”. Ngoài ra, từ “nậu” chỉ những người làm cỏ ruộng, sau đó phát triển thành tên gọi chỉ những người cùng ở một vùng miền nào đó hay sinh sống bằng một nghề nhất định, chẳng hạn “nậu nguồn” (những người sống ở miền núi), “nậu nại” (những người cùng làm nghề muối), “nậu rớ” (những người bắt cá bằng nơm), nậu rổi (những người buôn bán cá)(1)… Cuối cùng, “nậu” trở thành một từ chỉ chung cho một loại người, một hạng người nào đó trong cộng đồng:
                   Chiều chiều mây phủ Đá Bia
                   Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng
                   Mất chồng như nậu mất trâu
                   Chạy lên chạy xuống cái đầu chơm bơm
“Nậu mất trâu” là hình ảnh so sánh vẽ lên trước mắt ta một con người đang hốt hoảng, tuyệt vọng vì bị mất chính cái “đầu cơ nghiệp” của mình. Trong cuộc sống của người bình dân, còn gì bi đát và đáng thương hơn khi đánh mất cái gia sản quý giá nhất ấy! Như thế, “nậu” c̣n là một danh từ chỉ cho một nhóm người có chung một đặc điểm, một tính cách, một cảnh ngộ nào đó. Tiếp đến, nó được đại từ hoá thành từ nhân xưng chỉ ngôi ba với ý nghĩa “bọn, tụi, lũ”. Phải chăng để tránh cách hô gọi suồng sã, khinh thị gợi ra do những từ như “bọn, tụi, lũ” mà người Phú Yên thích dùng “nậu” và “nẫu” hơn?
Gần đây, khi có dịp đọc cuốn “Tự vị tiếng nói miền Nam của cụ Vương Hồng Sển, chúng tôi được biết thêm trong tiếng Nam Bộ cũng có từ “nậu” mà theo tác giả, có nghĩa là “lão ấy, người ấy”. Trước hết, tác giả nói “nậu này là tiếng xưa, nay ít dùng nhưng cần cắt nghĩa cho người sinh sau cùng biết”. Tác giả “nói có sách mách có chứng” rằng: “Trong bản dịch của Nguyễn Hữu Sanh dịch truyện Tiết Nhơn Quý chinh đông, nhà in F.H. Schneider, Sài Gòn, in năm 1914, lần 3, nơi cuốn 3, trương 129, lúc Uất Trì tra xét binh sĩ cố tìm cho ra hiền thần Tiết Nhơn Quý, vì cuộc tra xét kỹ lưỡng quá, để đánh lạc hướng sự chăm chỉ của nguyên soái mê rượu là Uất Trì, nên Trương Sĩ Quý bày trò để rượu ngon trên gió cho hơi rượu bay vào mũi Uất Trì, có câu: …Uất Trì lúc đó xem ngó cùng bốn phía coi ra như tuồng nậu (chúng tôi nhấn mạnh – LTP) mất vật gì, nên mặt mày buồn xo, không còn muốn coi ta xét nữa…”(2). Rõ ràng, “nậu” đâu chỉ là “đặc sản” của người Phú Yên, nó thuộc từ ngữ chung của người dân Việt từ Bình Định, Phú Yên trở vào Nam Bộ. Có điều, có thể trước cuộc sống phát triển như vũ bão của Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX, từ “nậu” đã bị đẩy lùi vào vốn từ cổ và dần dần vắng mặt trong tiếng nói của người dân xứ này. Trong khi đó, ở Phú Yên và Nam Bình Định, nó vẫn còn giữ nguyên tư cách là một danh từ hay một đại từ nhân xưng ngôi ba như chúng tôi đã trình bày trên kia. Nói như vậy, chúng tôi muốn khẳng định người Phú Yên không nên lấy làm xấu hổ hoặc “tự ti” khi bị người khác chê mình là “dân xứ nẫu” mà hãy nghĩ rằng Phú Yên đang bảo lưu một thứ từ cổ của tiếng Việt đáng được trân trọng và giữ gìn. Tuy rằng trong giao tiếp chính thức, từ “nậu” không còn phù hợp nữa, nhưng có thể xem đó là một trong những dấu hiệu nhận biết về mặt tình cảm của những người con đất Phú xa quê.
Nhưng từ “nậu” đến “nẫu” là cả một câu chuyện. Lâu nay, người ta vẫn cứ hiểu “nẫu = nậu + ấy”, cũng giống như: “ổng” = “ông + ấy”, “chĩ” = “chị + ấy”, “trỏng” = “trong + ấy”, “bển” = “bên + ấy” …, và mặc nhiên công nhận đó là hiện tượng do nói nhanh (được Lê Ngọc Trụ trong “Chính tả Việt ngữ” gọi là hiện tượng “tiếng ríu”) mà thành. GS Nguyễn Quang Hồng trong bài báo “Ríu tiếng và tiếng ríu trong tiếng Việt” xếp hiện tượng nói trên vào dạng thức ríu lẫn đặc biệt – một dạng ríu tiếng mà “tiếng đi sau (B) hoàn toàn lẫn vào tiếng đi trước (A) và chỉ để lại dấu vết của mình trong tiếng ríu (C) bằng một thanh điệu mới khác hai tiếng có trước”(3). Có thể khái quát quy luật này thành công thức:
 
C = A + B (ấy).
 
Kiến giải của bài báo thoạt nghe thì rất có lý, rất khoa học, đến nỗi dễ dàng được chấp nhận như một giải pháp cuối cùng về một hiện tượng ngôn ngữ quá quen thuộc.
Thế nhưng, Trịnh Sâm trong bài báo “Về từ “nậu” và “nẫu” ở Nam Trung Bộ”(4) đă đưa một ư kiến hết sức thuyết phục khi tác giả đặt ngược vấn đề: “nẫu” không phải là kết quả của “nậu + ấy”. Căn cứ của ý kiến này là trong tiếng địa phương Nam Trung Bộ không có từ “ấy” với tư cách là một từ chỉ trỏ. Tư cách này thuộc các từ như: “đó, kia, này, nọ…”, chứ không phải của “ấy”. Sự gán ép yếu tố “ấy” vào các tiếng “nậu, ông, chị, ngoài, trong…” để giải thích cho các hiện tượng “nẫu”, “ổng”, “chĩ”, “ngoăi”, “trỏng”… quả là không có cơ sở thực tế, kể cả căn cứ về mặt ngữ âm và lịch sử.
Theo thiển ư của chúng tôi, hiện tượng “nậu” > “nẫu” có thể đồng dạng với các hiện tượng sau đây trong tiếng nói của người Phú Yên:
      – “đừng” > “đững”.
      – “coi” > “cỏi”.
      – “không” > “hông” > “hổng”.
      – “vậy” > “dậy” > “dẫy”
      Nếu cứ lấy cái công thức C = A + B (ấy) để lý giải những trường hợp mà chúng tôi đưa ra trên đây thì e rằng sự giải thích ấy sẽ gượng ép và khó có thể chấp nhận được. Nghĩa là tính đều đặn của dạng thức C = A + B (ấy) không thể xảy ra đối với “đững, cỏi, hổng, dẫy”. Thật ra, không nên xếp chúng vào loại tiếng ríu như “hăm = hai mươi, nghỉ một tí = nghỉm tí, tóc mai = tóc (ở) mang tai, …” mà nên xem nó như một hiện tượng biến âm đặc biệt nhằm mục đích tạo từ hết sức độc đáo của người Việt nói chung và người miền Nam nói riêng. Nói một cách chính xác, hiện tượng đang bàn là kết quả của việc cấu tạo từ dựa trên sự biến đổi thanh điệu với tư cách là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có chức năng khu biệt nghĩa. Hiện tượng này có thể tìm thấy trong: “con > cỏn, lui > lùi> lũi, tan > tán > tản…”. Nghĩa là nó tuân theo quy luật thanh điệu của tiếng Việt cổ: ngang, hỏi, sắc/huyền, ngă, nặng (so sánh với hiện nay: ngang, ngă, sắc/huyền, hỏi, nặng). Quy luật này c̣n được dùng để giúp ta phân biệt thanh hỏi ngă của từ láy tiếng Việt. Có điều, ở đây, sự phân bố của quy luật này chỉ diễn ra đối với một số từ nhất định mang ư nghĩa chỉ vị trí, chỉ thời gian, từ nhân xưng,…
Quá trình cấu tạo từ này diễn ra đồng loạt đối với tất cả những tiếng mang các thanh điệu, trừ thanh sắc và hỏi (vì đây là thanh điệu sau cùng, kết quả của việc biến đổi ngữ âm). Chúng ta có:
          – Từ chỉ vị trí: trong > trỏng, ngoài > ngoăi, sau > sảu, trên > trển, bên bển…(không có “trước”, “dưới” vì những từ này có thanh sắc).
          – Từ chỉ thời gian: hôm > hổm, năm > nẳm… (không có “tháng” vì mang thanh sắc; ngoại lệ: không có “ngày” dù mang thanh huyền).
          – Từ nhân xưng: ông > ổng, bà > bă, cậu > cẫu, mợ > mỡ… (không có “chú, thím” vì mang thanh sắc).
          – Các từ: đừng > đững, hông > hổng, coi > cỏi, vậy > dẫy cũng đều theo quy luật trên.
          Quy luật biến đổi thanh điệu tạo từ này đã sản sinh ra một số từ mang ý nghĩa đặc biệt trong tiếng Phú Yên. Ngoài nghĩa vốn có của yếu tố gốc khi chưa bị biến đổi, những từ này còn có sự phân công ngữ nghĩa như sau:
          a. Ý nghĩa trực chỉ xa (distal terms)(5): bao gồm các từ chỉ vị trí, chỉ thời gian và các đại từ nhân xưng. Như vậy, khi nói “ở trển”, người Phú Yên hiểu là “ở trên ấy” hoặc “ở trên kia”, tức chỉ địa điểm có khoảng cách xa với người nói.
          b. Ý nghĩa nhấn mạnh hoặc tăng cường mức độ: bao gồm các từ “đững, cỏi, dẫy, hổng”. Người Phú Yên nói: “Đững có làm chuyện bậy bạ” tức là muốn nhấn mạnh ý “Đừng có làm chuyện bậy bạ”. Hoặc: “Cỏi, sao dẫy?” nghĩa là “Coi kìa, sao lại như vậy?”.
          Việc biến đổi thanh điệu tạo từ trong các trường hợp nói trên cũng là một cách tiết kiệm theo quy luật tự nhiên của hoạt động ngôn ngữ của con người. Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp hằng ngày, sử dụng thường xuyên những từ “rặc” địa phương đó có thể dễ gây ấn tượng nhầm lẫn là tiếng nói của người Phú Yên nặng nề và nhiều khi khó gây thiện cảm đối với người nghe ở địa phương khác. Bằng chứng là có người đã lên tiếng cho rằng từ “nẫu” trong một số bài ca dao, khi lâm thời làm đại từ ngôi hai thì mang sắc thái chủ quan và trong chừng mực nào đó, “nẫu” mang nghĩa xấu (majorité), “chỉ thói bội bạc thường tình”(6). Nhận xét ấy chỉ đúng có một nửa nếu cho rằng có khi “nẫu” lâm thời được dùng làm đại từ ngôi hai, trong:
                             Thương chi cho uổng tấm tình
                             Nẫu về xứ nẫu bỏ mình bơ vơ
          Nhưng nếu cho rằng, cũng trong trường hợp này, “nẫu” hàm ý xấu, “chỉ thói bội bạc đáng chê trách”, thì quả đó là một nhận định quá nghiêm khắc, khó có thể chia sẻ ý kiến với tác giả được. Tâm tình của người Phú Yên gửi vào trong ca dao là một thứ tình cảm mộc mạc, chân chất, hồn nhiên. Có thể nó còn thiếu cái gì đó ngọt ngào, êm dịu như trong ca dao Nam Bộ hoặc cái mượt mà, sắc sảo như trong ca dao Bắc Bộ. Nhưng có điều chắc chắn, người Phú Yên không có ý trách móc ai là người phụ bạc qua cái từ “nẫu” rất đỗi thân thương đó. Có trách thì nói thẳng:
                             Trách ai ăn ở hai lòng
                             Đang chơi với phụng thấy rồng bay theo.
hoặc:
                             Trách ai trồng đám dưa hồng
                             Anh ăn mát dạ mát lòng quên em.
          Trách nhau rất nhiều, tưởng như không thể trách nhau nhiều hơn nữa. Nhưng bao giờ cũng vậy, tấm lòng của người Phú Yên vẫn nhân hậu, sẵn sàng nhận về mình phần thua thiệt, và nhất là vẫn một mực thuần khiết, chân chất như chính ngôn từ mà họ đang nói. Đó chính là điều đáng quý đáng yêu trong tâm tình và ở chừng hạn nào đó, trong cả tiếng nói của người Phú Yên.
 
… đến “Ngọt ngào lời quê xứ nẫu” – công tŕnh sưu tầm ca dao dân ca phản ánh tiếng nói của người Phú Yên
         
          Nhưng tiếng Phú Yên đâu phải chỉ có từ “nẫu” mới là đặc biệt, mà thật ra có rất nhiều từ ngữ khác nữa mang đậm phong cách của một tiếng nói đặc thù trong hệ thống ngôn ngữ Việt Nam. V́ thế, công tŕnh “Ngọt ngào lời quê xứ nẫu” tuy là một công tŕnh sưu tầm dân ca ca dao dựa trên những tư liệu thu thập được từ những nghệ nhân hiện đang sinh sống tại Phú Yên, nhưng mục đích đặt ra của công tŕnh là chọn ra chỉ những bài hát nào có chứa các từ địa phương Phú Yên với mục đích giới thiệu cho cả nước hiểu biết thêm về tiếng Phú Yên, một phương ngữ mộc mạc và phần nào mang tính chất cổ xưa của tiếng Việt.
Việc phân định từ địa phương nói chung dựa vào ba nhóm chính và các tiểu loại sau:
a. Nhóm 1: Từ địa phương là từ gọi tên các sản vật, các hiện tượng ở tại địa phương mà ở địa phương khác không có, hoặc nếu có thì không trùng tên gọi hay có cùng ý nghĩa với nó. Đây là từ địa phương dân tộc học, không có sự đối lập với từ toàn dân. Nếu gọi từ địa phương là d và từ toàn dân tương đương là D, đường tròn là nội dung ngữ nghĩa của d và D thì ở trường hợp này, hai vòng tròn ngữ nghĩa sẽ nằm ngoài nhau, như hình vẽ dưới đây:
           
Về lý thuyết, các từ địa phương loại này có khả năng trở thành từ toàn dân nếu hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương diễn ra một cách mạnh mẽ. Lúc này, các ô trống trong từ vựng toàn dân sẽ được lấp đầy vì không có sự tranh chấp về ngữ nghĩa trong hệ thống.
b. Nhóm 2: Từ địa phương phân biệt, đối lập với từ toàn dân nói chung theo hai tiêu chí: ngữ âm và ngữ nghĩa. Trên cơ sở hai tiêu chí cơ bản này, có thể phân loại từ địa phương thành mấy loại chính sau:
          – Loại 1: ý nghĩa giống, vỏ ngữ âm khác: Trong loại này, dựa vào mức độ khác biệt về mặt ngữ âm, có thể chia ra hai tiểu loại:
                   + T1.1: vỏ ngữ âm khác hoàn toàn, ví dụ: mận/roi, bông điệp/hoa phượng, khạp/vại, khúm/khóm…
                   + T1.2: vỏ ngữ âm khác bộ phận, ví dụ: chưn/chân, nhựt/nhật, tui/tôi, lanh/nhanh, ngăi/nghĩa, d́a/về, nện/dện... Nói chung đây là những biến thể ngữ âm địa phương đối với từ toàn dân.
Điều đáng nói là các tác giả ca dao dân ca thường sử dụng hiện tượng này để tạo ra sự hiệp vần trong lời thơ của ḿnh. Ví dụ:
          Đôi ta thắt thể dây đờn
          Đứt th́ lại nối, cùng hườn như xưa (hườn = hoàn)
hoặc:
          Thiệt như chàng đúng mực danh nhu
          Sương sa mấy cơi, dặm mấy nơi (danh nhu = danh Nho)
hoặc:
          Thân ai khổ như anh kia
          Ngày đi cuốc băi, tối d́a nằm suông.
          Trường hợp nêu trên đây có thể xem là một tiểu loại của từ địa phương Phú Yên. Tuy nhiên, những trường hợp biến thể địa phương đều đặn như về/dề, vui/dui, vạy/dạy… sẽ không được đưa vào vốn từ địa phương với tư cách là một tiểu loại của nó.
          – Loại 2: ý nghĩa khác, vỏ ngữ âm giống:
                   + T2.1: ý nghĩa khác hoàn toàn, ví dụ: hòm (Bắc Bộ) chỉ đồ dùng đựng quần áo – ḥm (Phú Yên) chỉ quan tài chôn người chết...
                   + T2.2: ý nghĩa khác bộ phận, ví dụ: ngon (Phú Yên) vừa có nghĩa là “ngon”, vừa có nghĩa “tốt, tiện lợi...”
          c. Nhóm 3: Từ địa phương có từ toàn dân tương ứng nhưng không tương đồng về ngữ nghĩa. Nhóm này giống với loại 1 của nhóm 2 ở chỗ vỏ ngữ âm khác nhau nhưng có điểm khác biệt là về mặt ý nghĩa thì chỉ giống bộ phận. Nếu căn cứ vào tính chất và mức độ tương ương về nghĩa, nhóm 3 này có thể có 3 trường hợp:
          – Trường hợp 1: Giữa từ địa phương và từ toàn dân có một số nét nghĩa giống nhau, các nét nghĩa còn lại thì khác biệt nhau, ví dụ: chén trong tiếng địa phương Phú Yên tương ứng với từ bát của từ toàn dân với nghĩa “đồ dùng để đựng cơm hay thức ăn, bưng lên tay khi ăn”, nhưng chén trong từ toàn dân còn có nghĩa khác nữa (“hành động ăn uống”). Có thể biểu diễn trường hợp này bằng hai vòng tròn giao nhau:
 
 
– Trường hợp 2: Nghĩa của từ địa phương hẹp hoặc nghèo hơn từ toàn dân. Ví dụ: để trong tiếng Phú Yên có nghĩa là “bỏ vợ”, nghĩa này cũng có trong từ bỏ của từ toàn dân. Nhưng ngoài nghĩa này, từ bỏ còn có nhiều nghĩa khác không có trong từ để của tiếng Phú Yên. Có thể biểu diễn trường hợp này bằng hai hình tròn: hình tròn từ toàn dân bao hàm hình tròn biểu thị từ địa phương:
 
 
– Trường hợp 3: Nghĩa của từ địa phương rộng hơn, phong phú hơn nghĩa của từ toàn dân, ví dụ: vườn (Nam Bộ) vừa có nghĩa “vườn” vừa có nghĩa “vùng nông thôn”. Sơ đồ biểu diễn là hình tròn nghĩa từ địa phương bao hàm hình tròn nghĩa từ toàn dân:
 
Dựa vào những tiêu chí phân loại như trên, công tŕnh tạm thời đưa ra một bảng kê từ vựng của tiếng địa phương Phú Yên (xem phụ lục) để người đọc có thể tham khảo, đối chiếu để hiểu được nội dung ư nghĩa của những lời thơ mộc mạc mà giàu nghĩa t́nh của người quê xứ nẫu. Những b́nh luận có tính chất chuyên môn ngôn ngữ học xin được dành cho một công tŕnh khác. Ở đây, chỉ xin nêu mấy nhận xét sơ bộ về từ vựng tiếng Phú Yên với tư cách là chất liệu ngôn từ trong sáng tác văn chương.
Trước hết, qua bảng từ vựng, chúng ta dễ dàng nhận thấy tiếng Phú Yên cũng giống như các phương ngữ khác, được hình thành trên cơ sở một ngôn ngữ thống nhất, đó là tiếng Việt. Trong quá trình phát triển, điều chắc chắn là tiếng nói của người Phú Yên đã trải qua những thay đổi nhất định, tuy không đến nỗi trở thành một tiếng nói khác, một ngôn ngữ khác, nhưng vẫn có những khác biệt nhất định so với tiếng chuẩn trên các cấp độ: ngữ âm, từ vựng và có khi về ngữ pháp nữa. Nguyên nhân của những biến đổi ấy có thể tìm thấy trong lịch sử phát triển của tiếng Việt, trong những điều kiện địa lý, xã hội và văn hoá tác động đến tiếng nói của người bản ngữ trong suốt chiều dài lịch sử, từ những bước khai phá đầu tiên trên mảnh đất hẹp miền Nam Trung Bộ cho đến ngày nay, khi mà Phú Yên đã được khẳng định vị trí máu thịt của mình trên bản đồ đất nước Việt Nam.
          Những biến đổi ấy có thể còn do nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng điều quan trọng là những khác biệt mà chúng tạo ra không làm thành hố sâu ngăn cách phương ngữ Phú Yên với tiếng Việt chuẩn, mà ngược lại, trong một chừng mực nào đó, nó còn cho thấy tính chất đa dạng, phong phú của ngôn ngữ người Việt. Điều này khẳng định sự đối lập giữa phương ngữ và ngôn ngữ dân tộc chỉ diễn ra ở bề ngoài mà thôi, vì thật ra – nói như giáo Hoàng Tuệ – “phương ngữ không phải là một hình thái “thấp kém”, hay “hư hỏng” của ngôn ngữ. Có thể đó là một hình thái tương đối cổ hơn hay, ngược lại, mới hơn của ngôn ngữ”.
Thật vậy, ta không thể phủ nhận những khác biệt trong thể hiện ngữ âm giữa các phương ngữ, nhưng mối quan hệ qua lại giữa từ vựng địa phương và từ vựng toàn dân vẫn là điều được các nhà ngôn ngữ học khẳng định từ lâu. Đặc biệt, trên lĩnh vực ngôn ngữ văn học, ranh giới giữa hai lớp từ này rất sinh động, thay đổi tuỳ theo cách sử dụng chúng trong những bối cảnh, phong cách nghệ thuật khác nhau. Nói như vậy có nghĩa là ở một khía cạnh nào đó, từ vựng địa phương là nguồn bổ sung làm giàu cho ngôn ngữ toàn dân, giúp cho ngôn ngữ văn học một công cụ đắc lực để diễn đạt một cách hiệu quả hiện thực phong phú của cuộc sống. Tất nhiên, vấn đề là do ở mức độ và liều lượng sử dụng từ địa phương cộng với tài năng sáng tạo của tác giả, vì lẽ, nghệ thuật, xét cho cùng là sự lựa chọn thích đáng, không có từ nào hay hơn từ nào, chỉ có từ dùng đúng chỗ và từ dùng sai chỗ mà thôi. Sự thành công hay thất bại của một tác phẩm về mặt ngôn ngữ chính là ở chỗ đó.
          Từ vựng Phú Yên, tuy có số lượng khiêm tốn so với các phương ngữ khác và một số có thể vay mượn ở nhiều nguồn khác nhau trong quá trình tiếp xúc, giao lưu, nhưng nó vẫn có những đóng góp nhất định vào ngôn ngữ văn học Việt Nam. Công lao ấy trước hết là nhờ ở những người dân quê mùa Phú Yên, tác giả của những bài ca dao mộc mạc, nghĩa tình. Họ là con em của “đất Phú trời Yên”, họ được sinh ra, được nuôi dưỡng bằng những lời hát ru ấm áp tình người và lớn lên trong tiếng nói mộc mạc, chân quê của người nông dân hiền lành, chịu thương chịu khó. Tác phẩm của họ, vì thế, luôn luôn dành một vị trí xứng đáng cho tiếng nói Phú Yên. Điều đó thật dễ hiểu vì các sáng tác của họ đều lấy bối cảnh Phú Yên để miêu tả, với những nhân vật là người Phú Yên đang sử dụng tiếng nói địa phương để chuyện trò, trao gửi tâm tình với nhau.
          Khảo sát trong ca dao dân ca Phú Yên, chúng tôi nhận thấy tần số xuất hiện rất cao của một số từ như: các từ chỉ vị trí (bển, trỏng, ngoăi...), các từ xưng hô (ổng, bă, nẫu,...), các từ cảm thán (dẫy na, úi chu cha, mẹ chay...), các phụ từ (đững, hổng...), các từ láy đặc trưng Phú Yên (buồn tối buồn tăm, buồn thỉu buồn thiu...) và những từ địa phương khác nữa. Chẳng hạn:
          - Khuyên anh ở lại chốn này
          Để em về bển, cha mẹ ngầy em chịu cho.
          - Anh về ở ngoăi chi lâu
          Chiều em ra đứng hàng dâu ngó chừng.
          - Thôi thôi đững nói nữa mà
          Trâu băng ruộng sạ dấu mà còn đây.
          - Thương chi cho uổng tấm tình
          Nẫu về xứ nẫu bỏ mình bơ vơ.
          - Ngó lên đám đất thổ
          Thấy bầy chim đỗ
          Một con mổ
          Chín mười con bay
          Em thương anh từ chín tháng nay
          Còn ba tháng nữa thì đầy một năm
          Buồn sao buồn tối buồn tăm
          Buồn ăn không đặng, buồn nằm không yên
          Ví dù cha dứt mẹ riềng
          Khổ em em chịu, em cũng nguyền theo anh.
        Những từ ngữ nói trên đã tô đậm thêm sắc thái địa phương mộc mạc mà chan chứa nghĩa tình trong câu hát của người dân quê Phú Yên. Cùng với sắc thái đó, chúng ta còn bắt gặp trong nhiều câu ca dao các từ chỉ địa danh một số nơi ở Phú Yên, một mặt để xác định xuất xứ của câu hát, một mặt thể hiện tình cảm gắn bó, tự hào của con người với quê hương, xứ sở:
          - Sông Bàn Thạch quanh co uốn khúc
          Núi Đá Bia cao vút từng mây
          Sông kia đá nọ còn đây
          Mà người non nước ngày nay phương nào?
          - Cá ngon là cá Cù Mông
          Gạo ngon là gạo ở đồng Phú Lương
          - Chàng về Mỹ Á chi lâu
          Để em ôm chiếc thuyền câu đợi chàng
          - Khoai lang Suối Mít
          Đậu phụng Hòn Vung
          Chàng đào thiếp mót đổ chung một gùi
          Bây giờ nhân nghĩa sụt sùi
          Lấy chân đá hất cái gùi lăn chiêng
v.v.
          Đọc những câu ca dao nói trên, chúng ta càng thấy rõ không phải đợi đến khi ngôn ngữ văn học viết hình thành, người Phú Yên mới có ý thức lựa chọn và sử dụng từ ngữ địa phương trong sáng tác của mình. Tài hoa của người bình dân là ở chỗ không để cho các yếu tố địa phương lấn át tính trong sáng của tiếng Việt thống nhất, mà trái lại, họ đã làm cho chúng hoà quyện với nhau để tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ có sức truyền cảm rất lớn trong tâm hồn người đọc. Đây là điều rất có ý nghĩa vì nó chứng tỏ, trước sau, tiếng Việt văn hoá là một ngôn ngữ thống nhất, sự khác biệt về mặt từ vựng với các phương ngữ, trong đó có tiếng Phú Yên chỉ là sự khác biệt bề ngoài, có tính chất tạm thời mà thôi. Điều đó cũng khẳng định sự đóng góp của từ vựng Phú Yên đối với ngôn ngữ văn học của dân tộc, đồng thời cũng cho thấy khả năng phong phú của tiếng địa phương Phú Yên với tư cách là phương tiện ngôn từ phục vụ cho sáng tác văn chương.
Phú Yên, ngày 31/7/2007
                                                                                          Lư Thơ Phúc
CHÚ THÍCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO    
1) Ca dao dân ca trên vùng đất Phú Yên – Hội văn nghệ dân gian và văn hoá các dân tộc Phú Yên, 1996. tr. 135.
2) Vương Hồng Sển, Tự vị tiếng nói miền Nam, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh, 1999, tr. 437.
3) Nguyễn Quang Hồng, Ríu tiếng và tiếng ríu trong tiếng Việt, “Ngôn ngữ”, số 3, 2000, tr. 11-15.
4) Trịnh Sâm, Về từ “nậu” và “nẩu” ở Nam Trung Bộ, “Ngôn ngữ và đời sống”, số 3 (29), 1988.
5) Thuật ngữ của George Yule trong “Pragmatics”, Oxford University Press, 1997, tr. 9, phân biệt với proximal terms, trực chỉ gần.
6) Trịnh Sâm, Về từ “nậu” và “nẩu” ở Nam Trung Bộ, “Ngôn ngữ và đời sống”, số 3 (29), 1988.
 
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18