Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Ca Dao theo Chủ Đề
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
 

Sinh bất phùng thời


 

Lại Thị Mơ

 

Mặc dù đang ở tầng trên, nhưng tôi vẫn nghe lồng lộng tiếng mẹ tôi ḥ hét hai đứa cháu: "Con Mi và thằng Rù đâu, ra dọn dẹp đồ chơi, bày bừa thế này, mất cả lối đi". Không nghe động tĩnh ǵ, mẹ tôi lại lẩm bẩm: "Thật là sáng tai họ, điếc tai cày". Vừa lúc đó con Michell chạy ra mếu máo, bà ngoại ơi, con Lucky nó làm bể cái cookie snow man của con rồi. Bà vừa nghe là cho ngay một câu giáo huấn, bà đă bảo: "Chó treo mèo đậy", không để lunch box trên cao, nó quào là phải rồi. Nghe vậy, tôi đi xuống dỗ dành, thôi con làm homework đi, mai mẹ mua cho nguyên một hộp. Con bé bảo lát nữa con làm, bà ngoại đang nêm nồi canh, vừa nghe thế, bà lại gần, tay vẫn c̣n cầm cái muôi dài. Bà dứ dứ cái muôi "Ban ngày c̣n mải đi chơi tối lặn mặt trời, đổ thóc vào rang". Chẳng là có lần ăn tối xong, con nhỏ chưa làm xong project, buồn ngủ, mắt th́ díu lại.

 

Mẹ tội sinh ra trong thời Pháp thuộc, bà chưa học hết tiểu học, nhưng trong đầu bà có cả một cuốn từ điển về ca dao tục ngữ. Bất kỳ trường hợp nào, bà cũng có thể nói ra một câu vô cùng chính xác. Chẳng hạn có lần tôi không để ư gạo vừa mua là gạo mới, lỡ đổ hơi nhiều nước. Mẹ tôi th́ thích ăn cơm khô, tôi cũng vậy, nhưng lỡ rồi th́ đành mang tiếng "Cơm khô là cơm thảo, cơm nhăo là cơm hà tiện". Tôi căi lại, không đúng, cơm nhăo là cơm phí phạm, v́ không ai ăn, nên phải đổ đi. Ông chồng tôi đi làm về, tiện thể mang vào một bó thư vừa giao. Miệng ổng bô bô, mẹ xem này, cậu Tuấn lại bị overdraft. Ngân hàng báo overdraft bằng tấm giấy như tấm danh thiếp, ai đọc mà không biết. Mỗi lần như vậy là lại nghe bà chép miệng: “Bóc ngắn cắn dài".

 

Thằng em tôi là một thằng bướng bỉnh. Học xong Dược, không thèm nhận việc ở pharmacy gần nhà mà volunteer gia nhập Peace Corps giúp dân các nước chậm phát triển. Cậu bảo, em không thích ngồi đếm thuốc, như bán tạp hóa, chẳng có ǵ thích thú cả. Bởi vậy tháng nào cũng thiếu tiền, mẹ tôi đưa tiền mặt deposit vào account cho cậu, với lời than thở "Cây cao bóng cả không ngồi, ra ngồi chỗ nắng, bảo trời không râm". Bà bạn của mẹ có cô con gái, cũng là dược sĩ, muốn kết sui gia với mẹ. Thằng em tôi thiệt "ngu" hết chỗ nói, nó cứ im như thóc, "mỡ treo miệng mèo", "chuột sa chĩnh gạo", v́ nhà cô ấy có "của ăn của để", thế mà nó cứ bảo "no taste" là cái quái ǵ tôi cũng chẳng hiểu. Đă nhiều lần mẹ tôi rên rỉ, con ơi, lấy vợ xem tông, con bé ấy con nhà nề nếp, chứ những ngữ khác lại "ba bảy hai mươi mốt ngày". Nó cũng chẳng ừ chẳng hử ǵ. Mẹ tôi lại chép miệng "mèo mù vớ cá rán" mà không biểt, con bé đấy "ăn chắc mặc bền", "nhân hiền tại mạo". Con ơi "Măng mọc có lứa, người ta có th́". Tôi cười, con tưởng mẹ đang khuyên cô con gái, đàn ông con trai mà "th́" cái ǵ. Đàn ông lấy vợ lúc nào chẳng được. Đúng rồi, như chồng cô đấy "bố già con cọc". Thôi tiêu rồi, tôi phải chuồn thôi, mũi dùi chĩa vào tôi rồi. Nội cái chuyện thằng em đă nghe mấy chục cậu ca dao, tới phiên tôi là mấy trăm. Bắt đầu là cá không ăn muối, lấy chồng ngoại đạo, bà mẹ chồng th́ người Huế. Khi hai bà gặp nhau, mẹ tôi không hiểu "con ni, thằng nớ" là nói vợ chồng tôi, bà cứ tưởng nói tới hai đứa cháu nội, tội bà ngoại, mỗi lần mẹ dỗ dành con Michell và thằng Andrew "hay ăn chóng lớn", để mà c̣n "ăn vóc học hay". Thật t́nh, học hay th́ tôi hiểu, c̣n ăn vóc là ǵ th́ chịu thua.
Qua tới Mỹ, toàn thịt đông lạnh, c̣n đâu miếng thịt ba rọi, da mỏng, vú nhỏ là heo non. Da dầy thịt đỏ là heo xề, thịt dai không ngọt. Gà sờ cổ xem phao câu, vịt bóp cánh để biết vịt non hay già. Hồi ở Việt Nam, trứng người ta để trong cần xé, tôi lấy đại. Khi mang về nhà bị chê nhỏ, mẹ ra lựa được toàn quả to. "Cá cả lợn to" không c̣n nữa, gà lông bóng bẩy là gà ngon.

 

Khi làm bếp, tôi bị chê "làm như mèo mửa". Thật t́nh tôi chả hiểu để nấu cho được một bữa cơm tươm tất, tôi phải loay hoay đánh vật với nồi niêu soong chảo, mà mẹ th́ chép miệng "chỉ vẩy tay trái". Thật là con gái con đứa ǵ mà "chém to kho mặn", mai kia lại "nhà dột cột xiêu" mất thôi. Tôi c̣n ngơ ngác th́ mẹ đă nói "Xảy cha con ăn cơm với cá, xảy mẹ con liếm lá ngoài đường". Tôi mà chết, chắc cô nấu cơm "trên sống dưới khê, tứ bề nhăo nhoét". Tôi thắc mắc, ai mà quán quân (không phải quán xuyến đâu) dữ vậy, hoặc khê, hoặc sống, hoặc nhăo, mà nấu bằng nồi cơm điện làm sao khê được. Chỉ nghĩ chứ không dám hé môi, kẻo không lại nghe "nước đổ đầu vịt".


Ngày xưa, thuở c̣n đi học, mặc dù sắp thành cô cử, mỗi lần đi chơi tôi cũng sửa soạn chút đỉnh. Một chút son môi, một chút má hồng, nhưng hễ mẹ đi qua là được nghe "Tóc quăn chải lược đồi mồi, chải đứng chải ngồi, tóc vẫn c̣n quăn". Với tôi th́ "tóc quăn", chứ cái cô ca ve ở cuối xóm, buổi tối phấn son ḷe loẹt là sẽ bị hóa thành "chuột chù". "Chuột chù dạo chốn vườn hoa, dạo qua dạo lại, vẫn ra chuột chù". Trong Dế Mèn Phiêu Lưu Kư, người ta "nhân cách hóa" con dế. C̣n cô này th́ biến thành chuột, vậy phải gọi là "thú vật hóa".


Thưở xưa, v́ thiếu người làm, bà nội bắt bố tôi cưới vợ khi ông mới mười hai tuổi. Mẹ tôi v́ là chị cả của một đàn em gồm mười ba cô gái, chỉ một cậu em trai út, mà mẹ bảo: "Có năm có bảy th́ tốt, có một vô duyên", con cầu tự th́ chả nên cơm cháo ǵ. Ông ngoại tôi bảo có con gái, như hũ mắm treo đầu giường, bom nổ chậm, tống càng sớm càng tốt. Tới đời tôi, mẹ có bảy con trai, chỉ có hai cô con gái. Em gái út thua tôi một giáp, tôi vào đại học th́ cô út vô lớp vỡ ḷng. Tôi giúp mẹ chăm em khi mẹ đi làm lúc em mới một tuổi. Chợ búa cơm nước, và là "tay ḥm ch́a khóa" cho mẹ. Khi tôi vào đại học, hễ có ai tỏ ư khen con gái ḿnh, th́ mẹ tôi lại "khiêm nhường" nói, tội nghiệp cháu nó "quần nâu áo vải, nhưng vẫn cố chèo chống cho bằng chị bằng em". Ấy thế mà, khi con gải đi lấy chồng, bà than thở "Tay mang khăn gói qua sông, mẹ gọi mặc mẹ, theo chồng là cứ theo". Không biết bao nhiêu lần tôi đă ứa nước mắt, v́ thấy mẹ tôi đă bị cái tư tưởng cổ hủ, tam cương ngũ thường trói chặt. Từ lúc c̣n nhỏ, tôi đă được nhắc nhở "Con gái con của người ta, con dâu mới thật mẹ cha mang về". Cái tư tưởng "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" đă biến người ta trở thành ác độc. Khi giận mẹ tôi mỉa mai, tôi có cả đống con trai... Để rồi tôi là người đút cho mẹ ăn lần cuối cùng. Con tôi là cháu ngoại "Cháu ǵ? cháu quanh bờ." Bờ đây là nói tắt "quanh bờ hồ", tức là quanh bờ hồ người ta đi cầu ra đấy. Cháu bà nội chứ quí báu ǵ, " (ngoại) chết cháu được ăn xôi, hai tay hai hai nắm bà ơi là bà". Đôi khi tôi nghĩ rằng, chắc mẹ hận v́ sinh ra làm đàn bà, lại là con của ông trưởng tộc "độc đinh" chỉ có một cậu con cầu tự và hơn một tá con gái. Tôi nghe kể rằng bà tôi rất giỏi, quán xuyến mọi chuyện, ông tôi chẳng làm ǵ cả, ngồi chơi xơi nước. Bà rán đẻ mười bốn cô con gái, mà tôi có hai bà d́ sinh ra cùng một năm, hơn nhau mười một tháng. Cuối cùng bà cũng sinh được lần cuối cùng là con trai, và chết v́ băng huyết. Bác Sĩ bảo, sanh gần nhau quá, tử cung mỏng nên băng huyết. Mê tín dị đoan đă làm cho bà tôi không được để quan tài trong căn nhà mà bà đă tốn bao công sức, suốt bao năm vất vả ngược xuôi. Bây giờ bà đă thành ma v́ chết ở nhà thương, người ta dựng tạm một cái cḥi ở cuối vườn đặt quan tài bà ở đó, sau đó gấp rút mang đi chôn, như tống đi một thứ rác rưởi. Cũng như lúc tôi lên xe hoa, cha đưa mẹ đón. Cha là bố cô dâu đưa con gái về nhà chồng, mẹ là mẹ chồng đón con dâu. Mẹ tôi không đi, mà đứng tựa cửa với một bát gạo trộn muối, xe vừa lăn bánh th́ gạo muối vứt theo để trừ ma quỉ. Không biết bao nhiêu lần ḷng tôi se sắt, nước mắt rưng rưng muốn nói rằng, mẹ ơi con biết mẹ thương con lắm. Mẹ nói như thói quen, cứ thấy cái ǵ là miệng lại bật ra, chứ mẹ "Khẩu xà tâm Phật". Mà sao ca dao tục ngữ của ḿnh mỉa mai "miệng hùm gan sứa" thế. Chứ tụi Mỹ cũng có ca dao tục ngữ, nhưng họ nói nhẹ nhàng hơn. Cũng có mỉa mai chút đỉnh, chẳng hạn khuyên “Don't bite the hand feed you", chứ có đâu mà "Đồ ăn cháo đá bát!" Hoặc là "Save for rainy day", đâu có mỉa mai "bóc ngắn cắn dài", cho mày chết, "gậy ông đập lưng ông"... "Cười người hôm trước, hôm sau người cười", chỉ ngắn gọn "Never say never" dễ hiểu hơn "thả mồi bẳt bóng" là "A bird in the hand is worth two in the bush" hoặc "good for nothing” nghe không làm người ta tức giận bằng câu chửi "Đồ vô tích sự!" C̣n câu "A golden key opens all door" nghe c̣n thực tế hơn câu "Có tiền mua tiên cũng được", làm ǵ có tiên, họa chăng là tiên nâu. C̣n câu "Woman's work never done" thay thế cho cái câu dài lê thê "Đang khi lửa tắt cơm sôi, lợn kêu con khóc, chồng đ̣i ṭm tem" làm hạ giá ông chồng thành kẻ vô trách nhiệm, đă không giúp đỡ th́ chớ, đúng là đồ vô tích sự. C̣n câu "Beggars can't be choosers" trẻ con nghe là hiểu liền, chứ câu "Ăn mày mà đ̣i xôi gấc", mất công giảng xôi gấc là ǵ, từ quả tới xôi đều không có ở cái xứ Mỹ lạnh lẽo miền Đông Bắc này.


Mẹ tôi mất rồi, nhưng mỗi lần đọc được câu ca dao tục ngữ ở đâu, tôi đều liên tưởng tới mẹ. Văn chương truyền khẩu quả là có tác dụng tuyệt vời. Làm lụng suốt ngày, chẳng hề có thời giờ cầm tới quyển sách mà Truyện Kiều hơn ba ngàn câu thuộc vanh vách.


Tôi thèm một cô con gái mà trời chỉ cho hai thằng. Đành tự an ủi "Better than nothing"

 

Post ngày: 12/08/18 

Nguồn: Qua e-mail bạn bè gửi

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 12/08/18