|
Tại sao một số thành ngữ,
tục ngữ lại khó hiểu?
Trong bài «Câu đối, nội
dung của nó»,[1]
Phan Ngọc đă có một phát hiện độc đáo: «Thành ngữ và tục ngữ phải học tập lối
diễn đạt của thần linh để cho nó trở thành chân lư muôn thuở.»
[2] Và một trong
những «mánh khoé» (từ dùng của Phan Ngọc) để làm cho ngôn ngữ của thành ngữ, tục
ngữ trở thành thiêng liêng là «h́nh thức phải hết sức giản dị, chữ nghĩa phải
hết sức dễ hiểu, nhưng nội dung lại khó giải thích, bởi v́ những chữ đơn giản
này ghép với nhau theo một kiểu xa lạ so với ngữ pháp hàng ngày»,[3]
tức là một kiểu ngữ pháp khó hiểu, «nhưng chính v́ khó hiểu mà làm bá chủ trong
thành ngữ để cấp cho thành ngữ sắc thái ngôn ngữ của thần linh.»
[4]
Về luận điểm trên đây của Phan
Ngọc, chúng tôi (dưới bút hiệu An Chi) đă có nhận xét như sau: «Chúng tôi không
tin rằng cá nhân hoặc cộng đồng đă lựa chọn (...) hoặc sáng tác những thành ngữ
bốn tiếng (mà Phan Ngọc đề cập) lại muốn tự biến ḿnh thành những thầy phù thuỷ
bằng cách cấp cho chúng sắc thái ngôn ngữ của thần linh. Họ càng không muốn làm
cho chúng trở nên khó hiểu bằng cách biến chúng thành những giáo điều của một
thứ học thuyết hay tôn giáo bí truyền (...) Vậy những thành ngữ hữu quan không
phải là khó hiểu ngay từ đầu mà chỉ trở nên khó hiểu theo thời gian. Chỗ khó
hiểu của chúng: một là với thời gian, một số trong những tiếng cấu thành chúng
đă trở thành từ cổ; hai là chúng đă bị tách khỏi hoàn cảnh lịch sử-xă hội trong
đó chúng đă ra đời; và ba là chúng đă bị từ nguyên dân gian làm cho méo mó.»
[5] Do tính chất
và khuôn khổ của bài nên lúc đó chúng tôi đă không có điều kiện để phân tích
những nguyên nhân trên đây và cũng chưa nêu hết những nguyên nhân c̣n lại. Trong
bài này, chúng tôi xin bổ sung thêm ba nguyên nhân nữa như sau; bốn là phương
thức cấu tạo chúng đă không c̣n được nhận ra nữa nên người ta cảm thấy chúng kỳ
quặc hoặc bí hiểm; năm là đă xảy ra hiện tượng mà Pierre Guiraud gọi là những
sự cố ngôn ngữ; và sáu là một số thành ngữ đă bị người viết văn thời nay làm
cho dị dạng so với h́nh thái gốc nên mới trở thành kỳ quái. Dưới đây chúng tôi
xin lần lượt phân tích từng nguyên nhân một.
1.
Trong quá tŕnh phát triển của từ vựng, một số từ đă bị đào thải hoặc bị thay
thế bằng những từ khác.
V́ vậy mà chúng không c̣n được sử dụng trong lời ăn
tiếng nói hằng ngày nữa. Một số th́ chắc chắn là đă tuyệt tích; số khác th́ hăy
c̣n lưu lại dấu tích nơi một số tổ hợp cố định trong đó có những thành ngữ, tục
ngữ. Thí dụ: «vóc» trong «ăn vóc học hay». Phan Ngọc đă mặc nhận rằng đây là một
danh từ có nghĩa là «thân h́nh to lớn»,[6]
nhưng ông lại lâm vào t́nh thế tự mâu thuẫn với ḿnh v́ đă cho rằng «ăn vóc» có
quan hệ ngữ pháp giống hệt như «học hay» trong đó «hay» hiển nhiên là một tính
từ. «Hay» đă là tính từ th́ «vóc» cũng phải thuộc từ loại đó chứ không thể nào
khác được v́ chính Phan Ngọc đă hăng hái đề cao «ngữ pháp của đối xứng». Nguyễn
Lân th́ mặc nhận rằng «vóc» là một tính từ và cho rằng nó có nghĩa là ít. vậy «ăn
vóc học hay» có nghĩa là ăn ít mà học giỏi.[7]
Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Văn
Hành chủ biên th́ cho rằng đó là một từ đă được chuyển nghĩa, từ chỗ chỉ thân
thể sang chỗ chỉ đặc tính khoẻ mạnh của con người và «ăn vóc» có nghĩa là ăn
khoẻ. Thực ra, vóc là một từ Việt gốc Hán – và đúng là một tính từ – bắt
nguồn ở một từ ghi bằng chữ
郁
mà âm Hán Việt hiện đại là úc, có nghĩa là thơm, ngon. Vậy tất nhiên là
vóc cũng có cùng nghĩa đó và «ăn vóc» tất nhiên có nghĩa là ăn ngon. Nếu
người ta biết thêm rằng vóc trong vóc dáng cũng là một từ Việt gốc
Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ
mà âm Hán Việt hiện đại
cũng là úc, có nghĩa là dáng dấp, dung mạo, th́ người ta sẽ dễ dàng thấy
rằng (ăn) vóc ~ úc
郁
(= thơm, ngon) không phải là một điều do suy luận chủ quan mà ra: Khi mà hai từ
đồng âm, trong quá tŕnh biến đổi ngữ âm, lại tiếp tục trở thành hai từ đồng âm
khác, th́ sự biến đổi đó rơ ràng là một sự biến đổi có quy luật. Huống chi úc
~ vóc lại là những h́nh thanh tự (郁)
có cùng thanh phù là
有.
Tóm lại, vóc trong «ăn vóc học hay» là một từ cổ và từ cổ này có nghĩa là
thơm, ngon. Vậy «ăn vóc học hay» không có nghĩa nào khác hơn là ăn ngon, học
giỏi. Đây là một thành ngữ dùng để nói về những người học tṛ mà cái sự học xứng
đáng với cái sự ăn, nghĩa là sự dùi mài kinh sử xứng đáng với sự nuôi nấng chu
đáo của cha mẹ.
Sau đây là một thí dụ khác về từ
cổ trong thành ngữ: «thiết» trong «đau thiết, thiệt van». V́ không rơ nghĩa của
từ «thiết» nên Nguyễn Lân đă phải suy diễn theo chủ quan mà giảng câu đó là «Khi
đau th́ bản thân ḿnh cảm thấy, c̣n khi bị thiệt th́ phải yêu cầu người khác xét
cho». Cứ như trên th́, theo tác giả, «thiết» là «tự ḿnh cảm thấy». Thực ra đây
là một biến thể ngữ âm của «siết» trong «rên siết» và là một từ Việt gốc Hán bắt
nguồn ở một từ ghi bằng chữ
叱
mà âm Hán Việt hiện đại là sất (Xin chú ư rằng sất
叱
là một h́nh thanh tự mà thanh phù là
七,
cũng là thanh phù cho chữ thiết
切),
có nghĩa là la, hét. Bản thân từ «thiết» cũng có biến thể ngữ âm nữa là «thét»,
sụ tương ứng âm vị sất (~ siết ~ thiết) ~ thét ở đây
c̣n được xác nhận bằng truờng hợp của tiếng Hán ghi bằng
抶
mà Hán Việt hiện đại cũng là sất, có nghĩa là đánh bằng roi mà âm xưa
cũng là «thét» như có thể thất trong Chinh phụ ngâm, câu 24: Thét
roi cầu Vị ào ào gió thu.[8]
Vậy «thiết» có nghĩa là ... thét,
la hét và «đau thiết, thiệt van» có nghĩa là đau th́ rên rỉ mà thiệt th́ năn nỉ.
Khá đặc biệt là trường hợp của từ
«tai» trong «đầu cua, tai nheo». Hầu như mọi người đều hiểu «tai» ở đây là cơ
quan của thính giác trong khi thực ra nó lại có nghĩa là cái mang của con cá. Đó
là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ
鰓
mà âm Hán Việt hiện đại cũng là ... tai v́ thiết âm của nó là «tô lai
thiết» 蘇來切
hoặc «tang tài thiết»
桑才切
(xem Khang Hy tự điển), có nghĩa là mang cá. Âm và nghĩa đang xét đă được
chứng thực một cách không thể nào phủ nhận được bằng một câu trong Chỉ nam
ngọc âm giải nghĩa: «Lô cư cá vức bốn tai.»
[9] Theo kết cấu của quyển từ vựng Hán Việt
đối chiếu này th́ «lô cư» là từ được giảng c̣n lời giảng là «cá vức bốn tai». Cá
vức bốn tai ở đây chẳng phải ǵ khác hơn là con cá vức có bốn mang mà tiếng Hán
cũng c̣n gọi một cách cụ thể là «tứ tai lô»
四鰓鱸
(cá lô bốn mang) như đă được ghi nhận trong Từ nguyên và Từ hải.
Đặc biệt, Từ hải đă giảng «tứ tai lô» như sau: «Một loại cá lô, dài
khoảng bốn, năm tấc (tấc Tàu – HT), miệng rộng, đầu to, hai cái mang bành rộng
ra, để lộ những đường vân đỏ tía, tựa như là có bốn mang (tứ tai) cho nên
gọi là cá lô bốn mang (tứ tai lô), tục gọi là cá bốn mang (tứ tai ngư).»
Từ hải c̣n dẫn thêm Chính tự thông như sau: «Cá lô ở mọi nơi đều [chỉ
có] hai mang (lưỡng tai), riêng cá lô Tùng Giang th́ [có] bốn mang (tứ tai).» Đă
rơ «tai» ở đây là mang cá và «tai nheo» tất nhiên là mang của cá nheo.
«Trăm» trong «trăm hay không bằng
tay quen» cũng là một từ cổ thường bị hiểu nhầm là mười lần mười. Thực ra đây là
một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ
譫mà
âm Hán Việt hiện đại là chiêm, có nghĩa là nói nhiều, nói liến thoắng
hoặc nói sảng trong khi bệnh. Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên đă
giảng rằng trăm là một từ thuộc tiếng địa phương có nghĩa là «nói nhanh
một thứ tiếng nước ngoài». A. de Rhodes cũng có ghi nhận từ này (dưới dạng
tlăm) trong Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh và giảng rằng: «Tlăm
tiếng, nói tlăm tiếng» là «falar muitas linguas» (BĐN), «variis linguis
loqui» (LT), nghĩa là nói nhiều thứ tiếng. Vậy «trăm» là nói nhiều và nhanh.
Nghĩa này của nó c̣n được bằng câu «trăm hay xoay vào ḷng» mà Nguyễn Lân giảng
là «người nào cũng nghĩ rằng ḿnh hay, ḿnh giỏi» (có lẽ v́ cho rằng một trăm
cái hay của cá nhân đều được ghi gói kỹ trong ḷng của đương sự chăng?). Câu này
thực ra có nghĩa là hễ khéo nói th́ dễ gây được ḷng tin nơi người khác. Từ trên
đây suy ra, «trăm hay không bằng tay quen» có nghĩa là nói lư thuyết suông dù có
hay đến đâu cũng không bằng thực hành thông thạo.
Vậy nguyên nhân thứ nhất làm cho
một số thành ngữ trở nên khó hiểu là một số từ ngữ mà chúng bao hàm đă trở thành
những từ cổ, từ lâu không c̣n được sử dụng trong lời ăn tiếng nói của người
đương đại. Đây không chỉ là đặc điểm riêng của một số thành ngữ, tục ngữ mà c̣n
là đặc điểm chung của nhiều từ ghép đẳng lập mà nhiều nhà nghiên cứu xếp vào
hàng từ láy chỉ v́ chúng gồm có một âm tiết (thậm chí cả hai âm tiết) mà chính
họ không biết được nghĩa. Các yếu tố này tạo thành một lănh vực hăy c̣n bị bỏ
hoang v́ chúng thực sự chưa được các nhà nghiên cứu ngó ngàng đến một cách
nghiêm túc trong khi một số nhà th́ lao vào lănh vực của từ láy một cách quá
nhiệt thành. Thật là chưa công bằng và cân bằng.
2. Nguyên
nhân thứ hai làm cho một số thành ngữ trở nên khó hiểu là chúng đă bị tách khỏi
cái môi trường cụ thể và riêng biệt của ngành nghề có liên quan để trở thành
những lối nói chung của toàn thể xă hội mà phần đông th́ lại không biết hoặc
không chú ư đến đặc điểm của hoạt động đă góp phần sản sinh ra chúng.
Chẳng hạn, «sạch nước cản» là một
lối nói của thuật đánh cờ, trong đó ba từ tạo thành đều vẫn c̣n thông dụng và dễ
hiểu trong ngôn ngữ hiện nay. «Sạch» là sành, rành. «Sạch đời» là sành đời. «Nước»
là sự lựa chọn bước đi cho con bài hoặc con cờ trong một thế bài hay thế cờ. «Sạch
nước» là lối nói của dân cờ bạc để chỉ tŕnh độ của những con bạc mới rành các
nước bài chứ chưa được cao tay. «Cản» là ngăn chặn. «Sạch nước cản» là chỉ mới
biết cản những nước tấn của đối phương trong một trận cờ chứ chưa phải đă là tay
cao thủ. Chỉ v́ không phải tất cả mọi người ai cũng là tay mê cờ hoặc rành cờ
nên khi nghe nói đến «sạch nước cản» th́ nhiều người mới hiểu «sạch» phản nghĩa
với «bẩn», «nước» là chất lỏng không màu, không mùi, không vị và trong suốt, …
c̣n «cản» th́ chỉ là một cái ǵ mơ hồ, rồi hiểu chung chung «sạch nước cản» là
trông cũng tàm tạm để nói về nhan sắc của con gái hoặc phụ nữ.
«Già kén kẹn hom» là một lối nói
của nghề nuôi tằm. Đây là một câu đúc kết kinh nghiệm mà mục đích là nhắc nhở
người nuôi tằm chớ để cho kén quá già, v́ nếu kén quá già th́ sẽ kẹn, nghĩa là
không róc ra khỏi hom, tức là những thanh tre ngang dọc đan ken vào nhau để làm
thành cái né tằm. câu này từ lâu đă bị tách khỏi nghề nuôi tằm nên không c̣n
được hiểu đúng với ư nghĩa ban đầu của nó nữa. Ngày nay, người ta hiểu «già kén»
là kén chọn quá lâu ngày, rồi không cần biết «kẹn hom» có nghĩa chính xác và cụ
thể là ǵ, người ta hiểu chung chung cả câu thành ngữ là hễ kén chọn quá lâu th́
sẽ dở dang hoặc không măn nguyện trong hôn nhân.
«Mài mực ru con, mài son đánh
giặc» chủ yếu là một lối nói của nho sĩ và quan lại thời xưa, là những người
thường dùng mực để viết và dùng son để phê bài của học tṛ hoặc phê công văn
giấy tờ. Mực so với son th́ dễ mài hơn nhiều v́ son ngày xưa là một thứ đá rắn
màu đỏ (chứ không phải là thứ sáp trơn để thoa môi như ngày nay) nên khó mài và
mài lâu hơn. Câu này thực ra chỉ so sánh việc mài son với việc mài mực: việc sau
th́ êm nhẹ c̣n việc trước th́ tốn công hơn. Chỉ v́ nhà nho trớ trêu đă so sánh
việc mài mực với việc ru con (êm ái) và việc mài son với việc đánh giặc (cực
nhọc hơn) nên mới khiến cho Nguyễn Lân phải giảng câu đó như sau: «Nói các ông
đồ ngày xưa ngày thường ngồi dạy học đồng thời giúp vợ làm việc vặt trong nhà,
nhưng khi có giặc th́ tham gia phục vụ quân sự.» Thật là một lời giảng hoàn toàn
phản thực tế. Có thơ mộng lắm th́ cũng chỉ là «Bên anh đọc sách, bên nàng quay
tơ» chứ làm ǵ có chuyện các ông đồ ngày xưa lại sẵn sàng và có dư th́ giờ mà
giúp đỡ các vị phu nhân trong việc ru con và các việc vặt ở nhà. Việc tham gia
phục vụ quân sự cũng chẳng phải là phần của các ông. Nhưng vấn đề là ở chỗ người
giảng đă không thấy được những h́nh thức so sánh trong câu cần giảng.
Cũng Nguyễn Lân đă giảng
câu «quyền thằng hủi» như sau: «Trong xă hội cũ, người bị bệnh phong bị xă hội
ruồng bỏ. Ư nói: chẳng có quyền hành ǵ.» Thật là một sự nhầm lẫn tai hại. Trong
quyển từ điển của Nguyễn Lân, câu đang xét được xếp sau các câu «quyền cao chức
trọng»; «quyền huynh thế phụ»; «quyền thu, quyền phát»; «quyền rơm, vạ đá»; «quyền
sinh, quyền sát». Có lẽ do «phản ứng dây chuyền»
nên tác giả đă đánh đồng «quyền thằng hủi» với những thứ quyền có tính chất hành
chính hoặc pháp lư kia chăng? Thực ra, «quyền» ở đây là cái nắm tay, cái nắm đấm,
chữ Hán là 拳,
c̣n được dùng theo hoán dụ để chỉ vơ thuật nữa (quyền Anh, Thái cực quyền, …).
Cái nắm tay của thằng hủi không có ngón th́ đấm thế nào được ! Vậy «quyền thằng
hủi» là một lối nói của dân nhà nghề chê các tay vơ kém cỏi. Nói rộng ra, th́ nó
dùng để chê chung những kẻ bất tài mà lại nắm (bằng cái bàn tay không ngón !)
những cương vị chuyên môn «ngon lành».
Nguyễn Lân cũng tiếp tục nhầm lẫn
khái niệm mà giảng câu «thứ nhất thả cá, thứ nh́ gá bạc» như sau: «Việc thả cá
có lợi là đúng và cần khuyến khích, c̣n gá bạc th́ ngày nay là một tội phạm, v́
đó là một việc làm ăn bất chính.» Nhưng chẳng có lẽ việc «thả cá» ở đây lại là
một việc làm ăn chân chính? «Thả cá» ở đây thực ra là «thách cá, nói trong một
độ gà chọi hay ác lia thia, sau khi xem – xét kỹ lưỡng – con vật rồi, những
người cầm chắc con của ḿnh chọn sẽ thắng, bèn thách mọi người bắt số tiền cá
của ḿnh.» (Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, Việt Nam tự điển). Vậy từ tổ «thả
cá» theo cách hiểu của Nguyễn Lân (xin ghi là thả cá chỉ là đồng âm với từ tổ
«thả cá» trong câu đang xét (xin ghi là thả cá 2). V́ không biết đến từ tổ sau
nên Nguyễn Lân mới xếp việc thả cá 1 cùng một ca-tê-gô-ri với việc gá bạc, mà
lại cho nó đứng hàng thứ nhất nữa ! Không hiểu nhà nông làm cái công việc thứ
hai trong công thức VAC [*]
có muốn kêu nài ǵ hay không ?
Lại cũng trong «nghề» cờ
bạc, c̣n có một lối nói liên đới với «thả cá 2» là «bắt cá» (xin ghi là «bắt cá
2») mà cũng Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ giảng là «nhận
đánh cuộc». Đây chính là từ tổ cố định thấy được trong thành ngữ «bắt cá hai tay»
mà Vương Hồng Sển đă giảng rất đúng như sau: «Tiếng lóng của giới đổ bác: buổi
sớm nơi trường gà tiếng bắt cá nghe xôm (tiếng phóng bắt đánh cuộc); bắt cá hai
tay: ôm đồm, bên nào cũng có đánh (lội qua, lội lại) để khi ăn th́ ăn được nhiều,
khi thua th́ thua ít.»
[10]
Cứ như trên th́ rơ ràng là thả cá
2 và bắt cá 2 là hai từ tổ cố định hô ứng với nhau một cách chặt chẽ (có thả th́
mới có bắt) và rơ ràng «bắt cá» trong «bắt cá hai tay» là «bắt cá 2». Nhưng dân
«ngoài ngành» th́ rất dị ứng với cách giải thích cho rằng «bắt cá hai tay» là
một «phương thức» đánh cuộc v́ họ thật t́nh không biết rằng «thả cá 2» và «bắt
cá 2» là những biệt ngữ của dân cá cược. Và để chứng minh rằng đây là «bắt cá
1», có người thậm chí c̣n ngụy tạo ra câu ca dao sau đây:
Xin đừng bắt cá
hai tay,
Cá lội dưới nước,
chim bay trên trời.
Người ta phải đặt câu hỏi: tại
sao việc bắt cá hai tay mà lại có liên quan đến cả việc chim bay trên trời? C̣n
câu ca dao «chánh gốc» th́ là:
Chàng ràng nơm,
ná hai tay,
Cá lội dưới nước,
chim bay trên trời.
Luận lư ở đây rơ ràng là rất chặt
chẽ.
Tóm lại, trong kho thành ngữ
tiếng Việt, có một số đơn vị vốn là những lối nói «chuyên ngành», những biệt ngữ,
mà người ngoài nghề thường không hiểu được hoặc hiểu không được đúng nội dung cụ
thể nên đă ứng dụng sai với công dụng ban đầu của chúng. Lối ứng dụng sai này
làm cho những thành ngữ hữu quan mất đứt sợi dây liên lạc với nguồn gốc đích
thực của chúng mà chỉ có một sự nghiên cứu khách quan và nghiêm túc mới có thể
giúp phát hiện lại.
3.
Nguyên nhân thứ ba làm cho một số thành ngữ, tục ngữ trở nên khó hiểu là chúng
đă bị từ nguyên dân gian làm cho méo mó; thành tố của chúng bị thay đổi một cách
vơ đoán theo cách hiểu chủ quan của người nói, làm cho sự liên hệ giữa các thành
tố với nhau niều khi mất hẳn mạch lạc.
Câu thành ngữ có khi trở nên ngớ
ngẩn, chẳng hạn «giáo đa thành oán» thành «gáo tra dài cán» như vẫn truyền tụng
trong Nam dạo nào.
Câu «mũi dại lái phải chịu đ̣n»,
chẳng hạn, là một kết quả của từ nguyên dân gian trong đó «dại» là một kẻ tiếm
lập đă chiếm chỗ của từ «vạy» v́ h́nh thức nguyên thuỷ của câu tục ngữ là «mũi
vạy lái phải chịu đ̣n». Đây vốn là lối nói của nghề ghe thuyền. «Mũi vạy» là mũi
thuyền đi lệch hướng, thường là do ảnh hưởng của ḍng nước xiết hoặc cơn nước
xoáy. Trong t́nh thế khó khăn này, người cầm lái phải vững vàng th́ mới có thể
đưa con thuyền đi trở lại cho đúng hướng mà vượt qua chỗ nguy hiểm được. Chính
v́ thế mà anh ta phải «chịu đ̣n», nghĩa là phải ra sức ghị cây đ̣n lái cho thật
chắc theo hướng đă định để cho con thuyền khỏi bị cuốn theo cơn nước xoáy hay
ḍng nước xiết. Động từ «chịu» ở đây chỉ là một với «chịu» trtrong «chịu mũi», «chịu
lái», «đứng mũi chịu sào», … chứ «chịu đ̣n» ở đây không phải là nhận h́nh phạt
bằng roi vọt. Chỉ v́ không hiểu lối nói này của nghề ghe thuyền nên người ta mới
nói trại tiếng thứ hai của câu tục ngữ đang xét từ «vạy» thành «dại» rồi hiểu «đ̣n»
ở đây là roi vọt mà thôi.
«Lờ đờ như gà ban hôm» là một
thành ngữ hoàn toàn rơ ràng và dễ hiểu về mặt ư nghĩa v́ ai cũng biết là khi
trời chạng vạng th́ gà bị quáng mắt nên không c̣n trông thấy rơ ràng (nên mới có
từ tổ cố định «quáng gà»). Ấy thế nhưng nó cũng bị từ nguyên dân gian bóp méo
biến thành «lờ đờ như gà mang ḥm» khiến cho Nguyễn Lân phải thắc mắc mà ghi chú
rằng «không hiểu gà mang ḥm là ở tích ǵ». Nhưng làm ǵ có tích «gà mang ḥm»,
chỉ có h́nh ảnh của những con «gà ban hôm» mà thôi. Nhân tiện – v́ có liên quan
đến gà – xin liên hệ một chút với thành ngữ «fier comme un pou» trong tiếng Pháp,
mà nếu dịch theo nghĩa đen của từng thành tố th́ sẽ là «kênh kiệu như một con
chấy». Nếu cứ quy xuất xứ vào sự tích th́ biết đâu người Pháp sẽ chẳng cất công
đi t́m trong kho thần thoại Hy-La. Nhưng Pierre Guiraud đă gợi ư rằng «pou» là
cách ghi xuất phát từ h́nh thái phương ngữ «poul»
[11] có nghĩa là con gà trống («poule» là
gà mái), đồng nghĩa với danh từ «coq» trong tiếng Pháp toàn dân. Đây là một cách
lư giải rất thoả đáng v́ chính người Pháp cũng nói «fier comme un coq» (kênh
kiệu như một con gà trống). Trở lại với câu thành ngữ tiếng Việt, xin nói thêm:
có ngừơi cho rằng «gà mang ḥm» là gà bị bỏ trong bồ đựng kín (nên không trông
thấy ǵ). Nhưng nếu thế th́ tại sao không nói «mang bồ» mà lại nói «mang ḥm»
trong khi ḥm (=rương) chỉ dùng để đựng quần áo hay đồ vật? Thực ra đây chỉ là
chuyện bóp méo bằng từ nguyên dân gian mà thôi: «ban hôm» đă bị nói trại thành «mang
ḥm».
Ngay cả sách vở cũnmg lâm vào
t́nh trạng bóp méo thành ngữ, tực ngữ chứ chẳng cứ ǵ dân gian mới bóp méo theo
kiểu đó. Nguyễn Lân, chẳng hạn, đă ghi nhận câu «áo cứ chàng, làng cứ xă» và
giảng như sau: «(Xă là chức dịch trong làng). Nói tính ỷ lại của người đàn bà,
cũng như tính ỷ lại của những người dân trong thôn xóm, không thấy được vai tṛ
làm chủ của ḿnh.» Thật là chuyện quá đỗi bất ngờ khi mà một quyển từ điển lại
có thể viết sai chính tả và giảng sai nghĩa đến thế: h́nh thức chính xác của câu
đang xét là «áo cứ tràng, làng cứ xă». «Tràng» có nghĩa gốc là cái cổ áo,
nay được hiểu là cái vạt trước của chiếc áo dài. (Tục ngữ c̣n có câu «áo rách
phải giữ lấy tràng» mà chính Nguyễn Lân cũng đă có ghi nhận.) Cái tràng
áo đă bị Nguyễn Lân hiểu thành đức lang quân («chàng» !) nên «nàng» mới mắc cái
oan Thị Kính là hay ỷ lại vào đàn ông ! Rồi dân làng cũng mắc phải vạ lây mà bị
quy là không biết phát huy quyền làm chủ ở nông thôn. Câu tục ngữ đang xét thực
ra chỉ muốn nhấn mạnh vào vai tṛ và trách nhiệm của chức danh «xă» đối với địa
phương do ḿnh cai quản mà thôi. Cái được ám chỉ ở đây là trách nhiệm của cá
nhân chứ không phải là quyền làm chủ tập thể.
Vài thí dụ trên đây đă cho thấy
từ nguyên dân gian bóp méo một số thành ngữ như thế nào cũng như cho thấy rằng
không thể lệ thuộc vào h́nh thức đă bị bóp méo mà t́m ra được ư nghĩa đích thực
của từng thành ngữ hữu quan. Chúng c̣n cho thấy tác giả của từ nguyên dân gian
không phải bao giờ cũng là chính dân gian mà có khi lại là người trí thức và
người viết văn như chúng tôi sẽ c̣n dẫn chứng thêm ở mục 6 khi nói về những
thanh ngữ dỏm.
4.
Nguyên nhân thứ tư làm cho một số thành ngữ, tục ngữ trở nên khó hiểu là phương
thức cấu tạo chúng đă không c̣n được nhận ra nữa nên làm cho người ta cảm thấy
chúng có vẻ kỳ quặc hoặc bí hiểm.
Chẳng hạn: «nghèo rớt mồng tơi»;
«già cóp b́nh thiếc» (mà ngày nay nhiều người nói thành «già cúp thùng thiếc»);
«say quắt cần câu»; «mê tít tḥ ḷ»; v.v…
Những thành ngữ trên đây sẽ trở
nên dễ hiểu nếu người ta biết rằng chúng được sản sinh do nhu cầu tạo ra sắc
thái hài hước bằng cách phối hợp với một số yếu tố thực tế không có liên quan ǵ
với nhau về mặt ngữ nghĩa. Chúng ra đời trên cơ sở của những từ tố gồm có hai từ
đơn tiết (nghèo rớt, già cóp, say quắt, mê tít, …), mà thành tố thứ hai (rớt,
cóp, quắt, tít, …) có tác dụng miêu tả và/hoặc nêu lên mức độ tối cao của thành
tố thứ nhất (nghèo, già, say, mê, …). Để tạo ra sắc thái hài hước, người ta đă
ghép vào yếu tố thứ hai một thành phần thêm nghĩa (mồng tơi, b́nh thiếc, cần
câu, tḥ ḷ, …) mà thành phần này chỉ thích hợp về ngữ nghĩa với thành tố thứ
hai của từ tổ cơ sở chứ không thích hợp với thành tố thứ nhất của từ tổ đó
và/hoặc với toàn bộ từ tổ. Tính chất hài hước nói trên chính là hệ quả của sự
không thích hợp đó, sự không thích hợp này thậm chí có khi c̣n trở nên kỳ quặc
nữa và hễ tính chất kỳ quặc càng cao th́ sắc thái hài hước càng tăng. Do phương
thức cấu tạo đặc biệt đó mà những thành ngữ đang xét vô h́nh trung có thể được
xem như là những đơn vị gồm có hai từ tổ lồng vào nhau (nghèo rớt mồng tơi =
nghèo rớt + rớt mồng tơi; say quắt cần câu = say quắt + quắt cần câu; …). Xin
phân tích một thí dụ. Trong «say quắt cần câu», chẳng hạn, th́ «quắt» vừa miêu
tả vừa nêu lên mức độ tối cao của «say» (v́ thế nên không thể nói «rất say quắt»
hoặc «say quắt lắm»); «cần câu» th́ chỉ có quan hệ ngữ nghĩa tự nhiên và hợp lư
với «quắt» nhưng lại không có quan hệ ngữ nghĩa tự nhiên và hợp lư với «say».
«Say quắt» là say đến quằn người lại c̣n «quắt cần câu» là cong như cái cần câu
bị cá đớp mồi mà kéo xuống. Xét riêng th́ hai từ tổ trên đây («say quắt», «quắt
cần câu») vẫn hợp lư về ngữ nghĩa nhưng phối hợp chúng lại mà nói «say quắt cần
câu» th́ rơ ràng là đă làm phát sinh vấn đề về mặt luận lư và người ta cứ phải
đặt câu hỏi không bao giờ trả lời được: say quắt cần câu là say như thế nào?
Trong thí dụ vừa phân tích
ở trên, sắc thái hài hước vẫn c̣n hoàn toàn rơ ràng nhưng ở một vài thành ngữ
cùng loại th́ sắc thái đó đă phai mờ đi nhiều hoặc phai mờ hẳn nên người ta càng
dễ dàng cảm thấy chúng khó lư giải về mặt ngữ nghĩa, thí dụ: nghèo rớt mồng tơi.
Thành ngữ này cũng được tạo ra bằng phương thức y hệt như «say quắt cần câu». Do
đó mà câu hỏi «nghèo rớt mồng tơi là nghèo như thế nào?» sẽ không bao giờ trả
lời được mặc dù người ta cũng đă đưa ra những cách trả lời thử nghiệm, chẳng hạn
như trong Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ.
Đối với một phương thức mà mục
đích là tạo ra sắc thái hài hước bằng sự phi lư (cái cần câu mà lại liên quan
đến sự say xỉn, cây mồng tơi mà lại liên quan đến sự nghèo túng, cái b́nh thiếc
mà lại liên quan đến sự già cỗi, …) th́ tất nhiên không có cách nào giải thích
kết quả của nó bằng sự hợp lư được. Ư tưởng đó là một điều viễn vông.
5.
Nguyên nhân thứ năm làm cho một số thành ngữ, tục ngữ trở nên khó hiểu là hiện
tượng mà Pierre Guiraud gọi là
những sự cố ngôn ngữ
(accidents linguistiques),
chủ yếu là những sự đan
xen h́nh thức (croisements de
formes) và
những sự lan truyền ư nghĩa
(contaminations de sens).
[12]
Xin minh hoạ
vấn đề bằng một thí dụ mà theo thiển ư là tiêu biểu. Đó là câu «thân gái mười
hai bến nước». Mười hai bến nước thường được cho là mười hai con giáp, tức là
thập nhị địa chi, hoặc là: công, hầu, khanh, tướng, sĩ, nông, công, thương, ngư,
tiều, canh, mục (hoặc nho, y, lư, số, bốc). Đây thực ra chỉ là suy diễn để t́m
đủ thành phần sao cho khớp với con số 12 mà thôi. Lời giảng của Húnh-Tịnh
Paulus Của trong Đại Nam quốc âm tự vị, theo chúng tôi, có nhiều phần hợp
lư hơn: «Thân con gái như chiếc đ̣, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc
đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may th́ nhờ, rủi th́ chịu. Tiếng nói mười hai
bến là nói cho vần.» Lời giảng này tất nhiên có thể được chỉnh lư cho thực sự
phù hợp nhưng ít ra tác giả cũng đă đúng khi ông thừa nhận rằng số từ ghép «mười
hai» ở đây lại có ư nghĩa xác thực như khi nó được phân bố trong những ngôn cảnh
b́nh thường khác. Sự phát sinh của con số 12 ở đây, theo chúng tôi, là do sự cố
ngôn ngữ mà ra.
Sự thể có
thể đă là như sau: Hai danh từ «bến» và «thuyền» vẫn được dùng để chỉ người con
gái và người con trai trong quan hệ đính ước, hẹn ḥ (Thuyền về có nhớ bến
chăng; Bến th́ một dạ khăng khăng đợi thuyền). Từ cách dùng này, «bến» lại được
dùng để chỉ số phận của người phụ nữ trong nhân duyên
姻緣.
Nhưng trong kinh điển Phật giáo cũng có một từ đồng âm là «nhân duyên»
因緣dùng
để chỉ cái nhân tạo ra những cái quả cho kiếp sau và theo kinh điển th́ có
thập nhị nhân duyên
十二因緣.
Do cách hiểu theo từ nguyên dân gian nên người ta mới đánh tráo thứ nhân duyên
của thần Ái t́nh vào chỗ thứ nhân duyên của nhà Phật mà diễn nôm thập nhị
nhân duyên thành «mười hai bến nước». Chính v́ vậy mà không thể nào t́m ra
được đến mười hai bến nước cho phụ nữ. Bất quá chỉ có hai bến (bến đục, bến
trong) như Húnh-Tịnh Paulus Của đă viết mà thôi.
Dễ nhận thấy
trong trường hợp trên đây nhiều là trường hợp của thành ngữ «kiết xác mồng tơi»
mà Ngô Tất Tố đă dùng trong Lều chơng và Tắt đèn. Đây không phải
ǵ khác hơn là sự đan xen giữa «nghèo kiết xác» với «nghèo rớt mồng tơi». Sự
phối hợp này hoàn toàn vơ đoán cho nên không thế nói như các tác giả của Kể
chuyện thành ngữ, tục ngữ rằng giữa «xác» và «mồng tơi» đă có thể có một sự
kết hợp hợp lư được.
Giải thích
bằng sự cố ngôn ngữ như vậy cũng là một hướng đi cần chú ư mặc dù trong kho
thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt th́ những sự cố đó có thể không nhiều. Nhưng dù
chỉ là một hay năm ba, nếu đă có sự cố, th́ cũng phải giải thích hiện tượng đó
cho đúng với bản chất của nó. Vậy nguyên nhân thứ năm cũng là một nguyên nhân
không thể bỏ qua.
6.
Nguyên nhân cuối cùng hiện đang diễn ra trước mắt mọi người. Đó là người viết
văn thời nay đă vô t́nh hoặc cố ư bóp méo một số thành ngữ, tục ngữ, chủ yếu là
thành ngữ, mà làm cho chúng trở nên dị dạng so với h́nh thức gốc.
Những dạng thức mới
này thực chất chỉ là những thành ngữ dỏm v́ người viết không nắm vững từ
ngữ nên đă viết sai một cách vô ư thức, hoặc v́ người viết tuy có vốn từ ngữ
phong phú nhưng lại cải biên thành ngữ không đúng điệu, nên cuối cùng cũng làm
cho chúng «không giống ai». Sau đây là một ít dẫn chứng lấy ở Từ điển thành
ngữ Việt Nam của Viện Ngôn ngữ học do Nguyễn Như Ư chủ biên.
– «Cóc
ba năm lại quay đầu về núi» (Báo Tiền phong 1.7.1977). H́nh thức gốc của
câu này là «cáo chết ba năm quay đầu về núi» như ai nấy đều biết. Đâu có thể nào
tự tiện đổi «cáo» thành «cóc» được, v́ nếu có thể hoán vị một cách tuỳ tiện như
thế th́ biết đâu sẽ chẳng có người hứng chí mà tuyên bố «con cáo là cậu ông trời»
để làm một cuộc đổi đời v́ xưa nay ai cũng biết rằng cậu của đấng cao xanh chỉ
là con … cóc. Đó là chưa nói đến chuyện rất có thể là thợ nhà in đă chơi khăm
các nhà biên soạn Từ điển thành ngữ Việt Nam nên mới xếp sai «cáo» thành
«cóc» !
– «Bạt
ngàn man dă». Đây là đặc sản của các nhà biên soạn, c̣n câu thành ngữ chánh gốc
là «bạt ngàn sơn (san) dă». Vậy nói «bạt ngàn man dă» th́ có sợ là … man dă hay
không?
–
«Cà cuống
chết đến ức c̣n cay»
(Nhiều tác giả, Gương chiến đấu thanh niên miền Nam). H́nh thức gốc là «cà
cuống chết đến đít c̣n cay». Đâu
có thể cho rằng v́ côn trùng nhỏ
bé cho nên nhích từ đít lên ức th́ chẳng có bao nhiêu milimét ! Vả lại, «chết
đến đít» có nghĩa là chết đến nơi rồi chứ «đít»
ở đây đâu có phải là bộ phận thân thể mà thay bằng «ức» ! Nếu biện bạch rằng đó
là bộ phận thân thể, th́ đối với côn trùng như con cà cuống, đít đă là chỗ cuối
cùng. Vậy «chết đến đít» là chết đến chỗ chót c̣n ức th́ mới ở … lưng chừng mà
thôi: cái chết đâu phải đă triệt để !
– «Cơm
cao gạo kém»
(Báo Thống nhất 14.1.1972 và Nguyễn Tạo trong Chúng tôi
vượt ngục). H́nh thức gốc là «thóc cao gạo kém». Các nhà biên soạn cũng có
ghi chú: «như thóc cao gạo kém». Nhưng «như» thế nào cho được khi mà thóc
là chuyện ngoài thị trường c̣n cơm th́ đă là chuyện trong cái nồi của mỗi
gia đ́nh? Câu thành ngữ gốc chỉ nói về thị trường, giá cả mà thôi nên không thể
đưa «cơm» vào được.
– «Chia
duyên rẽ thuư» (Đỗ Đức Thuật, Vẫn một con người). H́nh thức gốc là «chia
uyên rẽ thuư». «Uyên» mới đối với «thuư» c̣n «duyên» th́ đối không chỉnh nên trở
thành vô … duyên!
– «Dựa
thừng dựa chảo» (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 1.1977). H́nh thức gốc là
«lộn thừng lộn chảo». Đổi thành «dựa» th́ vô nghĩa.
– «Đường
dây mối rợ» (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4.1972). H́nh thức gốc là «đầu
dây mối rợ». Đầu và mối là những chỗ cốt yếu c̣n đường th́ … tràn lan, tùm lum
nên đâu có thể nào tuỳ tiện thay «đầu» bằng «đường» !
Trên đây là
một ít dẫn chứng lấy ở Tự điển thành ngữ tiếng Việt. Chúng cho thấy sự «cải
biên» tuỳ tiện chỉ làm hại cho ngôn ngữ chứ không có lợi cho nó chút nào. Đó là
một việc làm đáng chê trách nhưng c̣n đáng chê trách hơn nhiều là sự dung túng,
thậm chí c̣n có thể nói là sự «ăn theo» của người làm từ điển trước những h́nh
thức dị dạng đă thấy (và chưa thấy hết). Từ điển phải là khuôn vàng thước ngọc
cho người tra cứu nó. vậy người làm từ điển phải sàng lọc mà loại bỏ những h́nh
thức dỏm chứ không thể chạy theo số lượng để làm sách của ḿnh «có số lượng
thành ngữ lớn nhất so với các từ điển thành ngữ đă xuất bản từ trước đến nay ở
Việt Nam» như lời quảng cáo ở b́a sau của Từ điển thành ngữ Việt Nam do
Nguyễn Như Ư chủ biên. Quư hồ tinh, bất quư hồ đa: đây phải là phương châm của
nhà làm từ điển thành ngữ. Chính cái «số lượng lớn nhất từ trước đến nay ở Việt
Nam» này đă cho thấy thái độ thiếu trách nhiệm của các nhà biên soạn Từ điển
thành ngữ Việt Nam đối với ngôn ngữ của dân tộc. Một câu như «gót chân
a-sin» cũng bị họ xem là thành ngữ tiếng Việt. Quái đản hơn nữa là câu «giơ nanh
dấu mỏ» đă bị họ ghi nhận là của V. Huy Gô (Victor Hugo) trong «Những người khốn
khổ». Thật là khôi hài khi mà Victor Hugo lại dùng tiếng Việt để đóng góp cho
nhân dân Việt Nam một câu chẳng giống ai.
Ở đây có hai
điểm cần nhấn mạnh. Thứ nhất, đă là thành ngữ th́ phải có tính chất dân gian và
được mọi người thừa nhận. V́ vậy h́nh thức cải biên hoặc cách tân của nhà văn
hiện đại, dù có hay đến đâu, cũng không thể xem là thành ngữ nếu nó chưa đi vào
tiềm thức của dân gian mà chỉ tồn tại trong tác phẩm của riêng nhà văn nào đó.
Cách làm đúng nhất của nhà làm từ điển thành ngữ là không ghi nhận v́ không thừa
nhận chúng. Thứ hai, mỗi thành ngữ là một đơn vị từ vựng thống nhất và duy nhất
(mặc dù chúng được tạo thành bởi nhiều từ khác nhau) nên không thể tuỳ tiện
thêm, bớt hoặc thay thế các thành tố của nó được. «Gạo châu củi quế» mà đổi
thành «ngô (hoặc bắp) châu củi quế» th́ nghe khó lọt lỗ tai. Nếu có ai đó hài
hước mà nói «bột ḿ châu hơi đốt quế» th́ có nên ghi nhận vào từ điển thành ngữ
hay không? Nhà làm từ điển thành ngữ mà lại «ăn theo» một câu nói như thế th́
tội nghiệp cho tiếng nói của dân tộc biết chừng nào !
***
Trở
lên, chúng tôi đă nêu ra sáu nguyên nhân làm cho thành ngữ, tục ngữ trở nên khó
hiểu mà nguyên nhân cần báo động là nguyên nhân cuối cùng. Sự phân tích những
nguyên nhân đó bằng những dẫn chứng cụ thể bên trên đă chứng tỏ rằng chúng không
phải khó hiểu ngay từ đầu mà chỉ trở nên khó hiểu theo thời gian. Chúng đă được
đặt ra theo những quy tắc cú pháp thông thường và thông dụng để cho mọi người
đều có thể hiểu được một cách dễ dàng chứ không cần nhiễu sự văn chương mà bắt
chước theo kiểu ngữ pháp của thần linh. Những người trần mắt thịt, lại là những
kẻ dân dă, thực ra cũng chẳng với tới được chỗ cao siêu trong ngữ pháp của thần
linh mà bắt chước, nếu quả có một thứ ngữ pháp như thế. Một thứ ngữ pháp như
thế, nếu có, có lẽ chỉ dành riêng cho các thầy phù thuỷ.●
(Tháng
10.1996)
[1] Trong: Phan Ngọc, Cách giải thích văn học
bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ, 1995, tr.75-99.
[2] [3]
[4] Phan Ngọc, Sđd., tr.87-91.
[5] An Chi, Chuyện Đông chuyện Tây, trong
Kiến thức Ngày nay, số 194, tr.54-55.
[6] Phan Ngọc, Sđd., tr.90.
[7] Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam,
Văn Hoá, Hà Nội, 1989. Trở xuống, tất cả các ư kiến của Nguyễn Lân mà chúng tôi
dẫn đều là lấy từ sách này.
[8] Hoàng Xuân Hăn có lẽ đă lầm khi ông giảng rằng
«thét» ở đây là «kêu lớn, phát thanh lớn» (Chinh phụ ngâm bị khảo, Minh
Tân, Paris, 1953, tr.280). Thực ra, «thét roi» cũng là quất roi, vung roi. Tiếng
Tày-Nùng cũng có một từ thét có nghĩa là đánh, cũng đồng một gốc Hán với
từ «thét» trong tiếng Việt.
[9] Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú giải, Khoa
học Xă hội, 1985, tr.201. Rất tiếc rằng một từ quan trọng và thú vị như «tai» ở
đây lại không được chú giải.
[10] Tự vị tiếng Việt miền Nam, Văn Hoá,
1993, tr.62. Quyển sách này hoàn toàn không xứng đáng với tên gọi của nó mặc dù
nó có một số tư liệu bổ ích. Chính tác giả cũng phủ nhận đứa con tinh thần này.
[11] Les locutions françaises,
P.U.F., Paris, 1973, p.74.
[12] Sđd., tr.69-80.
[*] VAC = viết tắt của «Vườn-Ao-Chuồng»,
một phương án phát triển nông thôn bằng cách trồng rau rợ cây trái (V), nuôi cá
(A), nuôi heo (C). (Chú thích của Hanosoft)
(Trích từ
www.hanosoft.com)
|