Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

TƯ CÁCH CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM

Phạm Thị Hoài

Bài nói chuyện này tôi không muốn phổ biến rộng hơn phạm vi của buổi toạ đàm tháng Mười 2000 tại Berlin, và đương nhiên đă không cho phép sử dụng và đăng tải tại bất cứ nơi nào. Song v́ những hiểu lầm nhất định, tạp chí Cánh Én đă đăng bài này tháng 4/2001 và tổ chức thảo luận trên diễn đàn liên mạng Trí thức Việt Nam. V́ bản chuyển từ băng ghi âm do Cánh Én thực hiện và không hề thông qua tác giả có vô số sai sót, tôi đành tự ghi lại bài nói chuyện này để có một tư liệu đúng. Đó là lí do duy nhất về phía tôi cho việc đăng tải mà trước sau tôi vẫn không muốn. PTH. (*)

Vấn đề tôi muốn đặt ra ở đây rất đơn giản, xin những vị có ư chờ đợi ở một nhà văn những tư tưởng cao siêu, phức tạp thể tất cho. Tất nhiên là mọi vấn đề của hiện thực Việt Nam đều rất phức tạp. Nhưng tôi nghĩ rằng, cái cách dễ dàng nhất, láu lỉnh nhất để khỏi phải đối mặt với cái hiện thực này chính là làm cho nó phức tạp hơn bản thân nó. Mà văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam có một căn bệnh trầm kha là, khi sự vật dường như không thể giải quyết nổi theo các tiêu chí của nho sĩ, hiệp sĩ hay chiến sĩ th́ nó lập tức được nh́n theo nhăn quang của phương sĩ, hay đạo sĩ. Đấy là một thứ nhăn quan tất nhiên rất thú vị và vô cùng phức tạp, thú vị và phức tạp tới mức cho phép người ta có thể mải mê trong chính nó, và bản thân hiện thực chỉ c̣n là cái cớ rất phụ mà thôi. Nhưng chúng ta sẽ trở lại cái hiện thực này ở một đoạn sau. Bây giờ tôi chỉ xin nói trước là, trong buổi hôm nay chúng ta sẽ cố gắng giản dị và sáng tỏ trong suy nghĩ của ḿnh.

Xuất phát điểm của vấn đề mà tôi muốn đặt ra cũng rất giản dị:

Sau ít nhất là hai ngàn năm có một cộng đồng Việt, một dân tộc Việt, một văn hoá Việt, một quốc gia Việt, và sau ít nhất là hai trăm năm có một lănh thổ Việt như ngày nay, chúng ta vẫn là một nước nghèo và lạc hậu vào hạng nhất thế giới. Nhưng vấn đề không phải chỉ ở chỗ nghèo và lạc hậu. Nếu chỉ như vậy th́ tôi c̣n chưa thấy có ǵ đáng sợ lắm.

Vấn đề một là ở chỗ: chưa bao giờ chúng ta không như thế. Từ khi tôi sinh ra đă như vậy. Từ khi cha mẹ, ông bà tôi sinh ra đă như vậy. Từ khi các cụ tôi sinh ra cũng như vậy. Khi các kỵ tôi sinh ra th́ thế giới lúc đó chỉ là Trung Hoa và Ần Độ, nhưng bảng xếp hạng th́ vẫn thế, không có ǵ thay đổi. Nước Hy Lạp chẳng hạn là một nước hiện nay đang nghèo nhất cộng đồng Châu Ấu, nhưng không phải bao giờ cũng thế. Nước Nga cũng đang vô cùng bê bối, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Chỉ có nước Việt là chưa bao giờ không như thế mà thôi. Tôi thậm chí không dám nghĩ tiếp rằng, khi cháu tôi, hoặc chắt tôi sinh ra, chúng ta vẫn không thoát được cái kiếp đội sổ như vậy. Sở dĩ tôi phải nói hơi dài về vấn đề này, v́ nó là một yếu tố quan trọng trong việc h́nh thành tính cách và tư cách của người Việt nói chung và người trí thức Việt nói riêng. Ta hăy h́nh dung, nếu một anh học tṛ trong suốt cuộc đời đi học của ḿnh không bao giờ không đứng cuối lớp, như một cái dớp không thay đổi, th́ đến một lúc nào đó ư chí phấn đấu của anh ta, nếu anh ta có một ư chí, cũng phải tiêu tan.

Hai là, nếu câu chuyện chỉ dừng ở chỗ chúng ta là một nước nghèo và lạc hậu mà thôi th́ tất nhiên vẫn là một câu chuyện buồn, nhưng chưa đến nỗi bi đát và vô vọng. Bởi lẽ - chỗ này tôi cũng phải nói thẳng, v́ chúng ta đang sống ở một nước không nghèo và không lạc hậu tí nào là nước Đức - có thể nói rằng sự giàu có và văn minh tiến bộ cũng đẻ ra những nỗi buồn rất đặc trưng của nó, cũng đẻ ra sự bi đát của nó, chứ không phải chỉ riêng nghèo và lạc hậu mới buồn và bi đát. Ta vẫn thường xuyên thấy những công dân của cái thế giới văn minh và giầu có này t́m cách giải toả những nỗi buồn của họ, giải toả những bi kịch của sự thừa thăi vật chất cũng như của sự tiến bộ với tốc độ rất nhanh chóng của cái xă hội hiện đại của họ bằng cách t́m về những xă hội c̣n mông muội, c̣n bán khai, c̣n nghèo khó, và coi đó là một câu trả lời nhất định, một alternative. Tất nhiên chúng ta có thể mỉm cười và coi đó là một thứ lăng mạn, một căn bệnh quí phái, nhưng không thể bác bỏ nó được. Chỉ có điều, hiện thực Việt Nam thậm chí không phải là chỗ thích hợp để cái thế giới thứ nhất đó chữa chạy những cái căn bệnh quí phái của ḿnh. Bởi v́ ngoài cái nghèo và lạc hậu, th́ đến đầu thế kỷ 21 này xă hội Việt Nam c̣n là chỗ hội tụ của những dịch bệnh dường như vô phương cứu chữa khác mà bao trùm lên tất cả là một khái niệm, tôi đặt tên khái niệm đó là sự bất an. Với một nhà văn th́ đương nhiên sự bất an trong tinh thần và tâm hồn là mối quan tâm chính. Theo cách nh́n của tôi, th́ sức mạnh của một xă hội là khả năng đem lại cho các thành viên của nó cảm giác an toàn và yên tâm nhất định. Người ta có thể nghèo, nhưng nếu người ta có được một cảm giác an toàn nhất định, điều đó quan trọng hơn. Nếu không có cảm giác ấy th́ người ta chỉ có thể miễn cưỡng sống tạm cuộc đời của ḿnh và đương nhiên không có một động cơ nào đủ mạnh để sống tiếp cuộc đời của những thế hệ trước, sống trước cuộc đời của những thế hệ sau và sống chung cuộc đời của những kẻ cùng thời. Nói như thế th́ xă hội Việt Nam là một tập hợp tạm bợ, rời rạc và hoàn toàn không hữu cơ của những cá nhân hoang mang và bất ổn.

Về xuất phát điểm là như vậy, vấn đề đặt ra là trong cái số phận dường như là vĩnh viễn hẩm hiu đó của dân tộc ta th́ người trí thức tham dự như thế nào ? Nói một cách khoa trương và có lẽ tương đối sáo th́ người trí thức Việt Nam chịu trách nhiệm ǵ về cái số phận chung ấy của cả một dân tộc ? Cho đến nay, chúng ta đă nghe, có thể là đă nghe đến thuộc ḷng, những lời đáp vô cùng rơ ràng về việc này. Việc v́ ai, do ai mà nước ta đáng buồn như vậy. Có hai câu trả lời rơ như ban ngày: một là do khách quan, hai là do chủ quan.

"Thằng khách quan", tôi xin lỗi là phải dùng một từ như vậy, bởi v́ trong tiếng Việt th́ kẻ có tội rất to như thế phải bị gọi là thằng. Thằng khách quan nó có vô số hoá thân và đều được gọi tên rất rành mạch: lúc th́ đó là thằng lịch sử, lúc th́ đó là thằng bối cảnh, thằng hoàn cảnh, thằng t́nh h́nh chung, lúc th́ đó là thằng ngoại xâm, thằng thế lực thù địch, thằng thực dân đế quốc, thằng thiên tai địch họa ... Nếu nghe như vậy th́ người ta có cảm giác là: bao nhiêu thằng khách quan đểu cáng nhất đều hùa nhau vào ám dân tộc ta cả. Như vậy th́ chẳng có lư do ǵ hy vọng và chẳng có một cuộc toạ đàm nào, một cuộc hội thảo nào cần thiết nữa. Và nếu ai tin vào lời tiên đoán của ông giáo sư Harvard là ông Huntington trong cuốn sách cách đây mấy năm rầm rộ, cuốn Cuộc Chiến Văn Hóa, rằng Việt Nam sẽ là địa bàn xung đột để chiến tranh thế giới lần thứ ba giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra, th́ quả nhiên là chúng ta đáng tuyệt vọng hoàn toàn.

Về chủ quan, người Việt Nam không có truyền thống đem cả một dân tộc ra mà tự phê b́nh. Một trong những lư do v́ sao như vậy cũng là ở chỗ, khi người ta đă suốt cả một số phận luôn luôn đội sổ th́ ḷng tự tin thực sự chẳng c̣n ǵ lớn lắm. Đấy là tôi muốn nói đến một ḷng tự tin thực sự, chứ không phải cái thứ tự tin theo kiểu vừa đánh vơ mồm vừa run trong ḷng, hoặc là thứ tự tin lưu manh, cứ kích nhau lên để ḥng vụ lợi cho ḿnh. Rơ ràng là tự phê b́nh đ̣i hỏi một ḷng tự tin lớn. Tôi cứ nh́n cái cách tự tra vấn ḿnh, tự hành hạ, tự truy tội, tự xỉ vả ḿnh của một dân tộc như dân tộc Đức này mà phải nhận ra rằng: phải là một dân tộc đă đạt được nhiều thành tựu đến mức nào mới dám làm cái việc cũng rất ư quí phái là tự phê b́nh ḿnh như vậy ... Vậy dân tộc Việt trọn gói th́ không có lỗi ǵ đáng kể, nhưng một bộ phận, bộ phận đầu sỏ của nó th́ bao giờ cũng luôn luôn là đầu mối của mọi tai họa. Bộ phận đó, như chúng ta thường xuyên được nghe nói, bao giờ cũng là chính quyền, là lực lượng thống trị ... Lúc th́ chính quyền Bắc thuộc, lúc th́ là vua quan nhà Nguyễn chịu trách nhiệm, lúc th́ chính quyền thực dân Pháp chịu trách nhiệm, lúc th́ bè lũ Mỹ-ngụy. Và bây giờ, không có chính quyền nào khác hơn là chính quyền cộng sản, th́ chính quyền cộng sản chịu trách nhiệm. Bảo đúng th́ tất nhiên là đúng. Nhưng như vậy có kỳ cục lắm không ? Chẳng lẽ trước năm 1945 nạn đói xảy ra là do phong kiến thực dân, c̣n bây giờ nạn đói xẩy ra là do cộng sản hay sao ?. Chẳng lẽ cái thói chạy chọt, vây cánh, cửa quan, cửa quyền, bợ đỡ ... rất nổi tiếng từ thời cụ Ngô Tất Tố cũng tại cộng sản hay sao ?. Chẳng lẽ văn chương Việt Nam cả một thế kỷ 15 chỉ được một ông Nguyễn Trăi, cả một thế kỷ 16 hầu như cũng toàn nhạt nhẽo và trung b́nh cả th́ cũng tại cộng sản hay sao ?. Một trong những nhà phê b́nh văn học sắc sảo nhất của Việt Nam ở hải ngoại, anh Nguyễn Hưng Quốc, hiện là giảng viên của trường Đại học Victoria tại Úc, cách đây 10 năm có viết một cuốn sách nhan đề Văn Học Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản. Trong đó anh đi t́m câu giải thích cho t́nh trạng kém cỏi tẻ nhạt của văn học miền Bắc trong những vấn đề của chế độ xă hội chủ nghĩa và hệ thống lư luận mác-xít. Điều đó tất nhiên có nhiều phần đúng, nhưng chưa đủ. Những năm sau này anh Nguyễn Hưng Quốc đi đến một nhận xét hết sức khổ tâm là văn học Việt Nam ở hải ngoại tồn tại ở các chế độ dân chủ, tự do, hoàn toàn không phải dính líu đến hệ lư luận mác-xít, hệ kiểm duyệt cộng sản, hoàn toàn không liên quan đến bộ máy tuyên truyền chính trị chính thống, nhưng cái văn học ấy cũng không khá ǵ hơn, cũng tŕ trệ, lạc hậu, bảo thủ và tẻ nhạt. Tất nhiên là tẻ nhạt theo một kiểu khác. Vậy lời đáp nằm ở đâu ?

Việc phê phán cái xă hội nghèo đói, loạn tặc, nhiễu nhương, tạm bợ, không có phương hướng ở Việt Nam, tất nhiên có thể gắn với việc phê b́nh chính quyền lănh đạo. Thế cái xă hội của người Việt ở ngoài nước, tại cộng đồng hải ngoại, không có mặt sự lănh đạo của chính quyền cộng sản mà cũng đủ những phẩm tính tương tự th́ chúng ta biết phê phán trên cơ sở nào ? Rơ ràng có những vấn đề thuộc về văn hoá Việt Nam, những vấn đề nghiêm trọng, không thể qui vào một chính thể, tập đoàn hay đảng phái thống trị nào, nó là những hằng số xuyên suốt cả số phận dân tộc Việt Nam, bắt đầu thậm chí từ Lạc Long Quân, nếu như có ông ấy và bà Ấu Cơ. Và nếu đă mở hồ sơ văn hoá Việt Nam ra mà xét th́ có thể nói là ở ngay trang đầu chúng ta đă gặp một thành phần không thể không gặp, đó là trí thức Việt Nam.

Bản thân tôi không dám làm cái việc là điều tra số phận dân tộc bằng cách đi truy t́m phần dính líu của từng cá nhân người Việt, trí thức hay không trí thức th́ cũng thế. Nói chung nhiệm vụ nhà văn của tôi không nằm ở chỗ đi qui trách nhiệm cho ai. Vả lại, trong rất nhiều t́nh huống th́ câu hỏi ai có tội, ai có lỗi, là không thể giải đáp trọn vẹn được. Nhưng việc tất yếu mà một nhà văn phải làm ở thời nào cũng thế là quan sát, và nếu có thể th́ khám phá những khía cạnh mà anh ta cho rằng c̣n mờ khuất của con người và cuộc đời. Nhưng không một nhà văn nào khi làm việc đó có thể ôm đồm cả thế gian mà quan sát và khám phá được. Bản thân tôi, do hoàn cảnh gia đ́nh cũng như môi trường đào tạo, môi trường sống, môi trường sáng tác và làm việc, tôi không thể làm một việc ǵ khác hơn là quan sát và khám phá giới trí thức. Tôi không có thẩm quyền ǵ để có thể phát biểu, chẳng hạn về tư cách của người nông dân hay thợ thuyền Việt Nam. Tôi không có một hiểu biết ǵ đáng kể về những điều đó. Song trí thức Việt Nam là chủ đề của hầu hết các sáng tác của tôi. V́ vậy mà có một buổi nói chuyện như thế này. Tôi không nghĩ rằng ḿnh có thể vạch ra được một đường hướng nào. Việc duy nhất mà tôi có thể thử làm là khắc hoạ diện mạo của trí thức Việt Nam. Bản thân việc này là một đề tài mà một cá nhân không kham nổi. Hôm nay tôi thử tŕnh bày về hai tư cách mà theo tôi là đáng để ư, đó là: "tư cách chính thống""tư cách học tṛ".

Bây giờ phải xin nói trước để chúng ta dễ đồng ư với nhau về khái niệm là: một định nghĩa hoàn hảo về trí thức rơ ràng không thể có được, ngay cả đối với hoàn cảnh c̣n tương đối dễ bao quát như hoàn cảnh Việt Nam. Chúng ta tạm quy ước với nhau là khi nói tới trí thức Việt Nam ở đây là nói tới những người mà do học thức, tŕnh độ, môi trường sống, thói quen, hoặc thậm chí do ngẫu nhiên cũng được, mà hoạt động trí tuệ và tinh thần là thường trực, hoặc chủ yếu, hoặc đóng một vai tṛ đáng kể.

Bây giờ tôi xin nói về tư cách chính thống của trí thức Việt Nam.

Một người bạn vong niên của tôi ở Hà Nội, ông Nguyễn Kiến Giang, gần đây có đưa ra một khái niệm là "tính cách pḥ chính thống của trí thức Việt Nam". Tôi th́ gọi đó là tư cách quan văn, theo cái mô h́nh trị nước là một ông vua có thể u mê, có thể anh minh, hai bên tả hữu là quan văn và quan vơ. Tôi gọi tư cách chính thống của trí thức Việt Nam này là "tư cách quan văn".

Chúng ta hăy xem lại lịch sử. Nếu như bỏ qua cái thời kỳ mông muội, khi người săn bắn giỏi nhất, bắt cá khéo nhất, thắng nhiều cuộc vật nhất và có thể cũng có nhiều con nhất v́ được nhiều đàn bà ái mộ nhất, một người như thế được đứng đầu một cộng đồng Việt, nếu bỏ qua thời kỳ đó th́ chúng ta có ngay mười mấy thế kỷ toàn trị của giới có học. Khi đó là giới sĩ, một thời gian dài là giới tu sĩ, sau đó tuyệt đối là giới nho sĩ. Chế độ khoa cử với chức năng là một hệ thống đào tạo và tuyển chọn cán bộ và nhân viên nhà nước, đă tự động ghép học thức, tri thức và quyền lực thành một cặp bài trùng. Tri thức vừa là con đường dẫn đến quyền lực, vừa là cách thực hiện quyền lực. Không có ǵ để nghi ngờ nữa, giới sĩ phu Việt Nam trong lịch sử là giới cầm quyền, hay ít nhất cũng là giới thừa hành quyền lực. Nói theo từ hiện đại th́ toàn bộ guồng máy nhà nước Việt Nam trong lịch sử nằm trong tay các trí thức nho giáo. Nhân đây cũng xin nói ngoài lề là cái tinh thần rất nổi tiếng và thường xuyên được ca ngợi rằng, người Việt hiếu học, cha mẹ muốn con hay chữ, yêu thầy, theo tôi một phần cũng rất đáng kể xuất phát từ tinh thần yêu địa vị và trọng quyền lực. Nếu chữ nghĩa không mở ra được một triển vọng thơm tho như vậy, một người đi học thi đỗ làm quan th́ cả họ được nhờ, tôi tin rằng cái sự hiếu học kia chắc chắn là giảm đi đáng kể.

Song câu chuyện "pḥ chính thống", câu chuyện "quan văn" không chỉ dừng lại khi nho học thất thế. Công bằng mà nói th́ ở một giai đoạn ngắn của lịch sử, tức là ở đầu thế kỷ 20 trong cả nước, và từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền Nam, đă có một cơ hội để cặp bài trùng trí thứcquyền lực có thể tách nhau ra được, và quả thực cũng có tách nhau ra phần nào. Nhưng đấy là một khoá học tiếc thay rất ngắn, quá ngắn để trí thức Việt Nam vượt ra khỏi cái ṿng kiềm toả và tự kiềm toả bằng quyền lực chính trị để trở thành một lực lượng độc lập như giới trí thức ở các xă hội dân chủ hiện đại. Chúng ta có thể coi những vận động cải cách xă hội và dân trí ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 là độc lập với chính quyền nửa phong kiến nửa thực dân đương thời. Và quả nhiên có một tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ tự do, tức là không ăn lương của nhà nước, không hưởng bổng lộc của chính quyền, không phải là các công chức, viên chức, cán bộ trong bộ máy cai trị, một tầng lớp như vậy quả nhiên là có xuất hiện, điều này cũng lặp lại ở miền Nam trong khoảng thời gian 1954-1975. Thế nhưng lịch sử đă quyết định diễn ra theo chiều hướng là tự lặp lại. Bi kịch của một người như Phạm Quỳnh là bi kịch của một trí thức xuất thân hoàn toàn độc lập, có đủ mọi cơ hội và đủ uy tín để tồn tại như một tiếng nói, một uy tín tinh thần, một trọng lượng xă hội độc lập hẳn hoi, nhưng cuối cùng cũng không vượt qua nổi sự mê hoặc của quyền lực chính thống. Tất nhiên Phạm Quỳnh trở thành thượng thư Bộ Lại trong triều Nguyễn với một hy vọng là mượn những phương tiện chính trị mà hành cái đạo của ḿnh. Thế nhưng, ông Tây học Phạm Quỳnh vậy là cũng hành động không khác ǵ ông Khổng Tử. Khổng Tử chẳng làm được điều ǵ khi c̣n đang tại chức. Khổng Tử chỉ có đánh xe đi bát phố, nghe nhạc và b́nh phẩm về đàn bà, về cái hoạ đàn bà th́ đúng hơn, khi tại chức. Và Phạm Quỳnh cũng chẳng làm được ǵ cho cái đạo của ḿnh trong suốt thời gian làm bộ trưởng như vậy, và Phạm Quỳnh có lẽ c̣n lâu mới là người trí thức Việt Nam cuối cùng vừa ghét quyền lực, vừa mong được phục vụ quyền lực như vậy.

Từ năm 1945 ở miền Bắc Việt Nam và từ năm 1975 ở toàn đất nước, có thể nói rằng câu chuyện của cặp bài trùng trí thức và quyền lực lại được kể tiếp với những t́nh tiết thực ra là giống hệt như trong lịch sử. Chỉ có pha thêm những màn gay cấn đặc trưng cho cái thời đại này mà thôi. Tôi cho rằng chỉ có những người rất ưa sơ đồ hóa các hiện thực mới kết luận rằng trong xă hội cộng sản hay xă hội chủ nghĩa không có chỗ cho trí thức. Không phải như vậy. Nó chỉ không có chỗ cho các trí thức bất đồng quan điểm, bất đồng tư duy mà thôi. Một xă hội của đồng chí tất nhiên không trải chiếu hoa cho những kẻ bất đồng chí. Song điều đó không có ǵ là mới mẻ, không phải là đặc sản riêng của chuyên chính vô sản, mà của bất kỳ một nền chuyên chính nào. Một trí thức từng là đồng chí như Nguyễn Trăi khi thành bất đồng chí tất nhiên cũng phải chịu cái hoạ tru di tam tộc. Và một nhà văn tài hoa từng được coi là thần tượng của sự ngông nghêng, thách thức như Nguyễn Tuân thực ra cũng có thể so với Nguyễn Du: bất măn th́ có bất măn, bất đồng th́ có bất đồng, nhưng cả hai dù miễn cưỡng hay tự nguyện, cuối cùng cũng để cho chính quyền trọng dụng ḿnh. Nguyễn Du đóng vai đại sứ đi công cán ở nước ngoài, một chức vụ thực sự là không thấp hèn ǵ. Nguyễn Tuân cũng vậy. Hồi sinh viên tôi thường tự hỏi: Tại sao lại như thế ? Phải tay tôi th́ không bao giờ chịu để ḿnh ở cái thế há miệng mắc quai như vậy. Nhưng khi đó tôi c̣n chưa hiểu ǵ về cái thế pḥ chính thống, cái thế quan văn của trí thức Việt Nam, một cái thế quả nhiên là rất há miệng mắc quai.

Cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam thực ra là một cuộc cách mạng hoàn toàn do giới trí thức lănh đạo, c̣n quần chúng cách mạng th́ thời nào cũng vậy, là đám đông, và đám đông trong một nước nông nghiệp tất nhiên là nông dân. Cách mạng vô sản ở Việt Nam là một cuộc cách mạng do một nhóm trí thức lănh đạo một đám đông nông dân tranh đấu cho quyền lợi của một giai cấp khác, đó là giai cấp công nhân. Nếu chúng ta nói như vậy th́ việc các quyền lợi dẫm lên nhau, sự không đồng bộ của nhân sự và khả năng phản bội lẫn nhau của những bên tham gia đă được định trước.

Song ở đây tôi chỉ muốn nói về sự tham gia của trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam ở buổi ban đầu của cuộc cách mạng, rồi khi cách mạng quay ra ăn thịt những đứa con đẻ của ḿnh, và bây giờ, khi rơ ràng là cách mạng đă về hưu. Mối t́nh giữa chủ nghĩa cộng sản và trí thức, nhất là trí thức cánh tả trên toàn thế giới, là một mối t́nh phức tạp, đẫm nước mắt và đẫm máu. Nhưng tôi dám nói rằng chính cái cuộc t́nh hết sức nồng nhiệt và lăng mạn với lực lượng trí thức và văn nghệ sĩ Việt Nam thuở ấy đă chắp cánh cho cách mạng, khiến cho nó không chỉ là một cuộc khởi nghĩa của nông dân, hay một cuộc bạo động của thợ thuyền.

Điều ǵ diễn ra khi cách mạng không chỉ c̣n là một ư tưởng và một lí tưởng, mà đă trở thành một hiện thực, một chế độ, một guồng máy khổng lồ ? Tôi xin trích ra ở đây một vài ḍng trong nhật kư của Trần Dần năm 1958, vào cái thời điểm mà người ngoài tưởng là cuộc nổi dậy trong văn giới Việt Nam, được biết đến dưới cái tên Nhân Văn Giai Phẩm c̣n rất là sôi sục. Ông ghi ngày 08-01-1958 như sau:

Tin chạy x́ xầm xung quanh rất ghê gớm. Rằng báo Văn là một cái rớt của Nhân Văn, rằng nhà xuất bản hội nhà văn bị lái, rằng Câu Lạc Bộ thành nơi hoạt động của bọn Nhân Văn. Tóm lại, bọn Nhân Văn ấy lọt vào tổ chức của Hội Nhà Văn, chúng ra tay chèo lái một cách "tinh ví" ... Sự thật ra, bọn Nhân Văn ấy, non năm nay họ đă theo một cái chính sách ǵ ? Có thể tóm chính sách của họ là: sợ, cầu an, cố đi gần lănh đạo, dao động, chán nản ... Một ngón tay Nhân Văn cũng không có. Non năm nay họ đă nằm bẹp cả xuống, vắt tay lên trán, suy nghĩ như các nhà hiền triết cả rồi. Họ có c̣n cái khao khát chiến thắng của những người tiến bộ nữa đâu ? Nói đúng ra, họ vẫn mong sự tiến bộ sẽ thắng. Song họ mong nó sẽ thắng bằng một cách ích kỷ, tức là bằng bàn tay thúc đẩy của kẻ khác hơn là bàn tay họ ... Vậy đỡ nguy hiểm hơn ... Giá lănh đạo thuyết phục, họ sẽ có cơ giác ngộ, trở nên con nhà nết na nữa cũng nên. Đằng này lănh đạo cứ cái chính sách ục, thụi vô lư măi !. Họ càng tủi thân và thất vọng ... Tôi biết họ chỉ mong nhất một điều là: "mong thánh đế hồi tâm ?".

Những ḍng ấy được viết ra do một trong những người được coi là cứng cổ nhất trong Nhân Văn Giai Phẩm là Trần Dần. Tôi xin lưu ư những khái niệm như "cố đi gần lănh đạo", "giá lănh đạo thuyết phục", "mong thánh đế hồi tâm". Tôi cho rằng không cần phải nhiều lời nữa để mô tả cái tính cách pḥ chính thống này của văn nghệ sĩ trí thức Việt Nam. Nếu có một trí thức thực sự li khai với quyền lực, li khai với quyền lực không lấy ǵ làm đẹp đẽ lắm của chế độ cộng sản, th́ phải có mười trí thức đang nằm chờ ngày "thánh đế hồi tâm" và sẽ có một trăm trí thức không làm ǵ khác hơn là để cho cái chính quyền ấy trọng dụng ḿnh.

Mao Trạch Đông trong bài nói chuyện nổi tiếng ở Thiên An có tuyên bố thẳng thừng: "trí thức là cục phân", song người am hiểu hiện thực của chủ nghĩa xă hội phải nói rằng, trí thức cũng là cục vàng. Những cục vàng ấy là báu vật nằm trong tay những nhà cầm quyền. Ở một địa vị như vậy th́ có lí do ǵ mà mong thay đổi !. Người ta có thể gọi đó là cái hèn, cái nhu nhược, cái cầu an. Tôi gọi đó là cái nghiện. Nghiện chính thống. Nghiện suốt cả một lịch sử th́ không dễ ǵ một vài ngày mà cai ngay được. Người nghiện th́ ít khi trách cái sự nghiện của ḿnh mà có chăng chỉ đổ tội cho cái làm ḿnh nghiện. Chúng ta phải buộc ḷng đi đến một kết luận: khi tự đồng nhất ḿnh ở mức độ cao như vậy với giai cấp thống trị, bất kể là giai cấp nào, th́ cái bộ phận ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam là trí thức Việt Nam mặc nhiên phải đánh mất cái thôi thúc cải thiện, thay đổi và cải cách xă hội. Một ông trí thức nho giáo làm quan tất nhiên là không bao giờ nảy ra sáng kiến chống nạn mù chữ trong đám dân đen. Bởi lẽ ông ta chỉ hơn họ và được làm quan nhờ có mấy trăm chữ ở trong bụng. Một ông nhà thơ phụ trách Ban văn hoá văn nghệ tất nhiên không khuyến khích những thứ thơ văn mới lạ, bởi lẽ nếu thiên hạ đi say mê thứ văn thơ mới lạ đó th́ thơ ông ta ai đọc ? Kinh nghiệm của chính bản thân tôi ở trong nước, với tư cách là một nhà văn hiện nay không được phép công bố tác phẩm ở trong nước, là: Chưa có một ông Đảng hay một ông công an nào có cơ hội đọc duyệt tác phẩm của tôi cả. Bởi v́ trước khi các vị đó sờ được đến bản thảo của tôi th́ các đồng nghiệp của tôi ngồi ở những vị trí rất nhiều quyền lực đă kiểm duyệt hộ chính quyền từ khuya rồi !

Bây giờ tôi xin nói đến tư cách học tṛ của trí thức Việt.

Thực ra dân tộc Việt không toàn phải tiếp xúc với những kẻ đến từ một nền văn minh cao và mạnh hơn hẳn. Láng giềng của nước Việt một thuở, như chúng ta đă biết, là Chiêm Thành, Ai Lao, Phù Nam, Khơme, Xiêm La, Chà Và, Nhật Bản ... Đương nhiên người Việt cũng tiếp thu điều này, điều nọ trong quá tŕnh giao lưu văn hoá với họ ... Trong tiếng Việt ta có thể t́m thấy những dấu tích đó. Thế nhưng, chúng ta có thể lấy hẳn của người Chiêm Thành một giống lúa, lúa chiêm, mà chả buồn học hỏi ǵ nhiều ở văn hoá và ngôn ngữ của họ ... Chúng ta lấy biết bao nhiêu điệu nhạc buồn của họ vào chính cái quan họ Bắc Ninh nổi tiếng của chúng ta, khiến cho cái làn điệu dân ca đó trở nên có thể nói là buồn nhất trong các làn điệu dân ca của miền Bắc nói chung, lúc đó miền Bắc là cái nôi văn hoá Việt và lúc đó Việt Nam chỉ dừng lại ở miền Bắc. Chúng ta lấy của họ như vậy mà chả buồn học hỏi điều ǵ ở họ, không buồn nghiên cứu ǵ về họ và thậm chí dường như chúng ta chôn phắt họ đi mà không tiếc nuối ǵ hết.

Như vậy, ở cái thế của kẻ mạnh, hoặc ít nhất ở cái thế của kẻ bằng vai, th́ người Việt chẳng buồn học ai cả, chẳng buồn ngưỡng mộ ai cả. Thế nhưng, khi ở cái thế của kẻ yếu, của kẻ bị chinh phục, bị khinh bỉ, bị nhục nhă, th́ sự học của chúng ta mới vội vă bắt đầu. Tôi có viết trong một tác phẩm về việc hầu như chẳng người Việt nào buồn biết tiếng Nhật như sau: "... người Nhật chiếm nước này chưa đủ dài để người nước này thèm tiếng Nhật. Nỗi nhục chưa kịp ngả thành ḷng yêu".

Cái sự học của trí thức chúng ta trong thế giằng xé giữa một bên là nỗi nhục, một bên là ḷng yêu, là một sự học đầy mâu thuẫn, thậm chí có thể nói là bệnh hoạn, đầy những đau khổ mà bản thân tôi có thể chia sẻ nhiều phần. Ta hăy lấy ví dụ về việc học này qua cách sáng tạo chữ viết. Cả người Việt lẫn người Nhật vốn đều có tiếng nói riêng mà không có chữ viết riêng. Trung Hoa th́ ngược lại, có chữ viết. Nhưng Trung Hoa không băng qua biển để đi sang Nhật mà mang chữ viết cho người Nhật. Và nói chung th́ Trung Hoa là một dân tộc lục địa, họ tin ở con ngựa hơn con thuyền. Cái từ mà chúng ta dùng để chỉ họ là người "Tầu" thật ra chẳng đúng tư nào, họ là dân tộc không liên quan đến tầu bè. Trung Hoa rơ ràng không băng qua biển để cưỡng bách người Nhật phải học sách Tầu và viết chữ Tầu, mà chính là người Nhật đă tự động ngồi lên thuyền, băng qua biển đến Trung Hoa, rồi khuân một ít văn hóa Trung Hoa, trong đó có chữ viết, về nhà họ để dùng tạm trong lúc c̣n thiếu thốn. Cái thái độ đi học của người Nhật như vậy là một thái độ chủ động, tích cực và có sự ṣng phẳng của nó. Cần th́ học, thích th́ học, hoàn toàn tự nguyện. Và một khi người Nhật đă mất công lặn lội như vậy để khuân về nhà từng ấy bộ chữ Trung Quốc th́ họ cũng dùng hết, không vứt đi đâu bộ nào. Tất nhiên, không phải ngày một ngày hai, nhưng sau trên dưới khoảng chục thế kỷ, sau nhiều thất bại th́ người Nhật cũng dùng được bộ chữ Trung Quốc trong việc ghi lại tiếng Nhật. Chữ Nhật ra đời và trụ được cho đến ngày nay trên cơ sở bộ chữ Tầu giản tiện. Một người Nhật nếu biết tiếng Tầu th́ rất quư, thế nhưng nếu không biết th́ họ vẫn có khả năng dùng tốt chữ Nhật của họ ... Họ đă thành công trong việc đi học ở bên ngoài và làm ra được cái mà họ chưa có. Họ là hạng học tṛ ngoại lệ ...

C̣n việc sáng tạo chữ viết của người Việt diễn ra như thế nào ? Người Việt chẳng cần lặn lội sang Tầu đi học, mà chính là người Tầu mang một núi khí giới, một rừng người đến trước, rồi sau đó khuân một ḥm sách sang sau. Dĩ nhiên là người Việt vừa học vừa chửi, giống hệt như vừa học vừa chửi Pháp, vừa học vừa chửi Liên Xô, và bây giờ vừa học vừa chửi Mỹ. Cái sự vừa học vừa chửi này biến thiên qua nhiều cấp độ và tuỳ vào diễn biến hay triển vọng trong mối quan hệ giữa thầy và tṛ. Ở trong dân gian, thái độ lưỡng phân này thường bùng nổ chỉ ở thời gian đầu, sau đó có thể nói là cái ǵ của ta sẵn có, cái ǵ mà nó bắt ta phải học, dần dần cũng đồng hoá vào nhau, ở cấp độ dân dă, đôi khi không phân biệt nổi xuất xứ nữa. Thí dụ như nói dến ông bụt chẳng hạn, nào ai c̣n rạch ṛi mà bảo rằng đấy là một ngoại kiều Ần Độ, mà tên thực ra phải là buddha cơ, nào có ai phải rạch ṛi đến thế đâu. Nhưng trong giới trí thức th́ cái thái độ lưỡng phân kia là cả một tấn bi hài kịch, trong đó có những pha đầy phi lư, những pha trái khoáy, những pha nực cười và tất nhiên là rất nhiều pha vô cùng vô duyên. Với giới trí thức Việt Nam th́ chỗ này có sự rạch ṛi của nó. Cái học thuyết của ông bụt không mang tên là bụt giáo mà mang tên là Phật giáo, bởi lẽ giữa chữ bụt và chữ Phật có một khoảng trống, và ngồi trong khoảng trống ấy chính là ông thầy Trung Hoa.

Việc người Việt luôn có những kẻ thù mạnh và giỏi hơn ḿnh, và kết quả là người Việt luôn phải tiếp thu nền văn minh của kẻ thù, việc ấy vừa là một bất hạnh vừa là một diễm phúc. Rơ ràng là trên đời chẳng có cái ǵ không có ít nhất hai mặt của nó, chỉ có điều, sức mạnh và tầm vóc của một nền văn hoá biểu hiện ra ở chính cái chỗ nó vận động như thế nào trong sự phức tạp đa chiều đó. Nó có đủ khả năng khống chế sự bất hạnh và khuyếch trương cái diễm phúc kia lên không, hay là ngược lại. Hay là nó chẳng có một chủ trương chiến lược nào cả, cứ tiện lúc nào sướng cái hay của Tây của Tầu th́ khen lấy được, học lấy được, lúc nào cáu lên th́ vứt hết, dẹp hết, quay về trâu ta ăn cỏ đồng ta. Và tôi ngờ rằng sự tuỳ tiện này chính là cách ứng xử của chúng ta. Người ta có thể cho sự tuỳ tiện này một cái tên quan trọng hơn, "sự linh hoạt" chẳng hạn. Nhưng tên có hay như thế nào cũng không thể kéo cái hiện thực dở đi theo được.

Kẻ bị buộc phải đi học trong t́nh thế lưỡng phân mà lại tùy tiện như vậy th́ đến hệ quả ǵ ? Một trong những hệ quả là: hắn không bao giờ học cho hết chữ của thầy. Mới học được nửa trang, mới đọc được nửa trang, học đến nửa quyển sách th́ cái phanh của ḷng yêu nước, ḷng căm thù ngoại xâm - tất nhiên đấy là một t́nh cảm rất chính đáng - đă chặn đứng tất cả lại và hắn nhất quyết quay ra với khẩu hiệu "tự lực cánh sinh", hoặc phương châm "sáng tạo, ứng dụng vào hoàn cảnh Việt Nam". Nghiên cứu đối phương chẳng hạn, khi người ta có một kẻ thù th́ nghiên cứu kẻ thù để chiến thắng nó là một động cơ đáng kể để học hỏi nền văn minh của kẻ thù. Chỉ có điều tôi có cảm giác rằng sự nghiên cứu của chúng ta chỉ dừng lại ở cái mức tin tức t́nh báo, đại loại như cái thông tin rằng quân Nguyên Mông không thạo đường thuỷ, hay đại quân hậu cần của giặc hiện đang tắc ở đoạn nào. Chắc là cái sự học và sự nghiên cứu của chúng ta nó dừng lại ở chỗ ấy, nó khác hẳn sự nghiên cứu của cả người Tầu, người Pháp, và người Mỹ về chúng ta. Có một thực tế là các học giả Việt Nam ngày nay muốn thực sự nghiên cứu về Việt Nam th́ không thể không sang Trung Quốc, Pháp và Mỹ để ngồi đọc tài liệu Việt Nam mà những nước đó đem về giữ trong các thư viện và văn khố của họ ... Tôi có một người bạn, hiện nay đang lang thang ở các trường đại học Mỹ để nghiên cứu về Phan Khôi. Một hành tŕnh hết sức ṿng vo. V́ sao ? Để nghiên cứu về Phan Khôi, anh phải đọc báo Việt Nam của những năm 30. Những báo đó, chúng ta không giữ lại đầy đủ, chúng ta không giữ lại, theo đúng tinh thần của người Việt là thời nào biết chuyện của thời đó, thời nào khoanh lại thời đó, thế hệ nào khoanh lại thế hệ đó, không dính líu ǵ đến thế hệ sau nữa. Nhưng người Pháp th́ khuân những báo đó về Pháp, không phải chỉ khuân một bản mà khuân nhiều bản. Cái bản thừa, bản đúp, th́ họ bán lại cho người Mỹ và bây giờ th́ Bộ văn hoá Pháp cấp cho một nhà nghiên cứu Việt Nam một khoản tài trợ để nhà nghiên cứu Việt Nam sang Mỹ mua số báo Việt Nam đă được Pháp bán lại cho Mỹ, để nghiên cứu về một nhân vật Việt Nam đầu thế kỷ. Đối với giới sử học Việt Nam, các công tŕnh của cơ quan nghiên cứu Pháp, Viễn Đông Bác Cổ, là một chỗ dựa không thể thay thế nổi. Rơ ràng là thực dân Pháp muốn chinh phục và bám trụ ở Đông Dương và điều đó không có ǵ để bàn căi cả. Để làm điều ấy, họ cần hiểu biết về cái xứ sở mà họ muốn chiếm giữ, hiểu biết tường tận về văn hoá, một nền văn hoá xa lạ với họ, chứ không phải chỉ là thu thập những tin tức t́nh báo. Chắc chắn là hoạt động của Viễn Đông Bác Cổ được Bộ thuộc địa Pháp tài trợ ... Các học giả và trí thức Pháp có thể đă là công cụ cho một mục đích không lấy ǵ làm đẹp đẽ lắm, song bản thân công việc nghiên cứu của họ diễn ra nghiêm túc và thấu đáo. C̣n các học giả Việt Nam có thể là công cụ cho một mục đích chính đáng, song kết quả công việc của họ lại tạm bợ và nửa vời.

Xét về phương diện này th́ người trí thức VN ngoại lệ nhất là Nguyễn Trường Tộ, và bản thân Tự Đức cũng là một bậc trí thức không đến nỗi ngu đần như trong sách sử chính thống mô tả. Song như chúng ta đă biết, chương tŕnh canh tân được Nguyễn Trường Tộ đề nghị và rất nhiều điểm cũng được Tự Đức tán đồng không hề được đem ra thực hiện. Đa số giới cầm quyền đương thời cũng là các bậc học giả hiểu cao, biết rộng, họ có đủ lí do cần thiết để cản trở chương tŕnh canh tân đó, mà cái lí do rằng Nguyễn Trường Tộ là người theo đạo Tây chỉ là một cái cớ.

Một mặt th́ chưa học đến nơi đă sốt sắng sáng tạo, để rồi toàn đi đến những kết quả nửa vời như vậy. Mặt khác, khi chỉ c̣n một ḿnh với cái đống sáng tạo dở dang không dùng được đó th́ người trí thức Việt Nam mới lại thành một học tṛ ngoan, thậm chí rất ngoan. Ngoan tới mức thành một kẻ nô lệ, thành bảo hoàng hơn vua. Thậm chí Khổng Tử hơn cả Khổng Tử, ga-lăng hơn cả người Pháp, mác-xít hơn cả cha đẻ của mác-xít. Lúc bấy giờ cái người học tṛ thích sáng tạo ấy mới tự phong cho ḿnh những danh hiệu, chẳng hạn là đại diện xứng đáng nhất của những trường phái ǵ ǵ đó, của những ông thầy ǵ ǵ đó ... Khi Trung Hoa đă là Trung Hoa dân quốc, và trí thức Trung Hoa đă miệt mài ngồi dịch sách của những bậc như Rousseau, Montesquieu, th́ trí thức Việt lúc đó vẫn c̣n chết ch́m trong cái mớ "thi vân tử viết" của ḿnh, và triều Nguyễn khi đó trưng ra những lễ nghi nho giáo c̣n chặt chẽ hơn cả triều đ́nh Bắc Kinh một thuở. Ta có thể lấy chủ nghĩa lăng mạn trong văn học Việt Nam tiền chiến làm ví dụ cho việc nay.

Tất nhiên phong trào Thơ Mới và văn xuôi 1930-1945 là một bước tiến khổng lồ cho văn học Việt Nam, song thần tượng của nó, nguồn ảnh hưởng của nó từ văn học Pháp là những thứ đă diễn ra trước đó có khi cả vài thế kỷ. Cái mà ông thầy Pháp đă bỏ ra khỏi giáo tŕnh của ḿnh từ mấy đời th́ anh học tṛ Việt vẫn c̣n nghiền ngẫm say sưa lắm, c̣n cái mà ông thầy ấy đang dạy ở trên lớp th́ anh học tṛ ấy chỉ nghe có một nửa tai rồi bảo: "Cái đoạn này th́ ta nên tự lực cánh sinh". Cho đến bây giờ cái tinh thần của lăng mạn tiền chiến vẫn chế ngự trong văn chương Việt Nam hiện đại. Nếu có ai phê b́nh th́ các vị ấy vênh mặt lên bảo rằng: "Văn chương Pháp cũng thế, dám chê cả văn chương Pháp à !?" Song những điều đang diễn ra trong văn học Pháp hiện đại th́ chẳng có ai buồn học, có bảo là phải học th́ các vị ấy lại bảo: "Biết cả rồi, xoàng cả thôi, cũng chả hơn ǵ ta đâu, ḿnh làm có khi c̣n hay hơn !". Như thế th́ hỏi làm sao văn chương nghệ thuật nước ta không luôn luôn đi lạc một bước, ít nhất là một bước sau thế giới ?. Năm mươi năm nữa chẳng hạn, các học tṛ Việt lại đi mở những thứ sách của thế giới bây giờ ra, thế giới bây giờ, để học lấy học để. Đă học như thế th́ lấy đâu ra thời gian để học chính những thứ đang cùng thời với ḿnh ? Hỏi làm sao cái học đó không phải là cái học viển vông ?

Thí dụ rơ rệt cho cái lẫn lộn lung tung giữa chủ động nô lệ và chủ động sáng tạo ta có thể quan sát ở các trí thức Việt khi họ đi ra nước ngoài để học hỏi. Chẳng hạn, khi ra nước ngoài học về khoa học quản lí, là thứ mà chúng ta chưa bao giờ có. Rơ ràng trước khi một nước phương Tây quyết định đầu tư vào một chỗ nào đó ở Việt Nam th́ họ đành phải làm cái việc không đừng được là đào tạo, cũng như muốn bán cho ta một cái máy bay th́ họ phải làm cái việc là đào tạo hộ một anh phi công, đấy là chuyện họ không đừng được. Như vậy là trí thức Việt cắp cặp đi học khoa học quản lí hiện đại. Chữ thầy được mười th́ học tṛ nghe được một, thôi thế th́ cũng là may rồi. Nhưng cái mà tôi thường xuyên chứng kiến ở những người đó là họ sẵn sàng vứt tất cả một phần đó đi, mà bảo rằng: "Úi trời, cái kiểu quản lí này không thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam !" Cũng là có lí chứ không phải không có lí, tất nhiên là không ai đi bệ nguyên xi nước ngoài về mà dùng được, nhưng chuyện đó tôi không bàn. Tinh thần sáng tạo th́ bao giờ cũng muôn năm cả. Thế nhưng cũng chính những người đó, khi trở về nước, đối mặt với những lề lối quản lí rất Việt Nam, nghĩa là rất cẩu thả, rất tạm bợ, rất mông muội, rất trung cổ, th́ lại giương cái sở học của ḿnh trong các chuyến đào tạo ở nước ngoài như vậy ra mà bảo rằng: "Tây nó làm như thế, Tây nó khác, Tây nó phải như thế ... Không được thế này, không được thế kia ..." Nhưng Tây nó làm như thế nào th́ không c̣n nhớ, thế là lại đi học nữa !. Xă hội Việt Nam sinh ra một tầng lớp trí thức không làm điều ǵ khác hơn là suốt đời đi học như vậy. Cứ đến lớp th́ chê thầy, cứ về nhà th́ lại nhớ thầy, xin cắp cặp theo học lại. Suốt đời đi học như vậy. Như thế th́ hỏi làm sao được như người Nhật, tự làm ra chữ viết dùng được cho ḿnh ?

Chữ Nôm Việt Nam được làm ra, về xuất phát điểm thực ra không khác ǵ chữ Nhật, chỉ có điểm khác là nó không thành công. Muốn dùng chữ Nôm, người ta phải biết chữ Hán trước đă, rồi sau đó lại phải học thêm quy tắc cấu trúc cái chữ Hán, vốn đă rất phức tạp như vậy, vào với nhau như thế nào để nó ra cái gọi là chữ Nôm. Tôi lấy một ví dụ: muốn viết chữ "trờí" chẳng hạn, muốn viết cái tiếng ta ấy ra mặt giấy th́ phải viết thế nào ?. Người ta phải biết hai chữ Hán là chữ "thiên" và chữ "thượng", phải biết cách ghép hai chữ này vào nhau để thành một chữ "trờí". Quả nhiên là một cái lô gích vô cùng kinh hoàng đối với h́nh dung của tôi, cứ làm như c̣n một cái "thiên" nào khác, ngoài cái "thượng" đó. Mà đă thế sao không dùng luôn tiếng Hán, chỉ có một chữ "thiên" là xong, tại sao lại hai lần tiếng Hán như thế, gộp vào nhau để ra chữ "trờí" ?. Trong cái công tŕnh sáng tạo chữ Nôm ấy, rơ ràng sáng tạo là ǵ ? - Là ghép hai cái rập khuôn vào nhau !. Tôi chưa bao giờ dám tự hào về cái chữ Nôm mà theo tôi, xin lỗi quư vị ở đây, là điển h́nh cho tinh thần khổ dâm. Phải học cái chữ của kẻ thù th́ chỉ đơn giản là khổ, nhưng học cái chữ của ḿnh bằng cách hai lần đi qua chữ của kẻ thù th́ lại bỗng nhiên sướng ? Như thế chẳng phải khổ dâm th́ là cái ǵ ? Song kết cục của công tŕnh làm ra chữ viết của ta như thế nào lại là bất ngờ lớn cho chúng ta. Chữ quốc ngữ là tác phẩm của một số cha cố Ḍng Tên. Cái may của chúng ta trong câu chuyện này là những người truyền giáo có mặt ở Việt Nam một thời gian dài, có ảnh hưởng quan trọng, là các vị Ḍng Tên, nổi tiếng là những trí thức tu sĩ uyên bác, có năng khiếu ngoại ngữ và có một ḷng khoan thứ nhất định đối với những tín ngưỡng khác, chứ không phải là các vị của Ḍng Dominique như trong trường hợp của Trung Quốc chẳng hạn.

Những căn bệnh khác của "người học tṛ Việt Nam" trong t́nh thế lưỡng phân này chúng ta có thể kể ra: Học như vậy th́ không thể không mặc cảm. Đương nhiên là phải thấy ḿnh bé nhỏ, kém cỏi trước cái khổng lồ, phong phú và cái ưu thế của những thành tựu văn hoá khác. Tôi thực sự chưa hề được chứng kiến một trí thức hoặc văn nghệ sĩ Việt Nam nào có một ḷng tự hào và tự tin đáng thuyết phục khi họ đi ra nước ngoài. Tất nhiên trong chuyện này có nhiều bên tham gia. Không thể có kẻ đại diện cho một văn hoá nhược tiểu nếu như không có kẻ đại diện cho một cường quốc văn hoá. Tất nhiên như vậy, nhưng đấy không phải là đề tài của chúng ta hôm nay. Đă mặc cảm như vậy th́ không thể không chán nản, mà ỳ ra và ăn sẵn. Dường như trí thức Việt Nam có thể rất yên tâm mà nghĩ rằng: "Không có chúng ta th́ thế giới vẫn tiến bộ ầm ầm". Thế th́ đợi người ta tiến bộ mà ăn nhờ có phải đỡ mất công hay không ?. Mà đằng nào, nếu ḿnh làm th́ có ra ǵ mà làm ?. Thế nhưng ăn sẵn cũng có rất nhiều cách ăn sẵn. Cái cách ăn sẵn của trí thức chúng ta cũng chẳng giống ai, c̣n chọn chán, c̣n chê chán, c̣n chặt miếng ra, miếng nào vừa mồm ḿnh th́ mới dùng, vừa khẩu vị ḿnh, dễ cho cái bụng ḿnh tiêu hoá. Tất nhiên điều đó cũng có cái hợp lí của nó, song v́ sao không thử xem lại cái miệng ḿnh có nhỏ quá hay không, khẩu vị của ḿnh có cần thay đổi đi hay không, và bụng dạ ḿnh có c̣n đủ tốt để tiêu hoá cái ǵ đó hay không ?

Tóm lại, khi cái học của một tầng lớp có học của chúng ta như thế th́ cái học ấy có hơn ǵ sự vô học của một đám đông hay không ? Hỏi làm sao mà cái học ấy không giúp ǵ được ai.

Phạm Thị Hoài

--------------------
(*): Mạng Ư Kiến: Mặc dù tác giả Phạm Thị Hoài không muốn phổ biến bài, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, nh́n từ góc độ Con Người Việt Nam, trong đó có giai tầng trí thức (?), bài có ư nghĩa rất lớn; do đó để độc giả có thêm một nhận định về con người Việt Nam, về trí thức Việt Nam, chúng tôi xin mạn phép trích đăng bài. May ra việc xem xét lại về chiều sâu Con Người Việt Nam khiến cho chúng ta t́m ra được các câu trả lời để thoát khỏi t́nh trạng bế tắc hiện nay (nếu không muốn nói là cuộc tổng khủng hoảng con người, xă hội), đặt nền móng cho công cuộc xây dựng một nước Việt Nam mới sau này. Mong lắm thay !!!.

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18