| |
-
|
- ÁO DÀI
VIỆT NAM
- Trần Thị Lai Hồng
-
- “Có t́m hiểu dĩ văng của chính ḿnh th́ mới quư nó được, và có
quư trọng dĩ văng th́ mới t́m được hướng đi cho tương lai”. Đó là
lời của cố học giả Nguyễn Hiến Lê mà người viết bài này muốn gửi đến
các bạn trẻ và nhưng ai quan tâm đến việc bảo vệ kho tàng văn hóa
dân tộc.
Khi t́m đọc Văn học sử Việt Nam, chiếc áo dài quả đă ghi lại rất
nhiều nét đan thanh không những qua ca dao tục ngữ mà c̣n qua điêu
khắc, hội họa, kịch nghệ, văn chương và âm nhạc.
Ngược ḍng thời gian t́m về nguồn cội, chiếc áo dài Việt Nam đầu
tiên với hai tà áo thướt tha bay lượn đă được tiền nhân ghi khắc
trên cổ vật, như trống đồng Ngọc Lũ, Ḥa B́nh, Hoàng Hạ... từ trên
ba ngàn năm trước.
Áo dài Việt Nam quả đă có một quá tŕnh đi sát với lịch sử dân tộc
để lắm phen khóc cười theo mệnh nước nổi trôi. Trải qua cả mười thế
kỷ bị Trung Hoa đô hộ - một Trung Hoa vĩ đại về mọi phương diện -
rồi ngót một thế kỷ dưới ách thống trị của Pháp - quốc gia đứng hàng
đầu về thời trang quốc tế - tà áo dài Việt Nam vẫn uyển chuyển tung
bay, biểu dương tinh thần bất khuất, đặc tính thích nghi với hoàn
cảnh, và khiếu thẩm mỹ của người Việt.
Dưới thời kỳ bị Trung Hoa đô hộ, dân ta đă bao phen bị người Tàu ra
lệnh đồng hóa: Đàn ông phải dóc tóc bím đuôi sam, đàn bà phải cắt
tóc ngắn và mặc quần thay v́ mặc váy, mọi người đều phải để răng
trắng không được nhuộm... Nhưng những cổ vật tiền nhân để lại cho
thấy người Việt xưa vẫn búi tóc, vẫn mặc áo dài và váy.
Chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lănh, tương tự như áo tứ thân nhưng
khi mặc th́ hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc
phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà
các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim
dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón
thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày.
V́ phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lănh được thu
gọn lại thành kiểu áo tứ thân với váy xắn quai cồng để tiện việc
gồng gánh, nhưng vẫn không làm giảm nét đẹp của người nữ.
Vẻ yêu kiều, nét duyên dáng, nết đoan trang của phụ nữ thời áo tứ
thân được mô tả rơ rệt qua bài ca dao Mười Thương:
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thương quai tua dịu dàng
Bẩy thương nết ở đoan trang
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh
Chín thương cô ở một ḿnh
Mười thương con mắt hữu t́nh với ai?
Ngoài đồng ruộng hay trong những buổi chợ, chiếc áo tứ thân có mầu
nâu non, nâu già hoặc đen, mặc với váy vải thô nhuộm bùn, nhưng
trong những dịp hội hè đ́nh đám cưới hỏi, áo được may bằng hàng the,
nhiễu, thao, lụa, khoác bên ngoài chiếc yếm đỏ thắm hay hồng đào và
phủ lên chiếc váy lĩnh hoa chanh hoặc váy sồi có thắt lưng mầu lá mạ
hay mầu cánh chả bay lượn trong gió. Các bà các cô vấn tóc trong
khăn nhung hoặc vấn trần có một lọn để đuôi gà làm duyên, đội nón
thương quai thao, lưng đeo bộ xà tích bằng bạc, tay đeo ṿng hay
xuyến, cổ đeo chuỗi hạt vàng, chân mang giày dừa, dép cong.
- Bộ áo tứ thân đứng vững trên đất nước Việt Nam cả mấy ngàn năm
trong khi bộ xiêm y lượt thượt của người nữ Trung Hoa chỉ c̣n xuất
hiện trong cung điện hoặc trong những nhà quyền quư. Đến thế kỷ thứ
ba sau Tây lịch th́ đàn bà Trung Hoa bỏ váy để mặc quần, khi chiếc
quần xuất hiện dưới thời Gaulois bên Pháp truyền sang Cổ Ba Tư rồi
vào đất Tàu. Phụ nữ Trung Hoa lại tiến xa hơn dưới thời vua Vơ Vương
nhà Thanh năm 1774, mặc kiểu áo xường xám không có... quần! Trong
thời gian đó, truyền thống mặc váy vẫn tồn tại ở Việt Nam cho đến
thế kỷ mười bảy như đă ghi trong sách Lê Triều Thiên Chính đời vua
Lê Huyền Tông, tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh nhắc nhở: ”... áo đàn
bà con gái không có thắt lưng, quần không có hai ống từ xưa đến nay
đă có tục cũ...”
Tuy nhiên, thời trang Việt Nam cũng thay đổi theo thời gian. Phụ nữ
tỉnh thành chế biến kiểu áo ngũ thân từ áo tứ thân để có dáng dấp
trang trọng hơn.
Áo ngũ thân cũng cắt may giống như áo tứ thân nhưng vạt trước là một
vạt lớn như vạt sau, c̣n vạt nửa trước bên phải của áo tứ thân nay
trở thành vạt con. Áo ngũ thân che kín thân h́nh không để hở áo lót.
Mỗi vạt có hai thân nối sống tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt
con nằm dưới vạt trước là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo.
Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm
chiếc khuy tượng trưng cho đạo làm người theo quan niệm Nho giáo:
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Áo ngũ thân không những tôn vinh giá trị
cao quư của người nữ trong gia đ́nh cũng như xă hội, mà c̣n gói ghém
nhân sinh quan của dân tộc: Con người nhờ cha sinh mẹ dưỡng, khi
thành thân có cha mẹ người bạn đời cùng che chở bao bọc là tứ thân
phụ mẫu, luôn tôn trọng đạo làm người và giữ ḷng nhân ái, ăn ở có
nhân nghĩa trên kính dưới nhường, biết nơi trọng chỗ khinh, biết suy
luận tính toán và giữ vững niềm tin nơi người.
Áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là Quốc
phục của phái nam.
Các bà các cô dùng mầu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con
trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm.
Một kiểu thời trang mới đưa ra bao giờ cũng xuất phát từ thành thị
và phải mất cả chục năm - nếu không bị đào thải - mới được phổ biến
sâu rộng về thôn quê. Do đó, có thể nói rằng bộ áo ngũ thân xuất
hiện vào khoảng đời vua Gia Long (1802-1819) nhà Nguyễn Phúc. Sở dĩ
có sự ước đoán này, v́ mặc áo dài th́ phải mặc quần chớ không thể
mặc váy. Và 163 năm sau khi vua Lê Huyền Tông bắt đàn bà mặc váy,
th́ vào năm Minh Mạng thứ 9 tức là năm 1828, triều đ́nh Huế ra chiếu
chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần. Hồi ấy dân gian có câu
ca dao than văn:
Chiếu Vua mồng sáu tháng ba
Cấm quần không đáy, người ta hăi hùng!
Không đi th́ chợ không đông
Mà đi th́... lột quần chồng sao đang!
Có quần ra đứng bán hàng
Không quần đứng nấp đầu làng trông quan!
Trước sự than văn và chống đối của giới nữ, phe đàn ông con trai an
ủi vỗ về:
Trúc xinh trúc mọc ngoài sân
Em xinh th́ váy hay quần vẫn xinh!
Từ chiếc áo ngũ thân, vạt con nấp sau vạt trước được cắt ngắn bớt
cho gọn, và đó là h́nh dáng chiếc áo dài Việt Nam, c̣n giữ lại cho
đến bây giờ.
Thời đó, các bà các cô giới thượng lưu hoặc nhà giàu, có những cách
phô trương áo quần như mặc áo mớ ba mớ bảy tức là nhiều lớp áo mặc
chồng lên nhau, nhất là về mùa Đông. Mùa hè, họ mặc áo the mỏng phủ
ngoài áo dài trắng bên trong. Các kiểu trang sức th́ đeo chuỗi hạt
trai, hạt ngọc, hạt cườm, hoa tai, ṿng, xuyến, nhẫn... Tóc vẫn c̣n
để dài. Khi trẻ th́ xơa rồi cặp rồi búi sau gáy hoặc vấn khăn nhung,
trời lạnh th́ trùm khăn nhung khăn nỉ.
Từ đôi guốc gỗ thô sơ, các bà các cô có những đôi hài nhung thêu
cườm hoặc chỉ ngũ sắc, hoặc những đôi dép da bóng.
Tuy nhiên, quá tŕnh chiếc áo dài chưa chịu ngưng ở kiểu áo ngũ thân.
Nhật nhật tân, hựu nhật tân, nhất là trang phục.
Sau Đông phương, áo dài Việt Nam một lần nữa chịu ảnh hưởng Tây
phương, bởi thời trang cũng đi liền với lịch sử. Nhưng cũng một lần
nữa, tinh thần bất khuất của dân tộc Việt lại được biểu lộ qua chiếc
áo dài.
Việt Nam thoát ách đô hộ của người Tàu không bao lâu th́ lại rơi vào
tay người Pháp. Khi văn hóa Lang-sa tràn vào nước ta th́ chữ Quốc
ngữ thay thế chữ Nôm và Hán, và cách ăn lối ở của ta cũng lần lần
thay đổi và cố nhiên áo quần cũng chịu ảnh hưởng.
Một nhân vật có tên là Cát Tường -có người cho biết đó là một họa sĩ
tên là Nguyễn Cát Tường- tung ra kiểu áo dài mới mệnh danh áo Lemur.
Chữ Lemur viết trại theo danh từ Pháp le mur có nghĩa là cái tường
viết trại tên họa sĩ Cát Tường.
Áo Lemur ra đời vào năm 1930 lúc nhóm Tự Lực Văn Đoàn cổ xúy cải
cách xă hội, và được cổ động mạnh mẽ trên báo Phong Hóa, gây chấn
động tại các đô thị, nhất là tại Hà Nội, nơi từng được mệnh danh là
đất ngàn năm văn vật.
Áo Lemur cắt may hoàn toàn theo lối Tây phương nối vai ráp tay phồng,
cổ bồng, cổ lá sen, cổ nhún tai bèo hoặc táo bạo hơn được khoét rộng
để hở cổ. Vạt áo không nối sống nữa v́ hàng vải mới sản xuất hoặc
nhập cảng từ Pháp có khổ rộng hơn hàng nội hóa thời đó, nhưng vẫn
giữ nguyên hai tà dài với gấu áo viền tṛn nên tà áo không được mềm
mại, được các cô tân thời dùng khăn ”san” bằng ”voan” mỏng quấn lơi
quanh cổ để níu kéo nét dịu dàng yểu điệu. Áo mặc với quần dài trắng,
chân mang giày cao gót, vai đeo bóp đầm, che dù tránh nắng. Phụ nữ
thời đại cải cách này không nhuộm răng đen nữa mà để trắng, tóc vấn
trần hoặc búi lỏng, rẽ ngôi lệch.
Hồi đó, ngay tại thủ đô Huế nơi có triều đ́nh Việt Nam và Ṭa Khâm
Sứ Pháp, một số các cô tân thời a dua mặc ”mốt” Lemur, và dân Huế có
bài vè như sau:
Vè vẻ vè ve
Nghe vè ”mốt” áo
Bận áo lơ-muya
Đi giày cao gót
Xách bóp-tờ-phơi
Che dù cánh dơi
Đi chơi Cụ Ngáo
Ăn cháo không tiền
Cổi liền lơ-muya!
Tại Hà Nội, cây bút châm biếm thời đại Tú Mỡ cũng có bài nhại Mười
Thương về áo tân thời như sau:
Một thương tóc lệch đường ngôi
Hai thương quần trắng, áo mùi, khăn ”san”
Ba thương hôm sớm điểm trang
Bốn thương răng mọc hai hàng trắng phau
Năm thương lược Huế cài đầu
Sáu thương ô lụa ngả màu thanh thiên
Bảy thương lắm bạc nhiều tiền
Tám thương động tư ”nữ quyền” giở ra
Chín thương cô vẫn ở nhà
Mười thương... thôi để ḿnh ta thương ḿnh!
Tại Sài G̣n vào năm 1934, trong truyện dài bằng thơ Lời Tâm Sự của
Thuần Phong đăng trên tạp chí Cùng Bạn, cũng có một bài thơ giễu nhẹ
các cô tân thời:
Một yêu mặt trắng má tṛn
Hai yêu môi mọng thoa son điểm hồng
Ba yêu mắt sáng mày cong
Bốn yêu mái tóc nực nồng nước hoa Năm yêu mảnh áo ngắn tà
Sáu yêu quần trắng là đà gót sen
Bảy yêu vóc liễu dịu mềm
Tám yêu giọng nói vừa hiền vừa vui
Chín yêu học thức hơn người
Mười yêu, yêu cả đức tài h́nh dong!
Những h́nh ảnh lố lăng quá trớn của một số phụ nữ chạy đua theo thời
trang và kiểu áo Lemur mới mẻ đă được Vũ Trọng Phụng mô tả tỉ mỉ
trong tác phẩm trào lộng thời đại Số Đỏ. Một số các bà thủ cựu đă
không ngần ngại tẩy chay kiểu áo quá tân thời này, thậm chí có bà đă
xé toang vạt áo Lemur khi gặp một cô ăn mặc táo bạo trên đường phố
Hà Nội.
Bốn năm sau khi áo Lemur xuất hiện và chết yểu, vào năm 1934, họa sĩ
Lê Phổ đă cải tiến Lemur, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo
để dung ḥa với kiểu áo ngũ thân cũ, không nối vai nối tay, không
tay phồng cổ hở mà vẫn cổ kín vạt dài không viền tṛn nhưng ôm sát
thân người để hai tà áo mềm mại tự do bay lượn.
Chiếc áo dài canh tân này được hoan nghênh nhiệt liệt trong Hội Chợ
Nữ Công Đà Nẵng năm 1934 với gian hàng phụ nữ có các bà các cô đứng
bán mứt bánh và đồ thêu đan, đoan trang hiền thục dịu dàng với áo
mầu quần trắng tóc búi lỏng hoặc vấn trần hay vấn khăn nhung. Tới
đây, chiếc áo dài dung ḥa được mới với cũ để tôn vinh những nét đẹp
của người nữ và t́m được nhân dáng chính xác, để đứng vững từ đó cho
đến bây giờ.
Suốt cả ba thập niên sau đó, chiếc áo dài không có nhiều thay đổi
lớn ngoại trừ cổ áo khi cao lúc thấp, khi vuông lúc tṛn, khi kín
lúc hở; chiều dài cũng lên xuống khi mini lúc maxi; gấu áo cũng khi
lớn lúc nhỏ; ṿng eo có khi rộng lúc thắt chặt. Chiếc quần cũng thay
đổi từ kiểu cẳng què qua đáy giữa, lưng từ to bản luồn giải rút đổi
sang lưng nhỏ luồn dây thun rồi đổi gài nút, và sau cùng là khóa kéo
kiểu Tây phương; trong khi ống quần cũng theo thời khi chân voi lúc
ống túm.
Cho đến cuối thập niên 50, áo dài Việt Nam theo ḍng lịch sử thay
đổi từ chế độ Quân chủ sang chế độ Cộng Ḥa với một nhân vật nữ: Bà
Ngô Đ́nh Nhu nhũ danh Trần Lệ Xuân, phu nhân bào đệ cố Tổng Thống
Ngô Đ́nh Diệm. Ngày 6 tháng 12 năm 1958, trong dịp khai mạc Triển
Lăm Nữ Công tại Cô Nhi Viện Nữ Vương Ḥa B́nh ở Sài G̣n, bà Nhu xuất
hiện với kiểu áo dài không cổ tay ngắn mang bao tay trắng, tóc bới
cao. Một số các bà các cô trong Hội Phụ Nữ Liên Đới vội vàng may mặc
theo kiểu mới hở cổ: Cổ thuyền, cổ vuông, cổ tṛn, cổ trái tim...
Nhưng bà Nhu lộng quyền thao túng nền Đệ Nhất Cộng Ḥa và gây bất
măn khắp nơi. Nhiều vụ xuống đường, tuyệt thực, tự thiêu đă xẩy ra
để bầy tỏ chống đối. Chiếc áo dài cũng tham gia cuộc chống đối nhưng
thầm lặng hơn, với kiểu áo dài cổ cao tận cằm đối lập kiểu áo không
cổ. Sau đó, áo không cổ của bà Nhu cũng theo bà qua Tây nấp trong
bóng tối mà mai một.
Đầu thập niên 60, nhà may Dung Dakao ở Sài G̣n tung một kiểu mới: Áo
dài tay Raglan mặc với quần xéo ống rộng. Kiểu áo cập nhật này giúp
xóa bớt những đường nhăn hai bên nách và vai v́ được ráp tay xéo vai,
nên thân h́nh người nữ được ôm gọn trong hàng lụa một cách đầy thẩm
mỹ.
Thuở đó, giới nữ sinh thích mặc ngắn gọn nên có kiểu mini-raglan tay
ngắn vạt nhỏ và tà áo chỉ dài tới gối, trong khi các bà thích kiểu
maxi-raglan tha thướt nhu ḿ hơn. Chiếc quần xéo may bằng hàng mềm
xếp xéo góc khi cắt, ôm sát hông nhưng hai ống ḷa x̣a mà mỗi bước
đi thấp thoáng thấy mũi giầy ẩn hiện dưới sóng lụa. Nhiều người c̣n
cầu kỳ hơn, may quần xéo bằng hàng mỏng hai lớp trông thật yểu điệu.
Sau đó, một vài nhà may ở Sài G̣n tung kiểu áo ba tà gồm thân sau
nguyên một vạt nhưng thân trước chia làm hai như kiểu áo tứ thân xưa,
gài nút từ cổ xuống ngực rồi tới bụng th́ để thả mặc với quần tây
kiểu chân voi để cập nhật với thời trang Âu Mỹ đang có kiểu quần
”bell bottom”.
Cuối thập niên 60, nhiều bà đưa ra một ”mốt” hay hay là mặc nguyên
một bộ áo dài và quần mầu phấn tiên, may bằng tơ lụa nội hóa trông
rất dịu dàng khả ái. Một số ca sĩ lên sân khấu lại mặc nguyên bộ mầu
sắc đỏ chói hay xanh ngắt viền kim tuyến sặc sỡ.
Từ kiểu Raglan có nhiều kiểu biến chế lạ mắt: Thân áo may bằng hàng
dày, nhưng phía ngực và tay ráp bằng hàng ren hoặc hàng mỏng; hoặc
thân áo khác mầu với hai tay, có khi là hai mầu tương phản như đen
trắng, hoặc đậm nhạt, và có khi may bằng hàng rất mỏng nên phải dùng
hai hoặc ba lớp, ư hẳn nhắc nhở đến ngày xưa các cụ mặc áo mớ ba mớ
bảy để phô trương sự giàu có của ḿnh.
Nữ sinh Việt Nam trước 75 đến trường đều thường là ”áo trắng học
tṛ”, nhưng thứ hai chào cờ phải mặc đồng phục: Áo trắng nữ sinh
Đồng Khánh Huế, áo lam Hà Nội, áo xanh da trời Trưng Vương, áo hồng
Gia Long... những mầu áo thơ mộng đă một thời lên hương qua thơ
nhạc.
Một điều ghi nhận là sau khi không c̣n thể chế quân chủ, kể từ thời
Đệ nhất Cộng ḥa (tháng 7-1954), hầu hết các cô dâu đều mặc quốc
phục áo dài có khoác ngoài một áo thụng rộng may theo kiểu áo mệnh
phụ hoặc áo hoàng hậu, và đội khăn vành xanh hoặc vàng. Ư hẳn đó là
ngày nàng trở thành một bậc mệnh phụ và bước lên ngôi hoàng hậu
trong cuộc đời của chàng vậy.
Từ cuối thập niên 60, nhà may Thanh Khánh ở Dakao đưa ra những mẫu
hàng thêu hoa lá cành để may áo dài, và tiệm Saigon Souvenirs khu
Thương xá Tax Sài G̣n đưa ra những mẫu hàng vừa vẽ vừa thêu trên lụa
rất quư phái lịch sự. Ba nhà may nổi tiếng tại Sài G̣n trước 75 là
nhà may Thanh Khánh - nay mở tại Paris, Pháp - nhà may Dung Dakao và
nhà may Thiết Lập Pasteur - nay mở tại đường Brookhurst, Garden
Grove, California, Hoa Kỳ.
Như trên đă nói, chiếc áo dài Việt Nam có số phận gắn liền với lịch
sử dân tộc. .....Cuối tháng Tư, 1975,
chiếc áo dài cũng theo những bước chân di tản lưu vong ra ngoại quốc,
trong khi chính sách đàn áp và nền kinh tế kiệt quệ trong nước đă
đẩy lui chiếc áo dài vào bóng tối hoặc chôn kín trong đáy tủ và chỉ
được đưa ra ánh sáng trong dịp cưới hỏi lễ lạc.
- Trên bước đường lưu vong, bất cứ ở Mỹ, Phi, Âu, hay Á, chiếc áo dài
được nâng niu bảo trọng hơn bao giờ. Ở đâu có người Việt tỵ nạn là ở
đó có áo dài, áo lụa, áo nhung, áo tơ, áo gấm, áo vải, áo thêu, áo
vẽ... kể cá áo gấm lam, áo thụng khăn đóng của quư vị tu mi nam tử.
Phẩm chất, mầu sắc cũng như những h́nh tượng trên áo được ḥa hợp
với tŕnh độ thẩm mỹ khá cao.
Trong số những nhà sáng chế kiểu áo, phải kể đến Thành Lễ Hoàng Đ́nh
Tuyên ở Paris với những kiểu hoàn toàn mới lạ và táo bạo như áo dài
hở ngực hở cổ, áo dài không có tay hoặc chỉ có một tay kiểu... độc
thủ nữ hiệp, áo dài cũn cỡn ngắn trên đầu gối kiểu... lính thú đời
xưa, áo dài năm lớp hàng mầu v.v... Đặc biệt các kiểu áo dài mới của
Thành Lễ đều mặc với quần cùng màu hoặc màu tương phản để tạo sự bắt
mắt. Rất may, đa số các kiểu mới này đều c̣n giữ nguyên hai tà áo
bất khuất bay lượn, nét đặc biệt của áo dài Việt Nam.
Hiện nay phong trào áo vẽ và nhuộm mầu đang lấn át những mẫu áo thêu
loan phượng giao long, cúc trúc lan mai và cảnh trí thời xưa, đồng
thời với sự tái xuất kiểu áo Lemur tay phồng nối vai.
Nhiều họa sĩ nổi danh tung ra vô số mẫu vẽ trên lụa: Thành Lễ Hoàng
Đ́nh Tuyên, Thúy Uyển, Nhung ở Paris, Tiểu Linh, Frederic Thọ ở
Cali, Anh Đào, Kim Liệu ở Virginia... Người viết bài này v́ yêu áo
dài Việt Nam nên cũng mượn mầu sắc ghi lại những h́nh ảnh quê hương
qua hoa lá cành mây nước trăng sao trên lụa, để mong phổ biến những
vẻ đẹp của quê hương thể hiện qua tà áo, đóng góp phần nào vào việc
ǵn vàng giữ ngọc.
Những chiếc áo dài Việt Nam dù với mầu sắc đậm chói hay dịu mát, may
bằng hàng vải thô sơ hay tơ gấm lụa là, vạt áo có ngắn cũn hay dài
thượt, thân áo có nhỏ hẹp hay rộng răi, cổ áo có kín cổng cao tường
hay hở hang lộ liễu... vẫn là một kết hợp của chân thiện mỹ.
Áo dài Việt Nam không những nói lên nhân sinh quan Việt Nam mà c̣n
gói trọn tinh thần Việt Nam: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng chỉ tiếp
nhận tinh hoa mà gạn lọc cặn bă, tô bồi thêm nét đẹp mà vẫn giữ cá
tính độc lập.
Áo dài Việt Nam là niềm kiêu hănh của người Việt Nam. Chính v́ vậy
mà người Việt vẫn yêu quư tà áo Việt, nhất là thế hệ trẻ lưu vong
trong sứ mạng ǵn vàng giữ ngọc.
-
- Tài liệu tham khảo:
- ”Phan Kế Bính, Việt Nam Phong Tục, Phong Trào Văn Hóa.
“Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Đại Nam.
“Toan Ánh, Phong Tục Việt Nam, Xuân Thu.
“Nhất Thanh, Đất Lề Quê Thói, Sống Mới.
“Nguyễn Khắc Ngữ, Những H́nh Ảnh Xưa, Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa.
“P. Huard và M. Durand, Connaissance du Vietnam, E.F.E.O.
“W. Robert Moore và Maynard Williams, Portrait of Indochina, The
National Geographic Magazine
- Trần Thị Lai Hồng
- Xem thêm Album ảnh Áo dài Việt Nam:
Ảnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1213 14 15 16 17 18 19 20 21 22
|
|