Không phải bây giờ, các nhà nghiên cứu
mới băn khoăn chuyện “danh” và “thực” trong công cuộc bảo tồn di sản.
Năm 1993, lần đầu tiên cả đất nước Việt Nam vinh dự có tên trong danh
sách những Di sản văn hoá Thế giới với di sản cố đô Huế. Hơn ai hết,
lănh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế là những người hiểu rơ nhất về giá trị
của cố đô Huế, với hệ thống cung điện, đền đài, lăng tẩm... c̣n lại khá
nguyên vẹn, như một pho sử sống về triều đại quân chủ cuối cùng tại Việt
Nam. Nhưng đùng một cái, đầu năm 2005, người dân cả nước mới biết bên bờ
sông Hương, trên đồi Vọng Cảnh, cũng chính những người nắm quyền quản lư
cao nhất ở Thừa Thiên – Huế kư quyết định xây một khách sạn lớn. Những
ai từng đến Huế đều biết, đồi Vọng Cảnh là một địa điểm nổi tiếng thơ
mộng, từ đây có thể ngắm nh́n toàn cảnh thượng nguồn sông Hương, thành
phố Huế. Vọng Cảnh có một giá trị khá đặc biệt đối với cảnh quan sông
Hương và quần thể di tích các lăng tẩm xung quanh.
Nếu ngày ấy, không có báo chí ra sức
“đấu” về khách sạn trên đồi Vọng Cảnh th́ có lẽ giờ, một công trường xây
dựng khách sạn với bê tông cốt thép những máy khoan máy xúc ầm ầm hoạt
động sẽ phá tan cảnh quan của khu vực được xem là thơ mộng nhất của cố
đô Huế này.
Được UNESCO công nhận là Di sản Văn
hoá thế giới, điều ấy tất nhiên, là vô cùng quan trọng. Nó chứng tỏ được
nhiều điều, khi đó, di sản của người Việt, không chỉ c̣n giới hạn trong
đất nước h́nh chữ S này nữa, mà nó đă là di sản của nhân loại, di sản
mang tính toàn cầu. Nhưng dẫu sao, tấm bằng “Di sản” của UNESCO vẫn chỉ
là cái danh. Cũng như chức danh “Giáo sư”, chưa hẳn đă nói lên tŕnh độ
của người được mang cái “danh” ấy. Cái “danh” là di sản của nhân loại,
liệu có quan trọng bằng cái “thực” – hay việc di sản ấy được bảo tồn như
thế nào.
Sau vụ “đ́nh đám” về đồi Vọng Cảnh, ít
ai biết rằng, một di sản văn hoá khác của Việt Nam, được UNESCO công
nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đang bị phá hoại
một cách không thương tiếc. Hơn nữa, lại bị phá hoại một cách “có tổ
chức” hẳn hoi. Nạn nhân lần này là cồng chiêng Tây Nguyên.
Có một điều rất đáng lưu ư, là UNESCO
công nhận “không gian văn hoá cồng chiêng”, chứ không công nhận cồng
chiêng ở khía cạnh một nhạc khí, hay một nghệ thuật biểu diễn. Hiểu đơn
giản, UNESCO công nhận cồng chiêng trong không gian sống của nó, trong
một tổng thể những sinh hoạt văn hoá – xă hội – tín ngưỡng – tâm linh
của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên mà những chiếc cồng chiêng chỉ là
một bộ phận cấu thành. Muốn hiểu rơ thêm điều này, nhất thiết phải hiểu
trong đời sống của đồng bào Tây Nguyên, cồng chiêng có vai tṛ như thế
nào?
Theo quan niệm của các già làng M’nông
ở tỉnh Đắk Nông th́: “Cồng chiêng có thể giúp cho con người thông tin
trực tiếp với thần linh, với các Yàng (trời), là chiếc cầu nối giữa các
thành viên trong cộng đồng. Cồng chiêng không được sử dụng một cách bừa
băi, chỉ được sử dụng trong các nghi lễ, lễ hội của các gia đ́nh và buôn
làng ”. Cồng chiêng luôn gắn với đời sống tâm linh của các dân tộc Tây
Nguyên, và như vậy, “tính thiêng” được h́nh thành và phát triển thành
một không gian văn hoá cồng chiêng - không gian văn hoá có các yếu tố
tâm linh chi phối. Nh́n lại lịch sử âm nhạc, cồng chiêng là một phương
tiện để biểu đạt đời sống tinh thần của rất nhiều dân tộc trên thế giới.
Nhưng không phải ở bất kỳ tộc người nào, “tính thiêng” của cồng chiêng
cũng đều chi phối không gian văn hoá của họ. Nói cách khác, với các dân
tộc thiểu số Tây Nguyên, một khi cồng chiêng thoát khỏi không gian văn
hoá có yếu tố tâm linh chi phối th́ nó không c̣n là nó nữa.
Nhưng giờ đến du lịch Tây Nguyên, cứ
có tiền, là du khách được xem đánh cồng chiêng – phương tiện giao tiếp
với thần linh, với trời khi xưa. Người ta tổ chức hẳn những đội cồng
chiêng chuyên đi “đánh thuê” phục vụ khách du lịch. Nhà văn Nguyên Ngọc,
người từng nhiều năm gắn bó với đồng bào Tây Nguyên cực lực phản đối
chuyện “festival hoá” cồng chiêng, hay nói cách khác, là “sân khấu hoá”,
tầm thường hoá cồng chiêng. Cũng theo ông, rất nhiều già làng Tây Nguyên
phản đối việc đem “phương tiện để giao tiếp với Yàng” của đồng bào Tây
Nguyên đem ra đánh bính boong trên sân khấu. Chắc rằng, chủ nhân của
không gian văn hoá cồng chiêng, sẽ c̣n thất vọng hơn, khi biết rằng, sau
“thành công của Festival văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên”, các nhà chức
trách c̣n dự định tổ chức một Festival cồng chiêng quốc tế tại Tây
Nguyên!
Trên đây, là cách hành xử với những di
sản văn hoá của Việt Nam đă được UNESCO công nhận, c̣n với những di sản
đang trong lộ tŕnh trở thành di sản văn hoá thế giới th́ sao? Chúng tôi
gặp nghệ nhân Nguyễn Văn Mùi – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù Thái Hà khi
Việt Nam đang lập hồ sơ đề nghị công nhận ca trù là di sản. Câu lạc bộ
Ca trù Thái Hà, là câu lạc bộ do ông Nguyễn Văn Mùi lập lên. Các thành
viên đều là con cháu ông Mùi. Quan trọng hơn, họ đều là hậu duệ của ḍng
họ Nguyễn, một ḍng họ khi xưa từng có nhiều ca nương, kép đàn phục vụ
cung đ́nh nhà Nguyễn. Khi được hỏi về suy nghĩ khi ca trù sắp bước lên
một “nấc thang mới”, ông Mùi cho biết: “Được công nhận th́ tốt quá c̣n
ǵ. Nhưng giá như được quan tâm để ca trù thoát cảnh “xuân thu nhị kỳ”,
cứ có dịp nào đó mới gọi chúng tôi hát vài buổi, bồi dưỡng ít tiền th́
hay biết mấy”. Đó chẳng qua cũng là một cách nói khác về chuyện “danh”
và “thực” trong công tác bảo tồn của người nghệ nhân già – người từng
trải nhiều cay đắng với ca trù.
Người ta vẫn bàn về chuyện “cứu” ca
trù, nhưng bàn nhiều mà làm ít. Gia đ́nh nghệ nhân Nguyễn Văn Mùi vẫn
chưa nguôi ngoai khi nhớ lại lớp dạy hát ca trù mà gia đ́nh ông tham gia
cách đây vài năm. Đáng buồn là lớp dạy đó, do Quỹ Ford – quỹ của hăng xe
ô tô lớn thứ ba thế giới tổ chức – tài trợ chứ không phải do ngân sách
chi ra của ngành văn hoá!
Những ngày này, dư luận nói nhiều đến
Hoàng thành Thăng Long đang trên đường trở thành di sản văn hoá thế giới,
khi bộ hồ sơ công phu về Hoàng thành Thăng Long đă được hoàn thành và
được đệ tŕnh lên UNESCO. Tuy chủ yếu là phế tích, những giá trị mang
tính toàn cầu của Hoàng thành Thăng Long là không thể phủ nhận. Đó là sự
kết hợp hài hoà các phong cách kiến trúc châu Á, kỹ thuật xây dựng, quy
hoạch đô thị, nghệ thuật tạo h́nh,... mang giá trị lịch sử về một trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước trong gần 1.000 năm. Một
điều đặc biệt nữa, trên một phạm vi khai quật không lớn tại 18 Hoàng
Diệu, nhưng chúng ta thấy nhiều tầng văn hoá nối tiếp nhau từ thời An
Nam đô hộ phủ - Đại La thế kỷ VII-IX; rồi thời Lư, Trần, Lê sơ đến Mạc,
Lê trung hưng thế kỷ XI-XVIII đến thời Nguyễn thế kỷ XIX, mang bề dày
lịch sử - văn hoá từ thời Thăng Long và gần 1.000 năm thời Thăng Long -
Hà Nội. Đây là điều cực hiếm ở các kinh đô trên thế giới. Với những lư
do này, những nhà nghiên cứu cũng như nhân dân thủ đô rất tự tin về khả
năng Hoàng thành Thăng Long trở thành Di sản văn hoá thế giới.
Nếu Hoàng thành Thăng Long rồi tiếp đó,
quan họ, ca trù, rối nước... được công nhận là di sản văn hoá vật thể và
phi vật thể của thế giới th́ Việt Nam đang dần trở thành một “cường quốc”
về di sản văn hoá thế giới. Nhưng trước khi tự hào, với cách bảo tồn
kiểu như xây đồi Vọng Cảnh hay sân khấu hoá cồng chiêng, chúng ta có là
người thừa kế xứng đáng những di sản mà cha ông để lại?
Kinh Bắc