Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM: XỨ TÂY NAM BỘ HAY

VÙNG VĂN HÓA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

LÊ VĂN HẢO

11 vùng văn hóa đặc sắc của xứ miệt vườn

1. Đồng Tháp - Cao Lănh - Sa Đéc là một trong ba vùng của Đồng Tháp Mười, quê hương của các giống lúa nổi: lúa trời (lúa ma), lúa sạ (sạ khô, sạ ướt, sạ văi, sạ tỉa, sạ ngâm) là những giống lúa gieo thẳng, kỷ niệm của thời khẩn hoang; làng hoa kiểng Sa Đéc, một trong những trung tâm hoa kiểng của toàn miền Nam; điểm du lịch lư tưởng cho những ai ước mơ được đến thăm Đồng Tháp Mười sen hồng súng tím là Vườn C̣ Tháp Mười, Tràm Chim Tam Nông nổi tiếng. 

2. An Giang - Long Xuyên - Châu Đốc là nơi có chùa Tây An, khu du lịch Núi Sam tưng bừng rộn rịp nhờ Miếu Bà Chúa Xứ, và lễ hội Miếu Bà có lẽ là lễ hội mùa xuân lớn nhất nước với hàng triệu lượt người tham dự, từ Tết Nguyên Đán đến giữa mùa hè. C̣n Long Xuyên và Châu Đốc là hai nơi bán nhiều thứ mắm thơm ngon nhất nước. 

3. Tiền Giang - Mỹ Tho - G̣ Công, quê hương của chợ nổi Cái Bè, là nơi có di tích khảo cổ học thời Óc Eo, di tích lịch sử Rạch Gầm, Xoài Mút thời Nguyễn Huệ và ngày nay có làng dê Song Thuận, trại rắn Đồng Tâm lớn nhất nước. 

4. Vĩnh Long là vùng văn vật với Văn Thánh Miếu cổ kính, vùng đất nông nghiệp trù phú và đa dạng với những gạo ư đông, gạo móng chim, những nếp thơm, nếp sáp, nếp đen và những điểm du lịch hấp dẫn ngay giữa sông Tiền: cù lao An B́nh, cù lao B́nh Ḥa Phước… 

5. Bến Tre là nơi có nhà cổ Đại Điền, đ́nh cổ Phú Lễ và hát sắc bùa Ba Tri, nơi có cồn Ốc, cồn Qui, cồn Tiên, cồn Phụng... thu hút nhiều du khách, và cả một văn hóa dừa với bác Tám Thưởng (68 tuổi), người đă sáng tạo giống dừa PB121 có cơm dày 1,5cm và được mệnh danh "Ông Già Bến Tre trồng dừa được giải thưởng quốc tế". Bến Tre c̣n là quê hương của sân chim Vàm Hồ. 

6. Kiên Giang - Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc trong tương lai có lẽ sẽ trở thành một trung tâm du lịch lớn của miền Nam và cả nước, với Hà Tiên thập cảnh vang bóng một thời, với Tao đàn Chiêu Anh Các thắm t́nh hữu nghị Việt - Hoa thời khai khẩn vùng biển Nam. Vườn quốc gia Phú Quốc là nơi hấp dẫn các nhà vạn vật học. 

7. Cần Thơ xứng đáng được vinh danh là Tây Đô của đồng bằng sông Cửu Long, với chợ nổi Phụng Hiệp rất sầm uất trên bến dưới thuyền, với bến Ninh Kiều tấp nập ngày đêm, vừa thoáng đăng vừa t́nh tứ… Bên cạnh đó có các trường đại học và trung tâm nghiên cứu nông nghiệp xuất sắc. 

8-9. Trà VinhSóc Trăng là hai trung tâm văn hóa và tôn giáo của đồng bào Khmer. C̣n vườn c̣ Thanh Tŕ th́ xứng đáng cạnh tranh với các tràm chim, sân chim, vườn chim khác của miền Tây Nam Bộ. 

10. Bạc Liêu ngày nay không c̣n bóng dáng các công tử ăn chơi khét tiếng nhưng đồng bào Việt - Hoa - Khmer vẫn chí thú làm ăn trên một vùng b́nh nguyên ph́ nhiêu, chằng chịt sông rạch, kinh mương. Hấp dẫn du khách nhất vẫn là vườn chim Bạc Liêu vô cùng sống động. 

11. Ở cực Nam xứ Tây Nam Bộ, vùng đất mũi Cà Mau với 300km băi biển và nhiều đảo biển th́ ít chịu ảnh hưởng của sông nước Cửu Long, v́ đây chủ yếu là xứ sở của biển và rừng, với rừng U Minh nổi tiếng là loại rừng tràm đước sú vẹt, thiên đàng của các loài chim: thiên nhiên c̣n ưu ái tặng cho Cà Mau một sân chim U Minh (sân chim Phong Ngạn), một vườn chim Đầm Roi và một vườn chim 19-5.

Từ tràm chim Tam Nông đến vườn quốc gia Tràm Chim của Đồng Tháp Mười

Hơn tất cả nơi khác trên đất nước, đồng bằng sông Cửu Long là một thánh địa của các loài chim. Hàng trăm loài từ chim bản địa đến chim di trú, từ quen thuộc đến quí hiếm có mặt khắp nơi, nhưng chúng tập trung sinh hoạt ở những nơi đặc biệt gọi là tràm chim, mảng chim, vườn chim hay sân chim. Có đến 10 nơi như thế, chưa kể hàng chục vườn chim cỡ nhỏ của tư nhân. Riêng tràm chim Tam Nông th́ nổi tiếng thế giới và đă trở thành vườn quốc gia Tràm Chim từ 1998. 

Trên địa bàn Đồng Tháp, đây là vườn quốc gia ngập nước đầu tiên của Việt Nam, với tổng diện tích 7.600 ha, cũng là một trong những nơi sót lại cuối cùng của hệ sinh thái vùng lau sậy ngập nước. 

Thảm thực vật của vườn quốc gia rất đa dạng, gồm: đồng cỏ năn ngập nước theo mùa, đầm sen súng, vùng śnh lầy ngập nước và rừng tràm tái sinh. Trong số các quần xă cỏ dại, đáng chú ư là quần xă lúa trời (lúa ma) và đặc biệt là rừng kín lá rộng thường xanh và ngập nước theo mùa trên vùng đất phèn nuôi dưỡng 130 loài thực vật bậc cao. 

Hệ động vật của vườn quốc gia có tới 198 loài chim, trong đó 16 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở qui mô toàn cầu như sếu đầu đỏ (sếu cổ trụi), ô tác, cùng nhiều loài chim di trú khác. Các nhà vạn vật học c̣n phát hiện và thống kê được 195 loài thực vật nổi, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật đáy, 55 loài cá. Việt Nam đang có trách nhiệm bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm ngập nước Đồng Tháp Mười và ưu tiên bảo vệ đàn sếu đầu đỏ, ô tác và một số loài chim di trú khác được ghi trong sách Đỏ quốc tế. 

Cho đến nay, vườn quốc gia Tràm Chim thường xuyên thu hút đông đảo nhà nhiếp ảnh và du khách đến chiêm ngưỡng hàng trăm con sếu đầu đỏ vui múa trong ánh hoàng hôn, một trong những cảnh tượng thiên nhiên kỳ diệu.

Một báu vật của nghệ thuật kiến trúc dân gian: nhà cổ Đại Điện ở Bến Tre

Ai từng đặt chân đến làng cổ Giồng Luông, nay là xă Đại Điền, huyện Thạnh Phú, Bến Tre, sẽ được thấy ngôi nhà đẹp đẽ và có lẽ cổ kính nhất miền Tây Nam Bộ: nhà cổ Đại Điền. 

Theo giai thoại dân gian địa phương, kiệt tác kiến trúc này được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 do các nghệ nhân bậc thầy từ ngoài Bắc, sau khi vào Huế góp phần xây dựng cung đ́nh Phú Xuân, đă phiêu lưu vào Nam làm ăn và đă hợp tác với thợ giỏi địa phương xây dựng ngôi nhà này gần chục năm mới xong. 

Nhà cất theo h́nh chữ nhật, chu vi khoảng 100m, gồm 90 cột bằng gỗ quí (lim, cẩm xa). Những cột chính cao 5m, đường kính 1m, có chạm khắc chữ Nho, hoa văn và họa tiết bằng ốc xà cừ tinh xảo. Nội thất có nhiều bức hoành phi sơn son thếp vàng, thành vơng chạm lọng với họa tiết phong cảnh và tứ linh như trong một ngôi đ́nh. 

Mái nhà lợp ngói âm dương, mỗi viên có in h́nh cảnh sinh hoạt dân gian gần gũi như mục đồng cỡi trâu, bó lúa, con gà, con cua... Toàn thể ngôi nhà đặt trên một nền cao 1m, được viền bọc bởi những thớt đá hoa cương. Chuyên viên bộ văn hóa và viện bảo tàng Bến Tre đă hoàn tất hồ sơ đề nghị nhà cổ Đại Điền là di tích văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia.

Đồng bằng sông Cửu Long: cái nôi của Vọng Cổ và Cải Lương


Tiếp thu di sản âm nhạc cổ điển và âm nhạc cung đ́nh ở Phú Xuân - Huế, các nghệ nhân đầu tiên của vùng đất mới đă sáng tạo nên hai ḍng nhạc tế lễ và nhạc tài tử Nam Bộ gồm "ba Nam, sáu Bắc, bảy Dài, bốn Oán". Muốn cho hoàn thiện, phải thêm mười bài Liên Hoàn và tám bài Ngự.

 Những bài bản mê ly ấy đă thâm nhập tâm hồn một nhạc sĩ thiên tài là Cao Văn Lầu (1892-1976), c̣n được gọi là Sáu Lầu hay Sáu Bạc Liêu. Sau một bi kịch t́nh cảm, ông đă sáng tác bài Dạ Cổ Hoài Lang (nghe tiếng trống đêm khuya nhớ chồng) là tiền thân của bài Vọng cổ.

H́nh như bi kịch cá nhân của Sáu Lầu đă gặp gỡ thảm kịch tập thể của người Việt mất nước (sau 1885 thất thủ kinh đô) và làm cho nhiều nghệ nhân hữu danh và khuyết danh đă tận lực khai thác chất trữ t́nh của Dạ Cổ Hoài Lang, từ nhịp nguyên sơ 2-4 phát triển thành nhịp 8, rồi nhịp 16 gắn liền tên tuổi của Năm Nghĩa ở Bạc Liêu, rồi nhịp 32 gắn liền với tài năng của nghệ sĩ Út Trà Ôn lỗi lạc để rồi Dạ Cổ Hoài Lang trở thành Vọng cổ. Đó là điệu ca độc đáo, mẫu mực và nổi tiếng nhất trong ca nhạc thính pḥng cũng như trong nghệ thuật cải lương từ những năm 30 của thế kỷ trước. Vọng cổ là khúc nhạc tuyệt vời, có khả năng ứng dụng vào nhiều t́nh huống cảm thương khác nhau và có thời kỳ (những năm 1930-1960) đă chiếm địa vị độc tôn trên sân khấu cải lương nhờ tài năng kiệt xuất của những Năm Phỉ, Phùng Há, Bảy Nhiêu, Năm Châu, Út Trà Ôn, Út Bạch Lan… cho đến những tài năng trẻ khác trên sân khấu cải lương hôm nay.

Nói tóm lại, trên cơ sở nhạc tài tử, nhạc tế lễ và dân ca đồng bằng sông Cửu Long, khởi đầu từ lối ca ra bộ khiêm tốn, tài năng của các nghệ nhân nhiều thế hệ - từ nhiều địa phương đam mê nghệ thuật như Bạc Liêu, Trà Vinh qua Bến Tre, Mỹ Tho tới tận Sài G̣n - đă cung cấp cho kho tàng âm nhạc và sân khấu Việt Nam một khúc Vọng cổ quỉ khốc thần sầu và một nghệ thuật cải lương đă làm rơi bao giọt lệ hay nở bao nụ cười trên gương mặt một dân tộc giàu t́nh cảm, ḷng trắc ẩn và t́nh nhân đạo.

Ḥ đối đáp trên sông nước Cửu Long phản ánh tâm lư và tính cách cô gái, chàng trai miệt vườn

Trong ṿng chưa đầy 1/4 thế kỷ nỗ lực của các nhà văn, nhà folklore học, nhà văn hóa học Nam Bộ đă tập hợp cho chúng ta một di sản văn hóa dân gian đồ sộ.

Riêng trong lănh vực dân ca Nam Bộ, chỉ trong ṿng 15 năm gần đây, Lư Nhất Vũ, Lê Giang và cộng tác viên đă cung cấp cho ta hàng ngàn câu ḥ, hàng trăm bài lư trong một chục tập, từ Dân Ca Bến Tre (1981) đến Dân Ca Trà Vinh (2005), và hai công tŕnh tổng hợp sáng giá: Ḥ trong dân ca người Việt (2004) và Hát ru Việt Nam (2005).

Khi nắm được khá đầy đủ nội dung ḥ hát vùng đồng bằng sông Cửu Long qua những công tŕnh vừa kể, chúng ta thấy có hai khía cạnh đáng chú ư: sinh hoạt diễn xướng ḥ đối đáp trên sông nước vừa là những cuộc gặp gỡ trữ t́nh đầm thắm, những trao đổi ân t́nh mặn nồng vừa là những dịp giải tỏa bản năng tính dục và khát vọng phồn thực có từ ngàn đời.

Thông thường cuộc hát ḥ khởi đầu bằng những lời ướm hỏi đầy thương cảm: Ḥ ơ, gió thổi hiu hiu, chín ch́u ruột thắt/ Nh́n qua bên bắc, nước mắt chảy bên đông/ Ḥ ơ, ai xui chi cho vợ vợ với chồng chồng/ Biết đây với đó (mà) ông tơ hồng có se

Nghe chàng trai than văn, cô gái cảm thấy cần an ủi và ban cho chàng một tia hy vọng: Ḥ ơ, câu giao ngôn chắc quá/ Em sợ má em rầy/ Câu tứ mă nan truy/ Em sợ d́ em giận/ Để em về nhà thưa lại chừng ba má có đành/ Thời loan phụng em sẽ với bạn lành bắt tay… 

Ḥ đối đáp qua lại như vậy cho đến lúc "t́nh trong như đă…" th́ có thể thốt với nhau những lời ân t́nh cảm động và đắt giá: Ḥ ơ… câu tôm ngủ gục anh tưởng anh vớt hụt con tôm càng/ Hóa ra anh vớt đặng, anh sắm cái kiềng vàng cho em đeo

Chừng đó cô gái tiếc chi mà không làm cho chàng trai cảm thấy một bước đầu gắn bó: Ḥ ơ, nhứt nhựt kết thân mà nhà cửa anh đâu em hổng biết/ Nay gặp anh giữa đường em chí quyết thương anh…

Đó là cung bực ân t́nh. C̣n sau đây là cung bực bản năng tính dục, khát vọng phồn thực phát tiết giữa trời mây sóng nước. Sau vài câu ḥ giao duyên đối đáp thấy có vẻ trôi chảy, chàng trai bắt đầu mất kiên nhẫn nên từ lăng mạn đă chuyển qua ḥ hát hơi bạt mạng: Em ơi, thấy em có cái g̣ má hồng hồng/ Ḥ ơ, phải chi em đừng mắc cỡ th́ anh xin bồng anh hun... và c̣n có những câu ḥ táo bạo hơn nữa...

Có lẽ trời cao đất rộng, sông ng̣i chi chít ở vùng đất này đă tạo cho gái trai Nam Bộ năm xưa cái tâm lư cởi mở hào phóng, táo bạo, có say mê lao động nhưng cũng biết nghỉ ngơi thư giăn bằng ḥ hát giữa khung cảnh trời nước chứa chan t́nh người.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là quê hương của truyện Ba Phi tuyệt tác

Sự xuất hiện của nhân vật lịch sử Ba Phi, tên thật là Nguyễn Long Phi (1890-1968) vào cuối thế kỷ 19 và của truyện Ba Phi vào những năm 30 của thế kỷ 20 là một bổ sung hoàn chỉnh cho diện mạo folklor của cả nước theo ḍng chảy Bắc Nam.

Huyền thoại Ba Phi và giá trị truyện Ba Phi độc đáo như thế nào trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam?

Ở tuổi thanh niên Ba Phi đă cùng với đoàn người di cư từ miệt Đồng Tháp xuống phía Nam rồi cuối cùng định cư ở vùng Rạch Lùm - Kinh Ngang (nay là xă Khánh Hưng A, huyện Trần Văn Thời), tỉnh Cà Mau. Sau gần suốt cuộc đời ở chốn cùng trời cuối đất vùng cực Nam tổ quốc, Ba Phi đă có được những hiểu biết dồi dào và tường tận về thiên nhiên Tây Nam Bộ, từ đất đai, cảnh vật, sông rạch tới cây mắm, cây tràm, cây đước, từ chim trời tới ong mật, từ cá tôm, ốc ếch tới cá sấu, kỳ đà, nai, cọp, heo rừng. Ba Phi c̣n rành rẽ qui luật của từng loại cây, con vật, sự di chuyển theo mùa của từng loại cá, loại chim.

Với cái vốn sống thực tiễn vô cùng phong phú ấy và với tài nghệ đặc biệt của một nghệ nhân dân gian, Ba Phi đă sáng tạo hàng loạt truyện cười, truyện trạng có sức hấp dẫn kỳ lạ, đem tới cho người nghe những tràng cười vô cùng sảng khoái. Dần dần nhân vật xưng tôi trong truyện Ba Phi trở thành một h́nh tượng folklor hoành tráng nơi đó có một chút ǵ của chàng Lía, Tarzan và Zorro cộng lại. Bởi v́ Ba Phi xuất hiện trong truyện kể của ḿnh như một nhân vật lao động giỏi, sống lạc quan yêu đời và bách chiến bách thắng trước mọi trở ngại của thiên nhiên và xă hội nơi đồng bằng sông Cửu Long, vừa là vùng trù phú "làm chơi ăn thiệt" mà cũng là nơi "xuống sông sấu bắt, lên rừng cọp tha", "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh". Vậy mà Ba Phi đă vượt qua tất cả và luôn luôn thắng lợi. Tài năng lớn nhất của Ba Phi là nói trạng, là thậm xưng mà nghe ra vẫn hợp t́nh hợp lư.

Đặc trưng hệ thống truyện Ba Phi (hàng trăm truyện) là nghệ thuật phóng đại, một tấc tới trời. Một hôm Ba Phi cao hứng kể cho hàng xóm láng giềng nghe chiến công sau đây:

Truyện cọp xay lúa

"Nói thiệt t́nh với bà con, Ba Phi tui là trai tài mà bà nhà tui cũng là gái giỏi. Một đêm cọp ṃ về làng bắt heo và chó, đúng lúc vợ tui đem lúa đổ ra cối để xay. Tui kêu vợ tui vô nhà dặn việc, thiệt ra là nói bả đừng có sợ cọp v́ tui đă có cách trị nó. Con cọp đứng ŕnh hồi nào hổng biết, thấy vợ tui vừa đi khỏi liền nhảy vô nhà bắt chó. Hai cái chưn trước của nó vồ trúng giằng xay, cái giằng xay mà tui chế tạo đặc biệt. Con cọp bị kẹt chưn trong đó gỡ măi không ra, cứ kéo tới kéo lui, kéo hoài. Cối gạo vừa đổ một loáng cọp đă xay hết. Bà nhà tui lại đem thúng lúa khác đổ vô cối cho cọp xay tiếp, cọp cứ phải xay hoài. Sau khi vợ tui bắt nó xay hết 25 giạ lúa, thấy nó có vẻ mệt mỏi tui bèn thương hại tới bên cối hù một tiếng: "Cọp!". Ông ba mươi thất kinh hồn vía, chạy thẳng vô rừng, từ đó không dám trở lại xóm tui quấy phá cuộc sống dân lành nữa".

Trong các tập tuyển văn hóa dân gian hay các tập kho tàng truyện cười, truyện trạng, bạn có thể đọc hàng loạt truyện như thế: câu ếch, câu cá sấu, gác kèo, tàu rùa, ăn trứng rồng, chó nhà săn heo rừng, v.v. và sẽ thấy tài trí tuyệt vời của Ba Phi mà nhân dân Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đă kính cẩn gọi bằng "Bác" (ngay từ trước 1945). Bác Ba Phi đúng là mẫu người tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ của con người Việt Nam đi mở cơi, tiếp tục sự nghiệp dựng nước của ông cha thuở trước và không ngừng sáng tạo văn hóa dân gian dưới bầu trời Đông Nam Á.

Nguồn: www.vannghesongcuulong.org

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18