|
Chợ nổi miền Tây Nam Bộ
Lao Động Cuối tuần số 12 Ngày 23/03/2008 Cập nhật:
9:40 AM, 23/03/2008
|
Cảnh mua bán
trên sông ở chợ nổi Cái Răng. |
(LĐCT) - Năm Du lịch quốc gia 2008 chọn vùng châu
thổ sông Mêkông, miền Tây Nam Bộ là điểm đến của Việt Nam. Với hơn
54.000km chiều dài của sông rạch, vùng này có một nền văn minh văn hoá
sông nước đặc trưng không nơi nào ở Việt Nam có được, đặc biệt là những
chợ nổi trên sông đă có tuổi hàng mấy trăm năm từ thời khẩn hoang lập
đất.
Cuộc sống trên mặt nước
Sông mẹ Mêkông, đổ vào nước ta với hai nhánh chính là sông Tiền, sông
Hậu, rồi sông sinh ra hàng trăm sông con, chia nhỏ ra thành hàng ngàn
con rạch, chia nhỏ nữa cơ man những con xẻo, khóm, mương, ng̣i... Cả một
hệ thống sông nước chằng chịt như mạng nhện đă tạo cho vùng châu thổ
sông Mêkông, miền Tây Nam Bộ một nền văn minh, văn hoá sông nước đặc
biệt.
Và phương tiện giao thông không ǵ khác ngoài các loại thuyền, mà kiểu
dáng, tên gọi cũng phong phú như một bộ sưu tầm trong bảo tàng cuộc sống
sông nước miền này. Thuyền ở đây không chỉ là phương tiện giao thông, mà
mỗi chiếc c̣n như là một căn nhà nổi di động trên sông, chở cuộc đời số
phận con người qua năm tháng.
Thuyền ở miền Tây Nam Bộ được gọi theo nhiều cách khác nhau tùy theo
h́nh dáng: Ghe, xuồng,... phân biệt theo loại của mỗi vùng sông. Như
vùng sông từ Long An đến An Giang, xuồng có lườn tṛn để dễ lướt trên
lục b́nh (bèo tây); Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau xuồng lườn phẳng, hay
c̣n gọi xuồng ba lá do có 3 tấm gỗ ghép vào, dùng lướt sông rộng được
nhanh.
Ghe, xuồng c̣n có một đặc điểm, trên mũi thường có vẽ" mắt", như một dấu
hiệu cho biết nơi xuất xứ của chiếc ghe, xuồng đó do "ḷ" của ông chủ
nào đóng, giống như "thương hiệu" của sản phẩm. "Mắt" ghe, xuồng mỗi
vùng cũng mỗi khác, có "mắt" nh́n rất hiền, có "mắt" dữ tợn, có "mắt"
nheo lại như cười vui, "mắt" khác lại cụp mi xuống vẻ e thẹn... Nh́n "mắt"
ghe, xuồng cũng đă thấy như một khám phá thú vị ở miền sông nước Tây Nam
Bộ.
Quảng cáo "made in Chợ Nổi"
Có lẽ không nơi nào, không có chợ nào và cả các hăng chuyên làm dịch
vụ quảng cáo lại nghĩ ra một kiểu quảng cáo sản phẩm độc đáo như ở chợ
nổi miền châu thổ sông Mêkông, một kiểu quảng cáo hoang sơ được lưu giữ
hàng mấy trăm năm nay, trung thực, tự nhiên, nhưng rất hiệu quả, đánh
thẳng vào thị giác, hối khách móc tiền ra mua, thưởng thức, tiêu dùng.
Ngay từ rất xa cách cả trăm mét, đă thấy nhấp nhô cơ man những cây tre
cao vút cỡ từ 5m-10m, ở trên treo lủng lẳng đủ các sản phẩm mà ghe,
xuồng bán. Không có thứ ǵ mà không treo lên, từ miếng thịt lợn, ḅ, dê,
gà... đến rau, củ, quả... Có cả cái phin café, lon nước ngọt, chai nước
suối, rồi tô hủ tiếu ḿ, bánh ḿ thịt nguội, cơm tấm b́ sườn nướng, bánh
xèo... và c̣n có cả những mảnh vải đầy sắc màu treo lên quảng cáo cho
dịch vụ may vá thuê trên sông...
Không món ǵ trên bờ có là dưới sông không có. Rất ấn tượng là trên một
số ghe, xuồng treo cả dấu hiệu quảng cáo dịch vụ sửa điện thoại di động,
tivi, máy vi tính. Chợ Nổi tưởng chừng như chỉ có bán hàng nông sản phẩm,
thuỷ hải sản nuôi trồng đánh bắt, nay c̣n có cả những sản phẩm của "công
nghệ cao", chứng tỏ người dân sông nước không chỉ biết đến rau củ quả,
cá tôm...
Nét văn miền sông nước
Chợ nổi thường được họp ở nơi giao nhau giữa các con sông kênh rạch. Ở
miền Tây Nam Bộ có rất nhiều chợ nổi, nhưng lớn và quy mô là chợ nổi Cái
Bè - Tiền Giang (nằm ở đoạn sông giáp ranh hai tỉnh Tiền Giang - Vĩnh
Long), chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long), chợ nổi Phụng Hiệp, Ngă Bảy, Phương
Điền, Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Năm Căn (Cà Mau).
Chợ bán phần lớn là hàng hoá sản vật của miền Tây Nam Bộ, nhưng mỗi chợ
có những mặt hàng riêng nổi trội, đặc sản của vùng ḿnh. Chợ nổi Cái Bè
thường là các loại cây trái ngon của vùng Nam Bộ mùa nào quả đó như sầu
riêng, măng cụt, vú sữa, xoài, nhăn, cam, quít, bưởi... Chợ nổi Cái Răng
là các loại rau củ quả như bầu, bí, khoai, rau các loại... Chợ nổi Phụng
Hiệp th́ gần như bán các loại đặc sản "động vật" của miền Tây Nam Bộ như
chuột đồng, rùa, rắn, trăn, tôm, cua... Chợ nổi Năm Căn gần như "độc
quyền" các loại thuỷ hải sản nuôi trồng đánh bắt cả của sông lẫn biển.
Đi chợ nổi có cái thú của sự bồng bềnh chao đảo do những con sóng nhỏ từ
các ghe, xuồng lướt qua lại tạo nên. Tiếng máy ghe, tiếng người kêu gọi
nhau í ới, tiếng mời chào mua bán nhộn nhạo, ồn ă cả khúc sông rộng.
Mua bán ở chợ nổi cũng là một khám phá đầy thú vị, người ta không mua lẻ
từng quả, từng bó hay từng con mà hỏi và trả giá từng cần xé (giỏ),
thiên - 1000, giạ - 25kg, hay ít nhất cũng là mấy chục - ở miền Tây Nam
Bộ chục được tính theo từng vùng, ở Tiền Giang là 12, Cần Thơ là 14, 16,
Kiên Giang, Cà Mau có khi chục tới 18...
Muốn ăn quà, th́ cặp ghe xuồng nhỏ vào sát chiếc ghe bán hàng, rồi một
tay vịn một tay cầm tô chén, buông lái ngồi trước mũi ghe ăn. C̣n mua
rau quả th́ y như được xem màn biểu diễn tung hứng từ xuồng này sang ghe
kia, vậy mà không thấy rơi xuống sông...
Từ Sài G̣n, theo quốc lộ 1A, đến với vùng châu thổ sông Mê Kông, miền
sông nước Tây Nam Bộ, tham quan mấy khu chợ nổi, như được khám phá bảo
tàng "sống" về một nền văn hoá sông nước Việt Nam đầy thú vị. Việt Văn
Việt Văn
|