Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Ca Dao theo Chủ Đề
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Thể thơ Lục Bát

Wednesday, June 15, 2011
Viên Linh

Nhân ngày giỗ nhà thơ Tản Đà, người có bài lục bát danh truyền Thề Non Nước, chúng tôi chọn đăng dưới đây bài viết về thể thơ đặc biệt Việt Nam này. Nếu Trung Hoa có thể thơ Đường Luật (tám câu, 56 chữ), Nhật Bản có thể thơ Haiku, (ba ḍng, 17 chữ, th́ Việt Nam có thể Lục Bát (hai câu 14 chữ, dài bao nhiêu câu cũng được).

I. Lục Bát có phải là một thể thơ hoàn toàn Việt Nam không?

Câu hỏi này đă được nhiều nhà biên khảo văn học t́m cách trả lời. Bùi Kỷ trong Quốc Văn Cụ Thể viết: “Theo cách gieo vần mà xét các lối văn vần, có thể phân biệt được ngay lối nào là của ta, lối nào là của Trung Quốc mà ta bắt chước.



Nhà thơ Tản Đà, từ trần ngày 7 tháng 6, 1939.



Lối gieo vần của Trung Quốc bao giờ cũng để ở chữ cuối cùng câu. Lối riêng của ta gieo vần khác hẳn lối Trung Quốc, câu trên vần ở chữ cuối cùng, c̣n câu dưới th́ vần không ở chữ cuối cùng.” Câu trên ở đây là câu lục. C̣n câu dưới là câu bát.

Dương Quảng Hàm trong Việt Văn Giáo Khoa Thư cũng tán đồng ư kiến này. (1)

Theo Phạm Đ́nh Toái, tác giả Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca do Hoàng Xuân Hăn dẫn th́ chính người Tàu đă ngạc nhiên khi đọc Nhật Tŕnh Bắc Sứ của Nguyễn Huy Oánh (1722-1789) viết bằng Hán văn và bằng thể Lục Bát. Vậy Lục Bát không phải thể thơ Tàu, mà là đặc sản Việt Nam.

II. Thể Lục Bát xuất hiện từ bao giờ?

Câu hỏi này cũng chưa thể xác định. Bùi Kỷ viết: “Phát nguyên bởi ca dao, phương ngôn, ngạn ngữ đời cổ”... Nhưng những câu lục bát có thời điểm sáng tác được ghi nhận xuất hiện sớm nhất, là bài hát Chúc Làng của Lê Đức Mao (1462-1529). (Theo Thi Văn Việt Nam của Hoàng Xuân Hăn, 1951). Hoàng Xuân Hăn viết: “Bài thơ này Lê Đức Mao làm khi c̣n ở Đông Ngạc, nghĩa là trước năm 1504” (2)

Dưới đây là một đoạn của bài thơ đó:

Hoan thanh ba tiếng hô tung,
Hương nghi ngút khói, rượu nồng nàn hoa.
Đ́nh tấu nhạc, miếu dâng ca,
Vẻ thanh múa phượng, khúc ḥa bay loan.
Ngày xuân, xuân tịch thừa hoan,
Thọ trăm chén thuốc, phúc ngàn câu ca.

Phùng Khắc Khoan (1528-1613) có một tác phẩm toàn lục bát vài trăm câu là Đào Nguyên Hành, có đoạn như sau:

Bông lau, lông vịt* lấy bông,
Làm chăn làm đệm mùa đông ngự hàn
Trâu ḅ, gà lợn, dê ngan
Đầy lũ đầy đàn rong thả khắp nơi...

Lục bát lên đến độ cao nhất về nghệ thuật và số lượng là với truyện Kiều của Nguyễn Du (3).

III. Một thể thơ có nhịp chẵn

Lục Bát như lối gọi tên là một thể thơ mà câu trên sáu chữ, câu dưới tám chữ, gồm mười bốn chữ. Cũng có thể nói câu lục và câu bát, nếu nghĩ mỗi ḍng là một câu. Mười bốn chữ này được xếp đặt thành hai ḍng. Khác với thể ngũ ngôn, thất ngôn, hai câu mới ráp thành một vần, mỗi câu thơ lục bát phải tự ổn định trong vần riêng của nó, ở chữ thứ sáu và chữ thứ mười hai. Lục Bát dễ làm, ai cũng làm được, v́ ngay từ thời thơ ấu đă được nghe nó, qua h́nh thức những bài ca dao. Đó là một thể thơ mà vần điệu rất đỗi quen thuộc. Thơ Lục Bát không hay do ở âm điệu. Âm điệu lục bát đều quá. Cái hay của lục bát ở những chỗ khác. Cái hay của lục bát là ở ngôn ngữ lục bát. Ngôn ngữ lục bát là ngôn ngữ h́nh tượng. Nhịp lục bát là nhịp h́nh tượng. Đọc một câu lục bát lên, người đọc phải thấy h́nh ảnh chuyển động rung rinh:

Ải xa quằn quại bóng cờ,
Phất phơ buồn tự ngàn xưa thổi về.

(Huy Cận)

Xập xè én liệng lầu không

(Nguyễn Du)

Thơ Lục Bát là những câu thơ chẵn. Từ sáu đến tám. Nhịp chẵn, thơ thường đều, gây buồn. Nhịp lẻ, thơ vui hơn. Nhịp chẵn gieo xuống những âm trầm đều đặn. Nhịp lẻ đưa lên những thanh cao, nhẹ nhàng. Hồ Dzếnh:

Trời không nắng/ Cũng không mưa
Chỉ hiu hiu rét cho vừa nhớ nhung.

Phải đọc luôn 3 chữ “trời không nắng,” và 3 chữ “cũng không mưa.” Không ai đọc “Trời không / nắng cũng / không mưa,” v́ như thế là vô nghĩa. Vậy tác giả đă đổi nhịp câu lục này, không cho người ta đọc khác. Trường hợp tương tự đă xảy ra khi Nguyễn Du viết:

Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đă phụ chàng từ đây.

Người ta phải đọc luôn “Ôi Kim lang!” 3 tiếng, mà không thể đọc khác được.

Nhịp lục bát là nhịp vơng, đă lên th́ phải xuống, không bỏ ngang được.

Thơ lục bát sẽ trôi đi mất h́nh dạng, mất hiệu lực nếu chỉ là những ḍng thơ không h́nh ảnh, những nhịp hai đều đặn, những câu mười bốn chữ không xong một ư nào.

Ngôn ngữ h́nh tượng đ̣i hỏi trước hết sự quan sát. Trước hết h́nh tượng. Đời sống là cảnh tượng trước mắt, tâm hồn là cảnh tượng bên trong. Mô tả cảnh tượng trong những câu thơ chẵn là chụp cảnh tượng rộng lớn qua một ống kính cố định, không khuếch đại được. Những nhịp hai của sáu chữ trên, những nhịp hai của tám chữ dưới, đọc lên, thành bảy nhịp hai hết sức rời ră. Trong cái nhịp âm thanh cố định ấy, h́nh ảnh trở thành một yếu tố không thể không có được. H́nh ảnh là chính, trong thơ Lục Bát. Âm điệu chỉ là đẩy h́nh ảnh chuyển động, như hơi gió để đẩy những mặt của chiếc đèn kéo quân.

Ngôn ngữ tượng h́nh là thứ ngôn ngữ bắt buộc phải có đời sống nơi thực tế. “Cổ cao, áo kín, đi về ḿnh tôi.” Một câu lục của Cung Trầm Tưởng. Một h́nh ảnh có đường nét, có bóng tối và ánh sáng, có khung cảnh trong đó nhân vật lui tới.

Thơ Lục Bát tiền chiến của ta thường được coi như có hai trường. Trường Huy Cận. Trường Nguyễn Bính. Những người làm thơ Lục Bát ở đây hoặc được nh́n từ cổng trên, hoặc được ngó từ cổng dưới. Nhưng, dùng một câu của Jean Cocteau, “trong văn chương không có trường này trường nọ, mà chỉ có bệnh viện,” th́ chúng ta có rất nhiều bệnh viện.

Như đă nói ở trên, thể lục bát là thể thơ có nhịp chẵn. Thông thường khi làm một bài lục bát, người thi sĩ sẽ cứ xuôi theo nhịp chẵn đó mà làm, và bài thơ sẽ đều đều như sau: “Trăm năm/ trong cơi/ người ta - Chữ tài/ chữ mệnh/ khéo là/ ghét nhau.” (Nguyễn Du) “Thôn Đoài/ ngồi nhớ/ thôn Đông - Một người/ chín nhớ/ mười mong/ một người.” (Nguyễn Bính) “Ta không/ muốn nắn/ cung đàn - Đêm xưa/ dạo dưới/ trăng vàng/ đợi Em.” (Hồ Dzếnh) Với nhịp chẵn, đều đều như nhịp vơng lên rồi xuống, kéo qua rồi lại kéo lại, thơ lục bát thường buồn. Tâm lư căn bản của lục bát là tâm lư buồn. Nó không bao giờ mạnh như thơ có câu lẻ và nhịp lẻ: “Thư t́nh không lạc/ trong tay mỏi - Đă nản thêu thùa/ kim chỉ ôi.”( Xuân Diệu) “Hồn tôi/ như đỉnh hương - Bốc lên/ ḿnh thánh giá” (Bích Khê).

Để tránh sự đều đặn trầm trầm cân đối của lục bát, những người hay làm lục bát, và đuợc nổi tiếng với thể thơ này, đă t́m nhiều cách phá cái nhịp đó đi.

Sau đây là vài cách dẫn chứng.

Nai cao gót/ lẩn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nh́n thu mới về.

(Huy Cận)

Trăng ơi đừng bỏ kinh thành
Hồn cố đô/ vẫn thanh b́nh/ như xưa

(Đinh Hùng)

Những gạch chéo (/) cho thấy người đọc không thể đọc một cách nào khác như đă gạch. Nghĩa là Huy Cận và Đinh Hùng đă làm những câu trên với nhịp lẻ, dù đọc thế nào th́ câu thơ vẫn có nhịp lẻ. Ví dụ đọc:

Nai cao gót/ hay Nai/ cao gót

Hồn cố đô/ hay Hồn/ cố đô

th́ toàn câu vẫn có cái bố cuc của nhịp lẻ.

Sau đây là bài lục bát danh truyền của Tản Đà:

Thề Non Nước

Nước non nặng một lời thề, Nước đi đi măi không về cùng non. Nhớ lời nguyện nước thề non, Nước đi chưa lại, non c̣n đứng không.

Non cao những ngóng cùng trông, Suối khô ḍng lệ chờ mong tháng ngày. Xương mai một nắm hao gầy, Tóc mây một mái đă đầy tuyết sương.

Trời tây ngả bóng tà dương, Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha. Non cao tuổi vẫn chưa già, Non thời nhớ nước, nước mà quên non.

Dù cho sông cạn đá ṃn, C̣n non c̣n nước hăy c̣n thề xưa. Non cao đă biết hay chưa? Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.

Nước non hội ngộ c̣n luôn, Bảo cho non chớ có buồn làm chi. Nước kia dù hăy c̣n đi, Ngàn dâu xanh tốt non th́ cứ vui.

Ngh́n năm giao ước kết đôi, Non non nước nước chưa nguôi lời thề.

Chú thích:

(1) Có hai người trước đó cho rằng thể lục bát của ta bắt chước Tàu, là Kiều Oánh Mậu và Đào Nguyên Phổ. Phó Bảng Kiều Oánh Mậu viết trong bài tựa sách Tỳ Bà Quốc Âm rằng lục bát bắt chước Tàu, v́ trong Kinh Dịch có câu có dạng lục bát. Thật ra đó chỉ là câu duy nhất ngẫu nhiên như thế, nhưng có dạng bốn chữ, các câu khác bị cắt xén đi chứ không đúng nguyên văn. Trong tựa Truyện Kiều, Đào Nguyên Phớ chỉ nhắc lại ư của Kiều Oánh Mậu.

(2) Lê Đức Mao người làng Đông Ngạc, ngoại thành Hà Nội, đỗ tiến sĩ năm 1505 đời Lê Uy Mục.

(*) Cây lông vịt

(3) Bài này từ trang đầu đến chỗ này là ghi theo tài liệu của NVH, có lẽ là Nguyễn Văn Hầu.

(4) Viên Linh, Nhật Kư Văn Nghệ, Khởi Hành số 10, ngày 3 tháng 7, 1969

 

Post ngày: 12/08/18 

Nguồn: Internet

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 12/08/18