Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Cửa ô Hà Nội


Theo nhà sử học Biệt Lam Trần Huy Bá trích bản đồ Hà Nội năm Minh Mạng 12 (1831) th́ Hà Nội có 16 cửa ô, đặt tên theo làng theo tổng. Mỗi cửa ô thời ấy có lẽ là một chiếc cổng ngày mở đêm đóng bởi mỗi phường như một làng, khép kín, có cây có rào, có tuần đinh canh pḥng để ngăn ngừa đạo chích và dè chừng hoả hoạn.

Người Hà Nội từ giữa thế kỷ XX trở đi đă không c̣n nhiều người biết đến những cửa ô đă mai một vào thời gian, ch́m đi trong quá khứ. Những Tây Luông (sau Nhà hát Lớn), Thuỵ Chương (đầu Quán Thánh-Thuỵ Khuê), ông Yên (Hàng Cau-Hàng Bè), Mỹ Lộc (đầu Hàng Bạc), Trừng Thanh (Hàng Mắm), Phúc Lâm (Hàng ậu), Thạch Khối (Hàng Than), Yên Tỉnh (dốc Hàng Than), Nhân Hoà (Hàn Thuyên).... chỉ c̣n được biết mang máng như những hoài niệm đẹp. Những cái tên c̣n được nhiều người biết đến ngày nay là những cửa ô Yên Phụ,ồng Lầm, Chợ Dừa, Cầu Dền, ống Mác, Cầu Giấy... và cửa ô c̣n lại cái cổng duy nhất: Ô Quan Chưởng.

Ô ồng Lầm: Chỗ ngă tư ại Cồ Việt - Kim Liên

Ô Chợ Dừa: Về phía tây, nơi có cái chợ nhỏ bé từng một thời họp dưới bóng dừa lao xao bát ngát, dẫn tới Trại Tóc, Trại Nhăn... xuôi sang phía bên kia là con đê La Thành.

Ô Cầu Dền: Phố Huế nối với Bạch Mai

Ô ông Mác: ở tận cùng phố Ḷ úc, chỗ gặp phố Lương Yên, ngày xưa là một cửa ô. Cửa ô đó mở ở đúng góc đông nam của toà thành đất ṿng giữa bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa và có nhiều tên gọi khác nhau, tên ông Mác là tên gọi nôm na của cửa ô này.

Ô Quan Chưởng: Ngay cạnh chợ ồng Xuân, một cửa ô duy nhất c̣n lại cái cổng ba cửa như cổng thành, có vọng lầu, bằng gạch vồ nâu đỏ, có cả tấm bia đá của Tổng đốc Hoàng Diệu cho dựng năm 1882 cấm ngặt binh lính quan nha không được sách nhiễu người dân qua lại đây vào thành. Cổng ô được xây dựng năm 1749, hơn hai trăm năm rồi, là chứng nhân của lịch sử và tấm bia đá kia trăm năm chưa ṃn.

Ô Yên Hoa: nay là Yên Phụ. Ô Yên phụ là nơi mà đào Nhật Tân, quất Nghi Tàm, hoa Tứ Tống ... phải vượt qua mà vào Hà Nội.

Nói đến Hà Nội, hẳn ai cũng phải nhắc đến 36 phố phường Hà Nội. Hà Nội ngày nay tuy đă đổi thay theo năm tháng nhưng những ǵ về phố cổ Hà Nội th́ sử sách đă ghi. ối với 36 phố phường Hà Nội, mỗi con đường, góc phố đều mang những ư nghĩa thật sâu xa. Không phải ngẫu nhiên mà tên phố được đặt là Hàng iếu, Hàng Nón, Hàng Muối, Hàng ào..... Mỗi tên gọi đều mang một ư nghĩa riêng, rất đời thường và dễ nhớ. Nếu theo đúng như các nhà Hà Nội học đă viết th́ tên gọi của mỗi con phố đều nói lên một nỗi niềm riêng. Người ta đặt tên theo nghề làm ăn của bà con hàng phố đó cho dễ nhớ. Chỉ là thế thôi nhưng người ta cảm giác như ôm trọn cả Hà Nội khi đọc những ḍng cảm xúc viết về phố phường Hà Nội, như cảm nhận được tiếng nói của phố Hà Nội, người Hà Nội. ể đến lúc đọc "ường vào Hà Nội" của nhà văn Băng Sơn, rồi "Hà Nội thanh lịch" của nhà văn hoá Hoàng ạo Thuư, ta như đang được tṛ chuyện với những người đă sống ở cái thuở ấy. Và dường như ta được sống lại với những kỷ niệm tuy đă trở nên cổ kính nhưng lại làm chúng ta cảm thấy như được gần lại với quá khứ và hiểu hơn về cội nguồn của chính ḿnh.


Bài Đọc Thêm

Các cửa ô Hà Nội

Theo nhà sử học Biệt Lam Trần Huy Bá (trích bản đồ Hà Nội năm Minh Mạng 12 (1831) th́ Hà Nội có 16 cửa ô, đặt tên theo làng theo tổng. Mỗi cửa ô thời ấy có lẽ là một chiếc cổng ngày mở, đêm đóng. Bởi mỗi phường như một làng khép kín, có hàng rào, có tuần đinh canh pḥng để ngăn ngừa đạo chích và dè chừng hoả hoạn. Nhiều người Hà Nội hiện nay đă không c̣n biết đến những cửa ô đă măi một với thời gian, mờ dần cùng quá khứ. Những Tây Luông (sau Nhà hát lớn), Thuỵ Chương (đầu Quán Thánh - Thuỵ Khuê), Đông Yên (Hàng Cau - Hàng Bè), Mỹ Lộc (đầu Hàng Bạc), Trừng Thanh (Hàng Mắm), Phúc Lâm (Hàng Đậu), Thạch Khối (Hàng Than), Yên Tỉnh (đốc Hàng Than), Nhân Hoà (Hàn Thuyên)... chỉ c̣n như những hoài niệm đẹp, những cửa ô Yên Phụ, Đồng Lâm, Chợ Dừa, Cầu Dền, Đông Mác, Cầu Giấy... như là chứng tích của các cửa ô Hà Nội xưa và cửa ô c̣n lại duy nhất: Ô Quan Chưởng. Vậy một số địa danh nổi tiếng ấy hiện được xác định ở đâu? Ô Đồng Lầm nằm ở ngă tư Đại Cổ Việt - Kim Liên. Ô Chợ Dừa: Từng là nơi có cái chợ nhỏ họp dưới bóng dừa dẫn tới Trại Cóc, Trại Nhăn... xuôi sang phía bên kia là con đê La Thành. Ô Cầu Dền: chỗ phố Huế nối Bạch Mai. Ô Đông Mác: ở tận cùng phố Ḷ Đúc, chỗ gặp phố Lương Yên và đường Trần Khát Chân, đường Kim Ngưu, ngày xưa là một cửa ô. Cửa ô đó mở đúng góc Đông Nam của toà đất bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa và có nhiều tên gọi khác nhau, tên Đông Mác là tên gọi nôm na của cửa ô này. Ô Cầu Giấy: ở phía Tây Hà Nội, Ô Quan Chưởng: ngay cạnh chợ Đồng Xuân, cửa ô duy nhất c̣n lại cái cổng ba cửa như cổng thành, có vọng lầu bằng gạch vồ nâu đỏ, có cả tấm bia đá của Tổng đốc Hoàng Diệu cho dựng năm 1882, cấm ngặt binh lính quan nha không được sách nhiễu người dân qua lại nơi đây, cửa ô được xây dựng năm 1749.

Ô Yên Hoà hay là Ô Yên Phụ, là nơi đào Nhật Tân, quất Nghi Tàm, Hoa Tứ Tống... phải vượt qua để vào Hà Nội./.

 

Ô QUAN CHƯỞNG

May mắn cho phố cổ Hà Nội c̣n sót lại một Ô Quan Chưởng. Cửa ô là nơi nội thành tiếp cận với ngoại thành. Do đó, ca dao xưa mới có câu:

"Ở đâu năm cửa chàng ơi
Sông Nhĩ Hà mấy khúc nước chảy xuôi một ḍng!"

Đó là câu đố về Hà Nội. Năm cửa tức là năm cửa ô. Cho đến đầu thế kỷ Hà Nội vẫn c̣n năm cửa ô. Đó là Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng... Bốn cửa ô kia đă bặt tăm bóng dáng. Chỉ c̣n một Ô Quan Chưởng. Có ô chắc phải có cửa. Thành quách ngày xưa thường có 3 lớp: lớp thành ngoài cùng đắp bằng đất... Đấy là thành của phố, phường dân chúng, là nơi bảo vệ vành ngoài. Sau đó tầng thành thứ hai là hoàng thành, và lớp cuối cùng là nơi vua và các đại thần đến để làm việc gọi là Tử Cấm Thành. Mỗi ṿng thành đều có cửa cả. Về Ô Quan Chưởng, sách của cụ Hoàng Đạo Thuư "Người và cảnh Hà Nội" đă ghi:

"Song song với Hàng Đậu là Hàng Khoai. Dưới chợ là Phố Mới; đầu phố, chỗ gần bờ sông có cửa Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà), c̣n nguyên cổng xây cũ, đoạn này gọi là phố Hàng Chiếu. Trước khi Tây sang, tên Jean Dupuis (Đồ Phổ Nghĩa) gây cơ sở ở đây cùng với bọn khách trú khi Francisco Garnier đánh thành th́ một ông Chưởng Cơ, cùng một trăm chiến sĩ, đă giữ cửa này đến người cuối cùng!

Quả như vậy th́ đây là nơi mà đáng lư phải ghi biển chiến công. Nhưng Hà Nội với trận tử chiến cùng quân Pháp của Nguyễn Tri Phương oanh liệt quá mà chiến công ở đây bị sử sách quên ghi mất chăng...

Cuốn "Đường phố Hà Nội" của các ông Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá th́ đưa ra ba giả thuyết cho rằng cửa ô có từ cuối đời Lê... và lại căn cứ vào sách Cương Mục ghi rằng thời Mạc đă có phường Đông Hà, bởi v́ trên đỉnh Ô Quan Chưởng c̣n có 3 chữ "Đông Hà môn"... Nhưng liệu cái "Đông Hà môn" thời nhà Mạc ấy, có đúng là Ô Quan Chưởng hiện nay, i x́ như thế không, th́ hai ông cũng không giải thích...

Cổng th́ có tên là cửa Đông Hà mà dân th́ cứ quen gọi là Ô Quan Chưởng..., vậy là cái tên Ô Quan Chưởng là dân phong; và cái ông Quan Chưởng này chắc hẳn được dân yêu th́ mới đặt tên cho... Cho nên, tôi cứ nghiêng về thuyết cụ Hoàng Đạo Thuư...

Tôi đă nhiều lần đi lại dưới ṿm cổng Ô Quan Chưởng, có lúc ngắm cổng từ Hàng Buồm, Hàng Chiếu là ngắm từ phía tả, xế về Hàng Buồm, thuở c̣n nhà cửa lúp xúp, là nh́n từ phía hữu, tuy có bị che chắn nhưng cũng thấy được cái ṿm cổng xa xa... nhất là khi ráng chiều đổ xuống, vương vàng trên tán cây th́ cái dáng Ô Quan Chưởng vừa oai, lại có một chút ǵ bùi ngùi, vương vấn... Ô Quan Chưởng gắn liền với chợ Bắc Qua, chợ Đồng Xuân; với chợ Gạo... Trước đây ở sát gần Ô Quan Chưởng c̣n có mấy cửa hàng nâu... Hẳn là từ phía Phú Thọ-Yên Bái-Tuyên Quang, cập bến sông Hồng, rồi đưa lên đây bán...

Cửa ô là nơi chân quê, những người sơn cước lần đầu tiên vào thành phố chạm trán với kinh thành. Qua các Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy xưa th́ chỉ trống huơ, trống hoác... Nhưng đến với Ô Quan Chưởng th́ c̣n ṿm cửa trấn giữ, trên lại c̣n lưu giữ một lầu vọng địch... gạch cũ rêu phong... cửa ô dày bằng cả thân thành xưa. Cái ṿm ṭ ṿ rất rộng, chắc trước đây c̣n có hai cánh cổng dày và lớn, ban đêm đóng lại, sáng lại mở ra... Nhưng cổng đă không c̣n... Cái ṿm ṭ ṿ chính là cái khuôn h́nh tạo nên một trong vẻ đẹp của cửa ô, mỗi khi có một chiếc xích lô, một gánh hàng rong, hay một lữ khách nào, lưng đeo ba lô, dừng lại ngó nghiêng ở đấy.

Tôi đă nhiều lần chứng kiến, một vài Việt kiều khi thăm phố cổ, thăm Hàng Chiếu, Hàng Buồm cứ lững thững đi lại dưới ṿm Ô Quan Chưởng, có một lần họ mừng reo lên v́ có một hàng bún ốc rong và họ gọi đến, ngồi ngay bên cổng Ô Quan Chưởng, mà x́ xụp ăn... Lúc ấy họ mới có cái phút hân hoan, thấy ḿnh quả là Hà Nội gốc...

May sao, Hà Nội c̣n một cửa Ô Quan Chưởng. Tôi cứ nghĩ thế. Sau này nữa, khi phố cổ đă như một góc bảo tàng sống, th́ cửa ô với nguyên h́nh dáng này mới thật quư làm sao... V́ chợ Đồng Xuân cũ cũng c̣n đâu nữa... Chợ Gạo, chợ Bắc Qua cũng biến dạng nốt rồi... Chỉ c̣n dáng một cổng thành xưa..., với nỗi hoài niệm đủ đầy v́ quá khứ, là cái đẹp của một thời, không chỉ về kiến trúc mà c̣n lại một di tích lịch sử đáng trân trọng nữa...

May sao Hà Nội c̣n nguyên một Ô Quan Chưởng!/.

Xây Công viên Văn hoá quanh Cửa ô Nam Hà Nội

Tổng diện tích khu đất được lập quy hoạch là 234.967m2, phía Nam thuộc xă Tứ Hiệp (Thanh Tŕ), phía Bắc giáp sông Tô Lịch, phía Đông giáp tuyến điện cao thế, phía Tây giáp quốc lộ 1B.

Không gian khu vực cửa ô phía Nam Hà Nội được quy hoạch chi tiết là một tổ hợp quần thể các công tŕnh bao gồm các hạng mục: cửa ô, tượng đài chiến thắng, các khu cây xanh kết hợp với các công tŕnh kiến trúc nhỏ như: tượng đài, phù điêu... và công tŕnh công cộng thấp tầng. Trong đó, Cửa Ô được quy hoạch là không gian mở mang tính biểu tượng được bố trí hai bên đường quốc lộ 1B, có chiều cao hài hoà với chiều cao của tượng đài chiến thắng. Đài chiến thắng là công tŕnh chủ thể được xử lư bằng các giải pháp không gian có tầng bậc nằm tại quảng trường chiến thắng. Đài sẽ được đặt tại lô đất trung tâm của công viên và nằm trên cốt nền cao nhất trong khu vực (cốt +15.6m) với chiều cao được dự kiến từ 90-120m.

Lối đi chính lên khu Quảng trường chiến thắng được quy hoạch như một đường ṿng xoáy ốc hướng tâm theo chiều đi lên và kết thúc tại quảng trường chiến thắng; chiều dài lối đi bộ khoảng 900m được chia thành 9 cung đường  tương ứng với từng thời kỳ lịch sử phát triển của thủ đô thời đại Hồ Chí Minh. Hai bên trục đường quy hoạch bố trí trồng các loại cây xanh đặc trưng của Hà Nội gắn kết với các phù điêu, tượng đài nhỏ theo các chủ đề với hệ thống hồ nước, ṿi phun dọc theo tuyến đường tạo chiều sâu và cảnh quan kiến trúc sinh động. Công tŕnh công cộng với nhà trưng bày triển lăm  bố trí ở khu đông bắc khu đất với quy mô diện tích khoảng 1.000m2 cao từ 2-3 tầng. Ngoài ra c̣n một số công tŕnh dịch vụ có quy mô nhỏ cao 1 tầng được tổ chức phân tán dọc theo các tuyến giao thông và trong các khu cây xanh.

Toàn bộ các hạng mục trên được quy hoạch bố cục theo một tổng thể chung thống nhất theo nguyên tắc tổ chức không gian gồm các chủ thể chính- phụ kết hợp với nhau theo h́nh thức bố cục hướng tâm. Khu quảng trưởng, tượng đài chiến thắng là chủ thể chính được quy hoạch bố trí tại lô đất trung tâm của khu đất thuộc dự án. Các chủ thể phụ bao gồm cấc hạng mục cây xanh kết hợp các kiến trúc nhỏ, tượng đài, phù điêu được quy hoạch dưới h́nh thức các quảng trường vệ tinh nằm xung quanh. Hệ thống giao thông nội bộ gắn kết quảng trường chính và các quảng trường vệ tinh được tổ chức theo dạng ṿng cung hướng vào chủ thể là tượng đài chiến thắng.

Không gian khu vực xung quanh cửa ô quy hoạch chi tiết quy mô 23,49ha được xem xét nghiên cứu trong cả khu quy hoạch xung quanh của ô với quy mô khoảng 100ha giới hạn bởi phía Bắc giáp công viên Yên Sở, phía Đông là đường vành đai 4 dự kiến, phía Tây là đường quốc lộ 1B, phía Nam là nút giao thông cắt giữa đường vành đai và quôc lộ 1B. Khu vực cửa ô phía Nam được nghiên cứu quy hoạch thành một khu vực Công viên văn hoá mang tính giáo dục cao về truyền thống lịch sử, văn hoá của thủ đô, tạo thành khu văn hoá vui chơi đa chức năng của thành phố ở phía Nam Hà Nội. Trong đó bao gồm tổ hợp các công tŕnh: cửa ô, hệ thống cây xanh tượng đài (với tượng đài chiến thắng ghi dấu những chiến công của thủ đô Hà Nội trong thời đại Hồ Chí Minh) là điểm nhấn về không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu vực.

Trước mắt,Hà Nội tập trung xây dựng khu vực của ô phía Nam. Diện tích c̣n lại là đất dự trữ phát triển được dành cho các chức năng văn hoá, các công tŕnh bảo tàng và triển khai xây dựng trong giai đoạn tiếp theo. Trong không gian Công viên Văn hoá Nam Hà Nội, khu vực cửa ô phía Nam được xác lập là chủ thể chính về không  gian kiến trúc cảnh quan cho quy hoạch chung cả khu vực.

  • Kiều Minh

Giải Nhất Giải Nh́
Giải Ba   Giải KK

Đồ án được giải Nhất cuộc thi "Ư tưởng kiến trúc Cửa ô phía Nam Hà Nội".

Xem tiếp Hà Nội Đầu Ô

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18