Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Lạng Sơn

Diện tích: 8.323,8 km²
Dân số: 735,6 ngh́n người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Lạng Sơn
Các huyện: Tràng Định, Văn Lăng, Văn Quan, B́nh Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc B́nh, Đ́nh Lập.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Dao, Nùng.

 

Điu kin t nhiên

 

Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở biên giới phía bắc có đường biên giới với Trung Quốc dài 253km. Phía bắc Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây, tây nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.

 

Địa h́nh của tỉnh chủ yếu là rừng núi. Hệ thống sông suối tương đối dày đặc đă tạo nên những cánh đồng thung lũng màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Qua địa phận tỉnh có các sông chính là sông Kỳ Cùng, Ba Thín, Bắc Giang... Khí hậu ôn ḥa mát mẻ, nhiệt độ trung b́nh năm 21,5oC.


 

Tim năng phát trin kinh tế và du lch

 

Lạng Sơn có tiềm năng về khoáng sản, nông lâm sản mà nổi bật là hoa hồi, tiềm năng du lịch và thương mại.  Là địa đầu của Tổ quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu t́nh, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có di tích văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha, tất cả tạo ra những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn, làm cho Lạng Sơn có sức cuốn hút lạ kỳ với du khách.

 

Từ xa xưa, trong ca dao của người Việt đă có hai câu thơ liệt kê những danh thắng di tích nổi tiếng ở Lạng Sơn.

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa   
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.


 

Dân tc, tôn giáo

 

Là một trong những nơi phát hiện ra các di chỉ của người Việt thời sơ sử, tiền sử, Lạng Sơn in đậm dấu ấn của các nền văn hoá truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam. Những dân tộc có đông cư dân ở Lạng Sơn như Nùng, Tày, Việt, Dao. Họ có nhiều phong tục tập quán và lễ tết rất độc đáo.

 

Giao thông

 

Giao thông đường bộ, đường sắt đều thuận tiện. Quốc lộ 1A nối liền Hà Nội - thành phố Lạng Sơn dài 154km, Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng dài 170km. Ngoài ra c̣n quốc lộ 1B tới tỉnh Thái Nguyên 60km, quốc lộ 4B qua Tiên Yên tới Quảng Ninh 48km, quốc lộ 4A tới Cao Bằng 55km, quốc lộ 279 qua huyện Binh Gia tới Bắc Kạn 73km. Đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội – Trung Quốc chạy qua địa phận tỉnh khoảng trên 100km.

 

 

Địa Danh Du Lịch Lạng Sơn,

Đền Tam Giáo
Đường Hà Nội - Lạng Sơn,
Cửa Khẩu Tân Thanh,
Khu Du Lịch Sinh Thái Suối Mỡ,
Chợ Đông Kinh,
Bắc Lệ,
Ba Sơn,
Ải Chi Lăng,
Thành Nhà Mạc,
Núi Nàng Tô Thị,
Phố Chợ Kỳ Lừa
 
Lạng Sơn Thắng Cảnh Thiên Nhiên – Chiến Tích
LỊCH SỬ - ẢI NAM QUAN
BÀ TRÙNG QUANG

 

 
Lạng Sơn thuộc Bắc Việt, cách Hà Nội 147 cây số. Đó là một tỉnh vùng cao nguyên rộng lớn, núi rừng bao bọc có nhiều thắng cảnh thiên nhiên, và là một tỉnh tại nơi biên giới Việt Hoa. Theo quân sử, Lạng Sơn là nơi diễn ra những chiến trận lịch sử chống ngoại xâm từ ngàn xưa đến thời cận đại.
Trước hết, tôi xin viết về thắng cảnh xứ Lạng.
 
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh…”
 
Phố Kỳ Lừa cách tỉnh lỵ 2 cây số. C̣n 3 hang động là Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh, do thiên tạo.
 
Động Nhất Thanh nhỏ nhất. Bên trong động có những mầm đá mầu trắng cao thấp. Cuối động đặt bàn thờ Phật. Bên bàn thờ Phật có pho tượng bằng đá kỷ niệm Ông Ngô Thời Nhiệm, một vị Tổng Trấn nơi biên giới từng có công giữ nước, cứu dân tại nơi này.
 
Động Nhị Thanh – Trong động rộng và cao, dưới đá mầu xanh nhạt. Suối nước từ trên cao xuống róc rách, bốn mùa mát lạnh. Trong động thờ Phật.
 
Động Tam Thanh cao trên 10 thước, cây rừng bao bọc, cành lá rợp bóng. Vách động có khắc thơ cảm hoài của Ngô thi sĩ vào khoảng 1775, và thơ của sứ giả Nguyễn Thuật đi sứ sang Trung Hoa đă đến ngoại cảnh đề thơ hoài cảm khắc trên vách đá nơi cửa động vào năm 1980. Ngoài ra, có bia khắc năm 1677 kỷ niệm quan Trấn Thủ tỉnh Lạng Sơn Vi Đức Thắng đă có công trùng tu các thắng cảnh xứ Lạng. Tất cả các động đều thờ Phật, v́ vậy nên gọi là chùa.
Từ trên đỉnh động và hai bên vách có những nhũ đá nhiều màu sắc rất đẹp. Trong động lúc nào cũng có gió mát lạnh với tiếng nước suối rơi từng giọt xuống ḷng động.
Trong thập niên 1940 – 1950, quân đội Nhật Bản kéo sang đánh Pháp với chủ chương Đại Đông Á, đă mang một đại đội chiếm cứ Lạng Sơn. Các động nơi họ trú ẩn đă bị phi cơ đồng minh khám phá dội bom nên nhiều thắng cảnh thiên nhiên đă bị tàn phá. Những văn thơ lưu niệm đă bị mai một qua thời gian chỉ c̣n lại một đôi bài c̣n ghi trong sách sử:
 
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Tiếc công Bác, Mẹ, sinh thành ra em.
Tay cầm bầu rượu nấm nem,
Mải vui quên hết lời em dặn ḍ.
Gánh vàng đi đổ sông Ngô,
Đêm nằm mơ tưởng, đi ṃ sông Thương.
 
Đọc sách sử, vần thơ này đă ghi chép như trên nhưng theo lời của một vị giáo sư tại xứ Lạng, th́ bài này c̣n bốn câu tiếp theo như sau:
 
Vào chùa dâng một tuần hương,
Miệng khấn, tay vái bốn phương trời này
Tôi đi t́m bạn tôi đây,
Bạn cũ chẳng thấy, bạn nay không chào.
 
Bài thơ có nhiều ẩn ư này không biết đă được sáng tác năm nào, cũng như không biết tác giả là ai.
 
Núi Vọng Phu. Ngay bên trên Động Tam Thanh có một ngọn núi giống như h́nh một thiếu phụ ôm đứa trẻ nhỏ. Theo truyền thuyết, đó là nàng Tô Thị. Nàng Tô Thị xưa kia có chống đi lính chống giặc xâm lăng nơi biên giới. Nàng thương nhớ, lo lắng nên ngày ngày bồng con lên núi hướng về biên giới đợi đón chồng về. Nhưng năm tháng mỏi moon, chồng nàng không trở về nên nàng hóa thành đá. Núi gần ải quan nên ngọn núi được gọi là núi Vọng Phu.
Có nhũng đêm mù sương khói lạnh, du khách đến thăm tỉnh Lạng ngắm trông lên ngọn núi Vọng Phu mờ tỏ nơi biên giới trong lúc đêm khuya vắng, chợt thấy ḷng bùi ngùi thương cảm.
 
Phố Kỳ Lừa cách tỉnh khoảng 2 cây số. Thuở trước khi quân Tầu xâm chiếm, măi cho đến năm 1428, vua Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cơi, cấm chỉ người Tầu không được đến Lạng Sơn. Đến năm 1939, chợ lại mở rộng nên cho phép một số người Tầu từ biên giới sang buôn bán tại chợ Kỳ Lừa. Đây là một ngôi chợ ghi trang lịch sử chống xâm lăng tại tỉnh Lạng Sơn.
 
Ải Nam Quan. Như trên đă viết, Lạng Sơn là một tỉnh vùng biên giới rừng núi bao quanh. Đứng lưng chừng núi Mẫu Sơn, cao 800 thước, trông sang Trung Quốc rất rơ. Cửa ải Nam Quan cách tỉnh Lạng Sơn 18 cây số. Tại nơi cửa Ải, có binh lính canh gác suốt ngày đêm, dưới quyền chỉ huy của mot tổng quản, ǵn giữ và trách nhiệm biên thùy với một đoàn quân thiện chiến trung dũng đề pḥng giặc cướp nơi ngoại giới tràn sang.
 
Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày th́ coi lính, tối bàn việc quan
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai
Miệng ăn măng trúc, măng mai
Những tre cùng nứa, biết ai bạn cùng
Nước suối trong, con cá vẫy vùng…
 
Tại Ải Nam Quan xưa kia là nơi ông Nguyễn Trăi khóc biệt cha là cụ Nguyễn Phi Khanh, bị quân giặc bắt làm tù viễn xứ sang tầu. Tại cửa Nam Quan, ông Nguyễn Trăi đă khóc bái biệt cha rồi quay về ṭng quân quyết tâm phục quốc. Ông đă thắng và viết lên văn bản B́nh Ngô Đại Cáo.
 
Nhiều thế kỷ sau, người đọc sử cảm động về sự thống khổ của Nguyễn Trăi khóc biệt cha đi tù viễn xứ nên đă viết thành nhiều thơ văn, kịch bản. Dưới đây là mấy câu thơ viết tả về lời Nguyễn Trăi lạy cha ở Ái Nam Quan. Lời thơ này viết từ đầu thế kỷ trước. Không rơ ai là tác giả.
 
“Chốn ải Bắc lạnh lùng gió thổi
Kính lạy cha, con cúi giă từ
Cha đi ǵn giữ thân già
Con về trả nợ nhà cho xong
Rồi đây sẽ cột đồn bia đá
Rạng nước nhà, rạng cả tổ tông
Quân thù xin quyết chẳng dung
Cha nơi khách địa, ắt ḷng cũng vui”
 
Và cũng tại nơi đó, Thoát Hoan, là tướng giặt quân Mông Cổ đă bị Phạm Ngũ Lăo đánh đuổi phải giả trang bôi mặt, cạo râu chạy trốn về nước qua cửa ải Nam Quan.
Quân Mông Cổ xưa kia là đoàn quân hung hăn chiếm cứ nhiều nước nhưng khi đến nước ta th́ bị thảm bại. 
Tóm lược chiến tích Lạng Sơn
Tại Lạng Sơn, từ xưa đến nay đă có nhiều trận chiến do quân đội Việt Nam đánh đuổi quân ngoại xâm Trung Hoa. Cận đại, nhiều đảng phái quốc gia như Quốc Dân Đảng, Phục Quốc Quân, do ông Trần Trung Lập lănh đạo và một đoàn quân do thổ dân, ông Nông Quốc Long, huy động chống Pháp, chống Việt Minh… rồi quân Pháp ngự trị Nhật Bản chiếm cứ, quân đồng minh dội bom…
Trong thời Pháp thuộc, các nhà ái quốc chống Pháp, tỉnh Lạng Sơn là nơi lánh nạn từ nước nhà sang nước ngoài như Nguyễn Hải Thần, Vũ Kim Thành, Vũ Hồng Khanh, Hoàng Nam Hùng v…v… Lúc Pháp that bại, các đảng phải trở về nước phần đông cũng về lối Lạng Sơn. Và cho đến khi nhận thấy phe đảng Cộng Sản quốc tế đă lừa bịp dân, nắm chính quyền tàn sát những nhà ái quốc quốc gia nên họ lại buộc ḷng lánh nạn sang ngoại quốc cũng từ Lạng Sơn.
Bài viết này căn cứ theo ghi chép trong sử sách từ gần nửa thế kỷ trước. Hiện nay không rơ những thắng cảnh có được tu tạo lại không. Riêng cửa ải Nam Quan nghe nói nay đă được đổi thành cửa ải Hữu Nghị.
Trùng Quang sưu tầm
Nguồn: saigontimesusa

 

Nguồn: vietnamtourism

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18