Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
 
Ẩm Thực
Cảm Nghĩ
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Liên Mạng Thành Viên
Trang Chủ
Hồng Vũ Lan Nhi 1 & 2
Phong Thủy HKH
 

 
 

 

 
 
Dẫn Nhập
 
Ví Dầu t́nh bậu muốn thôi,
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra...
 
1 CÁCH CẤU TẠO TẬP HƯƠNG HOA ĐẤT NƯỚC
 
Việc sao lục tập HƯƠNG HOA ĐẤT NƯỚC kéo dài hơn hai mươi lăm năm, nên tôi đă theo hai nguyên tắc trái ngược hẳn nhau, khi th́ chép theo sách, khi th́ ghi lại những câu truyền khẩu tự ngàn xưa. Mấy câu sau này có lẽ chưa hề xuất bản, và có thể theo các ông già bà cả mà chôn sâu dưới nấm mồ, mà ch́m đắm trong lăng quên vĩnh viễn. Thuở nọ, tôi lần lượt xem qua các sách, các bài khảo cứu:
- Vài trương Miscellanées cửa Trương Vĩnh Kư,
- Vài trương Việt Nam Phong tục của Phan Kế Bính
- La Póesie Annamite (Thi ca Việt Nam) của Hồng Nhân,
- Le Paysan Tonkinois à travers le parler populaire (Xét tâm lư dân quê Bắc Việt theo ca dao) của Hồng Nhân,
- Diễn thuyết về ca dao của Song An Hoàng Ngọc Phách,
- Ca dao và lịch sử của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến,
- Tục ngữ Phong dao của Nguyễn Văn Ngọc,
- Phụ nữ và ca dao, của Phan Khôi,
Quốc văn Giáo khoa thư, Nha Học Chánh Hà Nội xuất bán, Một bài khảo cứu của Lê Văn Phát, Một bài báo Đông Pháp Thời báo. Cùng nhiều bài tản mác trong các báo hằng tuần, hằng ngày [1] Hai quyển truyền bá mạnh nhất cho ca dao có lẽ là: Tục ngữ Phong dao, trong giới người lớn, và Quốc văn Giáo khoa thư, trong hàng trẻ con.
 
Hồi sơ khởi, tôi tính sao lục thiệt ít, sao lục vài câu hay cho các bạn trẻ xem chơi. Nhưng lần hồi bị lôi cuốn, phải nhiễm lấy cái tật của mấy anh nuôi cu đất, nuôi cá lia th́a. Họ bắt đầu nuôi một con rồi càng ngày càng nuôi nhiều. Tôi bắt đầu chép một câu, rồi càng ngày càng chép nhiều.
 
Về sau, tôi không phải sao lục nữa, mà lại gia công cứu vớt mấy câu sắp bị tiêu diệt, như đă nói ở trên.
 
Một nhóm học tṛ trường Trí Đức góp câu ở Hà Tiên, năm 1926, các bạn Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Văn Pḥng góp câu ở G̣ Công, năm 1982  cậu Lê Văn Tăng góp câu ở B́nh Tịnh (Tân An), năm 1934; cô Nh́n Chi Lê góp câu ở vùng Cây Quéo Bà Chiểu, năm 1943; ông Liên Nga chép cho một mớ ở Tứ dân Văn Uyển (1946).
 
Ngoài ra các truyện ngắn, truyện dài, các bài nghị luận hoặc sách Pháp văn, tuy không chuyên khảo, nhưng thỉnh thoảng có đưa ra năm ba câu hát.
 
Thí dụ:
Sách Le Roman de Mlle Lys (T́nh sử cô Huệ) của Nguyễn Phan Long, có dịch câu:
Một vũng nước trong,
Một ḍng nước đục,
Một trăm người tục,
Một chục người thanh
Biết ai tâm sự cho th́nh
Mua tơ thêu lấy tượng B́nh Nguyên Quân.
 
Sách Chồng Con của Trần Tiêu có ghi vế trên của câu:
Chồng con là cái nợ nần,
Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm.
 
Truyện ngắn Quê Bạn của Thanh Tịnh có câu:
Hết mùa tót ră rơm khô,
Bạn về quê bạn biết mô mà t́m.
 
- Một truyện ngắn trong báo Sống có câu:
T́m em như thế t́m chim,
Chim ăn biên bắc đi t́m biển đông.
 
Một nữ kư giả nhơn thảo luận về cà pháo vùng Nghệ Tĩnh, có dẫn câu:
Bồng em đi dạo vườn cà,
Cà non chấm mắm cà già làm dưa.
 
Bà Đào Phi Phụng diễn thuyết về vấn đề phụ nữ (Sài G̣n, lối 1943) có dẫn câu:
Xấu xa cũng thể chồng ta,
Dầu rằng tốt đẹp cũng ra chồng người.
 
Tôi chưa kể một người đă giúp tôi trong việc sưu tầm câu hát, bà thân mẫu tôi, người đă ở Huế, Quảng Trị, Sông Cầu từ năm 1897 cho đến năm 1907. Các câu bà đă mượn biên gởi cho tôi từ năm 1924, th́ nay tôi kư thêm hại chữ T.N tức là Trương Nguyễn.Ngoài ra, tôi c̣n nhờ bạn Thuần Phong tŕnh bày và bạn Lê Ngọc Trụ, một học giả đă nghiên cứu nhiều Luật Tứ Thinh và Luật Hôi Ngă, xem lại chánh tả.
 
II. DÂN TỘC Việt NAM VÀ CẤU HÁT
Các tỉnh ở Việt Nam
 
Tôi giả đ̣ là người đi học từ lâu ở đất ngoài, và đă mất gốc rễ. Một hôm, tôi đổ bộ ở một dải giang sơn gấm vóc tại ven biển Thái B́nh Dương. Tôi cất tiếng hỏi: Đây là nước nào? Người cố cựu đáp:
 
“Đây là Việt Nam, một Việt Nam minh mông trù mật, một Việt Nam bốn ngàn năm lịch sử, đă từng “chấn động một phương cầu”.
 
Kể hết các thành phố, các châu quận ắt rườm tai người, nên ta chỉ tóm lược mà thôi. Việt Nam có thành phố Huế, một cựu đô "gợi cảm", có thành phố Sài G̣n, lại có mấy tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hóa, B́nh Định, Mỹ Tho, Châu Đốc, G̣ Công...”
- Anh về ngoài Huế lâu vô,
Họa bức tranh đồ để lại cho em.
 
- Sài G̣n mũi đỏ,
Gia Định xúp lê,
Giă hiền thê ở lại lấy chồng.
Thuyền anh ra Cửa như rồng lên mây.
 
- Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mẹ sanh thành ra em...
 
- Ăn chanh ngồi gốc cây chanh,
Lấy anh th́  lấy về Thanh không về.
 
- Ai vô B́nh Định mà coi,
Đờn bà cũng biết cầm roi đi quờn.
 
- Chẻ tre bện sáo cho dày,
Ngăn ngang sông Mỹ, có ngày gặp em.
 
- Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc,
Ngọn gió nào độc bằng ngọn gió G̣ Công[2]
Thối ngọn đông phong lạc vợ xa chồng,
Đêm nằm nghĩ lại, nước mắt hồng tuôn rơi.
 
Biên giới Việt Nam
Không thể nói rơ Việt Nam có biển Nam Hải và dải Trường Sơn. Nhưng có thể nói chắc chắn một bên có biển, một bên có rừng. ở biển, có thuyền mành đánh cá; ở rừng, ở rú các tiều phu xách "rựa quéo" vào đốn củi. ở hai vùng cực bắc, cực nam, đều có minh mông "ruộng cả ao liền":
 
Linh đinh qua cửa Thần Phù
Khéo tu th́ nôi, vụng tu th́ ch́m
 
- Chiều chiều mây phủ Hải Vân,
Chim kêu gành đá,  gẫm thân lại buồn.
 
- Thứ nhút vợ dại trong nhà,
Thứ nh́ trâu chậm, thứ ba rựa cùn.
 
- Người ta đi cây lấy công,
Tôi nay đi cấy c̣n trông nhiều bề...
 
- Chú kia nhổ mạ trên cồn,
Nước non không có miệng mồm lấm mem.[3]
 
Hai giai cấp lớn ở Việt Nam
Hai giai cấp lớn ngày trước là sĩ phu và b́nh dân. Sĩ phu gồm có: các quan, mấy thầy đồ, thầy khóa. B́nh dân gồm có: các người cày ruộng, đăng sáo, đi ghe, v.v...
 
1. Văn chương điêu luyện của kẻ sĩ:
Ai về Giồng Dứa qua truông
Gió day bông sậy bỏ buồn cho em.
 
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Cớ sao hớt ánh trăng vàng đổ đi
 
Yêu nhau yêu cả đường đi,
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
 
Yêu nhau cau sáu bửa ba,
Ghét nhau cau sáu bửa ra làm mười.
 
Yêu nhau xé lụa may quần,
Ghét nhau kể nợ kể nần nhau ra.
 
Yêu nhau vạn sự chẳng nề,
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.
 
Yêu ai th́ nói quá ưa,
Ghét ai nói thiếu nói thừa như không.
 
2. Lời nói bóng bảy của dân cày:
Trâu anh con cỡi con ḍng
Lại thêm con nghé, cực ḷng thằng chăn.
 
Nh́n nàng, lụy nhỏ thấm bâu,
Nhạn bay cao bắn vói, cá ở ao sâu câu ngầm.
 
3. Tính hoạt bát của nông dân, của b́nh dân:
Nàng ngồi cửa Hữu bán cau,
Muốn xin chút vú sợ đau dạ nàng[4]
 
Cầm cân mà đi mua vàng,
Gặp em giữa đàng biết lượng làm sao
 
4. Mắt nhận xét tài t́nh của b́nh dân:
Nước đục là nước ở ao bàu, và các sông rạch nhỏ. Nước trong, nước tự nhiên mà trong, không đợi có máy lọc mới trong, nước mưa, nước dừa.
- Muốn trong, bậu uống nước dừa,
Muốn nên cơ nghiệp, bậu chừa lang vân.
 
5. Núi, ở Bắc Việt gọi là: ḥn núi, trái núi:
Đố ai biết núi mấy ḥn,
Sao vua mấy cái trăng tṛn mấy nơi
 
Trái núi giả sơn son bằng "xi môn hay để ở vườn kiểng, người Nam Việt kêu là: ḥn non, non bộ.
 
Một vùng đất thiệt lớn nổi giữa biển, cũng kêu là ḥn. ở dưới mặt nước, phải có cát đá, rồi về sau đất mới bồi lên được. Khi đi thuyền, đi tàu, ở xa trông thấy cái ḥn như một trái núi xanh đậm, như một cái chảo úp xuống. Vùng biển Hà Tiên, có Ḥn Phú, Quốc, Ḥn Đá Bạc, Ḥn Khoai, Ḥn Nần, Ḥn Tay, Ḥn Khô, Ḥn Thổ Chu, v.v... ông Phi Vân, tác giả Đồng quê có chép câu:
Tháng ba, cơm gói ra ḥn
Muốn ăn trứng nhạn, phải ḷn hang mai.
 
Thi hào Tiên Điền, tác giả câu thơ tuyệt diệu:
Dẫu ĺa ngó ư, c̣n vương ḷng.
chắc tiên sanh cũng thán phục sự nhận xét vừa nói ở trên.
 
6. Câu ḥ của b́nh dân:
Ngọn lang trắng, ngọn vắn ngọn dài (đọt)
Rau tần ô ngả dọc ngả ngang.
Trái dưa gang sọc đen sọc trắng,
Ngọn rau đắng, trong trắng ngoài xanh.
 
Chim quyên uốn lưỡi trên nhành.
Bởi em ở bạc, ông Trời nào đành để em!
 
Tả cây cỏ hết sức đúng. C̣n tiếng "uốn lưỡi" hết sức dễ thương. Nhơn tiện xin mách câu ḥ ở tiểu thuyết Đồng quê, một câu ḥ dài cả ba mươi hàng chữ in, một câu ḥ "xưa nay" tôi chưa từng thấy! Tôi mách ra mà không chép, v́ "sợ e" mang tiếng quá tham lam.
 
7. Nguyện vọng của kẻ sĩ. Kẻ sĩ mong mỏi cho đỗ đạt và làm quan:
Anh đi lọng lúa ba bông,
Bỏ  em cấy lúa giữa đồng cây khô.
 
Người nào không chen được trong hàng công khanh, th́ bị khinh
rẻ :
Lỡ quan, lỡ lính, lỡ làng.
Lỡ hàng dân giả, lỡ hàng công khanh.
 
Thuở ấy, h́nh như phụ nữ ít được học, nên tự xưng ḿnh là
vụng về:[5]
 
Hiện thân phải trạch quân nhi sự,
Dương cầm c̣n trạch mộc nhi thê;
 
Em tuy phận gái vụng về,
Tơ duyên này dầu lỡ, em chẳng hề biết lo.
 
Người đang nghèo, chịu khó làm ăn để được giàu và sang để được có tàn có tán, có nghi vệ bề ngoài như các quan:
vất vả mới thanh nhàn,
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
 
8. Hán học thấm nhuần trong dân gian.
Thủy đề ngự thiên biên nhạn,
Cao khả xạ hề đê khả điếu,
Chỉ xích nhơn tâm bất khả pḥng.
E sau ḷng lại đổi ḷng,
Nhiều tay tham bưởi, chê ḅng lắm anh.
 
Mảng coi ông vua Thuấn canh điền,
Chim thời cắn cỏ. tượng liền nhổ cây.
 
Bao giờ đồng ruộng thảnh thơi,
Nằm trâu thổi sáo, vui đời Thuấn Nghiêu.
 
Vua Thuấn cày trên non Lịch,[6]
Miệng thả ví ḍ, tay quất nhành ổi,
ng địch dài khen ai khéo thổi,
Giọng thâm trầm nhiều nỗi khúc mắc.
Miếu thần linh có cây mộc trắc,
Hai đứa thề chết ngắt một đứa
Nước ngả ba chảy ra Ḍng Dứa
Nghe giọng em ḥ anh ứa giọt lụy.
 
Phong thổ Việt Nam
"Xưa nay" ai ai cũng đồn Việt Nam nóng nực. Nóng nực đă đành, nhưng cũng có mấy ngày lạnh, mấy tháng lạnh, mấy vùng không lạnh ở miền xuôi, và nhiều vùng lạnh đứt ruột ở cao nguyên. Ban đêm, thổi ngọn gió tây, mà trong nhà thiếu mền, thiếu ăn, thiếu thốn, tài nào lại không thắt thẻo ruột gan:
Ra óc để áo lại đây,
Đêm khuya em đắp, gió tây lạnh lùng.
 
Gặp cơn dông mưa, nhất là mưa phùn họ lại không lạnh hay sao:
Trời mưa xăn ống cao quần,
Hỡi bán thuốc nhà gần hay xa.
                                                        
Sử kư Việt Nam
Bà Triệu:
Con ơi con ngủ cho lành,
Mẹ đi gánh nước rửa bành ông voi.
Muốn coi lên núi mà coi,
Coi bà Quản tượng cỡi voi bành vàng.
 
- Hậu quân Vơ Tánh:
Ngó lên trên Tháp Cánh Tiên
Cảm thương quan Hậu thủ thiềng ba năm.
 
- Hàm Nghi, Đồng Khánh:
Thôi thôi chớ nói mà rầu,
Khúc Giữa Đồng Khánh, hai đầu Hàm Nghi.
 
Tôn giáo: Một trong nhiều tôn giáo Việt Nam xưa
- Chết ba năm sống lại một giờ,
Để xem người cũ phụng thờ làm sao.
 
Em thác ba năm xương tàn cốt rụi.
Eng đầu thai con nhạn bạch về đậu bụi chanh.
Cất tiếng kêu anh đi nói vợ,
Đứng chờ đợi em như hồi buổi xuân xanh không c̣n.
 
III XUẤT XỨ CỦA CÂU HÁT
Câu hát nào phát sanh   ở vùng nào? Về đời nào? Tôi chưa thây tài liệu cho biết rơ về hai điều ấy. Nh́n một hai chữ trong câu, tôi đoán chừng xuất  xứ của nó mà thôi. Vài câu có lẽ ở Bắc Việt hay Đàng Ngoài.
 
Bơ công:
Em là con gái Phụng Thiên,
Bán rau mua bút mua nghiên cho chồng.
Nữa mai chồng chiếm bảng vàng,
Bơ công tắm tưới vun trồng cho rau.
 
Cheo:
Có cưới mà không có cheo,
Nhân duyên trắc trở như kèo không đanh. (đinh)
 
Đốt:
Quế càng già càng tốt,
Mía càng đốt càng ngon;
 
Anh thương em đặng nghĩa vuông tṛn.
Mấy sông cũng lội, mấy ḥn cũng leo.
 
Hoa chanh:
Chị giàu quần lănh hoa chanh,
Chúng em khốn khó quấn quanh lụa đào
 
Thuốc lào:
Nhớ ai như nhớ thuốc lào,
Đă chôn điêu xuống lại đào điếu lên.
 
Yên:
Phải chi anh chưa vợ, hăy c̣n nợ c̣n duyên,
Em cũng cậy yên như thuyền cậy lái,
Ai ngờ phận lái như gái nghịch cheo,
Thôi anh phải giữ lấy lèo,
Đừng ham thả lỏng hiểm nghèo có khi.
 
Vài câu có lẽ ở Trung Việt.
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong th́ trắng vỏ ngoài th́ đen.
Ai ơi nếm thử thà xem,
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
 
Tôi được biết hai thứ trái ấu:
1) Ấu Nam Vang, hay đem bán ở Sài G̣n. Trái dài lối bốn năm phân, có hai gai,h́nh dạng hơi giống cái ách trâu ḅ. Vỏ đen ruột trắng.
2) Ấu ở Huế, cũng vỏ đen, ruột trắng. Lớn cỡ trái mầng quân, trái nhăn, có ba bốn gai. Coi như tṛn, mà không tṛn.
 
Tuồng Trần Bồ có câu:
Em sợ là sợ mần ri, bấy chừ chị thương, trái ấu cũng tṛn; sợ đến khi chị ghét bồ ḥn cũng méo.
 
Chợ Quán, chợ Dinh:
Đem em mà bỏ vô nôi,
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu,
Mẹ đi Chợ Quán, Chợ Cầu,
Mua cau Chợ Vả mua trầu Chợ Dinh
 
Đố anh con rít mấy chưn,
Cầu ô mấy nhịp, Chợ Dinh mấy người.
Mấy người bán áo con trai
Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim.
 
Chợ Quán, Chợ Dinh không rơ ở vùng nào, tỉnh nào. Có lẽ người ở vùng đó vô làm ăn ở Nam Việt, rồi đem tên cũ mà gọi xứ mới. Gần Sài G̣n, có Chợ Cầu, Chợ Quán.
Ở tỉnh G̣ Công, có Chợ Dinh (Đồng Sơn); Bến Trong (làng B́nh Ân), Bến Ngoài (làng Kiến Phước)[7]
 
Ghe:
Anh ngồi phần thủ trống treo,
Miệng kêu ghe ghé chơn trèo xuống thang.
 
H́nh như Đàng Ngoài cho tiếng "ghe" là tục, nên dùng tiếng thuyền". Tiếng ghe có lẽ là tiếng Đàng Trong: ghe cụi, ghe cửa, ghe bầu nan, v.v
 
Hề:
Anh đi ba bữa anh về,
Rừng cao nước độc chớ hề ở lâu.
 
Ở Nam Việt, h́nh như ít dùng tiếng hề.
 
Vài câu ở Nam Việt:
 
Bông:
Tiếc con gái khôn lấy thằng chồng dại,
Cũng như cái bông hoa lài cặm băi cứt trâu.
 
Đặng:
Ngồi buồn xe chỉ uốn cần,
Chỉ xe chưa đặng, cá lần ra khơi.
 
Hoài: ,
Xuân ngắn nhứt gia đào lư hạnh,
Tuế hàn tam hữu trúc ṭng mai;
Sử kinh anh ráng dùi mài,
Ḷng em chí quyết đợi hoài duyên anh.
 
Lịch sự:
Nước sông c̣n đỏ như vang,
Nhiều nơi lịch sự hơn nàng, nàng ơi.
 
Thiệt:
Nước mắm ngon chấm con cá liệt.
Em có chồng rồi nói thiết anh hay.
 
Thương:
Thương chi tam tứ núi, anh cũng trèo,
Thất bát giang, anh cũng lội, cửu thập đèo, anh cũng qua.
 
Ta thứ đem các tiếng: bông, đặng, hoài, v.v... đối chiếu với tiếng Bắc Việt: bông: hoa - đặng: được - hoài: luôn, măi - lịch sự: đẹp - thiệt: thật.
 
IV SỰ GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM
Tôi muốn nói sự giao thông ở miền Trung năm 1897, và tiếc không có được ngọn bút tài hoa của Nguyễn Tuân, tác giả Vang Bóng Một Thời.
Miền Trung cũng như tất cả Việt Nam thay đổi rất mau, cho nên năm ấy ta cũng có thể gọi là một thời xưa rồi. Vậy hồi thời xưa" 1897, h́nh như:
 1. Các đội trạm "chạy" công văn, th́ cỡi ngựa, hay chạy bộ. Chơn đeo lục lạc, tay cầm roi mây vút trót trót cho cọp, hùm khiếp sợ mà tránh xa.

 

[1] V́ thiếu tài liệu, tôi biên nhan sách không dược đúng lắm.
Việt Nan phong tục có lẽ đăng ở Đông Dương tạp chí, Hà Nội, 1912.
La Poésie Annamite, Le Paysan Tonkinois à travers le parler populaire có đăng
Ớ tạp chí Nam Phong, sau xuất bản thành sách.
- Bài của Hoàng Ngọc Phách và Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến đăng ở Nam Phong
Tục ngữ Phong dao. Vĩnh Hưng Long, phố Hàng đường xuất bản
Bài của Phan Khôi đăng Ớ Phụ nữ tân văn, Sài G̣n, 1934
- Bài của Lê Văn Phát đăng Ớ Extrême-asle, Sài G̣n, 1925
 [2] Năm 1906
 [3] (Một câu c̣n lưu hành ở Tân An năm 1948)
 [4] Đứng phương diện khảo cứu, tôi xin lỗi sao lục bài thơ Bán Cau của Nhiêu Tâm, Vinh Long, một bài chưa được mười phần thanh nhă:
Hơi cau ai bán tiếng nghe rao.
Tốt vóc mà trong biết thể nào
Giấu để trong buồng e đóng đục
Bày ra trước mắt thấy ngon dao.
Muốn mua nên phải xem từ vú
Có bán xin cho thử cái nào,
Chuốt ngót của ḿnh ai dám chắc,
Biết ḷng biết ruột xỉa tiền trao.
 [5]  Xem Chương V - Dạy trẻ
[6] các câu ḥ vần trắc này, ông Hữu Lân (một thi sĩ Hà Tiên) được nghe trên song Long Xuyên lối năm 1910
 [7] ...Năm 1931 cha tôi nay đă quá cố, dắt anh em chúng tôi đi thăm cảnh Sơn Qui, G̣ Công. Ông Nguyễn Văn Xá. người làng Dương Phước, gần chợ Tăng Ḥa, Cứa Khâu kề lại câu chuyện này.

Trang 1  Trang 2  Trang 3  Trang 4  Trang 5 Trang 6  Trang 7  Trang 8  Trang 9  Trang 10 Trang 11  Trang 12 

Tập 2

Trang 13  Trang 14  Trang 15  Trang 16  Trang 17 Trang 18  Trang 19  Trang 20

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 02/19/15