Home

Thơ

Sưu Tập

Văn Điếu Tế  Linh Tinh Trang Ca Dao Search

 

 

Cuộc phỏng vấn của một đài phát thanh tại miền Nam California


Little Saigon Jan 1-2002

Lý Thái Hùng


Trong cuộc phỏng vấn của một đài phát thanh tại miền Nam California về hiệp định biên giới giữa Việt cộng và Trung Quốc, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội đã nói rằng"giới lãnh đạo Hà Nội, đặc biệt là cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu đã bị lãnh đạo Bắc Kinh lừa nên đã ra lệnh ký hiệp ước theo các nội dung có lợi hoàn toàn cho phía Trung Quốc". Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cho rằng Lê Khả Phiêu đã phải dựa vào Trung Quốc để giữ quyền lực cai trị, trước sự phân hoá trầm trọng trong nội bộ đảng nên đã phải hiến đất cho Trung Quốc để được"bảo hiểm". Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang còn cho biết là ngoại trừ những vùng nông thôn xa xôi không biết nhiều về vụ nhượng đất của Việt cộng, còn đa số người dân đều tỏ ra căm tức và"không thể tha thứ tội bán nước này"của lãnh đao.


Những phát biểu của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhân vật đối kháng đã và đang làm cho Hà Nội điên đầu, chắc chắn là những nhận định xác thực vì ông ở ngay trong lòng chế độ. Tuy nhiên, có thể vì còn nằm trong lòng chế độ, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đã phải dùng chữ Lừa để nói lên sự ngu xuẩn và tham quyền của nhóm lãnh đạo Hà Nội, nhất là Lê Khả Phiêụ Nhưng nếu nhìn lại cả một giai đoạn hình thành và phát triển của đảng Cộng sản Việt Nam trong 7 thập niên vừa qua, chúng ta có nên coi đó là hành động bị lừa hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi vì Lê Khả Phiêu và cả nhóm lãnh đạo Hà Nội không phải là một tập đoàn ngu muội để không nhìn thấy những thiệt hại lãnh thổ khi đặt bút ký hiệp định với Trung Quốc. Hành động của giới lãnh đạo và của cả đảng Cộng sản Việt Nam xuất phát từ điểm căn bản là họ coi quyền lợi của đất. nước và dân tộc ở bên dưới những tham vọng quyền lực của chính họ. Tại sao?

 

Ðảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào năm 1930 mà tiền thân là đảng Cộng sản Ðông Dương. Từ thập niên 30 cho đến khi chiếm được chính quyền ở miền Bắc vào năm 1945, Hồ Chí Minh tuy là cán bộ Cộng sản của Ðệ Tam Quốc Tế nhưng mọi việc đều do đảng Cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn và yểm trợ từtài chánh cho đến nhân sự. Ngay cả trong giai đoạn rước Pháp vào Việt Nam năm 1946 rồi hô hào toàn quốc kháng Pháp trong 9 năm từ năm 1946 đến năm 1954, Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam dưới tên Việt Minh, đã hoàn toàn dựa vào sự yểm trợ của đảng Cộng sản Trung Quốc. Và khi Pháp bị sa lầy trận điện Biên Phủ đưa đến Hội nghị Genève năm 1954, đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận sự chỉ đạo của Bắc Kinh để chấp nhận giải pháp chia đôi đất nước, trong khi chính quyền Bảo Ðại ở miền Nam chống đối một cách kịch liệt và không chịu ký vào hiệp định Genève chia đôi Việt Nam.


Nếu là một đảng đấu tranh cho dân tộc, thì đảng Cộng sản Việt Nam không thể
nào chấp nhận một giảp pháp chia đôi như vậy mà phải nỗ lực tìm kiếm một giải pháp bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Bởi vì ngay sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, nhiều nước thuộc địa như Nam Dương, Phi Luật Tân, Miến Ðiện đã không tốn một giọt máu nào để giành lại chủ quyền và thống nhất đất nước. Chỉ có Việt Nam rơi vào cảnh phân chia chỉ vì Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam lo sợ quyền lực bị mất nên đã phải dựa vào Trung Quốc và làm theo chủ trương của Bắc Kinh mầ mà đại diện là Chu Ân Lai tuyên bố vào ngày 24 tháng 8 năm 1953 rằng:"Việt Nam nên áp dụng giải pháp đình chiến ở Triều Tiên (tức chia đôi hai miền) làm mẫu mực giải quyết cuộc xung đột". Hồ Chí Minh đã làm theo chỉ thị này, chia đội Việt Nam ở vĩ tuyến 17, Ðây là dữ kiện thứ nhất về tham vọng quyền lực của đảng Cộng sản Việt Nam đi theo Trung Quốc để chia đôi Việt Nam năm 1954, hầu chiếm giữ quyền lực tại miền Bắc. Sau khi củng cố miền Bắc, Cộng sản Việt Nam bắt đầu mở cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam. Vào lúc này, tuy Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đu giây giữa Liên Xô cũ và Trung Quốc để nhận viện trợ; nhưng đa số các tiếp liệu về chiến tranh đều đến từ Trung Quốc. Nghỉa là Trung Quốc đã yểm trợ cho Hà Nội tối đa về vũ khí, lương thực, nhân lực kể cả việc xây dựng những nhà thương để chữa các thương bệnh binh của Hà Nội tại các vùng Nam Ninh, Côn Ninh, Vân Nam... Những bệnh viện này vẫn còn. Không những thế, Hà Nội còn được sự yểm trợ ngoại giao một cách mạmh mẽ từ Trung Quốc để tuyên truyền sai lạc và đầu độc dư luận thế giới về cuộc chiến. Sau khi Trung Quốc thay đổi chiến lược bắt tay với Mỹ qua chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Nixon vào năm 1972, Hà Nội vẫn còn tin tưởng tuyệt đối vào sự yểm trợ của Bắc Kinh. Vì thế mà khi Bắc Kinh xua quân chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1974, đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn yên lặng, không một tiếng nói phản đối, coi đó như là một biến cố quân sự của một nước nào xa lạ chứ không phải của Việt Nam. Lý do là lúc đó, Hà Nội đã nhận quá nhiều tiền bạc và vũ khí để dốc toàn lực chiếm miền Nam nên không thể phản đối.


Ðây là dữ kiện thứ hai về việc Hà Nội đã đồng loã trong vụ
cướp đất của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1974.


Sau khi nhờ những súng đạn của Trung Quốc cưỡng chiếm miền Nam năm 1975, đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu huênh hoang về cái gọi là đại thắng mùa xuân.
Trong cái đà hiếu thắng đó, Hà Nội bắt đầu áp chế Lào và Căm Bốt để thực hiện"liên bang Ðông Dương"và ngả theo Liên Xô để tìm đồng minh chiến lược. Ðương nhiên hành động này của Hà Nội không thể nào qua mặt được Bắc Kinh nên hai nước đã bắt đầu"cuộc chiến tranh lạnh"kể từ đầu năm 1976. Hà Nội lạnh nhạt với Bắc Kinh, o bế Liên Xô và tìm cách gây khó khăn và đuổi những người Hoa đang sống tại Việt Nam chạy về Trung Quốc. Ngược lại Trung Quốc cũng đã tuyên bố ngưng các kế hoạch viện trợ và rút cố vấn về nước. Tình hình xung đột giữa hai nước đã bùng nổ lớn khi Hà Nội xua quân xâm chiếm Cam Bốt vào cuối năm 1978 và Bắc Kinh lấy cớ xua 60 ngàn lính sang đánh phá các vùng đất phía Bắc biên giới Việt Trung, trải dài trên 1,000 cây số từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, trong vòng 19 ngàỵ

 

Cuộc chiến đã làm cho hai bên tổn thất một cách ngoài dự tưởng cả về vật chất lẫn tinh thần. Sau 19 ngày chiếm đóng và trước khi rút lui, Trung Quốc đã cho gài lại hàng triệu quả mìn trên các vùng đất của những chỗ chiếm đóng khiến cho Cộng sản Việt Nam bó tay không thể chiếm giữ vì quá nguy hiểm. Dù rút lui nhưng Trung Quốc vẫn để lại một số quân để tiếp tục chiếm giữ những ngọn đồi chiến lược và một số vùng đất biên giới mà trước khia thuộc của phía Việt Nam. Từ năm 1979 đến năm 1986, hai phía đã coi nhau như thù địch và xua từng toán quân nhỏ đánh phá lẫn nhau. Có nhiều lần Hà Nội cố gắng chiếm lại các ngọn đồi chiến lược nhưng bất thành. Kể từ năm 1987, Cộng sản Việt Nam đã mở lại các cuộc đàm phán về biên giới với Trung Quốc để chấm dứt các cuộc bắn phá lẫn nhau và yêu cầu Bắc Kinh giúp đỡ tháo gỡ các quả mìn. Trung Quốc đã giúp đỡ Hà Nội tháo gỡ các quả mìn; nhưng ra điều kiện là Trung Quốc có quyền chiếm giữ các ngọn đồi chiến lược đã chiếm đóng. Hà Nội đã phải chấp vì nhu cầu khẩn cấp là tháo gỡ các quả mìn. Mãi cho đến năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, trong cảnh hụt hẫng mất chỗ dựa, đảng Cộng sản Việt Nam đã phải vội vã kết thân với Trung Quốc để tìm chỗ dựạ Tháng 11 năm 1991, Ðỗ Mười dẫn một phái đoàn sang gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng tại Nam Ninh để nối lại quan hệ răng môi. Một năm sau vào tháng 12 năm 1992, Lý Bằng dẫn một phái đoàn sang Việt Nam để đáp lễ và lúc đó sự bang giao giữa hai bên mới thực sự là"bình thường hoá". Hai phía đã bắt đầu thảo luận về vấn đề biên giới và đến ngày 19 tháng 10 năm 1993, Hà Nội và Bắc Kinh đã ký một thỏa ước về các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới - lãnh thổ.


Trải qua nhiều năm tháng đàm phán, ngày 30 tháng 12 năm 1999, Hà Nội và Bắc Kinh đã ký hiệp ước biên giới trên đất liền và đến ngày 6 tháng 7 năm 2000, thì hiệp ước này mới hiệu lực khi hai bên tổ
chức lễ trao thư phê chuẩn của lãnh đạo 2 nước tại Bắc Kinh. Trong khi đó, nhân chuyến viếng thăm Bắc Kinh ngày 25 tháng 12 năm 2000, Trần Ðức Lương đã chứng kiến lễ ký kết hiệp định phân định vịnh Bắc Việt và hiệp định hợp tác nghề cá tại Bắc Kinh và hiện nay Hiệp định này chưa được quốc hội phê chuẩn. Cho đến nay không ai biết rõ nội dung của các hiệp định này là gì vì Hà Nội không tiết lộ; nhưng theo sự tố cáo của các nhà đối kháng tại Việt Nam thì qua hiệp ước biên giới, Việt Nam đã mất khoảng 720 cây số vuông biên giới về phía Trung Quốc. Cụ thể là vùng đất có Ải Nam Quan, có Bản Dốc ở tỉnh Lạng Sơn nay thuộc về phần đất của Trung Quốc. Theo hiệp ước phân định vịnh Bắc Việt thì Việt Nam mất vào tay Trung Quốc khoảng 10 ngàn cây số vuông vùng biển.


Ngay sau khi hai hiệp ước, Lý Bằng đã sang viếng thăm Việt Nam và hứa với lãnh đạo Hà Nội lúc này là Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh rằng sẽ nâng số trao đổi kim ngạch ngoại thương giữa hai nước từ 2 tỷ
lên thành 5 tỷ Mỹ kim mỗi năm. Ðây là con số rất lớn bằng tổng số kim ngạch giữa Cộng sản Việt Nam với các quốc gia tư bản như Nhật, Hoa Kỳ, Tây Âu. Rõ ràng là trong lúc khó khăn về kinh tế và hết tiền mà được Bắc Kinh hứa giúp như vậy, quả là điều kiện lý tưởng đối với Cộng sản Việt Nam. Sự kiện này cho thấy là Hà Nội hoàn toàn không bị Bắc Kinh lừa mà trái lại được Bắc Kinh giúp đỡ và che chở nên vì thế mà Hà Nội đã nhắm mắt hiến dâng lãnh thổ để được"bảo vệ". Bởi vì mặc dù Hà Nội ký thương ước với Mỹ và nhận tài trợ ODA từ Nhật nhưng các trợ giúp này không bằng sự hỗ trợ hiện nay của Bắc Kinh. Hà Nội một lần nữa phải chấp nhận các điều kiện đưa ra của Bắc Kinh. Ðây là dữ kiện thứ ba về việc Hà Nội đã dâng hiến lãnh thổ cho Bắc Kinh để đổi lấy những yểm trợ về mặt kinh tế và bảo vệ sự lãnh đạo của đảng trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.


Qua ba dữ kiện vừa trình bày, rõ ràng là lãnh đạo Hà Nội không thể
bị Bắc Kinh lừa mà đây chính là hành động bán nướcđể cầu vinh không chỉ của Lê Khả Phiêu mà của toàn thể nhóm lãnh đạo Hà Nội trong quá khứ cũng như hiện tại.


Lý Thái Hùng

Jan 31, 2002

 

 

 

 

Thư Mục 

Thơ

Đổi Thay  
Những Đoản Khúc
Tơ Vò
Hương Phai 
Thi Đàm /Thi Họa

Kịch Thơ 

Cô Hàng Nước  
Ngồi Đợi Bình Minh

Truyện Dài

Cơ Trời Vận Nước
Trầm Bay

Truyện Ngắn

Bước Hổng Chân Không
Ba Con Yến Nhỏ
Cây Cà Rem Đầu Đời

Sưu Tập

Ca Dao

Huy Chương VNCH

Huy hiệu QL/VNCH

Huy Hiệu QĐ Pháp/Đ-Dương

Tiền Tệ
Quân Sử VNCH

Điếu Tế 

Văn Tế
Điếu Văn
25 Năm Xây Dựng CĐ
Hot Links
Ha Huyen Chi
Gia Đình Võ Bị
All Links

Miếng Ngọt Quê Hương

Thực Vô Cầu Bão
Cá Kho
Món Xào

Send mail to haphuonghoai@gmail.com with questions or comments about this web site.
Copyright © 2003 Haphuonghoai
Last modified: 01/29/13