Home

Thơ

Sưu Tập

Văn Điếu Tế  Linh Tinh Trang Ca Dao Search

 

 

 


Lời Thú Nhận Bán Nước


Vũ Thạch

(VNN) Trước cơn giận bầm gan tím ruột của người Việt Nam khắp thế giới về hành động bán đất nhượng biển của tập đoàn lãnh đạo Ðảng CSVN cho Trung Quốc, Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN Lê Công Phụng, người được coi là đại diện chính của Ðảng CSVN tại các cuộc đàm phán, xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn, không trên các báo Ðảng như Nhân Dân, Lao Ðộng, Quân Ðội Nhân Dân, v.v..., nhưng trên trang nhà của một hãng Internet của Nhà Nước (http://www.vnn.vn) vào ngày 1 tháng 2 năm 2002. Hẳn nhiên Ðảng chỉ muốn giới hạn việc chữa cháy tại hải ngoại để lửa khỏi truyền về tới trong nước, nơi mà đại đa số đồng bào vẫn chưa biết gì về biến cố nàỵ Bài phỏng vấn có 16 câu hỏi, nhưng có lẽ chỉ cần một câu hỏi (mà chắc chắn nhà báo Ðảng không dám động tới) là đủ cho thấy giá trị của 16 câu trả lời của ông Lê Công Phụng. Ðó là nếu 2 hiệp ước với Tàu thực sự ích quốc lợi dân như Ðảng nói thì tại sao ký kết 2 năm rồi vẫn không dám công bố cho dân chúng và thế giới biết? Tại sao 2 hiệp ước này lại trở thành bí mật của Ðảng? Và tại sao những ai đến biên giới để xem rõ thực hư đều bị bắt nhốt và tư liệu bị tịch thủ Nhưng thôi cứ tạm để câu kết luận tỏ như trăng rằm đó xuống cuối bài và đọc tiếp để biết khả năng xảo trá của một Chuyên Gia Mãi Quốc do Ðảng đào tạ?.? Có lẽ mâu thuẫn lớn nhất mà người đọc có thể cảm nhận ngay được là cùng lúc với việc xưng tụng Trung Quốc là người bạn thân thiết, ông Phụng nhắc đi nhắc lại nhiều lần "nhu cầu rất bức bách" phải ký kết ngay mới mong có ổn định, hòa bình để phát triển. Nghĩa là nếu không ký thì sẽ có xung đột, có đổ máụ Như vậy Bắc Kinh đang là bạn của ai -- Ðảng CSVN hay dân tộc Việt Nam? Mâu thuẫn thứ hai là thái độ "nai vàng ngơ ngác" rất "đột xuất" của Ðảng CSVN đối với Trung Quốc trong diễn trình đàm phán mà ông Phụng mô tả. Bất cứ ai sống tại Việt Nam vào cuối thập niên 70 và ròng rã suốt thập niên 80 đều đã nghe trên báo, trên đài và trong các buổi học tập cho cán bộ, đảng viên, sinh viên, học sinh về những tin tức "Tập Ðoàn Bá Quyền Phương Bắc" cho bộ đội và công an biên phòng nhổ cột mốc biên giới đem sâu vào trong lãnh thổ Việt Nam trồng lại, và những tố cáo chính sách của Bắc Kinh di dân và dụ dỗ những bộ lạc "dân tộc ít người" đang sống dọc biên giới trên đất Việt Nam, v.v...á Nay theo lời ông Phụng, nơi nào có "dân cư Trung Quốc" thì Ðảng CSVN coi đó là đất Tàu là chuyện bình thường, dù có nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam vài trăm mét (Ông cũng nói đến trường hợp ngược lại nhưng khó ai có thể tin được vì đây là những vùng Trung Quốc chiếm đóng từ sau cuộc chiến năm 1979), và nơi nào cột mốc đang đứng thì đó là "thực tế pháp lý" mà Ðảng CSVN công nhận, dù vị trí đó có vô lý đến đâu cũng mặc. Người đọc, do đó, không thể không đặt câu hỏi: như vậy Ðảng đã vu khống cho dân quân Trung Quốc suốt thập niên 80 ử hay các phần đất tổ quốc đó nay đã chính thức trở thành những phẩm vật triều cống? Và nếu theo tiêu chuẩn lấy "biến thiên về con người" (chữ dùng của ông Phụng) để định biên giới ấy, thì với sự sinh sôi nẩy nở của số dân cư Trung Quốc dọc biên giới, bao lâu Ðảng CSVN sẽ duyệt lại biên giới một lần để công nhận thêm các vùng đất có dân cư Trung Quốc thuộc Trung Quốc? Sau khi cho biết chính sách của Ðảng đối với quê cha đất tổ như vậy mà ông Phụng dám mở miệng nói tiếp: "Chúng ta làm là vì dân, vì đất nước và theo truyền thống ông cha chúng ta, một tấc chúng ta cũng không nhường và một li về biên giới lãnh thổ quốc gia chúng ta không thể dành cho ai được".

Xin hãy đọc tiếp hai thí dụ cụ thể về thái độ của Ðảng CSVN đối với giang sơn tổ quốc mà bao thế hệ cha ông đã trả bằng mồ hôi, xương máụ Về thác Bản Giốc, ông Phụng cho biết: "Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc". Ðiểm quái dị đầu tiên là các nhà nghiên cứu và đàm phán của Ðảng truy tầm "sách sử" về mãi tận năm 1960?! Nếu lùi lại đến thời Pháp thuộc thôi (vì ông Phụng viện dẫn Hiệp Ước Pháp-Thanh làm căn bản pháp lý) thì hẳn Ðảng đã có đủ loại bằng chứng là thác Bản Giốc hoàn toàn nằm trong đất Việt Nam. Tuy vậy, ngay trong loại sử 1960 mà Ðảng viện dẫn, Trung Quốc cũng không nói thác Bản Giốc là của Trung Quốc. Thế mà chỉ vì phái đoàn khảo sát, theo lời ông Phụng, sau đó phát hiện "một cột mốc nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối cách đấy khoảng mấy trăm mét" họ quyết định Việt Nam chỉ làm chủ 1/3 thác Bản Giốc mà thôi! Nếu có được một em học sinh trung học nào đó trong phái đoàn khảo sát thì hẳn đã có câu hỏi 100 năm trước liệu có "cái cồn nhỏ ở giữa suối" như vậy không? Và 100 năm trước, có ai dại dột đến độ đem trồng một cột mốc đánh dấu biên giới giữa dòng suối chỉ cách chân thác vài trăm mét trong một vùng mà vào mùa mưa mỗi con suối trở thành một con sông cuồn cuộn nước lũ từ đầu thác đổ xuống không?? Và sau đàm phán, ông Phụng hân hoan loan báo: "Chúng ta và bạn đã thỏa thuận thác Bản Giốc được chia đôi, mỗi bên được 50%". Từ chỗ chính Trung Quốc cũng không nhận thác Bản Giốc là của mình đến kết quả Ðảng CSVN công nhận biên giới Việt Trung chạy ngang giữa thác, ngoài từ ngữ "dâng đất tổ cho ngoại bang", người ta biết dùng chữ gì để mô tả kiểu "đàm phán" này của Ðảng CSVN?

Ðến trường hợp Ải Nam Quan thì những lý lẽ che đậy hành động bán nước của những người chỉ đạo Lê Công Phụng càng lúc càng vô luân và vô lý. Thoạt tiên, ông thử đánh tráo định nghĩa, rằng "Mục Nam Quan ở đây nếu nói là cái cổng thì cũng là một cách, nhưng nếu nói là một khu vực thì cũng là một cách nói". Ngụ ý rằng Ải Nam Quan thì mất nhưng vùng Ải Nam Quan thì vẫn còn. Có lẽ tự thấy kiểu lật lọng này không ăn khách, ông lúng túng đưa ra nửa chừng một vài lý cớ khác. Ông nói: "Chúng ta cũng biết là Ải Nam Quan là cuối khúc sông" -- thế thì saỏ Ông bỏ lửng không giải thích rồi lại tuyên bố một kết luận khác: "Nếu chúng ta bắt đầu tính biên giới từ chân tường hoặc chia đôi cửa mục Nam Quan thì cũng không được" -- tại sao không được? Ông cũng bỏ lửng không giải thích và sau cùng lại trở về với lý do cột mốc. Ông nói: "Nhân dân Lạng Sơn báo cáo với Trung ương, Chính phủ và các nhà đàm phán rằng cột mốc có từ khi những người già còn chưa ra đời". Một lần nữa, chỉ cần một em học sinh trung học ở Lạng Sơn cũng nhận ra chỗ không ổn. Ải Nam Quan đến thời Pháp Thuộc vẫn còn là đất Việt Nam. Tất cả văn kiện, hình ảnh, giấy tờ đến cả bưu thiếp đều có thể chứng minh điều này. Người Pháp đến năm 1954 mới rời Việt Nam nghĩa là cái cột mốc biên giới này không thể nằm ở vị trí hiện tại trước năm 1954. Như vậy các "cụ" già nhất Lạng Sơn hiện nay cũng chỉ độ 48 tuổi là cùng. Tại sao nhân dân Lạng Sơn lại bị tổn thọ đến thế? hay ông Lê Công Phụng chẳng qua chỉ đang ráng che cho Ðảng bằng cái cung cách nói lấy được của chế độ? Khốn thay, cái cột mốc có chân đó đối với Ðảng của ông Lê Công Phụng lại có giá trị thuyết phục hơn tất cả sử sách hàng ngàn năm trước của dân tộc Việt. Họ đi đến kết luận: "Chúng ta tôn trọng cơ sở pháp lý đã có, tôn trọng thực tiễn, nhất là vì lâu nay quản lý đã có vậy. Cho nên hiện nay chúng ta công nhận mục Nam Quan là của Trung Quốc, cách cột mốc số 0 trên 200m"! Thế là hết, một vùng đất đã thấm biết bao nhiêu máu đào của cha ông Việt Nam!

Có thể tóm gọn lại, trên đất liền, bộ đội Trung Quốc khiêng cột mốc biên giới tiến sâu được đến đâu trong 20 năm qua, thì nay phái đoàn đàm phán CSVN đến đó công nhận là đất Trung Quốc. Và đó là cách thức Ðảng CSVN "tạo sự ổn định trong quan hệ" Việt-Trung! Trên mặt biển tình hình còn tiện lợi hơn cho Ðảng CSVN dâng nhượng vì không có các cột mốc, không có các địa danh lịch sử, và gần như không có nhân chứng. Trời đất tặng chúng ta một cái mốc thiên nhiên là đảo Bạch Long Vĩ, đủ điều kiện theo Luật Biển Quốc Tế 1982 về diện tích và dân số để được coi là bờ xa của đất Việt Nam. Ðường chia lãnh hải do đó đáng lẽ phải chạy giữa Bạch Long Vĩ và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Nhưng theo hiệp ước mới, ông Phụng cho biết Ðảng CSVN ngang nhiên vô hiệu hóa sự hiện diện của cột mốc thiên nhiên này và đồng ý chia đôi khoảng cách từ bờ biển Việt Nam đến bờ biển Hải Nam, tức là nhượng cho Trung Quốc hàng chục ngàn cây số vuông trong vùng biển bao gồm cả những khu vực đã được thăm dò và xác định có dầu mỏ và khí đốt. Với việc chia cắt lãnh hải mới, hiệp định về ngành cá theo sau đó cũng lại chia cắt thêm vùng đánh cá cho Trung Quốc. Ðiều ngây ngô nhất trong các câu trả lời của ông Phụng là Ðảng của ông chờ đợi hải quân Trung Quốc sẽ canh chừng các tàu đánh cá Trung Quốc (mà hầu hết là quốc doanh) trong phạm vi pháp định giùm cho Việt Nam! Và điều dối trá nhất trong các câu trả lời là Ðảng của ông đang đàm phán về quần đảo Hoàng Sa, vùng biển mà cũng chính Ðảng CSVN đã chính thức công nhận là đất Tàu từ năm 1958.

Nói tóm lại, trên biển còn tệ hại hơn trên bờ, Ðảng CSVN tiếp tục thẳng tay dâng nhượng tiền đồ của cha ông, tài sản của một dân tộc còn trong vòng đói nghèo, và phương tiện phát triển của các thế hệ mai sau.

Với sự thú nhận của Lê Công Phụng, các chi tiết "ngoài luồng" từ trong nước lọt ra cho đến nay đều có thật sau một vài chối cãi yếu ớt của các cơ quan tuyên truyền của Ðảng. Nhưng dù vậy, các nguồn tin này đều nhận rằng họ chỉ biết một vài con số tổng quát và số phận của vài địa danh lịch sử. Tổng số lãnh thổ và lãnh hải bị mất, bao gồm hầu hết các cao điểm quân sự dọc theo biên giới Ðông Bắc và sự hiện diện của hải quân Trung Quốc sâu trong vịnh Bắc Bộ và khả năng kiểm soát đường biểná băng ngang Hoàng Sa và Trường Sa, có thể còn nhiều hơn và khốc hại hơn sức dự đoán của khối dư luận dân sự, và sẽ còn ảnh hưởng lên nhiều thế hệ con cháu Việt Nam tương laị
Lịch sử ngàn đời của dân tộc sẽ khắc ghi thành tích bán nước này của Ðảng CSVN, trong đó tên tuổi của Chuyên Gia Mãi Quốc Lê Công Phụng và cộng sự chắc chắn cũng sẽ đứng ở rất gần đầu bảng.

 

 

 

 

 

Thư Mục 

Thơ

Đổi Thay  
Những Đoản Khúc
Tơ Vò
Hương Phai 
Thi Đàm /Thi Họa

Kịch Thơ 

Cô Hàng Nước  
Ngồi Đợi Bình Minh

Truyện Dài

Cơ Trời Vận Nước
Trầm Bay

Truyện Ngắn

Bước Hổng Chân Không
Ba Con Yến Nhỏ
Cây Cà Rem Đầu Đời

Sưu Tập

Ca Dao

Huy Chương VNCH

Huy hiệu QL/VNCH

Huy Hiệu QĐ Pháp/Đ-Dương

Tiền Tệ
Quân Sử VNCH

Điếu Tế 

Văn Tế
Điếu Văn
25 Năm Xây Dựng CĐ
Hot Links
Ha Huyen Chi
Gia Đình Võ Bị
All Links

Miếng Ngọt Quê Hương

Thực Vô Cầu Bão
Cá Kho
Món Xào

Send mail to haphuonghoai@gmail.com with questions or comments about this web site.
Copyright © 2003 Haphuonghoai
Last modified: 01/29/13