Home

Thơ

Sưu Tập

Văn Điếu Tế  Linh Tinh Trang Ca Dao Search

 

 
 

Dưới đây là bản văn của PTTPGQT.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Làm Tại PARIS Ngày 6.2.2002
Thông điệp Cư trần lạc đạo, Xuân Nhâm Ngọ - 2002, của Ðạo lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, GHPGVNTN - 321 nhân sĩ quốc tế, giáo sư đại học và chính giới quốc tế đề cử Hòa thượng Thích Quảng Ðộ làm ứng cử viên Giải Nobel Hòa bình năm 2002.
Từ nơi lưu đày Quảng Ngãi, Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, vừa gửi đến các cấp Giáo hội trong và ngoài nước một thông điệp xuân, mang tựa đề "Thông điệp Cư trần lạc đạo - Xuân Nhâm Ngọ, 2002". Ngoài lời chúc Xuân thường lệ gửi đến "toàn thể chư liệt vị Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Ðại đức Tăng Ni, nam nữ Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước lời cầu chúc năm Nhâm Ngọ an lành, như ý và thành công theo ý nghĩa xưa nay của Mã đáo thành công", Hòa thượng Thích Huyền Quang nhắc nhở Phật giáo đồ trong mấy ngày xuân nên nhớ tưởng đến công đức của những bậc lương đống của Giáo hội vừa viên tịch trong năm qua, và nhớ tưởng "đến công đức của lịch đại Tổ sư đã dày công hoằng hóa làm nền tảng cho Ðạo Phật bi hùng Việt Nam". Hòa thượng cũng cho biết dù vẫn còn bị "lưu đày quạnh hiu ở Quảng Ngãi", nhưng Hòa thượng vẫn "cư trần lạc đạo".
Theo lời giải thích trong Thông điệp, thì Cư trần lạc đạo là tiêu chí của nguồn thiền Trúc lâm Yên tử xuất hiện dưới triều Trần: "Cư trần lạc đạo có nghĩa là hiện diện nơi trần thế mà hành đạo, vui đạo, sống đạo, dựng đạo, hưng đạo, chứ không lánh xa trần thế đầy khổ nhục tìm thú riêng cho bản thân. Hiện diện nơi trần thế, nói lên con đường hành động cứu nhân độ thế của Phật giáo Việt Nam. Việc ấy đã thực hiện, đã chứng tỏ, suốt lịch sử hai nghìn năm Phật giáo, đặc biệt dưới các triều đại tự chủ và độc lập, từ thuở Hai Bà Trưng cho đến thời hiện đại". Hòa thượng đặc biệt nhấn mạnh: "Sự thành bại không đáng quan tâm cho bằng ý chí kim cương bất hoại của người Phật tử. Ý chí ấy còn, đạo Phật còn. Ðạo Phật còn, dân tộc sẽ trường tồn trong cường thịnh, vinh quang và thái hòa, nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên huynh đệ, đại đồng".
Cũng theo Hòa thượng, nhờ Cư trần lạc đạo mà người Phật tử "mới bảo toàn được Phật tính con người trên mặt đất, đồng lúc bảo vệ phẩm giá người đồng bào và nhân loại, đồng lúc bảo vệ sự toàn vẹn tâm linh nơi mỗi cá nhân". Hòa thượng so sánh sự bảo vệ tâm linh của người tin đạo chẳng khác chi người công dân một nước dấn thân bảo vệ "sự toàn vẹn lãnh thổ một quốc gia".
Câu hỏi của Hòa thượng trong Thông điệp Cư trần lạc đạo đã trở thành lời khẳng định về tính tất yếu của niềm tin người Phật tử Việt Nam đối với Nước cũng như đối với Ðạo; Hòa thượng viết: "Nếu tiền nhân đem máu xương dựng nước và giữ nước, nay con cháu lại đem lãnh thổ quốc gia bán đổ bán tháo cho ngoại bang, thì còn gì là quê hương của tổ tiên và dân tộc? Cũng như thế, tâm linh con người không thể khiếp nhược quy hàng các thế lực nhất thời và vô đạọ Có như vậy, cuộc đại hoằng dương Chánh pháp ở thiên niên kỷ thứ ba Tây lịch mới mở ra sinh lộ độ thế của đạo Hòa bình, là đạo Phật, trước bao phương thức bạo lực và khủng bố mới, có nguy cơ đẩy nhân loại vào sự hủy diệt, tương tàn, và bài bác Phật tính nơi mỗi cá nhân".
Dưới đây Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin đăng tải toàn văn bức "Thông điệp Cư trần lạc đạo - Xuân Nhâm Ngọ 2002" của Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang:

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG

Phật lịch 2545
Số: 01/VTT/XLTV
THÔNG ÐIỆP CƯ TRẦN LẠC ÐẠO
XUÂN NHÂM NGỌ - 2002
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Xuân lại đến trong hoàn cảnh nhiễu nhương của đất nước và Phật sự. Nhưng với tấm lòng như như bất động, xuân vẫn là xuân muôn đời của trời đất. Xuân vẫn tuần hoàn nhắc nhở người Phật tử về lẽ vô thường, vô ngã để hướng tới sự giác ngộ của Niết Bàn. Nghĩa là có khổ, thì có phương pháp diệt khổ có ly biệt, chia phân, thì có phương cách trở về đoàn tụ sum vầy; có ngược đãi bất công, thì có con đường giải thoát cảnh đời nô lệ để tự do sống ngườị
Vì vậy, từ nơi lưu đày quạnh hiu ở Quảng Ngãi, tôi vẫn cư trần lạc đạo, và hôm nay xin gửi đến toàn thể chư liệt vị Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Ðại đức Tăng Ni, nam nữ Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước lời cầu chúc năm Nhâm Ngọ an lành, như ý và thành công theo ý nghĩa xưa nay của Mã đáo thành công.
Trong mấy ngày Xuân êm đềm nghỉ ngơi, chúng ta cần nhớ tưởng đến công đức của Thầy, Bạn vừa xả thân tứ đại trong năm qua, nhớ tưởng đến công đức của lịch đại Tổ sư đã dày công hoằng hóa làm nền tảng cho Ðạo Phật bi hùng Việt Nam.
Một trong những nguồn thiền của nước ta là nguồn Trúc lâm Yên tử, lấy "Cư trần lạc đạo" làm tiêu chí. Cư trần lạc đạo có nghĩa là hiện diện nơi trần thế mà hành đạo, vui đạo, sống đạo, dựng đạo, hưng đạo, chứ không lánh xa trần thế đầy khổ nhục tìm thú riêng cho bản thân.
Hiện diện nơi trần thế, nói lên con đường hành động cứu nhân độ thế của Phật giáo Việt Nam. Việc ấy đã thực hiện, đã chứng tỏ, suốt lịch sử hai nghìn năm Phật giáo, đặc biệt dưới các triều đại tự chủ và độc lập, từ thuở Hai Bà Trưng cho đến thời hiện đạị Sự thành bại không đáng quan tâm cho bằng ý chí kim cương bất hoại của người Phật tử. Ý chí ấy còn, đạo Phật còn. Ðạo Phật còn, dân tộc sẽ trường tồn trong cường thịnh, vinh quang và thái hòa, nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên huynh đệ, đại đồng.
Theo đúng tinh thần "Cư trần lạc đạo" như thế, người Phật tử mới bảo toàn được Phật tính con người trên mặt đất, đồng lúc bảo vệ phẩm giá người đồng bào và nhân loại, đồng lúc bảo vệ sự toàn vẹn tâm linh nơi mỗi cá nhân. Sự toàn vẹn tâm linh con người chẳng khác chi sự toàn vẹn lãnh thổ một quốc gia. Nếu tiền nhân đem máu xương dựng nước và giữ nước, nay con cháu lại đem lãnh thổ quốc gia bán đổ bán tháo cho ngoại bang, thì còn gì là quê hương của tổ tiên và dân tộc? Cũng như thế, tâm linh con người không thể khiếp nhược quy hàng các thế lực nhất thời và vô đạo. Có như vậy, cuộc đại hoằng dương Chánh pháp ở thiên niên kỷ thứ ba Tây lịch mới mở ra sinh lộ độ thế của đạo Hòa bình, là đạo Phật, trước bao phương thức bạo lực và khủng bố mới, có nguy cơ đẩy nhân loại vào sự hủy diệt, tương tàn, và bài bác Phật tính nơi mỗi cá nhân.
Trong chí nguyện "cư trần lạc đạo" như thế, tôi kêu gọi toàn thể các cấp Giáo hội và nam nữ Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước phát Bồ đề tâm, dõng mãnh bước lên con đường Ðạo cứu khốn trừ nguy mà Ðức Thế tôn đã khai thị từ 2545 năm trước, và lịch đại Tổ sư đã đem lại an lạc cũng như chủ quyền cho dân tộc suốt hai nghìn năm qua trên dãi đất Việt Nam.
Nam Mô Ðương lai Ðại từ Di Lặc Tôn Phật.
P.L. 2545 - Quảng Ngãi, Xuân Nhâm Ngọ, 2002
Thay mặt Hội đồng Lưỡng viện
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống
(chữ ký)
Tỳ kheo THÍCH HUYỀN QUANG

 

 

 

Thư Mục 

Thơ

Đổi Thay  
Những Đoản Khúc
Tơ Vò
Hương Phai 
Thi Đàm /Thi Họa

Kịch Thơ 

Cô Hàng Nước  
Ngồi Đợi Bình Minh

Truyện Dài

Cơ Trời Vận Nước
Trầm Bay

Truyện Ngắn

Bước Hổng Chân Không
Ba Con Yến Nhỏ
Cây Cà Rem Đầu Đời

Sưu Tập

Ca Dao

Huy Chương VNCH

Huy hiệu QL/VNCH

Huy Hiệu QĐ Pháp/Đ-Dương

Tiền Tệ
Quân Sử VNCH

Điếu Tế 

Văn Tế
Điếu Văn
25 Năm Xây Dựng CĐ
Hot Links
Ha Huyen Chi
Gia Đình Võ Bị
All Links

Miếng Ngọt Quê Hương

Thực Vô Cầu Bão
Cá Kho
Món Xào

Send mail to haphuonghoai@gmail.com with questions or comments about this web site.
Copyright © 2003 Haphuonghoai
Last modified: 01/29/13