5 - Thiên-tai trên biển Đông.
Thiên-tai Biển Đông xếp thành nhiều loại:
5. 1 - Bão-tố.
Bão-tố có mùa. Bão Biển Đông là bão nhiệt-đới, thường xảy ra những
lúc giao mùa, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8. Gió mạnh đến 90 gút. Bão giảm đi
từ tháng 9 nhưng cũng vẫn còn đến tháng 1. Tuy vậy, vào giữa mùa gió Đông-Bắc,
bão làm biển trở nên động dữ dội hơn và kéo dài trong nhiều ngày.
Người Pháp gọi tên đảo Trường-Sa là Đảo Bão-Tố (Ile de la Tempête),
nhưng biển Trường-Sa cũng như toàn thể Biển Đông không phải là nơi phát-sinh
những trận bão lớn vùng nhiệt-đới. Những trận Đại-phong hay Typhoon thường
khởi-sự từ phía Đông của Phi-luật-Tân, di-chuyển theo hướng Tây-Bắc về phía Bắc
Việt-Nam, Hồng-Kông, Đài-Loan Nhật-Bản. Không tới 1% giông bão phát sinh từ Biển
Đông tiến về Hoa-Nam và cũng không tới 1% giông bão phát-sinh ngoài khơi Brunei
thổi về Vịnh Thái-Lan. Có tới chừng 1 phần 3 các trận đại-phong đi từ
Thái-bình-Dương thổi về, qua Trường-Sa và Hoàng-Sa, tiến vào bờ biển Trung-Việt
và vịnh Bắc-phần.
Hình 32- Bão và các thiên-tai động đất, sóng thần vùng Biển Đông.
Sau khi thành-lập, bão thường di-chuyển hướng Tây, nhưng rồi chuyển
lên hướng Đông-Bắc, nên Nam-phần không mấy khi bị bão lớn tàn-phá.
Khi bão phát xuất từ đảo Lữ Tống đi ngang Hoàng-Sa thì binh-sĩ đóng
trên đảo thấy các triệu chứng như sau: Trời oi, khí áp xuống nhanh. Trên bầu
trời xuất hiện những mây cao bay nhanh như bó lông (cirrus panachés.) Vài giờ
sau bầu trời bị che phủ bởi một lớp mây rất mỏng (cirro status), mặt trời chung
quanh có quầng, rồi dần dần bầu trời trắng nhạt. Sau đó đến lượt những mây thấp
có hình vẩy cá (cirro cumulus.) Rồi đến một lớp mây đen, dày cao lối 3,000m (altostatus),
tất cả trở nên đen, u ám; mưa bắt đầu rơi, gió thổi, khí áp xuống nhanh. Trần
mây thấp dần xuống (100 mét hay 50), mây bay nhanh, gió thổi mạnh từng cơn, bão
đã tới ...
Cường-độ gió bão có thể lối 50 gút đến 90 gút.
Khi sấm sét đã xuất hiện thì có thể coi như cơn bão đã qua...
Hình 33 - Số lượng trung-bình các trận bão xảy ra trong những tháng
của một năm.
Hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa bao gồm các đảo nhỏ bé trơ trụi,
không phải là chỗ tránh bão lý-tưởng. Mỗi khi các đài khí-tượng thông-báo có bão
(typhoon) là các tàu thuyền thường vội vã di-tản khỏi vùng. Trường-hợp không kịp,
phải cố chạy về phía Nam, làm sao nằm được trong "bán-nguyệt an-toàn" của bão.
Trong thế-chiến II, Hạm-đội Hoa-Kỳ một lần đã bị thiệt-hại nặng vì bão như vậy ở
ngoài biển Phi-luật-Tân chỉ vì phải tiếp-tục hành-quân, không kịp lẩn trốn.
Hai lần Trung-Cộng hành-quân lớn, chiếm trọn Hoàng-Sa (19 tháng 1
năm 1974) và nuốt gọn 7 đảo Trường-Sa (14 tháng 3 năm 1988), chúng đều khởi-sự
ồ-ạt chuyển quân xuống Biển Đông trong mùa biển không bão tố.
Qua các tài-liệu lịch-sử, người ta đọc được nhiều lần thiên-tai
khủng-khiếp gây thiệt hại sinh-mạng và tài-sản cho nước ta. Vì người dân đói khổ
nên quốc-gia loạn lạc. Tai-nạn ngoài Biển Đông mang đến chết chóc, mất tích,
tản-lạc cho ngư-phủ như:
* Vào đầu thế-kỷ 18, bão thổi thuyền bè của đội Hoàng-Sa ra biển
sang Hải-Nam. Hai nhân-viên được người Tàu cứu và được trả về sau đó.
* Vào thời Nam-Bắc phân-tranh, khi hai hạm-đội chuẩn-bị tác-chiến
thì bão thổi tới. Chiến-thuyền đôi bên rời nhau để chạy trốn nhưng không kịp.
Một số bị chìm, một số bị thổi ra biển. Có chiếc trôi ra Hoàng-Sa, có chiếc giạt
tới Hải-Nam.
Thiên-tai về bão-tố đẩy thuyền ra Hoàng-Sa cũng là một yếu-tố để
chứng-minh dân địa-phương như người Việt chúng ta đã đến Hoàng-Sa Trường-Sa, do
vô-tình hay cố-ý từ nhiều ngàn năm xưa. Người Việt cũng như các người Đông-Nam-Á
khác đã khám-phá các đảo ngoài Biển Đông ngay từ khi phát-minh ghe thuyền, không
chờ đợi đến khi người Trung-Hoa hàng ngàn vạn dặm xa-xăm đến đây để ghi công hão!
5.2 - Những hiện-tượng thiên-nhiên khác.
Ngoài bão-táp là thiên-tai khủng-khiếp nhất, các vùng đất
Đông-Nam-Á nằm ngoài đại-dương còn trải qua một số các thiên-tai khác như, động
đất, núi lửa, đất trùi, sóng thần, lụt lội v.v...
5.2.1 - Sóng Thần.
Ngoài khơi Việt-Nam, tuy có một số chấn-động địa-chất ngầm dưới
biển xảy ra ngay trong thế-kỷ thứ XX nhưng đã không gây nên một thiệt-hại nào.
Vùng Hoàng-Sa và Cù-lao Thu ghi-nhận ít nhất 6 lần địa-chấn. May mắn không có
cơn sóng thần nào tàn-phá duyên-hải nước ta.
Sóng Thần (Tsunamis) gây nên bởi những trận động đất dưới lòng biển
sâu. Sóng thần không do gió phát-sinh và vì chúng có độ dài sóng rất lớn nên mắt
thường của chúng ta không thể nhận ra được khi sóng thần còn ở ngoài biển rộng.
Chấn-động của cơn địa-chấn truyền đi trong lòng biển với vận-tốc nhanh tới 400 -
500 gút. Trên mặt biển, đó là những làn sóng chỉ cao đến vài ba bộ Anh nhưng
chiều dài tới trên 100 hải-lý. Tuy thủy-thủ hải-hành trong khu-vực động đất
không nhìn thấy sóng nhưng thường cảm thấy tàu thuyền của họ bị đập mạnh một hay
hai cái theo chiều thẳng đứng giống như bị mắc cạn rồi thôi.
Khi tiến đến gần bờ, vì vận-tốc sóng vẫn cao trong khi đáy biển trở
thành nông cạn, sóng bất thần bị chận lại nên trong khoảnh-khắc, biên-độ vụt
gia-tăng ghê gớm. Những đợt sóng khi đó có thể cao tới 50 - 100 feet, di-chuyển
rất nhanh, tàn-phá tất cả những gì trên đường đi của chúng, vào sâu trong
nội-địa nhiều cây-số.
Hai nước Phi-luật-Tân và Nam-Dương chịu đựng liên-tiếp nhiều tai-ương
về động đất. Sóng thần đã cuốn trôi nhiều làng mạc, quét sạch nhà cửa, ghe
thuyền, con người và súc-vật ra biển. Các đảo phía cực đông của Trường-Sa, nằm
gần với rãnh sâu Palawan có thể chịu những tai-họa thảm-khốc nếu sóng thần xảy
ra.
Bờ biển Việt-Nam chạy lài lài ra khơi, nước ta may mắn không tiếp
giáp với một bất cứ một rãnh sâu nào của đại-dương (trench) nên thoát tai-nạn
những cơn sóng thần.
Việt-Nam và Biển Đông còn may mắn hơn nữa vì nằm ngoài Vòng Lửa
Thái-bình-Dương (Cercle de Feu) là khu-vực không từng bị nạn động đất nào
tàn-phá trầm trọng. Nói về sự bền vững của nền lục-địa xứ ta, Giáo-sư
Phạm-Hoàng-Hộ viết rằng "ViệtNam nằm trên khối Indosinias của vỏ Tráiđất bềnvững
từ mấy trăm triệu năm nay"(Cây cỏ Việt-Nam, 1993.)
Hình 34 - Hình-ảnh cơn sóng thần.
5.2.2 - Vòi Rồng.
Người đi biển và dân duyên hải thường thấy các cột nước bị cuốn hút
lên trời mà họ gọi là rồng hút nước.
Rồng Hút Nước hay Vòi Rồng là một hiện-tượng sáo trộn của không-khí
ngoài biển, chẳng hạn như sự đụng-chạm giữa hàn-diện và nhiệt-diện khi hai luồng
không-khí nóng lạnh gặp nhau.
Tương-tự như bão nhưng Vòi Rồng xảy ra trong một phạm-vi nhỏ hẹp
hơn với những đặc-điểm hơi khác-biệt như sau:
- Vòi Rồng là một cơn lốc có hình-dáng như chiếc phễu, cột nước từ
mặt biển bị gió cuốn xoáy cao dần lên bầu trời đầy mây đen cumulus.
- Nước của Vòi Rồng có thể là nước mặn bị hút từ biển lên hay có
thể là nước ngọt do hơi nước đọng lại thành mưa.
- Gió thổi của giông bão ở Bắc-bán-cầu xoáy theo chiều kim đồng-hồ
và nghịch lại ở Nam-bán cầu. Chiều gió trong hiện-tượng Vòi Rồng không theo
quy-luật đó, gió có thể thổi theo cùng chiều hay ngược chiều với kim đồng-hồ tuỳ
theo với chiều gió lúc thành-lập.
- Vòi Rồng thường có đường kính từ vài bộ đến nhiều trăm bộ Anh,
chiều cao từ vài trăm đến nhiều trăm bộ Anh. Vòi Rồng ít khi kéo dài tới hơn một
tiếng đồng-hồ.
- Sức mạnh của Vòi Rồng thay đổi, nhẹ thì như một con trốt cuốn bụi,
mạnh thì có thể đánh chìm thuyền nhỏ, làm hư-hại tàu thuyền hạng trung. Dù mạnh
nhất, Vòi Rồng cũng không ảnh-hưởng mấy cho các tàu viễn-duyên, cho dù tàu có đi
lọt ngay vào trung-tâm của nó.
- Thủy-thủ các tàu thuyền đi ngang Vòi Rồng cho biết có khi thấy
sâu bọ hay tôm cá rơi rớt trong mưa.
Hình 35 - Hình-ảnh Rồng hút nước.
6 - Biển Đông, những sự kỳ-diệu thiên-nhiên.
Ngoài những hiện-tượng thiên-nhiên xảy ra như đã nói ở trên, Biển
Đông còn ghi-nhận một số sự kiện đáng gọi là kỳ-diệu.
6.1 - Sự kỳ-diệu về từ-tính.
Người đi biển phải thường-trực lo lắng nhất trong việc định-hướng
và xác-định vị-trí con tàu . Trước khi la-bàn điện trở thành dụng-cụ căn-bản của
chiến-hạm và thương-thuyền, kim chỉ nam và la-bàn từ đã là những người bạn
trung-thành nhất của các nhà hàng-hải. Ngày nay trên những du-thuyền chạy buồm
người ta vẫn cho thiết-trí la-bàn từ và trên những tàu lớn, một chiếc la-bàn từ,
sau khi được điều-chỉnh cẩn-thận, luôn luôn là dụng-cụ được thuyền-trưởng tin
cậy nhất, dùng để kiểm-soát những "phản-trắc bất-thường" của la-bàn điện.
Hình 36 - Hải-đồ ghi-nhận độ từ-sai không đáng kể trong vùng Hoàng-Sa.
Khi người Việt bắt đầu dùng la-bàn trong khoa địa-lý và hải-hành,
tiền-nhân chúng ta hẳn đã rất ngạc-nhiên là hướng của kim chỉ nam lại hoàn-toàn
phù-hợp với hướng Bắc-Nam địa-dư.
Thiên-nhiên đã tạo nên một vài vùng biển đặc-biệt trên thế-giới mà
ở đó không có độ lệch từ-tính như Biển Ả-Rập và Biển Đông. Một trong nhiều
nguyên-nhân tạo nên nền văn-minh hàng-hải ở Đông-Nam-Á có lẽ cũng vì sự
nhiệm-mầu đó. Trong lúc la-bàn từ sai trệch 30, 40 độ tại nhiều nơi khác trên
thế-giới, kim định-hướng của nó lại chỉ ngay đúng phương Bắc địa-dư khi con tàu
tiến vào vùng Biển Đông.
Theo những tài-liệu về khoa thế-giới địa-từ, ngoài độ từ sai bằng
Zéro, Biển Đông còn có những đặc-điểm từ-tính khác như sau:
- Biển Đông nằm trong vùng mà độ sai lệch từ không thay đổi (hay
thay đổi rất nhỏ.) Hãy tưởng tượng đến sự rắc rối gây cho các nhà hàng-hải khi
kim la-bàn từ sai-lệch tới 30, 40 độ mà lại còn biến-thiên thường-niên hàng chục
phút nữa: họ sẽ phải cộng trừ, thêm hay bớt (Đông hay Tây) vào những trị-số được
cho biết trước đây trong tài-liệu.
- Biển Đông lại đặc-biệt hơn vì nằm trong vùng "xích-đạo từ".
Tương-tự như trong vùng nhiệt-đới địa-dư, các la-bàn điện hoạt-động trong
điều-kiện tốt nhất; các dụng-cụ trắc-định từ-tính cũng không cần điều-chỉnh
nhiều những khi hoạt-động tại nơi có "vĩ-độ từ" thấp hay gần đường xích-đạo từ.
Trường-hợp tàu thuyền chạy lên Bắc-cực hay đi xuống Nam-cực, la-bàn điện dần dần
trở nên vô-hiệu và thành vô-dụng tại hai cực địa-dư. La-bàn từ cũng vậy, sẽ trở
nên vô-hiệu ở hai cực địa-từ.
Từ khi vòng từ-trường Van Allen bao quanh trái đất được khám-phá,
khoa Địa-từ-trường tiếp-tục được nghiên-cứu học hỏi. Từ-trường ảnh-hưởng rất
nhiều tới sinh-hoạt mọi loài và cả đến sinh-mạng trên trái dất. Một ngày nào đó,
có thể trong vài chục ngàn năm sắp tới, hai cực Nam Bắc địa-từ sẽ đổi ngược lại
thành Bắc-Nam. Biển Đông với vị-trí đặc-biệt cũng là nơi cần-thiết phải có sự
quan-trắc các hiện-tượng địa-từ-trường .
Hình 37 - Biển Đông không có độ sai từ và vị-trí vùng Cà-Mâu Trường-Sa
nằm trên xích-đạo từ.
Người Tàu nhận rằng họ sáng-chế Kim Chỉ-Nam nhưng không hề biết
những đặc-tính về từ-trường của Biển Đông. Sách cổ Trung-Hoa ghi rằng vùng đất
mẹ đẻ của từ-thạch ở Miền Nam, họ kính-ngưỡng cầu-khẩn thần núi Linh-Sơn vùng
Varella, họ sợ Hoàng-Sa hút sắt làm tàu thuyền của họ mắc cạn ở Biển Đông.
6.2- Sự kỳ-diệu về "địa-hình"
Mặt biển bao phủ trái đất tưởng như bằng-phẳng và đồng đều cao-độ
nhưng sự thật không phải như vậy.
Địa-cầu không đúng là một trái cầu tròn đều mà có dạng gần với khối
Ellipsoid. Địa cầu cũng hơi phình ra ở phía trên xích đạo, có một vẻ nào đó
giống như trái lê. Mặt trái đất lại có chỗ lục-địa, có chỗ bao bởi đại-dương,
nơi cao như núi Everest (gần 9km) nơi sâu như Marianas Trench (chừng 11km) nên
dẫn-lực-trường (gravitational field) không đều đặn, đường giây quả rọi thường
không thẳng góc với mặt biển.
Hình 38 - Hình vẽ giải-thích vài sự sai lệch trong hai phương-thức
địa-hình Geoid và Ellipsoid đối với bề cao mặt biển.
Trong những công-tác đo đạc địa-hình, tính toán vị-trí thiên-văn và
mới đây nhất khi các vệ-tinh NAVSAT (Navigation Satellite System), GPS (Global
Positioning System) bắt đầu hoạt-động, người ta thấy những sự sai lệch như vậy
khá lớn. Mặt "trái cầu" mới dùng làm tiêu-chuẩn, sau khi điều-chỉnh dẫn-lực,
được gọi là Geoid.
Phương-pháp hải-hành điện-tử vệ-tinh ngày nay rất tiến-bộ. Trong
vài năm nay, những tấm bản-đồ thế-giới ghi các sai-biệt (Contour Map of Geoidal
Height hay Contour Plot of Mean Sea Level Deviations) cần dùng để điều-chỉnh độ
cao mặt biển và những tài-liệu chỉ-dẫn cần-thiết liên-hệ về hải-hành đã được
trang-bị cho tất cả tàu thuyền đi biển.
Vùng Biển Đông, và đặc-biệt khu-vực gần duyên-hải Việt-Nam không có
độ sai này trong khi vùng biển phía Nam của „n-Độ, các nhà hàng-hải phải trừ đi
99m và nếu tàu đi vào vùng Đông-Bắc của New Guinea, họ lại phải cộng thêm 79m
mới đúng.
Hình 39 - Bản-đồ ghi cao-độ mặt biển trung-bình. Chi-tiết vùng Biển
Đông (không có độ sai) được phóng lớn.
Nói một cách khác đi, mặt nước Biển Đông là mặt biển có độ cao
tiêu-chuẩn trong hệ-thống Geoid, trong khi mặt nước biển „n-Độ cao quá 99m và
biển New Guinea lại thấp tới 79m. Khi làm toán về cao-độ trên mặt biển, người ta
phải lần lượt trừ đi 99m và cộng thêm 79m tùy trường-hợp.
6.3 - Biển Đông, bà mẹ thiên-nhiên chống ô-nhiễm.
Bước sang thế-kỷ 21, nạn ô-nhiễm sẽ trở nên rất nguy-hại cho
môi-trường sinh-sống của thế-giới. Các nơi đông dân-cư, nhiều kỹ-nghệ, lắm
cơ-giới mà lại nằm trong những vùng thung-lũng như Mexico City hay Los Angeles
chắc chắn bị ô-nhiễm nặng nề nhất. Về địa-thế, Việt-Nam nằm dưới chân núi cao,
đất hướng ra phía biển nên may mắn hơn rất nhiều quốc-gia khác. Biển Đông giúp
dân ta có nơi thông-thoáng.
Trong tương-lai khi các nước duyên-hải tiến lên thời-đại kỹ-nghệ,
Biển Đông cũng sẽ bị ảnh-hưởng ô-nhiễm, nước sẽ không còn trong sạch, không-khí
lẫn hơi độc và bầu trời rồi cũng u-ám. Nếu dân Đông-Nam-Á không bảo nhau cùng
thi-hành chung những biện-pháp ngăn-ngừa đối-phó, thì tình-trạng sinh sống sẽ
rất tồi-tệ.
Tuy vậy khi nhìn tổng-quát, người ta thấy Biển Đông sẽ hoạt-động
như một cái máy chống ô-nhiễm thần-diệu giúp con người sống mạnh khoẻ hơn. Xin
xét một cách giản-dị trên hai môi-trường là nước và gió:
6.3.1 - Nước sạch sẽ.
Nhờ tiếp-giáp với hai khu-vực đại-đương rộng lớn xa các nơi kỹ-nghệ
phát-triển tột cùng là Bắc-Mỹ và Âu-Châu, nước biển Thái-bình-Dương và „n-Độ-Dương
vốn tinh-khiết sẽ giúp Biển Đông rửa sạch ô-nhiễm. Các đại-hải-lưu trên hai
đại-dương luân-chuyển quanh năm là máy lọc mẹ trợ giúp máy lọc con là Biển Đông.
Thiên-nhiên đặc-biệt là bà mẹ tốt, quét dọn sạch sẽ cái nhà Việt-Nam , làm xứ ta
đẹp hơn các xứ khác trên phương-diện này.
Hình 40 - Nước Biển Đông ô-nhiễm sẽ theo các hải-lưu của
Thái-bình-Dương và „n-độ-Dương chảy đi nơi khác.
- Các hải-lưu Biển Đông về mùa Đông mang nước sạch từ
Thái-bình-Dương chảy vào, đẩy một số nước ô-nhiễm qua „n-độ-Dương. Vận-tốc nguồn
nước này rất mạnh, đặc-biệt làm cho nước biển khu-vực Trung-phần Việt-Nam rất
sạch sẽ.
- Vào mùa hè khi dòng nước chảy ngược lại, nước sạch từ „n-Độ-Dương
lại chảy vào đẩy một số nước cũ ra phía Nhật-Bản.
6.3.2- Gió trong lành.
Khí-hậu vùng biển từ lâu đã được biết là tốt hơn khí hậu đất liền,
không khí ngoài biển có tác-dụng rất tốt cho cơ-thể của sinh-vật.
Không-khí chuyển-động tạo thành gió. Sự di-chuyển của gió cũng có
tác-dụng làm trong sạch không-khí tương-tự như hải-lưu làm trong sạch nước biển.
Trên Biển Đông, gió mùa Đông-Bắc và Tây-Nam luân-phiên thổi qua thổi lại quanh
năm, khối không-khí mới thay-thế khối không-khí cũ. Lâu lâu một trận giông bão,
đại-phong xảy ra cuốn trôi hết mọi vẩn đục tác-hại còn sót lại trong không khí
ra vùng bắc Thái-bình-Dương.
Hình 41 - Bản-đồ ghi nhận những đường di-chuyển tiêu-biểu của
đại-phong. Không-khí ô-nhiễm của Biển Đông sẽ thổi hết về Nhật-Bản và Bắc-Mỹ.
Thường thường giông bão gây nhiều tai-ương khủng khiếp, nhưng giông
bão cũng tiếp-cứu cho các lá phổi mọi loài sinh-vật Việt-Nam được hít thở tự-do
hơn. Sau giông bão, khí trời lại trở nên trong trẻo như xưa!
Biển Đông hiền-hòa, từ lâu đời trong quá-khứ và mãi mãi trong
tương-lai, được chúng ta gọi là Biển Mẹ mà !
Xin lạm-bàn một chút nữa. Nếu tình-trạng trái đất suy-đồi quá,
lượng ô-nhiễm tăng thêm quá nhiều, gió mùa và đại-phong đẩy không-khí dơ bẩn cho
Nhật-Bản "lãnh" và sau cùng, Bắc-Mỹ sẽ "hốt" tất cả !
7 - Các đảo Việt-Nam.
Các đoạn sau đây bàn về sự quan-trọng cuủ các hải-đảo ngoài khơi
của Việt-Nam.
7.1 -Sự Quan-trọng của Hải-đảo.
Trong khi tài nguyên trên đất liền dần dần sút giảm, dân số vẫn gia
tăng nhanh chóng; loài người đang kéo nhau đổ xô ra khai-thác biển cả.
Trong Đặc-san Sử Địa số 29 năm 1975, Giáo-sư Sơn Hồng Đức đã viết:
Nếu thế-kỷ XIX là kỷ-nguyên của việc chiếm-cứ và khai-thác các lục-địa, thì
hậu-bán thế-kỷ thứ XX là lúc mà tài-nguyên thiên-nhiên trên các đất nổi đã cạn
nguồn. Các nhà địa-lý kinh-tế thế-giới bắt đầu chú-ý đến vùng "đất ngầm", nghĩa
là thềm lục-địa hay đáy đại-dương. Nhất là sau hội-nghị Caracas về "Luật Bể"
1974 thì khuynh-hướng chung cho rằng quan-niệm lãnh-hải của thế-kỷ XIX nay đã
lỗi thời".
Ông Sơn cũng nói đến tầm quan-trọng của hải-đảo như sau: "Cha Ông
chúng ta, với lòng can-đảm vô-biên, chí mạo-hiểm vô-cùng đã để lại cho con cháu
ngày nay một dãy giang-sơn gấm vóc gồm lãnh-thổ lục-địa và những quần-đảo trong
Biển Đông và vịnh Thái-Lan. Quan-niệm sai-lầm thường cho rằng đây chỉ là những
bãi cát bão-táp không giá-trị sản xuất nên chúng ta đã "thiếu tích-cực" trong
vấn đề định-cư hoặc chiếm-đóng."
Một tướng lãnh Hoa-Kỳ cho rằng Hoàng-Sa và Trường-Sa không
quan-trọng gì với Mỹ. Năm 1970, trong một cuộc họp báo tại Guam lúc mãn nhiệm-kỳ
làm Tư-lệnh các lực-lượng Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam, Đô-đốc Zumwalt mà sau đó
làm Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ đã cho rằng : "Người Mỹ đang thực-thi chiến-lược
tiền-đồn trên biển, song song với việc phát-triển hạm-đội tàu nổi nhưng Trường-Sa
và Hoàng-Sa không đáp-ứng nhu-cầu hành-quân trên biển bằng một hàng-không
mẫu-hạm, nhất là về lưu-động-tính. Hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa chỉ là đài
Radar cố-định, chi-phí hoạt-động rất tốn kém..."
Phân-tích lời Đô-Đốc Zumwalt chúng ta thấy các điểm sau đây:
- Sự kiện "Hải-quân Hoa-Kỳ bá-chủ ngũ đại-dương" là điều hiển-nhiên.
Quyền-lực trên biển xưa nay dựa vốn đặt căn-bản trên sức mạnh. Hoàng-Sa Trường-Sa
quá nhỏ bé, thật không đáng kể với sự mênh mông của cả Thế-giới. Với sự
hùng-mạnh của Hoa-Kỳ hiện tại, quốc-gia nào có làm chủ được những đảo nhỏ bé đó
cũng không đủ sức cản trở hoạt-động trên biển của Hải-Quân Hoa-Kỳ.
- Quan-điểm của Ông đưa ra trong tình-trạng Hoa-Kỳ đang theo đuổi
chính-sách hòa-hoãn với Trung-Cộng. Từ hồi đó đến nay, Hải-quân Mỹ vẫn gia-tăng
lưu-động-tính nhưng lại bớt hiện-diện tại Đông-Nam-Á. Đồng-ý với giới
bình-luận-gia thời-cuộc thời đó, chúng tôi cũng nghĩ rằng chiếc đèn xanh đã bật
để Trung-Cộng tiến tới việc xâm-chiếm Hoàng-Sa năm 1974.
- Một khi hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa đó không quan-hệ gì
với quyền-lợi Hoa-Kỳ thì ông Zumwalt muốn so sánh thế nào cũng được. Nếu vị-trí
của ông là chổ của một con dân Việt-Nam đang đứng trước móng vuốt của một kẻ
xâm-lăng, vừa tàn-độc vừa quỷ-quyệt lại ưa sắt máu như Trung-Cộng thì hẳn ông đã
nói khác đi.
Tuy cũng là người gốc Âu Mỹ nhưng lời phát-biểu của ký-giả Robert
Thompson trong tạp-chí Kinh-Tế Viễn-Đông lại khác. Ông cho rằng chủ-quyền trên
các đảo ngoài khơi Biển Đông rất quan-trọng, nhưng muốn làm chủ thì phải có
lực-lượng bảo-vệ mới được. Robert Thompson tỏ vẻ thông-cảm nỗi khó khăn của
những nước nhược-tiểu như Việt-Nam chúng ta nhiều hơn là vị Tư-lệnh Hải-quân
Hoa-Kỳ. Ông đã viết một câu chí-lý: "căn-cứ vào quyền-lực trên biển của Đô-Đốc
Mahan, thì Quốc-gia nào có Hải-Quân mạnh mẽ sẽ có quyền-lực trên biển và
chủ-quyền trên hải-đảo. Nhưng hải-quân và không-quân là hai món xa-xỉ-phẩm, các
nước nghèo muốn có nó chỉ khổ thêm mà thôi!"
Chỉ quốc-gia giàu sang mới có hải-quân hùng-mạnh. Chỉ với hải-quân
hùng-mạnh quốc-gia mới có quyền-lực trên biển và chủ-quyền hải-đảo. Nước Việt-Nam
chúng ta rõ rệt là đã nghèo từ lâu, mà nay vẫn còn cứ nghèo, chính-quyền phải
làm thế nào cho nước mạnh dân giàu thì hiện-trạng bi-đát này mới thay đổi!
Lúc chiến-tranh đất nước ta bị chia cắt Bắc-Nam, người dân Việt ước
muốn sự thống-nhất và mong đòi lại Hoàng-Sa. Ông Hoàng-xuân-Hãn viết rằng: "...Khi
nước Việt-Nam còn chia đôi thì khó lòng điều-đình để Hoàng-Sa trả lại đất ta,
tuy rằng nhiều chứng xưa nay trong ngoài bảo rằng đó là đất Việt" (Đúng 30 năm
trước, Sử Địa số 27, 28, 1974, trang 215.) Nay nước đã thống-nhất rồi,
tình-trạng mất chủ-quyền ngoài biển xem ra lại còn đen tối hơn!
Chúng tôi sẽ trình-bày giá-trị kinh-tế của Hoàng-Sa/ Trường-Sa
trong một đoạn dưới đây. Giá-trị đó vốn đã không nhỏ! Mà trên cả giá-trị kinh-tế,
giá-trị chiến-lược còn đáng kể hơn nhiều; nó vô cùng quan-trọng. Thật không ngoa
nếu có người cho rằng Hoàng-Sa/ Trường-Sa là yếu-tố sinh-tử, tồn-vong của nước
Việt-Nam.
Sự an-nguy của sườn phía Đông nước ta nằm trong việc kiểm-soát
chủ-quyền trên các hải-đảo dọc Biển Đông. Từ Hải-Nam, Trung-Hoa dễ dàng
kiểm-soát việc ra vào vịnh Bắc-Việt. Sau khi chiếm Hoàng-Sa, người Tàu đã mở
rộng tầm kiểm-soát xuống một nửa duyên-hải nước ta. Nếu họ lại chiếm cả Trường-Sa
thì Trung-Hoa có khả-năng khống-chế hầu hết vùng duyên-hải phía Đông nước ta.
Khi nào cả hải-phận và không-phận bị khóa chặt như vậy, tương-lai Việt-Nam rất
mịt mờ.
Trong tất cả những nước đang tranh-chấp tại Biển Đông, Việt-Nam là
quốc-gia bị lọt vào thế bí, đường cùng nhất. Hai nước Trung-Hoa một trắng một đỏ,
trong tư-thế những nước ở ngoài nhảy vào trắng trợn xâm-lăng không nói làm gì,
các nước khác như Phi, Mã, Nam-Dương... nếu chiếm thêm được đảo thì lợi thêm rất
nhiều, trường hợp cả Biển Đông có bị Tàu nuốt trọn, họ cũng không thiệt nhiều
lắm và hiển-nhiên không vì Hoàng-Sa Trường-Sa mà họ bị ngoại-nhân khống-chế.
Địa-thế cho phép họ tiếp-tục mở được đường biển ra phía ngoài Thái-bình-Dương và
„n-độ-Dương.
Đến cùng kỳ lý, Việt-Nam bị thiệt-thòi nhất: mất ít đảo thiệt-hại
ít, mất nhiều đảo thiệt-hại nhiều, mất tất cả Biển Đông thì toàn-quốc bị
khống-chế. Nguy-cơ hiểm-họa lớn như chưa từng xảy ra trong suốt dòng lịch-sử ,
số mệnh dân-tộc như chỉ mành cheo chuông, quốc-gia như đứng bên bờ vực thẳm!
Thời-gian rất cấp-bách. Suốt mấy ngàn năm qua, chúng ta thường chỉ
phải lo gìn giữ biên-thùy mặt Bắc. Nay thì ngoài mặt Bắc, cả cái sườn rộng lớn
của chúng ta về phía Đông, với nhiều ngàn cây số duyên-hải đang bị đe dọa. Hai
cái gọng kìm, một từ phương Bắc bóp xuống, một từ phương Đông siết vào, hẳn
nhiên tàn-bạo lắm!
Hình 42 - Viễn-ảnh mới đe dọa nước ta từ Biển Đông:Trung-Cộng với
Phi-cơ chiến-lược và Phi-đạn tầm xa có khả-năng tấn công tới Sài-Gòn, Hải-quân
không-chiến và Tiềm-thủy-đĩnh nguyên-tử đe dọa suốt từ Mống-Cáy đến vịnh
Phú-Quốc. Hải-Nam, Hoàng-Sa cùng Trường-Sa là căn-cứ xuất-phát và yểm-trợ các
loại chiến-hạm.
Ta hãy làm một cuộc so sánh để ý-thức được tầm quan-trọng về việc
phòng-thủ hải-biên: Cho dù bị phong-tỏa hết biên-giới lục-địa phía Bắc và phía
Tây, không được trao đổi hàng-hóa với Ai-lao và với cả Khmer, quốc-gia ta vẫn
không thể bị bóp nghẹt về kinh-tế. Nhưng nếu bị phong-tỏa bờ biển thì chẳng
những không còn ngoại-thương mà ngay cả chuyển-vận đường biển Bắc-Nam để
điều-hòa nhu-yếu phẩm trong nước cũng hết... Vậy có khác chi trong "cơ-thể Việt-Nam,
máu huyết lúc chảy, lúc không.
Thà rằng chúng ta sống tiết-kiệm để tăng-cường hải-quân với đầy đủ
khả-năng hải-chiến và không-chiến ngoài khơi còn hơn chờ đợi đến một ngày nào đó,
cả nước chịu chết ngạt hay chết đói một cách nhục nhã vì bị bao vây.
Không bao lâu nữa, Trung-Hoa sẽ đủ khả-năng thực-hiện cái gọng kìm
như vậy. Ngay khi họ sở-hữu được các đội oanh-tạc-cơ chiến-lược, mua nổi
hàng-không mẫu-hạm, trang-bị đầy-đủ một hạm-đội viễn-duyên; bàn tay xâm-lược của
họ sẽ đủ dài và kẻ thù truyền-kiếp của chúng ta sẽ lừng lững trở lại, áp-đặt
những cái ách nặng nề lên đầu lên cổ đồng-bào chúng ta.
7.2 - Tổng-quát về các đảo ven biển Việt-Nam.
Bờ biển Việt-Nam dài trên 5,000 km. Dọc bờ biển Việt-Nam có đến
trên 2 ngàn 5 trăm đảo. Có những đảo nằm đơn độc nhưng cũng có nhiều đảo nằm
chung với nhau trong các quần-đảo. Những điểm đáng nói về các đảo của nước ta
được tóm gọn trong vài đoạn nhỏ như sau:
- Đảo lớn nhất là Phú-Quốc trong vịnh Thái-Lan rộng 568 km2, đảo
lớn thứ nhì là Cát Bà trong vịnh Bắc-Việt rộng 277 km2. Các đảo nhỏ nhất chỉ như
những hòn đá nằm giữa biển khơi.
- Đảo có núi cao nhất là Phú-Quốc với núi Chùa cao 603 m. Một số
đảo chỉ nhô lên khi nước thủy-triều xuống và bị nước bao-phủ khi thủy-triều dâng
lên cao. Có những bờ bãi nông cạn mấp mé mặt biển rất khó nhận biết và nguy-hiểm
cho việc hải-hành.
- Hòn Tro bỗng nổi lên rồi chợt biến mất.
Năm 1923, tại phía nam vùng Cù-lao Thu hay đảo Phú-Quý (Phan-Rí) 22
hải-lý, đảo Hòn Tro và một hòn đảo thấp nhỏ hơn đột nhiên trôì lên khỏi mặt
biển. Hòn Tro cao tới 30 thước tây, hòn kia chừng 3,4 tấc. Trong vòng vài ba
tháng sau, cả hai biến mất. Sở dĩ người ta gọi tên Hòn Tro vì đảo được tạo-lập
bởi tro bụi và dung-nham của một núi lửa ngầm phun lên. Sau đó đảo bị sóng gió
soi mòn và dòng nước cuốn trôi không còn lại dấu tích.
Hình 43- Dấu-tích Hòn Tro trên hải-đồ quốc-tế.
Trong các hải-đồ ngày nay, những người đi biển thường đọc được các
lời kêu gọi cảnh-giác tương-tự như "cần thận-trọng khi hải-hành vì nhiều
xáo-trộn địa-chấn" trong vùng. Tại hai vị-trí (10 độ 10 phút Bắc Vĩ-tuyến, 109
độ 00 Đông Kinh-tuyến) và (10 độ 08 phút Bắc Vĩ-tuyến, 109 độ 01 Đông
Kinh-tuyến), hải-đồ số 3148 của Sở Thủy-đạo Hoa-Kỳ đã ghi chú hai câu: "núi lửa
hoạt-động 97 ft- 1923" và "núi lửa hoạt-động 1 ft- 1923"
- Quần-đảo Hạ-Long có tới 2156 hòn đảo to nhỏ đủ cỡ, nổi tiếng là
một kỳ-quan thế-giới vì vẻ đẹp thiên-nhiên. Diện-tích vùng biển chỉ vào khoảng
3,000 km2, tức nhỏ hẹp hơn Trường-Sa và Hòang-Sa rất nhiều, nhưng đáng kể là chi
chít rất nhiều đảo .
Hình 44 - Một hình vẽ cảnh vịnh Hạ-Long vào cuối thế-kỷ 19 với
hạm-đội của Đô-Đốc Courbet đang bỏ neo.
Trên địa-cầu ít nơi nào mà địa-hình lại hiểm trở như vậy. Các đảo
Hạ-Long vì cấu-tạo bằng đá vôi, nên dễ bị nước gió xâm-thực, tạo nên những
hình-thù kỳ-dị. Vùng biển này có nhiều vịnh nhỏ, nhiều vũng. Cao-độ của đảo và
thâm-độ của biển đột-biến bất-thường, có nơi sườn núi dựng đứng, có nơi bãi cát
phẳng phiu, hang động thâm sâu, ghềng đá lên xuống; đất đá nhuộm đủ mầu sắc của
cây cỏ núi non biển trời. Mặt nước chỗ lặng như gương, chỗ sóng bạc đầu cồn nổi
lên trắng xóa ...
- Đảo Việt-Nam cung-cấp nhiều sản-phẩm quý mà ít ai ngờ tới.
*Yến, bào-ngư, vi-cá, hải-sâm là những thực-phẩm đắt giá nhất đến
từ các đảo vùng Đà-Nẵng, Nha-Trang, Bạch-long-Vĩ, Phú-quốc. Ngọc trai nổi tiếng
của Đảo Cô-tô. Gỗ quý mọc trên các đảo lớn khắp nơi vùng vịnh Bắc-Việt. Nước
mắm, hồ tiêu, cá tôm, đồi mồi, sò huyết, ốc quý ...muôn đời vẫn là những nguồn
phẩm-vật không thể thiếu được trong đời sống dân Việt-Nam ta.
*Đầu thế-kỷ này chúng ta đã phát-hiện và bắt đầu khai-thác một kho
tàng quý-giá của các hải-đảo là phốt-phát. Công việc đang mang đến lợi-nhuận to
lớn thì bị ngưng trệ vì nạn xâm-lăng của Trung-Cộng.
*Phần tài-nguyên quan-trọng hơn hết tuy vậy, lại nằm dưới đáy biển.
Dù số lượng dầu mỏ và khí đốt chưa được đánh giá đầy đủ, nhưng một số cơ-quan
quốc-tế về dầu lửa đã quả-quyết rằng một khi khai-thác đầy đủ, tiền bạc thu về
được có thể tương-đương với một nửa tổng-số sản-lượng quốc-gia trong tình-trạng
thu-nhập yếu kém như hiện nay.
Tài-nguyên phong-phú này gây thèm muốn cho các
nước láng giềng. Kẻ đang nhòm ngó kỹ lưỡng nhất chắc chắn sẽ biến thành kể thù
đáng sợ nhất: Trung-Cộng. |