Home

Thơ

Sưu Tập

Văn Điếu Tế  Linh Tinh Trang Ca Dao Search

 

 Trích DienDan Danchu

Dữ Kiện và Tài Liệu

Biên giới Việt Nam      Việt Nam bị lệ thuộc Trung quốc vào thế kỷ thứ 2 d.l. và giành lại được độc lập từ năm 939. Bản đồ cổ của Trung quốc từ thế kỷ thứ 4 và từ nhà Hán cho đến nhà Chu cho biết biên cương Việt Nam bao gồm cả tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây, Vân Nam và đảo Hải Nam tức là cả vùng Vịnh Bắc Bộ đều thuộc Việt Nam [các bản đồ cổ này được các thư viện đại học tồn trữ và được in lại trong Encyclopedia Britannica, 15th Edi., Vol. 16, pp.82-96].  Một ngàn năm vừa qua Trung quốc đã lấn chiếm nhiều đất đai của Việt Nam như Quảng Ðông, Quảng Tây, Vân Nam (Yunnan) và đảo Hải Nam. Vua Quang Trung đã từng dự tính chinh phục lại lưỡng quảng (Quảng Ðông và Quảng Tây) nhưng rất tiếc ngài qua đời đột ngột (1792) sau khi đã làm quân dân nhà Thanh khiếp đảm với chiến thắng Ðống Ða thần tốc vào năm 1789.

Diễn đàn Dân Chủ: Bản đồ biên giới phía Bắc Việt Nam [NAM VIỆT] trước năm 111 (trước khi bị Trung quốc xâm chiếm) bao gồm Quảng Ðông, Quảng Tây, bán đảo Quảng Châu Văn, đảo Hải Nam và cả vùng vịnh Bắc Việt. Do đó nhà Thanh đã nhanh chóng chấp nhận 37% diện tích Vịnh Bắc Bộ mà Pháp  dâng hiến qua Hiệp Ước Thiên Tân. Thay vì đòi lại vùng đất và biển đã mất trong Hiệp Ước Thiên Tân, đảng CSVN lại nhẫn tâm dâng nhượng thêm 11 ngàn cây số vuông diện tích Vịnh Bắc Bộ cho Trung quốc theo mật ước ký kết vào ngày 25-12-2000.


1883
Ðối đầu sự xâm lăng của Pháp, triều đình Huế cầu cứu viện binh nhà Thanh. Bắc Kinh lúc đó đang bị các thế lực Tây phương như Anh, Pháp, Tây Ban Nha áp bức (chiến tranh Nha phiến 1839-42, Hiệp Ước Nam Kinh Anh Trung 1842, Trung Mỹ 1844, Trung Pháp 1844, Thiên Tân 1958 (Trung Âu), Protocol of Lisbon 1887 với Bồ Ðào Nha về Macau) nhưng vẫn nhận ra cơ hội thao túng chính trường Việt Nam nhằm bành trướng biên cương cho nên đã gởi quân xâm chiếm Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Ninh và Sơn Tây.

1884      Triều đình Huế ký với Pháp một hiệp ước ngày 6-6-1884 chấp nhận Ba Lê thay thế Việt Nam trong rất cả quan hệ đối ngoại (điều 1) sau khi đã ký ‘Hiệp Ước Hòa Bình’ vào ngày 25-8-1883 thừa nhận Nam kỳ thuộc Pháp, Bắc kỳ bị Pháp bảo hộ và Trung kỳ bị Pháp bảo hộ một nửa. Vào ngày 11-5-1884, nhà Thanh ký với Ba Lê một Quy Ước Sơ Bộ giữa Pháp và Trung Quốc với điều kiện Bắc Kinh rút quân khỏi Bắc kỳ và tôn trọng các hiệp ước giữa Việt Nam và Pháp cũng như chấm dứt chế độ triều cống (Việt Nam, Ðại Hàn, Nhật Bản và nhiều dân tộc khác xử dụng chính sách ngoại giao hòa hoãn cho nên chấp nhận triều cống Bắc Kinh như chư hầu nhưng không có nghĩa là thủ tiêu chủ quyền độc lập quốc gia, điển hình như vua Quang Trung sau khi chiến thắng Ðống Ða lẩy lừng vẫn giả vờ thần phục nhà Thanh).

1885 Trước khi rút quân khỏi Việt Nam theo Quy Ước Sơ Bộ Thiên Tân1884, Bắc Kinh muốn chiếm đoạt thêm đất đai lãnh hải Việt Nam  mà theo Trung quốc là một xứ chư hầu của Trung Hoa từ 600 năm nay’ khi thương thuyết với Ba Lê. Hiệp Ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Thương Mại 1885 ở Thiên Tân, Hiệp Ước 26-5-1887 (công ước 1887 bổ sung về biên thổ và Vịnh Bắc Bộ) và công ước 1895 ký giữa Pháp đại diện cho Việt Nam và Trung Hoa công nhận biên giới phía bắc cũng như lãnh hải (formant la frontière) của Việt Nam là 63% diện tích Vịnh Bắc Bộ tức là vô hình chung cung cấp cho Bắc Kinh 37% diện tích Vịnh Bắc Bộ. (Hiệp Ước 26-5-1887: ‘Au Kouang-Tong, il est entendu que les points contestés qui sont situés à l'est et au nord-est de Monkai, au-delà de la frontière telle qu'elle a été fixée par la Commission de delimitation, sont attribués à la Chine. Les iles qui sont à l'est du meridien de Paris 105 degré 43' de longitude est, c'est-à-dire de la ligne nord -sud passant par la pointe orientale de l'ile de Tch'a Kou ou Puanchan (Tra-co) et formant la frontière [lập thành biên giới], sont également attribuées à la Chine. Les iles Go-tho et les autres iles qui sont à l'ouest de ce meridien appartiennent à l'Annam.’)

Trong lúc thương thuyết, Bắc Kinh viện cớ bị mất ảnh hưởng ở Việt Nam cho nên ‘cần có một đền bù dưới hình thức nhường một ít đất ở vùng biên giới của Annam’ (lời Lý Hồng Chương nói với Ðô đốc Rieuner). Pháp đã chấp thuận nhượng một phần lãnh thổ Việt nam cho Trung Hoa: (a) 3/4 đất đai hay 750 cây số vuông của tổng Tụ Long ở Vân Nam vốn là đất của Việt nam, và (b) mũi Bắc Luân (Packlung) ở Quảng Ðông và ‘khu vực người Việt nằm trong lãnh thổ Trung Hoa.’ Việc này khiến Việt Nam mất thêm đất đai cũng như lãnh hải vì phải nhượng thêm biển cả ‘Các đảo về phiá Ðông cuả đường kinh tuyến Paris 105o 43o của kinh tuyến đông, nghĩa là đường chạy theo hướng đông-bắc qua mũi phía đông đảo Trà cổ và lập thành đường ranh sẽ giao cho Trung Hoa...’  Như vật qua hiệp ước này, Việt Nam mất cho Trung quốc 37% diện tích Vịnh Bắc Bộ cũng như 750 cây số vuông đất đai Vân Nam và mũi Bắc Luân (Packlung) ở Quảng Ðông.

          Ðiểm cần lưu ý là trước khi có Hiệp ước Thiên Tân 1885 và 1887, không có tài liệu nào phủ nhận chủ quyền của Việt Nam trên toàn Vịnh Bắc Bộ. Tất cả sử liệu trước đó của Trung quốc chưa bao giờ dám xác nhận Vịnh Bắc Bộ là của Trung Quốc và cho đến bây giờ tất cả tài liệu của Bắc Kinh vẫn gọi Vịnh Bắc Bộ là Beibu Gulf (Vịnh Bắc Bộ) mặc dầu nằm ở phía Nam Trung quốc [gần đây Bắc Kinh dùng danh từ Gulf of Tonkin nhiều hơn]. Bản đồ địa dư của Trung quốc ghi rõ là hải cảng của vùng đất cực Nam với địa danh Hợp Phố có tên là Bắc Hải. Hải cảng cực Nam của Trung quốc có tên ‘Bắc Hải’ (cửa biển phía Bắc) bởi vì nó dẫn ra vùng biển thuộc lãnh hải phía Bắc của Việt Nam; nếu Bắc Kinh không công nhận Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam thì đã đặt tên cho hải cảng đó là Nam Hải như tên của đảo Hải Nam vì nằm ở cực Nam nước Trung Hoa [điển hình như thành phố Nam Kinh được mang địa danh này là vì nằm ở vùng đất phương Nam khác với Bắc Kinh].

Tài liệu đặc biệt của Diễn đàn Dân Chủ công bố tại Hội Luận Quốc Nạn Ðảng CSVN Dâng Ðất Nhượng Biển Cho Trung Quốc ở Houston ngày 1-2 tháng 6, 2002: Bản đồ Trung quốc do W.H. Lizars vẽ và tô màu vào năm 1845 trước Hiệp Ước Thiên Tân 1885 và Công Ước 1887, 1895 chứng minh chủ quyền biên giới Việt Nam gồm cả một phần Quảng Tây kéo dài đến Liên Châu bao trùm gần như hoàn toàn Vịnh Bắc Bộ, và Trung quốc chỉ có một phần nhỏ bán đảo Quảng Châu Văn (phần tô màu) và đảo Hải Nam trong Vịnh Bắc Bộ (Map "China", Drawn & Engraved by W.H. Lizars, ca. 1845, Lizars School Atlas, showing the area from the Gulf of Tonkin (Hainan) to "Corea" and includes Formosa and part of Japan.). Do đó khi đất nước bị rơi vào vòng nô lệ thực dân Pháp, Ba Lê cấp cho Thanh triều 37% lãnh hải vịnh Bắc Bộ qua Công Ước 1887, Bắc Kinh nhanh chóng chấp thuận vì họ biết phần lớn vùng biển này không thuộc về Trung quốc. 

1954        Trung cộng dời cột mốc biên giới vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam trong khi tu bổ đường xe lửa tiếp vận vũ khí chiến cụ ở biên giới Trung Việt với sự chấp thuận của đảng Cộng Sản Việt Nam.  

1958        Ðảng Cộng Sản Việt Nam qua Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng tuyên bố chấp nhận các đòi hỏi bành trướng biên giới của Trung quốc bao gồm cả Hoàng Sa và một phần Trường Sa vốn thuộc lãnh hải của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam. Lá thư bán nước của Phạm Văn Ðồng gởi cho Chu Ân Lai đề ngày 14-9-1958 được Bắc Kinh sử dụng như văn bản chánh thức trong các vụ tranh chấp biên giới lãnh hải trong nhiều năm qua.

1959    Trung quốc dựa vào văn thư của Phạm Văn Ðồng để chiếm cứ các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hoà thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngày 21-2-1959, một tiểu đoàn Thủy quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa được sự yểm trợ của Hải Quân VNCH đã đánh đuổi quân Trung Cộng ra khỏi các hải đảo đó.

1982
Chính phủ CHXHCN Việt Nam ký Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 xác định biên giới lãnh hải gồm 12 hải lý (Article 3) và vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone) 200 hải lý (Articles 55-75) cũng nhưng chủ quyền kinh-tế trên bề rộng thềm lục-địa [continental shelf] (Articles 76-77) của Việt Nam.

Chính phủ CHXHCN Việt Nam qua văn thư chính thức tuyên bố với cộng đồng quốc tế xác nhận giá trị pháp lý của Công ước 1887 giữa Pháp đại diện cho Việt Nam và Thanh triều cũng như xác định biên giới lãnh hải (maritime frontier) của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ theo Công ước 1887 tức là 63% diện tích vịnh. (Statement of 12 November 1982 by the Government of the Solicits Republic of Vietnam on the territorial Sea Baseline of Vietnam: (3) the maritime frontier in the gulf between Vietnam and China is delineated according to the 26 June 1887 Convention of frontier boundary signed between France and the Qing Dynasty of China. The part of the gulf appertaining to Vietnam constitutes the historic waters and is subjected to the juridical regime of internal waters of the Socialist Republic of Vietnam.)  Bắc Kinh ngụy biện là Công ước 1887 không dàn xếp biên giới lãnh hải nhưng lại sử dụng các văn bản này như văn bản pháp lý (official documents) để chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

1987        Chính phủ CHXHCN Việt Nam tố cáo Trung quốc đã dời 100 cột mốc biên giới vào sâu trong nội địa Việt Nam sau cuộc chiến 1979 và vẫn còn chiếm đóng nhiều vùng cao điểm biên giới.  

1989        Quan hệ ngoại giao giữa Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh trở lại bình thường với sự viếng thăm Bắc Kinh của TBT Gorbachev từ ngày 15 đến 18-5-1989. Vào ngày 4-6-1989, đảng CSTQ tàn sát hàng ngàn sinh viên biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn. Vào tháng 9-1989 TBT Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Ðồng và TT Ðỗ Mười bí mật sang Trung quốc để nối lại ‘tình hữu nghị’ theo chính sách mới của Liên Sô. Ðặng Tiểu Bình khinh bỉ đảng CSVN cho nên không chịu gặp mặt cả Phạm Văn Ðồng và không cho tiếp đãi phái đoàn đảng CSVN ở Bắc Kinh.

1991 Chế độ cộng sản Liên Sô – tổ quốc xã hội chủ nghĩa của đảng Cộng Sản Việt Nam - sụp đổ vào tháng 8-1991. Ngoại trừ ở Việt Nam, Trung Hoa, Bắc Hàn và Cuba, chế độ cộng sản ở các quốc gia khác đã tiếp bước tàn lụi theo tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Sô. Mất hậu thuẩn của Liên Sô, đảng Cộng Sản Việt Nam xoay 180 độ từ Mạc Tư Khoa qua thần phục ‘bá quyền phương bắc’ (ghi rõ ràng trong Hiến Pháp của CHXHCN Việt Nam vào lúc đó) để tìm thế lực ngoại bang bảo vệ hầu nương tựa chống lại trào lưu dân chủ hóa đất nước. Tháng 11-1991, quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Bắc Kinh được chính thức bình thường hóa.

1992        Ðảng Cộng Sản Việt Nam thay đổi Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam để xóa tên kẻ thù là ‘bá quyền phương bắc.’  TBT đảng CS Trung quốc Đặng Tiểu Bình khi còn sống đã đánh giá giới lãnh đạo đảng CSVN là lũ man trá quên ân nghĩa trợ giúp của Bắc Kinh trong cuộc chiến 30 năm; do đó khi đảng CSVN trở lại thần phục Bắc Kinh, Trung quốc nắm được yếu điểm nương tựa thế lực ngoại bang chống lại trào lưu dân chủ hóa đất nước của đảng CSVN cho nên chủ trương chèn ép Hà Nội tối đa trên mọi lãnh vực.

Giải Phóng Quân Trung quốc chiếm đóng các vùng cao điểm trong nội địa Việt Nam sau cuộc chiến 1979 đã đốt nhà và xua đuổi dân Việt Nam ra khỏi các vùng chiếm đóng đặc biệc là ở Lạng Sơn cạnh quốc lộ 1 và sau đó di dân Tàu vào cướp đoạt tài sản đất đai để canh tác nhằm tạo hiện tượng ‘biến thiên về con người, của thiên nhiên, của các sự kiện chính trị, và vì vậy đường biên giới không còn nguyên vẹn như lúc nhà Thanh và thực dân Pháp phân định..’ mà sau này TT Ngoại Giao Lê Công Phụng có nhắc đến. Bộ Ngoại Giao CHXHCN Việt Nam không dám phản đối hay đòi hỏi Bắc Kinh rút dân quân ra khỏi các vùng chiếm đóng mà chỉ yêu cầu Bắc Kinh đừng tái phạm nữa, tức là vô hình chung công nhận sở hữu chủ của Trung quốc trên các vùng chiếm đóng.

1994        Trong khi Quốc Hội CHXHCN Việt Nam thông qua Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, trong bài The South China Sea Disputes: A View From Vietnam trên báo American Asian Review, Vol. 12, No. 4, Winter, 1994 (pp. 23-37), Ðào Huy Ngọc của Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN cũng xác nhận đòi hỏi chủ quyền lãnh hải (sea boundary) của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ là 63% diện tích vịnh (Vietnam has always maintained that the 1887 Sino-French Convention on the delimitation of the frontier between China and Tonkin (North Vietnam) established the "sea boundary" between the two countries in the Gulf.)

1999        Ðảng Cộng Sản Việt Nam ra lệnh cho Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm của Viện Khoa Học Xã Hội tài trợ và tổ chức một hội nghị về Mạc Ðăng Dung để rửa ba trọng tội ‘cướp ngôi, dâng đất, đầu hàng giặc’ mà lịch sử Việt Nam khắc ghi khinh tởm. Mục đích của hội nghị này là để chuẩn bị tư tưởng mãi quốc cầu vinh cho thành phần trí thức trong nước trước khi đảng chính thức dâng nhượng biên thổ lãnh hải cho Trung quốc như họ Mạc đã làm cách đây gần 500 năm với ‘khẳng định nhà Mạc không hề mắc tội bán nước’ và lối lý luận trơ tráo so sánh chính sách đối ngoại hòa bình trong uy thế oai hùng song song với thái độ khinh thường Thanh triều của vua Quang Trung với hành động đốn mạt tự mang gông cùm, mặc đồ tù nhân để dâng đất cho Bắc Kinh của họ Mạc (các bài lý luận dọn đường được in trong sách Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, nxb Ðà Nẳng 2000).

30-12-1999        Ðảng Cộng Sản Việt Nam qua Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa’ ký ngày 30-12-1999 đã chính thức hóa chủ quyền của Trung quốc trong các vùng chiếm đóng trên nội địa Việt nam với lý do đã diễn ra rất nhiều biến thiên về con người, của thiên nhiên, của các sự kiện chính trị, và vì vậy đường biên giới không còn nguyên vẹn như lúc nhà Thanh và thực dân Pháp phân định một thế kỷ trước.’ Ðảng CSVN chấp nhận sự phân định biên giới trên đất liền theo Hiệp Ước Thiên Tân 1885 và Công Ước 1887, 1895 với các sửa đổi có lợi cho Bắc Kinh thay vì bãi bỏ các văn bản này để đòi lại vùng đất từ Móng Cái kéo dài đến Liên Châu và 750 cây số vuông của tổng Tụ Long ở Vân Nam cũng như mũi Bắc Luân (Packlung) ở Quảng Ðông mà thực dân Pháp đã nhượng cho nhà Thanh (Thứ trưởng Ngoại Giao Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn của VASC Orient, 28/1/2002).

          Qua tiết lộ chính thức của Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN Lê Công Phụng, Việt Nam đã mất một nửa thác Bản Giốc nổi tiếng và ít nhất 100 mét bề ngang của vùng đất thiên liêng Ải Nam Quan cho Trung quốc [đảng CSVN đã cắm cột mốc số 0 cách cửa khẩu Trung quốc ‘trên 200m’ tức là Việt Nam mất trên 100 thước đất bề ngang bởi vì theo Công ước 1887 thì cột mốc biên giới Việt Nam ở đây (số 18 có tên là Nam Quan) chỉ cách cửa khẩu Trung Hoa đúng 100 thước (à 100 m au S de la porte)]. Nhiều học giả khác cho biết Việt Nam mất từ 700 đến 2000 cây số vuông.

Tờ báo thiên tả nổi tiếng L’Express của Pháp tiết lộ là Việt Nam mất cho Trung quốc trên đất liền và mặt biển ‘lên đến 15 ngàn cây số vuông’ (‘up to 15000 square kilometers have been lost’) tức là nếu trừ đi 11.163 km2 diện tích mặt biển mất cho Trung quốc thì đảng CSVN đã dâng cho Bắc Kinh gần 4 ngàn km2 trên đất liền (‘up to 15000 square kilometers have been lost’ quoted by Al Santoli, Hanoi cedes land and sea territories to China: Chinese military budget worries Asian neighbors, China Reform Monitor no. 435, 13-03-2002, American Foreign Policy Council, Washington, D.C.)

 

 

Thư Mục 

Thơ

Đổi Thay  
Những Đoản Khúc
Tơ Vò
Hương Phai 
Thi Đàm /Thi Họa

Kịch Thơ 

Cô Hàng Nước  
Ngồi Đợi Bình Minh

Truyện Dài

Cơ Trời Vận Nước
Trầm Bay

Truyện Ngắn

Bước Hổng Chân Không
Ba Con Yến Nhỏ
Cây Cà Rem Đầu Đời

Sưu Tập

Ca Dao

Huy Chương VNCH

Huy hiệu QL/VNCH

Huy Hiệu QĐ Pháp/Đ-Dương

Tiền Tệ
Quân Sử VNCH

Điếu Tế 

Văn Tế
Điếu Văn
25 Năm Xây Dựng CĐ
Hot Links
Ha Huyen Chi
Gia Đình Võ Bị
All Links

Miếng Ngọt Quê Hương

Thực Vô Cầu Bão
Cá Kho
Món Xào

Send mail to haphuonghoai@gmail.com with questions or comments about this web site.
Copyright © 2003 Haphuonghoai
Last modified: 01/29/13