ải
nam quan
Nông
Bản Nhân gởi cho danchu.net và các tổ
chức dan chủ hải ngoại.
Trước hết tôi cảm ơn nỗ lực vận động cộng đồng
quốc tế của Diễn đàn Dân Chủ cũng như quý anh chị
em ở khắp nơi nhằm bảo vệ các đối tác trong nước
như Giáo sư Trần Khuê, Luật gia Lê Chí Quang và Bác sĩ
Phạm Hồng Sơn.
19-4-2002 Nỗ lực nhiệt thành giúp đỡ này tạo được
ấn tượng cao quý trong các đối tác dân chủ và chắc
chắn thêm nhiều tài liệu sẽ được gởi lên DanChu.net
để phổ biến rộng rãi hơn. Sự hợp tác hỗ tương
bất vụ lợi vì dân chủ của anh chị em trong và ngoài
nước khích lệ đồng bào và nhờ đó họ thấy viễn
ảnh dân chủ thực sự nằm trong tầm tay khả đạt.
Tôi cũng thấy sự hợp tác của DĐ Dân Chủ cùng các
tổ chức khác thực hiện hội luận về án trạng đảng
CSVN mãi quốc cầu vinh vào thượng tuần tháng 6 này là
một việc làm vô cùng quan trọng bởi vì nhiều đồng bào
trong cũng như ngoài nước còn chưa biết hoặc biết không
rõ về quốc nạn này. Tôi không dám cống hiến gì cho
hội luận nhưng chỉ xin làm sáng tỏ một vấn đề mà
chưa ai đưa ra câu trả lời thỏa đáng: Ải Nam Quan
của Việt Nam hay Trung Hoa?
Nhiều người đã bàn luận về vấn đề Ải Nam Quan
của ta hay tàu? Sự trao đổi bắt đầu từ mối ưu tư
chung cho quyền lợi tối thượng của dân tộc nhưng hình
như lại đi vào ngõ cụt vì nhiều người đọc lại
sử ký và cổ liệu Việt Nam như Ðại Nam Nhất Thống
Chí, Phương Ðình Dư Ðịa Chí, v.v., bắt đầu tỏ vẻ
nghi ngờ điều mình học từ xưa là ‘đất nước
Việt Nam hình chữ S trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi
Cà Mau’. Ký giả Tú Gàn ở Mỹ cùng các ông Trương Nhân
Tuấn và Tôn Thất Vinh ở Pháp dựa vào sử thư Việt
Nam và tài liệu Pháp như Les frontières de la péninsule
indochinoise của Lafont song song với sơ đồ các cột mốc
Procès Verbal de la Commission d'Abornment de la Frontière Sino -
Anamite, Section Est du Kouang Si lập ngày 21.8.1891 để ‘xác
định rằng Ải Nam Quan không bao giờ là của Việt
Nam’ bởi vì ‘không hề thấy có tài liệu nào nói
rằng Ải Nam Quan của Việt Nam. Các sách đều chỉ
nhắc đến các tranh chấp về phần đất thuộc khu vực
Ðồng Ðăng trước Ải Nam Quan mà thôi’ (22-3-2002).
Một vị mang bút hiệu Bàn Tân Định có vẻ bênh vực
đảng CSVN trong bài ‘Bàn về biên giới Việt Nam - Trung
Quốc: Vấn đề dữ kiện’ với kết luận vô cùng
mập mờ: ‘Nhưng xét một cách tổng quan, qua Chính Sử
của Việt Nam, khó có thể nói toàn bộ Ải Nam Quan là
thuộc về Việt Nam.’ Trong khi đó nhà viết sử Trần
Gia Phụng ở Canada đã xuất bản một cuốn sách liên
quan đến vấn đề ‘Chuyện Một Chiếc Ải Ðã Mất’
ám chỉ vô cớ là Việt Nam ít ra cũng làm chủ một
phần ‘kiến trúc’ Ải Nam Quan. ‘Giáo sư Nguyễn Văn
Canh cũng không dám có lời nào để nhận định xem Port
de Chine và China Gate có phải là Cửa khẩu Việt Nam hay
không’ khi đưa ra tấm hình cũ ‘Port de Chine’ (mà ký
giả Tú Gàn viết là ‘tấm hình của Ải Nam Quan’) do
W. Robert Moose in trong National Geographic Magazine. Vào ngày
21-1-2002, Kỹ sư Nguyễn Ðình Sài của Hội Chuyên Gia
Việt Nam phổ biến tài liệu Nghĩa Vụ Bảo Vệ Bờ Cõi
Việt Nam được đánh giá là nghiên cứu công phu với
kết luận sai lệch ‘Ải Nam Quan đã nằm sâu trong
"nội địa" Trung Quốc đến vài cây số.’ Sau
đó vào ngày 14-3-2002 Chuyên gia Nguyễn Ngọc Danh cũng
của hội này tổng kết lại các tài liệu liên quan đến
Ải Nam Quan để chứng minh một cách lầm lẫn ‘rằng
cho đến ngày gần đây Ải Nam Quan còn nằm trên lãnh
thổ Việt Nam.’ Tựu trung, chúng ta thấy các tài liệu
vừa kể và tất cả các bài phân tích được công bố
gần đây mặc dầu viện dẫn sử ký cổ thư đều suy
diễn Ải Nam Quan là một ‘cái đồn’ hay ‘Một
Chiếc Ải’ hay thành quách biên phòng cho nên đã đưa
ra những khẳng định sai trái.
Hầu hết các tài liệu liên quan đến vấn đề chủ
quyền Ải Nam Quan chia thành hai trường phái: một là
‘xác định rằng Ải Nam Quan không bao giờ là của
Việt Nam,’ hai là bàn luận thiếu minh bạch khiến cho
đồng bào vô cùng hoang mang. Hai trường phái này tuy tương
phản nhưng đều có nguồn gốc từ sự ưu tư đến
tiền đồ dân tộc trước quốc nạn đảng CSVN mãi
quốc cầu vinh. Có vị muốn xác định rõ ràng biên cương
quốc gia để truy ra các phần đất đã mất; có vị đứng
trước các bằng chứng được trình bày lại không
biết biện luận như thế nào cho điều mình học từ xưa
là ‘đất nước Việt Nam hình chữ S trải dài từ Ải
Nam Quan đến mũi Cà Mau’ cho nên chọn tư thế tránh né
hay bàn luận qua loa bởi vì nặng lòng với Ải Nam Quan
cho nên không lẽ bây giờ phải xác nhận Ải Nam Quan là
của Trung Hoa!
Rất tiếc là hiện nay nhiều bậc thức giả chưa lên
tiếng về vấn đề này khiến đồng bào tiếp tục
hoang mang. Ðứng trước tình trạng này, tôi xin mạo
muội đem chút kiến thức thô thiển để chứng minh là
cả hai trường phái ưu tư với tiền đồ dân tộc kể
trên không bên nào sai cả chỉ vì cả hai đã hiểu lầm
chữ Ải và chữ Quan cho nên sử dụng từ vựng thiếu
chính xác và do đó đưa ra những câu hỏi hay lời bàn
luận vô căn cứ. Vì sự khác biệt giữa chữ Ải và
chữ Quan cho nên khi ghi chép về đoạn biên thùy này,
sử sách của ông cha chúng ta bằng nguyên văn Hán ngữ cũng
như cổ thư của Tàu thận trọng chỉ dùng danh từ Nam
Quan, Trấn-Nam Quan, hay cửa Nam Giao, v.v., khi nói về cửa
khẩu này; nhưng hiện nay nhiều người cộng thêm chữ
Ải vào rồi cưỡng ép sử sách khiến đồng bào vốn
đang bàng hoàng trước tin đảng CSVN mãi quốc cầu vinh
lại càng hoang mang hơn.
Trả lời của tôi cho câu hỏi ‘Ải Nam Quan của ta hay
tàu?’ là Ải Nam Quan của Việt Nam và Nam Quan của Trung
Hoa. Các bạn có lẽ ngạc nhiên về câu trả lời này nhưng
tôi xin giải thích là hai cụm từ Ải Nam Quan và Nam Quan
có gốc Hán Việt. Chữ Ải ở đây nằm trong bộ Phụ có
nghĩa là ‘nơi chật hẹp, chỗ hiểm thế’. Chữ Quan
ở đây nằm trong bộ Môn có nghĩa là ‘cửa’ và ở vùng
biên giới thường được dùng như cửa khẩu (khẩu có
nghĩa là chỗ ra vào) vì vậy chúng ta mới nghe câu
‘bế quan (đóng cửa [khẩu]) tỏa cảng’ chứ không có
từ ‘bế ải.’
Ải: nơi chật hẹp, chỗ hiểm thế
Quan: cửa Quan
Ải: vùng hiểm
yếu (ải) có cổng gác (quan/cửa)
Có lẽ vì quên nguồn gốc Hán ngữ của chữ Ải là
‘nơi chật hẹp, chỗ hiểm thế’ cho nên nhiều học
giả Việt Nam dùng chữ Ải theo nghĩa sai lầm là cửa
khẩu hay ‘cái đồn’ hay thành quách biên phòng do đó
suy luận lẫn lộn rằng Ải Nam Quan cũng là cửa khẩu,
‘cái đồn’ hay thành lũy biên phòng mang tên Nam Quan.
Do sai lầm này mà chúng ta thấy nhà viết sử Trần Gia
Phụng đã xuất bản cả một tập sách để bày vẻ thêm
là ‘Ải Nam Quan gồm hai phần kiến trúc (một của tàu,
một của ta),’ Kỹ sư Nguyễn Ðình Sài khẳng định là
‘Ải Nam Quan đã nằm sâu trong “nội địa” Trung
Quốc đến vài cây số,’ Chuyên Gia Nguyễn Ngọc Danh
cố gắng ‘chứng minh rằng cho đến ngày gần đây (ít
ra là năm 1954) Ải Nam Quan còn nằm trên lãnh thổ Việt
Nam,’ Ký giả Tú Gàn cùng các ông Trương Nhân Tuấn và
Tôn Thất Vinh ‘xác định rằng Ải Nam Quan không bao
giờ là của Việt Nam,’ hay tác giả Bàn Tân Định
viết ‘khó có thể nói toàn bộ Ải Nam Quan là thuộc
về Việt Nam;’ những lập luận này trở nên vô nghĩa
nếu các học giả hiểu đúng nghĩa của chữ Ải là
‘nơi chật hẹp, chỗ hiểm thế’ chứ không phải là
cửa khẩu, ‘cái đồn’ hay thành quách biên phòng.
Khi nhận ra sự khác biệt giữa chữ Ải và chữ Quan như
đã trình bày thì chúng ta mới hiểu sự minh bạch của
cụm từ Quan Ải tức là vùng hiểm yếu (ải) có cổng
gác (quan/cửa). Từ đó chúng ta có thể hiểu thêm cụm
từ Biên Ải là vùng ranh giới (biên) hiểm thế (ải) [chứ
không phải là thành quách hay cửa khẩu biên giới] cũng
như Yếu Ải có nghĩa là nơi hiểm thế (ải) hệ trọng
(yếu) [chứ không phải là thành quách hay cửa khẩu hệ
trọng]; và cũng nhờ hiểu được chữ Trấn trong Trấn
Nam Quan nằm trong bộ Kim có nghĩa ‘áp bức, bắt phải
phục tòng’ cho nên chúng ta biết đuợc ý định của
Bắc triều như thế nào đối với phương Nam khi dùng
cụm từ này thay thế cho Nam Quan (xin đừng hiểu lầm
chữ Trấn ở đây theo nghĩa ‘đơn vị hành chính khu
vực’ như trong chữ thị trấn tức là thành thị để
rồi thay thế lẫn lộn ý nghĩa đó với chữ Ải bởi vì
Trấn Nam Quan hoàn toàn không có nghĩa là Ải Nam Quan).
Nhờ sự phân biệt nguồn gốc từ ngữ kể trên chúng
ta biết được Nam Quan có nghĩa chính xác là cửa [khẩu]
phía nam và phía nam ở đây là phía nam của Trung Hoa;
trong khi đó, Ải Nam Quan có nghĩa chính xác là vùng
hiểm thế (Ải) cạnh cửa [khẩu] phía nam (Nam Quan). Nam
Quan vì là cửa khẩu cho nên được xây dựng tu bổ như
sử sách đã ghi; ngược lại Ải Nam Quan là vùng đất
hiểm thế chứ không phải là một thành quách được
kiến trúc như nhiều học giả đã hiểu lầm. Do đó điều
chúng ta học từ xưa là ‘đất nước Việt Nam hình
chữ S trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau’ rất
đúng bởi vì Ải Nam Quan là vùng biên giới hiểm thế
của Việt Nam nằm phía nam của Nam Quan (cửa [khẩu] phía
nam hay Port de Chine) thuộc Trung Hoa. Ông cha của chúng ta
đã dùng từ ngữ rất chính xác cho nên khi đọc cổ
sử chúng ta thấy ngay sự phân định rõ rệt về hai
chữ Ải và Quan.
Đại Nam Nhất Thống Chí có đoạn ghi: ‘Cửa Nam Giao: cách
tỉnh thành 31 dặm về phía bắc, ở địa phận 2 xã Đồng
Đăng và Bảo Lâm thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp địa
giới châu Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây nước Thanh,
tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa này
dựng năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 nhà
Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại;
có tên nữa là ‘Đại Nam Quan’, phía đông là một
dải núi đất, phía tây là một dải núi đất, đều
dựa vào chân núi xây gạch làm tường gồm 119 trượng,
cửa quan đặt ở quãng giữa, có biển đề ba chữ
‘Trấn Nam quan’, dựng từ năm Ung Chính thứ 6 triều
Thanh, có một cửa khóa, chỉ khi nào có công việc của
sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề
4 chữ ‘Trung ngoại nhất gia’, dựng từ năm Tân sửu
đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có Chiêu Đức đài,
đằng sau đài có Đình tham đường (nhà dừng ngựa)
của nước Thanh; phía nam có Ngưỡng Đức đài của nước
ta, bên tả bên hữu đài có 2 dãy hành lang, mỗi khi sứ
bộ đến cửa quan thì dùng chỗ này làm nơi tạm nghỉ.
Xét: Trấn Nam quan không rõ bắt đầu từ triều đại nào,
trong Nam sử và Bắc sử đều không có minh văn. Khoảng
đời Lê Cảnh Hưng, đốc trấn Lạng Sơn Nguyễn Trọng
Đang sửa lại Ngưỡng Đức đài, lập bia ghi việc, đại
lược nói: ‘Nước Việt ta có Ngũ Linh, quan ải trước
ở đâu không rõ, là vì diên cách thế nào không ghi đủ.
Gần đây lấy địa giới châu Văn Uyên trấn Lạng Sơn
làm cửa quan, cửa quan có Ngưỡng Đức đài không rõ
dựng từ năm nào, có lẽ bắt đầu từ đời Gia Tĩnh
nhà Minh’. Văn bia ấy nay vẫn còn.
Lại xét: Niên hiệu Gia Tĩnh (1522 – 1566) ngang với niên
hiệu Nguyên Hòa (1533 – 1566) nhà Lê (Trang Tông), văn bia
cũng nói có lẽ thôi. Sử chép: năm Nguyên Hòa thứ 8
Mặc Đăng Dung cùng bầy với bầy tôi là bọn Nguyễn Như
Khuê dâng biểu xin hàng ‘Đến Đây mới thấy Sử chép
tên Trấn Nam Quan.’
Phương Đình Dư Địa Chí của Nguyễn Văn Siêu ghi lại
ở quyển 5: ‘Cửa quan có ở ải nam quan: Tại địa
phận hai xã Đồng Đăng và Bảo Lâm, châu Văn Uyên, phía
bắc giáp địa giới châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây
Trung Quốc, hai bên tả hữu núi đá cao ngất, ở giữa
mở một cửa quan, có cánh cửa có khóa, chỉ khi có
việc sứ mới mở, tên là Nam Quan (một tên là Đại Nam
Quan, một tên là Trấn Di Quan, lại có tên là Trấn Nam
Quan. Sử ký chép: Năm thứ 8 niên hiệu Nguyên Hòa nhà Lê,
Mạc Đăng Dung cùng với bầy tôi là lũ Nguyễn Như Quế
qua cửa Trấn Nam Quan đến Mạc phủ nhà Minh dâng biểu
xin hàng, cái tên Trấn Nam Quan mới thấy từ đây), có
Ngưỡng Đức Đài, khi trước lợp cỏ, năm thứ 34 niên
hiệu Cảnh Hưng, quan đốc trấn là Nguyễn Trọng Đang
sửa lại, có văn bia như sau:
Khi nước ta có cả đất Ngũ Linh, cửa quan ở nơi nào
không xét vào đâu được, sau này thay đổi thế nào không
rõ, gần đây lại lấy châu Văn Uyên trấn Lạng Sơn làm
cửa quan, có đài gọi là Vọng Đức, không biết dựng
từ năm nào, hình như mới có từ khoảng niên hiệu Gia
Tĩnh nhà Minh (ngang với khoảng niên hiệu Nguyên Hòa nhà
Lê nước ta). Đài có quán hai bên tả hữu lợp bằng
cỏ, sửa chửa qua loa, vẫn theo như cũ. Nhà Lê ta trung hưng
đời thứ 14, vua ta kỷ nguyên năm thứ 41 là năm Canh Tý,
ngang với năm thứ 44 niên hiệu Càn Long nhà Thanh. Ðang tôi
làm giữ chức Đốc trấn qua 5 năm là năm Giáp Thìn,
sửa chữa lại, đổi dùng gạch ngói, đài mới có vẽ
hoành tráng... Như đã trình bày, Nam Quan nằm ở châu
Bằng Tường (Quảng Tây) vì là cửa khẩu cho nên được
Trung Hoa xây dựng tu bổ như sử sách ghi chép; ngược
lại, Ải Nam Quan là vùng đất biên giới hiểm thế
chứ không phải là một thành quách được kiến trúc như
nhiều học giả đã hiểu lầm. Hai nguồn sử liệu chính
kể trên cho chúng ta biết trên vùng đất hiểm thế Ải
Nam Quan, Việt Nam đã dựng một đài đối diện Nam Quan
mang tên Ngưỡng Đức ‘có quán hai bên tả hữu lợp
bằng cỏ, sửa chửa qua loa.’ Ðài Ngưỡng Đức ở
‘châu Văn Uyên (châu Cao Lộc có xã Ðồng Ðăng, xã
Bảo Lâm) trấn Lạng Sơn’ đã được Ðốc trấn
Nguyễn Trọng Đang ‘sửa chữa lại, đổi dùng gạch ngói,
đài mới có vẽ hoành tráng’ vào năm Giáp Thìn 1774. Đại
Nam Nhất Thống Chí và Phương Đình Dư Địa Chí ghi rõ
cửa khẩu mang tên Nam Quan của Trung Hoa nằm ở châu
Bằng Tường (Quảng Tây) không phải và cũng không bao
gồm Ngưỡng Đức Ðài của Việt Nam nằm đối diện
về phía nam ở châu Văn Uyên (Lạng Sơn) và chắc chắn
không mang tên ‘Ải Nam Quan’ - như nhiều học giả
hiện nay gán tiếng - cũng như chưa bao giờ là một ‘cái
đồn’ chung của Tàu và Việt ‘gồm hai phần kiến trúc
(một của tàu, một của ta).’
Đại Nam Nhất Thống Chí và Phương Đình Dư Địa Chí cũng
như các tài liệu của Pháp và Thanh triều đều chứng
minh cho chúng ta thấy Nam Quan (cửa [khẩu] phía nam) của
Trung Hoa còn có tên là Cửa Nam Giao, Đại Nam Quan, Trấn
Di Quan, Trấn Nam Quan hay Porte de Chine được dùng như
mốc điểm chứ không bao trùm Ải Nam Quan vốn là vùng
hiểm yếu (Ải) cạnh Nam Quan. Sử sách và tài liệu cổ
thư tuyệt đối không gọi Nam Quan (cửa [khẩu] phía nam)
của Trung Hoa là Ải (vùng hiểm thế) Nam Quan bởi vì, như
đã bàn ở trên, Ải Nam Quan có nghĩa là vùng hiểm thế
(Ải) của Việt Nam cạnh cửa [khẩu] phía nam (Nam Quan)
của Trung Hoa. Tôi có thể trình thêm sử sách ở đây để
minh chứng cho vấn đề nhưng giới hạn của một tâm thư
không cho phép. Tuy vậy, bạn vẫn có thể tham khảo thêm
Bắc Thành Dư Ðịa Chí, Quảng Châu Ký, Tần Thư Ðịa Lý
Chí, Lĩnh Biểu Lục Dị, v.v, để thấy sử liệu Hán
ngữ của ta lẫn tàu phân định rõ rệt sự khác biệt
giữa Nam Quan hay cửa khẩu phía nam của Trung Hoa và Ải
hay vùng hiểm thế của Việt Nam cạnh Nam Quan. Do đó tôi
xin xác nhận lại câu trả lời trước đây là vùng
hiểm yếu mang địa danh Ải Nam Quan thuộc Việt Nam và
cửa khẩu mang tên Nam Quan thuộc Trung Hoa. Tựu trung sự
tranh luận vì lòng yêu nước của nhiều học giả trước
đây chỉ xoay quanh sự lẫn lộn giữa chữ Ải và chữ
Quan tương tự như ngày xưa khi các bậc đi trước đã bàn
thảo sôi nổi là Kiều thương nhớ ai khi ngắm trời
về đêm thấy ‘Nửa vành trăng khuyết, ba sao giữa
trời’ cho đến khi vở lẽ là câu văn đó diễn tả
những nét viết Hán ngữ của chữ Tâm (Thúc Kì Tâm là
tên của Thúc Sinh).
Và khi biết được Ải Nam Quan là của Việt Nam, chúng
ta mới thấy sự hèn hạ tồi bại của đảng CSVN khi dâng
ít nhất 100 mét bề ngang của vùng đất thiên liêng này
cho Trung Hoa để được Bắc Kinh bảo bọc. Thứ Trưởng
Ngoại Giao CSVN Lê Công Phụng tiết lộ rằng đảng CSVN
đã cắm cột mốc số 0 cách cửa khẩu Trung Hoa ‘trên
200m’ tức là chúng ta mất trên 100 thước đất bề
ngang bởi vì theo Hiệp Ước Thiên Tân và Công ước 1887
giữa Pháp với Thanh triều thì cột mốc biên giới
Việt Nam ở đây (số 18 có tên là Nam Quan) chỉ cách
cửa khẩu Trung Hoa đúng 100 thước (à 100 m au S de la
porte). Ðảng CSVN dâng đất cho Trung quốc nhưng lại
nhẫn tâm cướp đoạt ruộng vườn của nông dân và cơ
sở tôn giáo của nhân dân trong nước. Ðồng bào nhiều
nơi đã lên tiếng phản đối và sớm muộn gì quân đội
của nhân dân cũng sẽ lên tiếng bảo vệ quyền lợi
của nhân dân chống lại thiểu số đảng viên cầm
quyền bán nước cầu vinh. Tình hình sôi động gần đây
trong nhân dân cũng như quân đội cho thấy đồng bào không
ngồi yên để cho đảng CSVN mãi quốc cho Trung Hoa nhằm
thủ lợi; và có lẽ cũng vì thế cho nên đảng chưa dám
bắt Quốc Hội thông qua ‘Hiệp định phân định lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong
Vịnh Bắc Bộ giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa’ bởi vì
bộ mặt phản quốc hèn hạ của đảng CSVN lộ nguyên hình
trong hiệp định về lãnh hải này với sự dâng hiến
cho Bắc Kinh trên 10 ngàn cây số vuông mặt biển.
Ðồng bào ở hải ngoại có lẽ không tường tận về
việc việc đảng CSVN đã chuẩn bị tư tưởng trong nước
vài năm trước đây cho kế hoạch phản quốc hiện nay
qua nỗ lực cưỡng hiếp lịch sử. Sau khi thay đổi
Hiến Pháp vào năm 1992 để xóa tên kẻ thù là ‘bọn bá
quyền Trung quốc’ và nhằm chuẩn bị cho việc bán nước,
các kiện tướng sử gia được đảng ra lệnh phán xét
lại sử liệu để cầu Tàu. Giáo sư sử học Trường
Ðại Học Tổng Hợp Hà Nội Phan Huy Lê khai bút trong
phần giới thiệu Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư do nxb Văn
Hóa Thông Tin ở Hà Nội phát hành vào năm 2000 bằng cách
phê bình là sử gia Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư đã sai
lầm khi xem Triệu Ðà và nước Nam Việt bao gồm Bắc
phần, bắc Trung phần, Quảng Ðông và Quảng Tây như
một triều đại chính thống của Việt Nam. Ngoài Ðại
Việt Sử Ký Toàn Thư, Việt Sử Tổng Luận của Lê Tung
cũng xác nhận sự chính thống và biên cương của Nam
Việt bao gồm cả Quảng Ðông và Quảng Tây [Lưỡng
Quảng] với ước mơ chinh phục lại vùng đất đó của
vua Quang Trung; tuy vậy, Phan Huy Lê vẫn phủ nhận việc này
trong chiều hướng Việt Nam chưa từng có chủ quyền ở
Lưỡng Quảng vốn đang nằm trong tay Trung quốc.
Trong khi đó Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm của Viện Khoa
Học Xã Hội dưới sự chỉ đạo của đảng CSVN đã
tổ chức một hội nghị về nhà Mạc vào năm 2000 để
rửa ba trọng tội ‘cướp ngôi, dâng đất, đầu hàng
giặc’ mà lịch sử Việt Nam khắc ghi khinh tởm. Mục
đích của hội nghị này là để chuẩn bị tư tưởng
trong nước trước khi đảng chính thức dâng nhượng biên
thổ lãnh hải cho Trung quốc như họ Mạc đã làm cách
đây gần 500 năm. Ðảng CSVN lo sợ nhân dân và quân đội
phản kháng hành động mãi quốc cầu vinh cho nên cố
gắng một cách tuyệt vọng để chạy tội quá khứ
của Mạc Ðăng Dung và từ đó rửa đại tội bán nước
hiện nay của đảng. Trong hội nghị này Giáo sư Trần
Khuê đưa ngòi viết đi quá xa với bút pháp tưởng
chừng chặc chẽ trong nhãn quan của độc giả kém hiểu
biết nhưng thực sự chứa đựng đầy mâu thuẩn lịch
sử như lối lý luận đồng hóa chính sách ngoại giao
yển chuyển của Hoàng Ðế Quang Trung sau chiến thắng Ðống
Ða với hành động đê hèn mãi quốc cầu vinh của Mạc
Ðăng Dung để kết luận ‘tôi có thể khẳng định nhà
Mạc không hề mắc tội bán nước’ (Nguyễn Bỉnh Khiêm
trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, nxb Ðà
Nẳng 2000, tr. 44). Làm sao một sử gia khách quan có thể
đồng hóa chính sách đối ngoại hòa bình trong uy thế
oai hùng song song với thái độ khinh thường nhà Thanh
của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ với hành động đốn
mạt tự mang gông cùm, mặc đồ tù nhân để dâng đất
cho Bắc Kinh của họ Mạc!
Từ hội nghị rửa tội cho Mạc Ðăng Dung này, đảng
CSVN ngụy luận nhập nhoạng rằng đại sĩ phu Nguyễn
Bỉnh Khiêm mà còn phục vụ Mạc Ðăng Dung thì thành
phần trí thức cũng như nhân dân, quân đội các cấp hôm
nay không nên chống lại đảng khi đảng bán nước cho
Trung quốc để được Bắc Kinh bảo bọc như họ Mạc
ngày xưa. May mắn thay cho tiền đồ dân tộc là nhân dân
và quân đội hôm nay không dễ bị đảng lừa cho nên chúng
ta mới thấy phong trào phản đối đảng CSVN mãi quốc
cầu vinh bùng nổ khắp nơi. Ðặc biệt hơn là chính
những người vốn từng bào chữa cho Mặc Ðăng Dung trước
đây như Giáo sư Trần Khuê đã nhận thấy bị đảng
CSVN gian lận tri thức cho nên nhanh chóng lên tiếng phê bình
hành động bán nước của đảng. Họ đã bị đảng đàn
áp nhưng nhờ nỗ lực vận động can thiệp của Diễn
đàn Dân Chủ và các tổ chức khác mà đảng chưa dám
ra tay thủ tiêu họ.
Ðảng CSVN đã chuẩn bị bán nước của nhân dân cho
Trung quốc một cách chu đáo như kể trên và ban đầu tưởng
chừng như có thể trốn tránh được vết nhơ trọng
tội mãi quốc qua xảo thủ cưỡng ép tư tưởng và
giấu giếm thông tin. May mắn là dân tộc có được
cộng đồng kiều bào hải ngoại với phương tiện
truyền thông đại chúng đã phá thủng lưới chắn thông
tin và kết hợp với nhân tố trong nước nhằm lên
tiếng phản đối hành động mãi quốc cầu vinh ô nhục
của đảng CSVN. Chính sự phản đối toàn thế giới
của người Việt hải ngoại bắt buộc đảng phải ra
lệnh cho Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Công Phụng lên
tiếng trên Internet (chứ không phải trên mặt báo chí
trong nước) về vấn đề này. Tôi thực sự cảm ơn Lê
Công Phụng vì đã bật mí khá nhiều chi tiết về
trọng tội bán nước cũng như bề sâu ngu dốt về
lịch sử và công pháp quốc tế của nhóm cầm quyền đảng
CSVN. Theo Phụng, ‘cái quan trọng nhất’ của cuộc đàm
phán hải thổ Việt-Hoa ‘là xác định mục tiêu của
đảng, của chính phủ (CSVN)’ để ‘bám sát mục tiêu’
chứ không phải là để bảo vệ quyền lợi của nhân dân
và đất đai của tổ tiên. Do đó vì quyền lợi tồn
vong thực tiễn, đảng CSVN đã không ngần ngại dâng hơn
100 thước đất bề ngang ở Ải Nam Quan cũng như một
nửa thác Bản Giốc vốn nằm cách biên giới ít nhất 5
cây số theo bản đồ Cao Bằng trong thời thuộc Pháp và
trên 10 ngàn cây số vuông của Vịnh Bắc Bộ cho Trung
cộng theo lời thố lộ của Lê Công Phụng. Khi bàn về
biên giới thì đảng ra vẻ hiểu biết về Hiệp Ước
Thiên Tân giữa Pháp và Trung Hoa nhưng khi nói đến lãnh
hải thì đảng lý luận rằng hiệp ước này thiếu chính
xác và viện dẫn Công Ước Quốc Tế về Luật Biển năm
1982 để nhường thêm cho Bắc Kinh 9% diện tích Vịnh
Bắc Bộ nơi có nhiều tiềm năng dầu hoả và khí đốt.
Chiều sâu ngu dốt vô giới hạn của nhóm cầm quyền đảng
CSVN lộ rõ qua lời phát biểu của Lê Công Phụng khi ông
này phân tích ‘từ trước tới nay chưa có đường biên
giới trên Vịnh bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung quốc’
và ‘đường quản lý hành chính’ giữa Pháp và nhà
Thanh ‘không xem (như một cơ sở) bởi lẽ nó hoàn toàn
không phù hợp với luật pháp quốc tế, tức là Công Ước
Quốc Tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm
1982’. Rõ ràng là đảng CSVN không hiểu rõ Hiệp Ước
Thiên Tân, Công ước 1887 giữa Pháp và nhà Thanh cùng Công
Ước Quốc Tế về Luật Biển 1982 mà dám công khai dùng
các tài liệu này để ngụy biện cho hành động đê hèn
dâng đất nhượng biển cho Trung quốc. Công ước 1887
giữa Pháp và nhà Thanh xác định rõ ràng biên giới trên
Vịnh Bắc Bộ như sau: v ‘Au Kouang-Tong, il est entendu que
les points contestés qui sont situés à l'est et au nord-est de
Monkai, au-delà de la frontière telle qu'elle a été fixée par
la Commission de delimitation, sont attribués à la Chine. Les iles
qui sont à l'est du meridien de Paris 105 degré 43' de longitude
est, c'est-à-dire de la ligne nord -sud passant par la pointe
orientale de l'ile de Tch'a Kou ou Puanchan (Tra-co) et formant la
frontière, sont également attribuées à la Chine. Les iles Go-tho
et les autres iles qui sont à l'ouest de ce meridien appartiennent
à l'Annam.’
Ðường quản lý hành chính được mô tả kỷ lưỡng và
được xác định là lập thành biên giới (formant la
frontière) trên Công ước 1887 do Pháp và Trung Hoa ký kết
vậy mà đảng CSVN qua Lê Công Phụng tuyên bố rằng
‘từ trước tới nay chưa có đường biên giới trên
Vịnh bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung quốc.’ Thực sự
đảng CSVN cũng không ngu dốt đến như vậy bởi vì vào
tháng 8-1974 khi Bắc Kinh đòi phân chia Vịnh Bắc Bộ, Hà
Nội dưới ô dù bảo vệ của Mạc Tư Khoa đã thẳng
thừng khước từ với lý luận là đường biên giới
trong vịnh đã được Pháp và Thanh triều quy định rõ ràng
từ xưa. Nhưng hiện nay vì cần phải tiếp tục đàn áp
nhân dân và quân đội trước tiến trình dân chủ hóa
đất nước cho nên đảng CSVN phải ca ngợi hành động
bán nước của Mạc Ðăng Dung và quên đi đường biên
giới trong Vịnh Bắc Bộ được ghi trên Công ước 1887
để dâng đất nhượng biển cầu thân với Bắc Kinh.
Ðảng CSVN cũng cố gắng lạm dụng Công Ước Quốc Tế
về Luật Biển 1982 để chạy tội mãi quốc cầu vinh.
Nhưng nhóm lãnh đạo đảng càng chứng tỏ sự đần độn
ấu trĩ khi viện dẫn công ước phức tạp này cùng ‘điều
kiện tự nhiên của Vịnh Bắc Bộ và quan trọng nhất là
địa lý về phía Việt Nam và về phía Trung quốc và
nguồn lợi trong vịnh’ (lời Lê Công Phụng) để nhường
cho Bắc Kinh một vùng biển trên 10 ngàn cây số vuông nơi
có hầu hết toàn bộ tiềm năng dầu hoả và khí đốt
trong vịnh. Quyền lợi của nhân dân Việt Nam song song
với biển trời bao la của tổ tiên trong Vịnh Bắc Bộ
bị mất trắng nhưng đảng CSVN vẫn ngụy biện cho hành
động bán ước này như đã cố gắng đánh bóng Mạc Ðăng
Dung là thực tiễn và phù hợp với luật quốc tế! Nhóm
lãnh đạo đảng CSVN mãi quốc hoặc là không biết hay
cố tình che giấu một yếu tố quan trọng trong Công Ước
Quốc Tế về Luật Biển 1982 được dùng để phân định
ranh giới lãnh hải: mật độ dân chúng sinh sống trong vùng
tranh chấp. Nếu chỉ dựa riêng vào yếu tố thực tế
quan trọng này, Việt Nam vẫn xác định được chủ
quyền hầu hết Vịnh Bắc Bộ bởi vì mật độ dân chúng
của Việt Nam tiếp cận Vịnh Bắc Bộ vượt trội hơn
của Trung quốc khá xa. Ðảng CSVN đã lộ nguyên hình
một lũ bán nước cầu vinh đang cố ngụy biện một cách
tuyệt vọng nhằm chống đỡ tiến trình dân chủ hóa đất
nước. Nhân dân ba miền và quân đội các cấp đang truy
sách đảng về hành động mãi quốc cầu thân Bắc Kinh.
Tôi hy vọng đồng bào hải ngoại tiếp tục trợ lực dân
tộc vốn đang gặp nguy cơ bị lịch sử bỏ rơi vì đảng
CSVN đàn áp bắt phải đi ngược lại với trào lưu phát
triển của nhân loại trong vòng một phần tư thế kỷ
vừa qua. Sự hy sinh trong chính tâm vị quốc bất vụ
lợi của những nhân tố dân chủ trong và ngoài nước
hiện nay sẽ góp phần rửa sạch vết nhơ lịch sử
lần thứ hai do đảng CSVN tạo ra làm hoen ố trào lưu
sinh tồn của dân tộc.
Ngôn bất tận ý cho nên tôi xin
dừng bút ở đây. Tôi kính xin gởi lời chúc tốt lành
đến tất cả quý anh chị em đang vận động dân chủ
cho đất nước và xin cầu chúc cho hội luận của các
bạn về án trạng đảng CSVN mãi quốc cầu vinh được
thành công mỹ mãn.
Thành kính, Nông Bản Nhân
| |
|