Home

Thơ

Sưu Tập

Văn Điếu Tế  Linh Tinh Trang Ca Dao Search

 

   

 (3/2/1930 - 3/2/2000)Số 2 (1-2000)  

MỐC MỚi TRONG QUAN HỆ VIỆT – TRUNG  
Vũ Khoan
 

Ngày 30-12-1999, ngay bên thềm của năm mới, thế kỷ mới và thiên kỷ mới, tại Hà Nội đã diễn ra một sự kiện quan trọng được dư luận cả nước và thế giới quan tâm : đó là Hiệp ước về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết.

Vậy biên giới trên đất liền giữa 2 nước được xác định lúc nào và vì sao lại phải đàm phán và ký Hiệp ước ?

Đường biên giới trên đất liền giữa nước ta với Trung Quốc dài khoảng l 350 km, đã được hoa.ch định từ cách đây hơn 100 năm bởi Công ước hoa.ch định biên giới ngày 26-6-1887 và Công ước 20-6-1895 bổ sung Công ước hoa.ch định biên giới năm 1887 được ký kết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi các Công ước trên được ký, đường biên giới giữa hai nước đã được phân định và cắm hơn 300 mốc giới.

Tuy nhiên, trong hơn 100 năm qua đã diễn ra nhiều sự biến đổi về thiên nhiên ở trên thực địa cũng như về chính trị - xã hội ở mỗi nước và trong quan hệ hai nước, do đó đã nẩy sinh nhận thức khác nhau đối với một số khu vực trên đường biên giới. Ngoài ra, việc hoa.ch định biên giới giữa chính quyền Pháp và nhà Thanh được xúc tiến hơn 100 năm trước với phương tiện và điều kiện lúc đó - nên lời văn và bản đồ về nhiều đoạn không được đầy đủ, rõ ràng, chính xác. Nhiều cột mốc biên giới cùng với thời gian đã bị hư hỏng, nằm không đúng vị trí hoặc thậm chí thất lạc. Chính vì vậy mà nảy sinh tranh chấp và yêu cầu đàm phán để xác định lại đường biên giới giữa hai nước.

Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949), một số lần nước ta và Trung Quốc đã trao đổi ý kiến, đàm phán về vấn đề biên giới trên bộ. Đặc biệt, sau khi khôi phục quan hệ bình

Thường vào đầu những năm 90, hai Đảng, hai nước đã quyết định đàm phán về các vấn đề biên giới lãnh thổ, trong đó có việc ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền. Thực hiện quyết định này, từ năm 1993 hai nước đã tiến hành 6 vòng đàm phán ở cấp chính phủ và 16 vòng ở cấp chuyên viên. Đặc biệt, ngày 19-10-1993, hai bên đã ký Thỏa thuận về các nguyên tắc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, làm kim chỉ nam cho cuộc đàm phán tiếp theo.

Năm 1997, nhân dịp Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Trung Quốc và tháng 2-1999, nhân dịp Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Trung Quốc, lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước đã thỏa thuận tích cực thúc đẩy đàm phán để ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền trước năm 2000. Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao đó đã tạo ra xung lực thúc đẩy tiến trình đàm phán, đưa tới việc ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc vào ngày 30-12-1999 vừa qua.

Vậy hai bên đã đàm phán về những vấn đề gì và trên những nguyên tắc nào ? Trước hết, phải nói rằng, trên phần lớn chiều dài của đường biên giới lịch sử, hai bên có nhận thức trùng hợp. Chỉ đối với khoảng trên 30%, nhận thức hai bên có khác nhau vì những lý do nói ở trên. Cuộc đàm phán chủ yếu tập trung vào việc xử lý các khu vực này. Điều đáng ghi nhận là cuối cùng hai bên đã giải quyết tất cả các khu vực có nhận thức khác nhau, không "treo" lại khu vực nào cả Trong đàm phán, trên cơ sở tôn trọng đường biên giới do lịch sử để lại, hai bên đã nhất trí các nguyên tắc đối chiếu, xác định biên giới trên bộ như :

1. Lấy các Công ước 1887, 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoa.ch định và cắm mốc biên giới kèm theo cũng như các mốc giới cắm theo quy định làm căn cứ để đối chiếu và phân các khu vực C thành loại "rõ ràng" và loại "không rõ ràng" để giải quyết theo hướng :

- Loại "rõ ràng" thì căn cứvào các quy định của hai Công ước Pháp - Thanh để giải quyết, nếu bên nào quản lý quá giới hạn thì trao phần "lấn" cho bên kia.

- Loại "không rõ ràng" thì sử dụng tổng hợp các, yếu tố khác nhau (lịch sử, quản lý, địa hình, bản đồ lịch sử, mốc giới, tiện lợi cho việc quản lý) để giải quyết theo tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau, công bằng, hợp lý.

2. Các khu vực dân cư hai bên đã sinh sống lâu đời thì duy trì cuộc sống ổn định của dân cư.

3. Đối với những đoạn biên giới theo sông suối, những đoạn đã được Công ước Pháp - Thanh quy định rõ ràng thì theo các Công ước, còn những đoạn chưa được các Công ước quy định rõ thì giải quyết theo các nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế, cụ thể là :

- Đường biên giới trên các đoạn sông, suối tàu thuyền đi lại được thì theo trung tâm luồng chính tàu thuyền qua lại ;


- Đường biên giới trên các đoạn sông, suối tàu thuyền không đi lại được thì đi theo trung tâm của dòng chảy hoặc dòng chính.

Vấn đề biên giới lãnh thổ luôn luôn là vấn đề rất phức tạp. Cuộc đàm phán diễn ra không đơn giản, kéo dài tổng cộng trên 20 năm kể từ lần đàm phán chính thức năm 1977 và đặc biệt khẩn trương trong 7 năm gần đây. Đương nhiên, đối với các khu vục có nhận thức khác nhau thì mỗi bên đều có căn cứ, lập luận khác nhau. Do đó, để đi tới giải pháp, hai bên tất phải chiếu cố, nhân nhượng lẫn nhau trên cơ sở các nguyên tắc nói trên. Cuối cùng đã thỏa thuận được là do sự quan tâm và sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp cao, nỗ lực của các cấp, các ngành hữu quan và đoàn đàm phán. Rõ ràng, việc ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc là sự kiện lớn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta cũng như quan hệ Việt - Trung và đối với khu vục, chí ít là trên ba khía cạnh sau :

Một là, hai nước đã giải quyết dứt điểm được một trong ba vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại lâu nay giữa hai nước. Việc xác định rõ ràng hơn đường biên giới trên đất liền giữa hai nước sẽ tạo thuận lợi cho việc quản lý và ổn định tình hình ở vùng biên giới, mỗi nước có điều kiện tập trung sức lực để xây dựng và phát triển kinh tế. Cùng với việc có biên giới ổn định với Lào, đang giải quyết nốt một số vấn đề còn lại về biên giới với Căm-pu- chia, đã giải quyết xong vấn đề chồng lấn trên biển với Ma-lai-xi-a và Thái Lan, thúc đẩy đàm phán về thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a ; việc ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền với Trung Quốc đã góp phần củng cố thêm môi trường ổn định chung quanh nước ta.

Hai là, việc ký Hiệp ước tạo thuận lợi để biến biên giới Việt - Trung thành biên giới hòa bình, hữu nghị, tạo cơ sở tốt cho việc thúc đẩy quan hệ giữu hai nước theo khuôn khổ đã định là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, huớng tới tương lai". Nó sẽ tạn đà cho việc phân định Vịnh Bắc Bộ vào năm 2000.

Ba là, trên bình diện quốc tế và khu vực, việc hai nước Việt - Trung giải quyết xong các tranh chấp về biên giới trên đất liền và ký Hiệp ước cũng góp phần đáng kể vào việc củng cố hòa bình và ổn định ở khu vực. Nó chứng tỏ rằng, với thiện chí và quan tâm của hai bên, các vấn đề tranh chấp có thể được giải quyết qua thương lượng hữu nghị.

Việc ký Hiệp ước là một bước tiến lớn. Tuy nhiên, phía trước còn nhiều việc phải làm. Trước hết, hai bên phải xúc tiến các thủ tụccần thiết để phê chuẩn Hiệp ước. Sau đó hai bên cần lập ra ủy ban hỗn hợp về phân giới, cắm mốc và ủy ban này sẽ tiến hành phân giới, cắm mốc trên thực địa (vì Hiệp ước mới chỉ là ghi nhận những thỏa thuận nguyên tắc, bản đồ kèm theo Hiệp ước ở tỷ lệ quá lớn : 1/50 000). Đồng thời, hai bên còn phải đàm phán về một Hiệp định chính thức về quản lý biên giới thay cho Hiệp định tạm thời ký năm 1991. Chỉ sau khi đó, biên giới trên đất liền giữa hai nước mới chính thức có hiệu lực trên toàn tuyến.

Hai bên thỏa thuận, trong thời gian xúc tiến những việc trên, hai bên tiếp tục quản lý như Hiệp định tạm thời quy định. Với không khí quan hệ đã hình thành hiện nay, hy vọng rằng, nhân dân hai nước sẽ có điều kiện làm ăn yên ổn, cùng nhau hợp tác để phát triển.

Vũ Khoan


* ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao

Original north borders

 

 

Thư Mục 

Thơ

Đổi Thay  
Những Đoản Khúc
Tơ Vò
Hương Phai 
Thi Đàm /Thi Họa

Kịch Thơ 

Cô Hàng Nước  
Ngồi Đợi Bình Minh

Truyện Dài

Cơ Trời Vận Nước
Trầm Bay

Truyện Ngắn

Bước Hổng Chân Không
Ba Con Yến Nhỏ
Cây Cà Rem Đầu Đời

Sưu Tập

Ca Dao

Huy Chương VNCH

Huy hiệu QL/VNCH

Huy Hiệu QĐ Pháp/Đ-Dương

Tiền Tệ
Quân Sử VNCH

Điếu Tế 

Văn Tế
Điếu Văn
25 Năm Xây Dựng CĐ
Hot Links
Ha Huyen Chi
Gia Đình Võ Bị
All Links

Miếng Ngọt Quê Hương

Thực Vô Cầu Bão
Cá Kho
Món Xào

Send mail to haphuonghoai@gmail.com with questions or comments about this web site.
Copyright © 2003 Haphuonghoai
Last modified: 01/29/13