Home

Thơ

Sưu Tập

Văn Điếu Tế  Linh Tinh Trang Ca Dao Search

 

 

Dẫn Nhập - Phần Một: Dữ Kiện - Tài Liệu - Phần Hai: Phân Tích - Phần Ba: Đề Nghị - Kết Luận

NGHĨA VỤ BẢO VỆ BỜ CÕI VIỆT NAM

Tài liệu nghiên cứu của ông Nguyễn Ðình Sài

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Bốn câu thơ trên của danh tướng Lý Thường Kiệt sinh vào thế kỷ 11 đời nhà Lý, xác định rằng sông núi nước Nam là của dân tộc Việt, đã hiện hữu từ hàng ngàn năm trước, bất cứ ai ngang ngược xâm phạm sẽ bị đánh bại tan tành. Ðó là một tuyên ngôn về chủ quyền của đất nước, là biểu tượng về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của dân tộc Việt Nam trước các cuộc xâm lấn không ngừng từ phương bắc. Trải qua bao nhiêu thời đại, biên giới Việt Hoa vẫn được giữ nguyên vẹn. Ải Nam Quan bao lần được nhắc đến trong lịch sử chống ngoại xâm vẫn luôn luôn là cái mốc ranh giới phương bắc của nước Việt. Thế nhưng, đến cuối thập niên 50, thì lãnh thổ Việt Nam bắt đầu mất dần... Vì sao ?

Nguyễn Ðình Sài
Kỹ Sư Công Chánh
Hội Chuyên Gia Việt Nam

Dẫn Nhập

 Nguyễn Ðình Sài

(LÊN MẠNG THỨ BẢY 15 THÁNG MƯỜI HAI 2001)

I - Nam Quốc Sơn Hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

 

Bốn câu thơ trên của danh tướng Lý Thường Kiệt sinh vào thế kỷ 11 đời nhà Lý, xác định rằng sông núi nước Nam là của dân tộc Việt, đã hiện hữu từ hàng ngàn năm trước, bất cứ ai ngang ngược xâm phạm sẽ bị đánh bại tan tành. Ðó là một tuyên ngôn về chủ quyền của đất nước, là biểu tượng về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của dân tộc Việt Nam trước các cuộc xâm lấn không ngừng từ phương bắc. Trải qua bao nhiêu thời đại, biên giới Việt Hoa vẫn được giữ nguyên vẹn. Ải Nam Quan bao lần được nhắc đến trong lịch sử chống ngoại xâm vẫn luôn luôn là cái mốc ranh giới phương bắc của nước Việt. Thế nhưng, đến cuối thập niên 50, thì lãnh thổ Việt Nam bắt đầu mất dần... Vì sao ?

 

II - Vấn nạn của hậu duệ Việt Nam


 

Năm 1979, Trung Quốc đem quân đánh chiếm Lào Kay, Cao Bằng và Lạng Sơn, ba thị trấn địa đầu giới tuyến Việt Nam. Nhưng sau hơn hai tuần chạm phải chiến thuật du kích của quân đội trú phòng địa phương, họ đã rút về. Họ gài lại một bãi mìn khổng lồ trên vùng đất đã lấn chiếm để chặn đường truy kích của quân đội chính quy mà đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) sắp điều động từ miền Nam lên chiến tuyến.

Sau 15 lần hội đàm giữa đại diện Bắc Kinh và Hà Nội từ đầu thập niên 1990's, hiện nay hai bên đã tiến tới việc vẽ bản đồ phân ranh giới (demarcation). Bắc Kinh thỏa thuận tháo gỡ các mìn đã chôn. Ðến tháng 8 năm 1999, Bắc Kinh đã hoàn tất công tác gỡ mìn dọc theo biên giới. Ðây là một thành quả được các nhà quan sát thời sự xem là lớn nhất trong lịch sử gỡ mìn.

Về phía Hà Nội, trong suốt thời gian hiện hữu, đảng CSVN đã nhiều lần tương nhượng đất đai bị Bắc Kinh đánh chiếm. Bây giờ cổng "Hữu Nghị" thì nằm ở phía nam ải Nam Quan và ải Nam Quan đã nằm sâu trong "nội địa" Trung Quốc đến vài cây số. Trong các cuộc thương thảo hai bên, Bắc Kinh luôn luôn biện giải đó chỉ là một tình tra.ng "hiện hữu tất nhiên" (status quo) vì phần đất đó "do những thổ dân địa phương muốn sống dưới nền hành chánh của Trung Quốc". Ngược lại CSVN hầu như không có thái độ tranh thủ quyết liệt để đòi lại đất đai đã mất.

Mặt khác Hà Nội cũng nhắm mắt cúi đầu cho Bắc Kinh chiếm giữ và khai thác mỏ dầu ở các quần đảo Paracels (Hoàng Sa) và Spratlys (Trường Sa), và di nhượng luôn một phần của Tonkin Bay (Vịnh Bắc Việt). Mục đích là đánh đổi sự ổn định để giao thương với Mỹ và để rảnh tay mà bảo tồn quyền hành thống trị của đảng đối với nhân dân Việt Nam.

Không những thế, dưới sự dụ dỗ lẫn áp lực của Bắc Kinh, rồi đây đảng CSVN sẽ tiến hành công cuộc xây xa lộ Trường Sơn ngay trên con "đường mòn HCM" trong thời chiến, từ biên giới tây bắc xuống tận vùng Tây Ninh, rồi bắc sang xa lộ đông-tây Việt Miên xuyên qua Cambodia, để Trung Quốc mượn đường mà giao thương với Thailand, Malaysia, và Indonesia. Xa lộ này sẽ ảnh hưởng quan trọng trên các phương diện môi sinh, kinh tế, chiến lược phòng thủ, không những đối với Việt Nam, mà còn đối với cả toàn vùng Ðông Nam Á. Bài viết này nhằm mục đích trình bày một cách tóm lược các diễn biến từ nửa thế kỷ qua, phân tích mối tham vọng của Bắc Kinh cũng như những nhượng bộ của Hà Nội, để từ đó đề nghị một số giải pháp thích ứng cho nghĩa vụ bảo vệ bờ cõi Việt Nam.

 

Thư Mục 

Thơ

Đổi Thay  
Những Đoản Khúc
Tơ Vò
Hương Phai 
Thi Đàm /Thi Họa

Kịch Thơ 

Cô Hàng Nước  
Ngồi Đợi Bình Minh

Truyện Dài

Cơ Trời Vận Nước
Trầm Bay

Truyện Ngắn

Bước Hổng Chân Không
Ba Con Yến Nhỏ
Cây Cà Rem Đầu Đời

Sưu Tập

Ca Dao

Huy Chương VNCH

Huy hiệu QL/VNCH

Huy Hiệu QĐ Pháp/Đ-Dương

Tiền Tệ
Quân Sử VNCH

Điếu Tế 

Văn Tế
Điếu Văn
25 Năm Xây Dựng CĐ
Hot Links
Ha Huyen Chi
Gia Đình Võ Bị
All Links

Miếng Ngọt Quê Hương

Thực Vô Cầu Bão
Cá Kho
Món Xào

Send mail to haphuonghoai@gmail.com with questions or comments about this web site.
Copyright © 2003 Haphuonghoai
Last modified: 01/29/13