Trích Nhật báo Người Việt
Tuyên bố về
Hiệp Định Biên Giới Việt Trung (nhân một năm ngày cắm cột mốc đầu tiên 27.12.01
- 27.12.02)
Chúng tôi, những công dân Việt Nam
trong nước và ngoài nước ký tên dưới đây, sử dụng quyền làm chủ đất nước của
mình, tuyên bố phản đối Hiệp định biên giới Việt -Trung đã được ký kết một cách
mờ ám với Trung Quốc vào tháng 12.1999. Khi Hiệp định này bị phát
hiện, đã có
nhiều đơn thư phản đối, nhiều kiến nghị gửi tới lãnh đạo Đảng Cộng Sản cầm
quyền và Nhà nước, đòi phải công khai minh bạch cho toàn dân biết nội dung Hiệp
định cùng diện tích đất đai bị mất cho Trung Quốc. Đã kiến nghị Quốc hội phải
bàn bạc về Hiệp định này, nếu cần thì trưng cầu ý kiến toàn dân. Nhưng Quốc hội
khoá X bất lực, không một ai dám chất vấn Chính phủ lấy một câu về Hiệp định
biên giới. Đất nước là hương hỏa của ông bà tổ tiên để
lại, là của cải của toàn
dân tộc. Các triều đại trong lịch sử Việt Nam không triều đại nào dám để mất
đất đai. Vua Lê Thánh Tông đã nói một câu nổi tiếng còn ghi trong sử
xanh:
"Để mất dù một tấc đất biên cương là có trọng tội với Tổ quốc". Việc
dựng cột mốc biên giới đầu tiên ở tỉnh Quảng Ninh cứ được tiến hành vào ngày
27.12.01 đến nay đã đựợc một năm tròn, bất chấp dư luận của nhân dân. Việc giải
trình về Hiệp định biên giới trước Quốc hội khóa XI, đã qua hai kỳ
họp, không
thấy giải trình. Việc công bố nội dung Hiệp định biên giới trên báo chí cho
toàn dân biết, cũng không thấy tiến hành. Sự mờ ám, khuất
tất, về Hiệp định ký
lén lút và thiệt thòi này càng nổi cộm trong lòng dân chúng. Một lần
nữa, chúng
tôi yêu cầu lãnh đạo Đảng cộng sản đang cầm quyền và nhà nước:
1. Phải công bố
nội dung Hiệp định trên báo chí cho toàn dân biết.
2. Hiệp định biên giới phải
được giải trình với Quốc hội. Nếu để mất đất thì Quốc hội có quyền bãi bỏ các
điều ước quốc tế đã ký kết. (Hiến pháp. Mục 12. Điều 84, về nhiệm vụ và quyền
hạn của Quốc hội).
3. Đề nghị Quốc hội khóa XI ra quyết định trưng cầu ý dân về
Hiệp định biên giới với Trung Quốc. (Hiến pháp. Mục 13. Điều 84, về nhiệm vụ và
quyền hạn của Quốc hội).
4. Chấm dứt ngay việc đàn áp, bắt
bớ, xét xử những
người lên tiếng phản đối Hiệp định biên giới Việt - Trung. Nhân dân Việt Nam
trong nước và ngoài nước quyết giữ trọn lòng chung thủy sắt son với toàn vẹn
lãnh thổ và lãnh hải mà tổ tiên đã hy sinh bao xương máu đắp xây từng tấc đất
mới được như ngày nay. Nếu lãnh đạo Đảng cộng sản đang cầm quyền và Nhà nước tự
thừa nhận trên lời nói lâu nay là công bộc của dân, thì hãy biết nể dân, biết
trọng dân, biết lắng nghe ý kiến của dân, mà xem xét lại Hiệp định biên
giới.
Còn toàn dân tộc Việt Nam không thừa nhận Hiệp định này. Ngày 27 tháng 12 năm 2002
Những công dân Việt Nam trong nước và ngoài nước.
Danh sách những công dân cùng
ký tên:
1. Hoàng Minh Chính - Nguyên Tổng thư ký Đảng Dân Chủ Việt
nam; nguyên
Viện trưởng Viện Triết học. ĐC: 26 Lý Thường Kiệt - Hà Nội. ĐT: bị cắt vô căn
cứ, phi pháp từ tháng 9.2001
2. Phạm Quế Dương - Nhà báo, Đại tá Quân Đội Nhân
Dân Việt Nam, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Lịch Sử Quân Sự - Người phát ngôn
Nhóm Dân Chủ. ĐC: 37 Lý Nam Đế - Hà Nội. ĐT: bị cắt vô căn
cứ, phi pháp từ
tháng 9.2001
3 Nguyễn Thanh Giang - Tiến sĩ địa vật lý ĐC: Nhà A 13, phòng 9,
Tập thể Phòng Không, Hòa Mục, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội. ĐT: bị cắt vô căn
cứ, phi pháp từ tháng 9.2001
4. Trần Khuê - tức Trần Văn Khuê, nhà nghiên cứu
Khoa học xã hội - Nhân Văn, nhà Hán Nôm học - Người phát ngôn nhóm dân
chủ. Đã
đăng ký đưa tên vào tất cả các Bản ký tập thể của Nhóm Dân
Chủ. ĐC: 296 Nguyễn
Trãi, Tp Hồ Chí Minh. ĐT: bị cắt vô căn cứ, phi pháp từ tháng 9.2001. Bị quản
chế tại gia 2 năm bởi Nghị định 31/CP vi hiến, phi pháp từ ngày 09.10.2001.
Nhưng nhất quyết phản đối lệnh phi pháp đó và kiên quyết không trình diện ở bất
kỳ đâu.
5. Vũ Khắc Kính - 73 tuổi, Thiếu tá QĐNDVN, cựu chiến
binh, thương binh
chống Pháp, vào Đảng CSVN năm 1947. ĐC: 41 C - Ngõ 120, Đường Hoàng Hoa Thám -
Hà Nội. ĐT: 847 2968.
6. Phan Long (Hồng Long) - 85 tuổi đời, 56 tuổi Đảng,
tham gia CM từ 1936 trong phong trào Đông Dương Đại hội, nguyên phó Chủ tịch
tỉnh, nay vẫn sinh hoạt Đảng đều đặn. ĐC: số nhà 2, ngách 43/43 đường Chùa
Bộc,
Hà Nội.
7. Vũ Cao Quận - Cựu chiến
binh, nhà văn. Đã đăng ký đưa tên mình vào
tất cả các Bản ký tập thể của Nhóm Dân chủ. ĐC: 1 C / 246 B Đà Nẵng - Hải Phòng
ĐT: 031.564.046
8. Trần Đại Sơn - 54 tuổi Đảng,
CCB, Quyết tử quân Đội tự vệ
chiến đấu Thành Hoàng Diệu (1945), nguyên Trưởng ban trinh sát đặc công Sư đoàn
308 B. ĐC: 51 Hàng Bài, Hà Nội ĐT: 826 3700
9. Nguyễn Mạnh Sơn - Kỹ sư máy tàu
thủy, nguyên Phó giám đốc Xí nghiệp sửa chữa cơ khí thuộc Liên hiệp xí nghiệp
xây dựng đường biển, Cán bộ hưu trí. Đã đăng ký đưa tên vào tất cả các Bản ký
tên tập thể của Nhóm Dân chủ. ĐC: 268 Lý Thường Kiệt, Hải Phòng. ĐT:
031.859.170
10. Hoàng Tiến - Nhà văn ĐC: Phòng 420, Nhà A 11, Thanh Xuân
Bắc,
Hà Nội. ĐT: bị cắt vô căn cứ, phi pháp từ tháng 9.2001
11. Trần Dũng Tiến - Cựu
chiến binh, Quyết tử quân Tiểu đoàn 523 Hà Nội ĐC: 12/95 Cự
Lộc, Thanh Xuân, Hà
Nội ĐT: bị cắt vô căn cứ, phi pháp từ tháng 9.2001
12. Nguyễn Thụ - 75 tuổi,
nguyên cán bộ cơ mật Xứ uỷ Bắc Kỳ; nguyên Vụ phó vụ Trọng tài Kinh tế Trung
Ương. ĐC: 14 Ngô Thời Nhậm, Hà Nội. ĐT: 943 0718
13. Chu Thành - Nhà thơ, bút
danh Tú Sót ĐC: 16 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội ĐT: 8 535911
14. Nguyễn Văn Tẫn -
nguyên Hiệu trưởng một số trường Phổ thông cấp II, huyện An
Hải. Cán bộ hưu
trí. Đã đăng ký đưa tên vào tất cả các Bản ký tên tập thể của Nhóm Dân
chủ. ĐC:
Số 7,lô 49, Đồng Bún, Niêm Nghĩa, Lê Chân, Hải Phòng.
15. Nguyễn Hữu Tiến -
Giáo viên Văn Hóa, Quân khu bộ Tả Ngạn; nguyên Chủ tịch Công đòan Xí Nghiệp Vật
tư Đường thủy. Cán bộ hưu trí. ĐC: Số 22 Ngõ Xóm 5 Dư Hàng kênh, Hải Phòng
16.
Dương Thu Hương, nhà văn ĐC: Phòng 308, nhà A 8, khu tập thể Khương Thượng,
Quận Đống Đa, Hà Nội ĐT: 852 5818
17. Trần Bá, cựu chiến binh ĐC: 53 Cầu
Gỗ,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT: 825 8248
18. Linh Mục Phêrô Phan Văn Lợi ĐC: 90/13
Phan Chu Trinh, thành phố Huế
19. Linh Mục Phêrô Nguyễn Hữu
Giải, ĐC: Quản Xứ
Lương Văn, thành phố Huế
20. Linh Mục Chân Tín ĐC: 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3
TP. HCM