Home

Thơ

Sưu Tập

Văn Điếu Tế  Linh Tinh Trang Ca Dao Search

 

Việt-Nam có cần phải ký lại Hiệp-Ước Biên-Giới Trên Đất Liền với Trung-Hoa.

Trương Nhân Tuấn (Pháp-Quốc)

Trang điện-tử của báo Nhân-Dân, cơ quan-ngôn-luận chính-thức của đảng và nhà-nước CSVN, ngày 30 tháng 8 vừa qua có công-bố trong mục “Đời Sống Chính-Trị “ phần văn bản của Hiệp-Ước Biên-Giới Trên Đất Liền Giữa Nước Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam Và Nước Cộng-Hòa Nhân-Dân Trung-Hoa (sẽ được viết tắt là HUBG). Hiệp-Ước nầy đã được đại-diện hai bên Việt-Trung ký từ ngày 30 tháng 12 năm 1999 và được Quốc-Hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 9 tháng 6 năm 2000.

Vài nhận-xét sơ-khởi xin ghi lại khi so-sánh bản văn nầy với Hiệp-Ước Thiên-Tân phần Phân-định Biên-Giới (1887, 1895) và Hiệp-Ước về Biên-Giới Lào-Việt 1977 (1); đồng-thời thử phân-tích Việt-Nam có cần-thiết phải ký lại Hiệp-Ước biên-giới với Tàu hay không.

1/ Vài so-sánh:

Nhà-nước Bảo-Hộ Pháp và Triều-Đình nhà Đại-Thanh đã mất 12 năm để phân-định biên-giới các xứ bảo-hộ Tonkin và thượng Lào với xứ Trung-Hoa Bắt đầu từ Đông sang Tây, từ biển cho tới sông Mékong. Nhưng việc phân-định và cắm mốc lại đường biên-giới Việt-Trung đã làm tổn hao rất nhiều về công cũng như của cho nước Pháp. Hai bên Pháp và nhà Thanh cùng đồng-ý chia biên-giới Việt-Trung làm hai vùng: Biên-giới Lưỡng-Quảng (Quảng-Đông và Quảng-Tây) và biên-giới Vân-Nam. Pháp cử một phái-đoàn duy-nhất để phân-định toàn vùng biên-giới trong khi nhà Thanh cử hai phái-đoàn. Một đại-diện Lưỡng-Quảng và một đại-diện cho Vân-Nam.

Pháp là xứ bảo-hộ, đại-diện cho An-Nam là một xứ thuộc-địa, cử một quan có chức-quyền ngang-hàng Bộ-Trưởng (trước là ông B. Saint-Chaffray, sau là ông Dillon) làm trưởng phái-đoàn để thương-thuyết với nhà Thanh trong việc phân-định biên-giớị Nhà Đại-Thanh, chủ-tể đại-quốc Trung-Hoa, đại-diện cho Lưỡng-Quảng (Quảng-Đông và Quảng-Tây), là các tỉnh nội-địa, cử Tăng Thành Siêu (Teng Tcheng-Sieou) có chức-vụ tương-đương bộ-trưởng quốc-gia Pháp là Thượng-Thư Bộ Lễ. Li Ping Heng, Tổng-Đốc Quảng-Tây, chỉ là phụ-tá cho Tăng Thành Siêụ Thanh triều cũng đại-diện cho Vân-Nam, dược xem là một xứ “ ngoại-phiên “, cử Tcheou To-joun, chức vụ tương-đương bộ-trưởng (Docteur au Grand Sécrétariat d'État) để thương-lượng và ký-kết các biên-bản của công-ước về biên-giới với Pháp. Việc phân-giới và cắm mốc (abornement) biên-giới thì do các viên-chức có chức-vụ nhỏ hơn đảm-trách. Để dễ-dàng trong công-việc, Pháp đã giao việc phân-giới lại cho quân-độị Trưởng đoàn của Pháp trong việc phân-giới thường có cấp bậc đại-tá (colonel). Trưởng đoàn của Tàu do viên quan có cấp bậc tương đương đệ tam đẳng. Nhưng việc phân-giới và cắm mốc tại Vân-Nam thì hoàn-toàn do các quan địa-phương lo-liệụ Vì thế trong các văn-bản ký-kết, Pháp đã tế-nhị giải-quyết việc nầy để khỏi thương-tổn quốc-thể. Thí-dụ điển-hình là trên các bia đá phân-giới Việt-Nam - Vân-Nam. Hàng trên của bia được ghi Đại-Pháp và Đại-Thanh ngang hàng với nhau. Hàng dưới ghi An-Nam ngang hàng với Vân-Nam (2).

Đường biên-giới được chia ra thành 3 vùng, tương-ứng với biên-giới ba tỉnh của Tàu. Biên-giới ba tỉnh Quảng-Đông và Quảng-Tây và Vân-Nam lại được chia ra thành nhiều tiểu đoạn. Biên-giới Quảng-Đông được chia làm hai tiểu đoạn. Thứ nhứt từ biển cho đến Bắc-Thị. Đoạn thứ hai từ Bắc-Thị đến Bắc-Cương Ảị Biên-giới Quảng-Tây chia thành 3 tiểu đoạn. Thứ nhứt từ Bắc-Cương Ải đến Chí-Mã Ảị Thứ nhì từ Chí-Mã Ải cho đến Bình-Nhi Ảị Đoạn cuối từ Bình-Nhi Ải cho đến biên-giới Vân-Nam. Buổi họp đầu tiên giũa hai phái-đoàn Pháp-Thanh xảy ra tại Đồng-Đăng (gần Nam-Quan) ngày 12 tháng 1 năm 1886. Tại đây hai bên đã đạt được một thỏa-thuận về biên-giới trên thực-địa gồm một đoạn dài khoảng 100 Km, từ ải Chí-Mã cho đến sông Kì-Cùng (Bình-Nhi). Nhưng sau đó đã có những trở ngại gây ra từ phía Tàu. Phái-đoàn háp không thể tiếp-tục phân-định biên-giới trên thực-địa mà phải phân-định trên bản-đồ. Các bản-đồ nầy là do Tàu cung-cấp. Biên-giới Vân-Nam cũng được phân-định trên bản-đồ và được chia thành 5 tiểu đoạn. Đoạn 1 cho tới đoạn thứ 4 tương-ứng từ hợp-lưu sông Long-Po với sông Hồng (thượng-lưu Lào-Kay) kéo dài cho tới biên-giới với tỉnh Quảng-Tâỵ Đoạn 5 tương-ứng với hữu-ngạn sông Hồng (từ sông Hồng, qua sông Đà cho tới biên giới Lào).

HUBG Việt-Trung cho ta thấy Việt-Nam và Trung-Hoa cũng đã phân-định biên-giới trên bản-đồ, nhưng ngược lại đường biên-giới với  Pháp-Thanh: Tây sang Đông, Từ giao-điểm biên-giới Trung-Lào-Việt chạy dài ra biển. Đường biên-giới được xác-định trước tiên bằng các giới-điểm. Giữa hai giới điểm là một đoạn biên-giớị Sẽ có 61 đoạn ngắn trên đường biên-giới, tương ứng cho 62 giới điểm. Các giới-điểm nầy được nhận-diện trên một bản-đồ qua tính-chất địa-lý (đỉnh núi, hợp-lưu của hai con sông, dòng suối, mõm đá...) đã được hai bên thỏa-thuận trước. Hiệp-ước Việt-Lào thì các giới-điểm được xác-định qua tọa-độ của nó. (3)

Nhà-nước Trung-Hoa hiện nay cũng còn nguyên-tắc làm việc và quan-niệm về “ vai-vế “ ngoại-giao như thời ký với Pháp. Biên-giới giữa Việt-Nam và Vân-Nam thì hiện nay việc phân-giới cũng do viên-chức Vân-Nam lo-liệu như xưạ Tuy-nhiên, xem ra thì dường như CSVN không nhìn thấy sự tế-nhị ngoại-giao nầy.  Nhà cầm quyền nước CHXHCN Việt-Nam đã cử quan-chức hàng Thứ-Trưởng quốc-gia để làm việc với quan-chức hàng tỉnh của Trung-Hoa là Vân-Nam. Mới đây Thứ-Trưởng Bộ Ngoại Giao Lê Công Phụng đã tham-dự một buổi lễ cắm mốc tại biên-giới Vân-Nam, do một viên quan hàng tỉnh nơi đây làm chủ lễ.

Không khéo Việt-Nam bị CSVN kéo xuống ngang hàng với phiên-bang của Trung-Hoa.

Hiệp-Ước Pháp-Thanh trong lúc đàm-phán đã được bàn cãi công-khai tại Quốc-Hội Pháp (4) và có ủy-ban theo dõi để kiểm-soát Hiệp-Ước. Hơn 100 năm sau, Hiệp-Ước Việt-Trung hiện nay có được Quốc-Hội VN bàn cãi hay không thì có trời biết. Riêng nội-dung HUBG đến nay vẫn được xem là bí-mật quốc-giạ Tức là mật-ước. Các bản-đồ đáng lẽ không thể tách rời với văn-bản, lại bị tách rời, dấu kín. Chỉ có phần văn-bản được công-bố một cách hạn-chế trên Net. Hạn-chế vì có bao nhiêu người VN được lên Internet?

2/ Thế nào là đường biên-giới hiện nay.

Điều I của HUBG: “ Hai Bên ký-kết lấy các Công-Ước lịch-sử về biên-giới hiện nay giữa Việt-Nam và Trung-Quốc làm cơ-sở, căn-cứ vào các nguyên-tắc luật-pháp quốc-tế được công-nhận cũng như các thỏa-thuận đạt được trong quá-trình đàm-phán về vấn-đề biên-giới Việt-Trung, đã giải-quyết một cách công-bằng hợp-lý vấn-đề biên-giới và xác-định lại đường biên-giới trên đất liền giữa hai nước.”

“ Các “ công-ước lịch-sử mà hai bên Trung và Việt dựa lên làm “ cơ-sở “ để phân-định lại biên-giới là các Công-Ước nào. Có bao nhiêu Công-Ước lịch-sử đã được hai bên nhìn-nhận để làm “ cơ-sở “ trong việc phân-định lại biên-giới Việt-Trung?

Những văn-kiện có tính lịch-sử liên-quan đến đường biên-giới Việt-Trung thường được nhắc-nhở là các Công-Ước Pháp-Thanh về biên-giới Việt-Trung ký vào các năm 1887 và 1895: Convention relative à la délimitatiion de la frontière entre la Chine et le Tonkin , ký tại Bắc-Kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887 và Convention complémentaire à la Convention relative à la délimitation de la frontière entre le Tonkin et la Chine du 26 juin 1887, ký ngày 20 juin 1895.

Ngoài ra có văn-kiện là bia đá ghi lời của Vua Ung-Chính nhà Thanh (1728) được cắm bên bờ sông Đổ-Chú (Đổ-Chú Hà), công-nhận sông nầy là biên-giới giữa tỉnh Tuyên-Quang (VN) và phủ Khai-Hóa (TH). Hoặc là trụ đồng của Phục-Ba Tướng Quân Mã-Viện cắm trên ngọn Phân-Mao-Lĩnh  (vào năm 41, nay thuộc Kin-tcheou - Khâm-Châu, tỉnh Quảng-Đông), ghi nhận lãnh-thổ Việt-Nam bắt đầu từ ngọn núi nầy.  Ta còn có thể tìm ra thêm nhiều văn-kiện để chứng-minh rằng biên-giới Việt-Nam và tỉnh Quảng-Đông không phải là con sông Ka-Long (Gia-Long) mà là An-Nam Giang (bản-đồ ghi là Hung-Giang) (5).

Hai Công-Ước Pháp-Thanh ký-kết năm 1887 và 1895, mặc dầu Pháp đã nhượng cho Tàu nhiều phần đất của nước ta có giá-trị lớn về kinh-tế chiến-lược và địa-lý chiến-lược, nhưng ít nhất cũng hợp-thức-hóa một “ thực-tế lịch-sử đã bắt rễ sâu-xa “ giữa Việt-Nam và Trung-Hoa Đây là đường biên-giới hiện nay và cũng là đường biên-giới duy-nhất.

“ Biên-giới hiện nay “ như trong HUBG đã ghi là biên-giới  nào.

Biên-bản khai-mạc việc phân-định biên-giới (ProÓữes-verbal d'ouverture des travaux de la délimitation) của Hiệp-Ước Thiên-Tân về biên-giới Việt-Trung ký ngày 1-8-1886, điều số 1 (6):

 Art 1: Les commissaires francais et chinois ont déclaré que la seule frontière à reconnaitre est la frontière actuelle.

Các Ủy-Viên hai bên Pháp và Trung-Hoa tuyên-bố rằng đường biên-giới duy-nhất nhìn-nhận là đường biên-giới hiện nay.

Trước khi hiệp-ước Thiên-Tân ký-kết, đến khoảng năm 1883, thì toàn thể các tỉnh phía Bắc Bắc-Kỳ đã bị Tàu trấn đóng. Họ mang danh-nghĩa là giúp triều-đình nhà Nguyễn đánh Pháp. Và Tàu đã lợi-dụng vào điều nầy để đóng vai “ ngư ông thủ lợi “. Trong quyển “ Nhật-Ký của một Quan-Lại “ (7), ghi lại nhật-ký của một viên quan lớn của nhà Thanh, có cho thấy rằng các đạo quân Tàu đã có mật lệnh của triều-đình khi sang trấn đóng Việt-Nam (qua sự cầu cứu của vua Tự-Đức). Mật lệnh đó là không đánh với Pháp mà chỉ đóng vai “ ngư ông “ trong lúc nghêu cò, tức Pháp và Việt-Nam, tranh chấp với nhaụ Giặc Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, cũng theo sách kể trên, là do Tàu dựng ra dùng để quấy-nhiễu miền Bắc. Vũ-khí của bọn nầy là do Tàu trang-bị. Vì thế đến năm 1886 thì “ đường biên-giới hiện nay “ của Việt-Nam và Trung-Hoa đã không còn giống như đường biên-giới trước thời vua Tự-Đức cầu-cứu nhà Thanh. Trọn vùng biên-giới Việt-Trung là nơi gặc Tàu hoành-hành. Dân chúng nơi đây vô cùng khổ sở. Nhiều khi họ phải sống lẫn trốn trong các hang đá.

Hậu-quả là ta đã thấy, Tàu đã lợi-dụng điều 1 của biên-bản nói trên. Sau khi biên-giới được định-phân lại, trên toàn vùng biên-giới Việt-Trung, dài khoảng 1350 Km , không nhiều thì ít, dường như không nơi nào mà nước ta không bị mất đất về tay Tàu.

Tàu đã chiếm nhiều vùng đất của nước ta bằng một âm-mưu ít vẻ-vang nhất.

“ Biên-giới hiện nay “ của Việt-Nam và Trung-Hoa đương-nhiên là đường biên-giới sau trận đánh 1979. Tức là đường biên-giới đã có nhiều thay đổị Một số đất-đai chưa xác-định được của Việt-Nam đã bị Tàu chiếm sau trận nầy.

Điều I ghi: “Căn cứ vào các nguyên-tắc luật-pháp quốc-tế được công nhận cũng như các thỏa-thuận đạt được trong quá-trình đàm-phán về vấn-đề biên-giới Việt-Trung “.

Như thế là trong quá-khứ đã có những cuộc đàm-phán kéo dài (mới gọi là quá-trình) về đường biên-giới Việt-Trung.

Tại sao đã có những đàm-phán kéo dài về biên-giới. Về nguyên-ủy nào. Lúc nào. Ai đại-diện VN đứng ra đàm-phán? Quốc-Hội có biết qua các vụ đàm-phán nầy không? “ Những thỏa-thuận ĐẠT được “ qua các cuộc đàm-phán nầy cụ-thể cho phía Việt-Nam là gì? Quốc-hội có thông-qua những “ thỏa-thuận “ nầy không?

Dân Việt-Nam, những người chính-danh làm chủ nước, dường như không ai hay biết gì về các vụ đàm-phán nầy.

Trong một mật-ước ký-kết giữa Kampuchia (Ông hoàng Sihanouk) và Phạm-Hùng đại-diện cho Mặt-Trận Giải-Phóng Miền Nam, ghi lại qua một trí-thức nước ngoài, rằng đã có những hứa-hẹn về chủ-quyền đảo Phú-Quốc. Nếu MTGPMN được phép tổ-chức cơ-sở quân-sự trên đất nầy thì sau khi chiếm được miền Nam, Kampuchia sẽ được Việt-Nam đền-bồi bằng đảo Phú-Quốc. Nhưng không may cho ông Hoàng Sihanouk là sau khi chiếm được miền Nam VN, MTGPMN bị khai tử. Vì thế không có ai đại-diện để giữ được lời hứa.

Suy-luận tương-tự, trong cuộc chiến "chống Mỹ", chắc-chắn Hồ Chí Minh đã ký những mật-ước với đại-diện đảng CS Trung-Hoa Có thể là với Mao Trạch Đông. Văn-thư của Phạm Văn Đồng công-nhận đòi hỏi của Tàu về lãnh-hải năm 1958 chỉ là phần nổi của một băng đảo.

“ Đường biên-giới hiện nay “ chắc-chắn là đường biên-giới mà Việt-Nam chịu rất nhiều mất mát về đất đai so với đường biên-giới của Hiệp-Ước Pháp-Thanh.

Vì đâu mà mất, mất bao nhiêu và mất ở những vùng nào.

Hiệp-Ước biên-giới có hai phần không thể tách rời gồm văn-bản và các bản-đồ. Cơ-quan ngôn-luận CSVN lại chỉ công-bố phần văn-bản và quên phần bản-đồ. Chỉ dựa lên văn bản (không giá-trị vì bị tách rời) thì khó có ai mà dám khẳng-định rằng việc mát-mát là bao nhiêu.

Nhưng chắc-chắn có mất. Mất vì ai và vì lý-do nào thì lịch-sử sẽ trả lời.

Việc đương-nhiên, nếu biên-giới không có chi thay đổi vì đường biên-giới là đường biên-giới hiện nay và duy-nhất theo Hiệp-Ước Thiên-Tân, và nếu các “ Công-Ước lịch-sử về biên-giới “ vẫn còn là “ cơ-sở “ của đường biên-giới hiện nay, thì không ai điên-rồ, mất thì giờ đem ra phân-định lại.

3/ Bản-đồ phân-định:

Phần chót điều II của HUBG ghi rằng: “ Đường biên-giới trên đất liền giữa hai nước mô-tả ở điều nầy được vẽ bằng đường đỏ trên bản-đồ tỉ-lệ 1/50.000 do hai bên cùng xác-định, độ dài và diện-tích dùng trong mô-tả đường biên-giới được đo từ bản-đồ nầy.  Bộ bản-đồ nói trên đính-kèm Hiệp-Ước nầy là bộ-phận cấu-thành không thể tách rời của Hiệp-Ước.“

Bản-đồ tỉ-lệ 1/50.000 mà HUBG ghi trên là bản-đồ phát-xuất từ nhà xuất-bản nào Năm nào.

Hiệp-Ước về biên-giới giữa Việt-Nam và Lào năm 1977 thì bản-đồ được định-nghĩa theo điều I: “ Trên cơ-sở tôn trọng đường biên-giới đã có vào lúc hai nước tuyên-bố nền độc-lập của mình (Việt-Nam: ngày 2 tháng 9 năm 1945, Lào ngày 12 tháng 10 năm 1945), hai bên nhất-trí lấy đường biên-giới vẽ trên bản-đồ Pháp tỉ-lệ 1/100.000 của sở Địa-Dư Đông-Dương (Service Géographique de l'Indochine) xuất-bản năm 1945 làm căn-cứ chính để hoạch-định đường biên-giới giữa hai nước... “ (8)

Việc công-bố nơi xuất-bản của bản-đồ là việc cần-thiết để tránh những nhầm-lẫn có thể đem đến tranh-chấp vô-ích sau nầy.

Trong việc phân-định biên-giới Pháp-Thanh, các bản-đồ sử-dụng là các bản-đồ do Tàu cung-cấp. Xin ghi lại một đoạn trích trích tài-liệu “ Historique d'apres le rapport de M. DUREAU et VAULCOMTE, député, fait au nom de la Commission parlementaire chargée d'examiner la convention du 26 juin 1887 relative à la frontière “(9) Câu chuyện qua tờ trình của quí ông Dân-Biểu DUREAU và VAULCOMTE, thực-hiện nhân-danh Ủy-Ban Quốc-Hội khảo-xét Công-Ước biên-giới ngày 26 tháng 6 năm 1887:

“ Nous posseons une feuille d'une de ces cartes, plus exactement une reprouction d'une copie conformẹ On y trouve les indications suivantes: Cinquieme section de la frontiere.

Echelle 1/24000. Signe: Constans, Prince King Soung. Les seuls noms ientifiables sont: Riviere Noire, Lai-Chau, Phong To; tous les autres sont chinois; il s'agit donc bien d'une carte chinoisẹ La frontiere est marquee d'un trait ponctue de lettres A a E; elle correspond exactement au descriptif de la convention. Cette carte n'est qúun croquis tres mal dessine, etabli de chic, sans mesures faites sur le terrain. Elle ne ressemble que de tres loin a la carte reguliere faite ulterieurement. Sauf au depart du Fleuve Rouge, la frontiere tracee sur ce croquis n'a aucun rapport avec la frontiere actuelle. C'est celle du Vice-Roi. En somme, deux ans apres la signature du traite de paix, on avait tout juste reconnu 120 kilometres de frontiere; tout le reste, plus de 1,000 kilometres figurait sur des cartes fantaisistes. La Convention n'etait pratiquement qúun chiffon de papier et tout restait a faire”

“ Chúng tôi có một tấm trong nhiều tấm bản-đồ đó, đúng hơn là một bản sao y bản chánh. Ta thấy trong đó những dấu-hiệu sau đây: Vùng thứ 5 của đường biên-giớị Tỉ-lệ 1/24.000. Ký tên Constans, Prince King Soung.

Các tên nhận-diện được là: Sông Đà, Lai-Châu, Phong-Thổ; tất cả những tên khác là chữ Tàu; như vậy đúng đây là một bản-đồ của Tàu. Đường biên-giới được vạch bằng một đường nối các chữ A đến E. Phù-hợp hoàn-toàn với các điểm mô-tả trong công-ước. Tấm bản-đồ nầy chỉ là một sơ-đồ vẽ rất sai, lập nên do sự khéo tay, không hề dựa lên những đo-đạc trên thực-địạ Nó không giống một tí nào bản-đồ thông-thường vẽ sau nầy.  Ngoại trừ khởi điểm của sông Hồng, đường biên-giới vẽ trên sơ-đồ nầy không có một tương-quan nào với đường biên-giới hiện naỵ Đây là bản-đồ của Tổng-Đốc (Vân-Nam).

Kết cuộc, hai năm sau khi ký hiệp-ước hòa-bình, người ta chỉ biết có 120 Km đường biên-giới; phần còn lại, hơn 1.200 Km vẽ trên các bản-đồ vô căn-cứ. Công-ước trên thực-tế chỉ là một mảnh giấy vụn và tất-cả đều phải làm lại.

 Bản-đồ - đúng ra là sơ-đồ - liên-hệ trên đây xin đính kèm (10).

Bản tường-trình của hai dân-biểu nầy thực-hiệc hai năm sau khi Hiệp-Ước Thiên-Tân ký-kết. Tức vào năm 1889. Vì những sai lệch lố-bịch nầy mà sau đó mới xuất-hiện công-ước (Gérard) 1895, sửa-chữa lại công-ước (Constans) 1887, thiết-lập lại đường biên-giới Vân-Nam - Việt-Nam. Mặc dầu công-ước 1895 nầy đã bỏ qua nhiều vùng đất lịch-sử của Việt-Nam cho Tàu như vùng Tụ-Long, Phương-Độ... dưới sự hối-tiếc và bất-mãn của nhiều quan-chức Pháp thời đó, nhưng nó cũng thành công trong việc lấy lại phần đất của Đèo Văn Trị là vùng Lai-Châu, khu-vực giao-lưu sông Đà và sông Nam-Na.

HUBG giữa Việt-Nam và Trung-Hoa hiện nay được phân-định lại cũng dựa lên bản-đồ. Không ai biết xuất-xứ các bản đồ nầy từ đâu đến. Giống như Pháp phiêu-lưu với Tàu trên biên-giới thời xưạ Kết-quả không tốt đẹp cho lắm vì công-ước 1887 được xem là "chiffron de papier", mảnh giấy vụn.

4/ Nên hay không nên phân-định lại đường biên-giới Việt-Trung?

Đường biên-giới giữa hai nước cần phải phân-định nếu đường biên-giới nầy chưa được hai nước chính-thức công-nhận qua các văn-kiện pháp-lý. Phân-định biên-giới giữa hai nước được hiểu đại-khái là hai nước liên-hệ cử đại-diện ngồi vào bàn hội-nghị để bàn-thảo về số phận các vùng đất chưa được xác-định chủ-quyền chung quanh vùng biên-giới, nhằm tiến tới một thỏa-ước mà hai bên cùng đồng-ý về mọi điểm ở một đường ranh. Đường đó gọi là đường biên-giớị Hai bên đã ký cam-kết thi-hành đúng-đắn các điều khoản đã ghi đồng-thời có trách-nhiệm gìn-giữ và bảo-trì các cột mốc trên đường biên-giớị Các việc nầy nhằm đem lại ổn-định nơi vùng biên-giới và hòa-bình cho hai nước. Việc phân-định biên-giới thường có hai thời-kỳ: Thời-kỳ bàn-thảo trên bản-đồ và thời kỳ cắm mốc trên thực-địa.

Theo các nhà luật-học, tính pháp-lý của Công-Ước Pháp-Thanh về biên-giới Việt-Trung 1887 và 1895 vẫn còn hiệu-lực. Có nghĩa là biên-giới Việt-Trung đã được phân-định và nội-dung của sự phân-định đó vẫn còn giá-trị bất-biến cho tới khi nào một Hiệp-Ước mới có cùng mục-tiêu được ký-kết giữa hai nước.

Đường biên-giới Việt-Trung đã có những vùng đất nào chưa xác-định được chủ-quyền để ngày hôm nay phải phân-định lại.

Để có một trả lời đứng-đắn cho việc nầy,  thiển nghĩ nên tìm hiểu tình-trạng đường biên-giới Việt-Trung sau khi công việc phân-định và cắm mốc chấm dứt. Có nghĩa là tổng-hợp lại các biến-cố liên-quan đến việc thay đổi biên-giới từ năm 1897 cho đến nay.

Việc nghiên-cứu nầy gặp nhiều khó-khăn:

Thứ nhất: Người nghiên-cứu hải-ngoại không thể tìm được các dữ-kiện ghi lại một cách trung-thực các biến-cố xảy ra - nếu có - từ 1954 đến ngày nay tại vùng biên-giới Việt-Trung.

Thứ hai: Từ năm 1954 trở về trước, hồ-sơ về biên-giới Việt-Trung (Công-Ước 1877,1895) được tồn-trữ tại Văn-Khố Đông-Dương. Nhưng một số hồ-sơ do Sở Địa-Dư Đông-Dương để lại thì vẫn còn được xếp vào loại "mật", chưa công-bố. Và vì có nhiều biến-cố xảy ra, một số hồ-sơ bị thất-lạc. Xin đọc đoạn tường-trình của một nhân-vật có trách-nhiệm về Sở Địa-Dư Đông-Dương (SGI) năm 1948 (xếp vào loại mật) ghi lại sau đây (11):

"J'ai l'honneur de vous aresser une note sur la délimitation et l'abornement de la frontière entre l'Indochine et la Chine, avec une copie de la lettre de présentation à la Direction des Archives à qui je demande quelque secours. A mon arrivée en Juin 1946, j'ai trouvé au Service Geographique de l'Indochine un grand desordre dans les archives techniques. Les évènements de 1945 en sont moins la cause que la crise de 1932 qui a fait supprimer une grande partie du personnel du Service Geographique de l'Indochine, à partir de ce moment ces archives ont été pratiquement abandonnées a elles-mêmes. Deux déménagements successifs: Hanoi-Gia Dinh-Dalat ont encore aggrave la situation.”

“ Tôi kính gởi đến quí ông một ghi-nhận về việc  phân-định và việc phân-giới để cắm mốc của đường biên-giới giữa Đông-Dương và Trung-Hoa, với một bản sao lá thư giới-thiệu đến ban trách-nhiệm Văn-Khố mà tôi đã xin quí-vị nầy một vài giúp đỡ. Khi tôi đến đây vào tháng 6 năm 1946, thấy rằng văn-khố tại Sở Địa-Dư Đông-Dương vô cùng bề-bộn. Biến-cố 1945 là nguyên-nhân nhưng ít trầm trọng hơn cuộc khủng-hoảng 1932 đã bãi bỏ một số lớn nhân-viên của sở SGI. Từ lúc đó hồ-sơ lưu-trữ tại đây đã bị bỏ quên. Hai cuộc dời chỗ liên tiếp: Hà-Nội - Gia-Định - Đà-Lạt  càng làm cho tình-trạng thêm bi-đát.”

 Điều nầy cho thấy những hồ-sơ liên-quan đến biên-giới Việt-Trung đã có những thất-thoát quan-trọng.

 

Tuy-nhiên, vẫn còn một số dữ-kiện sưu-tập được, ghi lại qua hồ-sơ của Cảnh-Sát Biên-Giới (Police Frontière). Theo đó cho thấy đường rằng biên-giới bị thay đổi tại vài nơị Hai bên Pháp và Tàu có làm biên-bản và đã thỏa-thuận với nhau ở các việc thay đổi nầy (thí-dụ việc cắm thêm cột mốc 14 bis năm 1937).

Do đó, mặc dầu thiếu sót về dữ-kiện từ 1954 tới nay ta vẫn tạm thới có thể dựa lên các hồ-sơ đó để làm căn-bản cho một khuynh-hướng về việc nên hay không phân-định lại đường biên-giới.

Việc nghiêm-trọng và tệ-hại nhất đã xảy ra có thể làm thay đổi đường biên-giới qua các hồ-sơ tìm thấy, là việc toàn bộ các cột mốc biên-giới đều bị dời-chuyển. Việc nghiêm-trọng nầy chính-quyền hai bên Pháp và nhà Thanh dường như không để ý tới (hay cố ý để không biết tới). Hồ-sơ lưu lại không tìm thấy những dấu vết điều-chỉnh lại vị-trí các cột mốc đã dời đị Điều nầy có nghĩa là Công-Ước về biên-giới không những không  được tôn-trọng mà còn vi-phạm nặng-nề.

Bản tường-trình nói trên có ghi:

"En face d'une Chine anarchique et impuissante tout specialement en 1900 (Boxers - siège des légations, etc.) des initiatives indiviuelles de Chefs de Postes ou de leurs aministres avaient beau jeụ Peut-être pourrait-on leur attribuer cette pérégrination des bornes qui s'étend presque à la totalité de la frontière du Kouang Si - de nôtre côte Province à Lang Son et deuxième territoire militairẹ Toutefois cette explication entraine un nouveau mystère: quelle peut être la raison de ces pérégrination (sic)? En principe ce nouveau système d'abornement devrait constituer une amélioration du premier. Or l'examen des cartes montre qúil n'en est rien. Par example au Nord de Chi-Ma, la commission Gallieni avait placé la borne 40 dans un col au bord d'une piste; les bornes 39 et 41 l'encaraient a environ trois kilomètres. Sur le 1/100.000, vérifié en 1914, ces deux bornes se sont rapprochées a 100m de la borne 40 et le Nọ 42 en est a 600m, de sorte qúentre 42 et 43, il y a un trou de pres de 10 km d'une frontière très sinueuse”

“Đối-diện với một nước Trung-Hoa hỗn-loạn và bất-lực , đặc-biệt vào năm 1900 (vụ Boxers, bao-vây sứ-quán v.v.. ) những hành-động cá-nhân của các trưởng trạm hay của các nhân viên thì rất tự-tiện. Người ta có thể qui-trách cho họ về việc "viễn-du" nầy của các cột mốc, trải dài hết cả biên-giới Quảng-Tây, từ bờ biển cho đến Lạng-Sơn, qua vùng 2 Quân-Sự. Nhưng sự giải-thích nầy đem đến một bí-ẩn mới: Lý-do nào dẫn đến việc viễn-du (sic) nầy. Thông-thường thì việc phân-giới và cắm mốc lần sau cùng sẽ bổ-khuyết cho lần phân-giới trước. Nhưng khi khảo sát bản-đồ thì việc nầy không đúng. Thí-dụ phía bắc Chí-Mã, phái-đoàn Gallieni đã cắm cột mốc số 40 trên một cái đèo, bên lề một đường mòn; các cột số 39 và 41 bao bọc cột nầy cách khoảng 3 Km. Trên bản-đồ 1/100.000, kiểm lại năm 1914, hai cột nầy xít lại cột 40 khoảng 100 m và cột số 42 khoảng 600m, kết-quả là giữa hai cột 42 và 43, có một lỗ hổng 10 Km trên một goèo".

Người viết tờ phúc-trình nầy đã tế-nhị dùng chữ “pérégrination “, có nghĩa là du-hành, đi xa. Nhưng các cột mốc đâu có chân mà làm một cuộc viễn-du. Ai đã dời các cột mốc nầy.

 

Đường biên-giới sau khi đã phân-định, hiệp-ước đã ký-kết, thì dân chúng hai bên phải tôn-trọng đường biên-giớị Chính-quyền hai bên phải bảo-đảm an-ninh để các cột mốc không bị nhổ phá. Nhưng đối với hiệp-ước Việt-Trung thì dường như việc nầy không được quan-tâm. Các hồ-sơ tìm thấy được cho thấy phía Tàu luôn tìm cách dời cột mốc để lấn đất của Việt-Nam. Chính-phủ bảo-hộ Pháp thì bất-lực trong việc bắt buộc Tàu phải giữ đúng các cột mốc ở vị-trí của nó. Chưa thấy một văn bản nào có nội-dung ngược lại là người Việt dời cột mốc để lấn đất sang Tàu.

Người ta không thể ký hết hiệp-ước nầy đến hiệp-ước khác về mãi một chuyện biên-giớị Vấn-đề là hai bên ký-kết có tôn-trọng và thực-thi những điều đã cam-kết với nhau hay không.

Chính-quyền bảo-hộ Pháp đã chuẫn-bị gì về việc nầy.

Xin ghi lại phần kết-luận bản tường-trình của sở Địa-Dư Đông-Dương thực-hiện năm 1948 ghi trên. Đây là ý-kiến của người phụ-nữ trách-nhiệm SGI và cũng có thể là một ý-nghĩ của chính-phủ Pháp. Hồ-sơ nầy vẫn còn được CAOM xếp vào loại mật. Có nghĩa là người nghiên-cứu được quyền công-bố chi-tiết nhưng không được tiết-lộ tên người liên-hệ viết trong tài-liệu:

"La construction, si l'on peut dire, de la frontiere entre l'Indochine et la Chine a demande douze ans d'efforts. De ce travail que rest-t-il? Des bornes placees sur le terrain d'une part et sur la carte au 1/100,000 d'autre part. Il faut remarquer toutefois que la carte au 1/100,000 s'arrete avant le Mekong, laissant en blanc environ 150 kilometres de frontierẹ En outre, la reconnaissance de 1914 a montre qúentre la carte et les bornes la concordance n'etait pas absolue; comme il semble bien que cette reconnaissance ait ete isolee - et elle a ete faite il y a plus de 24 ans - on peut se demander dans quelle proportion cette concordance existe aujourd'huị En la matiere, la carte au 1/100,000 est insuffisantẹ Sans meme parler des erreurs qúont pu commettre des topographes debutants dans le leve du terrain, la precision du 1/100,000 est en planimetrie de 15 a 20m; la carte ne pourrait donc deceler eventuellement que des deplacements de borne d'assez grande amplituẹ Lorsqúon aura le temps et la possibilite, il sera bon de traiter chaque borne a la facon d'une station geoesique excentree et de la rattacher a un ou plusieurs points dont la conservation soit  absolument certaine:...

C'est a cette condition seulement que l'on pourra etre sur de la fixite des bornes. Une autre question peut-etre posee: les bornes ont-elles ete placees juicieusement? N'y en a-t-il pas trop a certains endroits et pas assez a d'autres? L'examen de la carte au 1/100,000 donne la reponsẹ Il est indeniable que nombre de bornes sont  parfaitement inutiles tandis que certains points qui appellent une borne en sont  depourvus. Une revision de l'abornement serait donc justifieẹ C'est bien entendu une vue d'avenir assez lointain."

Sự xây-dựng, nếu ta có thể gọi thế, đường biên-giới Việt-Trung đã đòi hỏi 12 năm nỗ-lực. Công-trình nầy còn lại gì? Các cột mốc được cắm một mặt trên thực-địa và mặc khác được ghi trên bản-đồ 1/100.000. Phải nhấn mạnh rằng, bản-đồ 1/100.000 ngừng lại trước sông Mékong, bỏ một khoảng trống khoảng 150 Km biên-giớị Mặc khác, một cuộc thám-sát vào năm 1914 cho thấy rằng sự phù-hợp (về vị-trí) giữa bản-đồ và các cột mốc thì không tuyệt-đốị Chắc rằng việc thám-sát nầy là duy-nhất - và nó đã làm từ 24 năm qua - người ta tự hỏi với sai-số nào cho vị-trí (giữa cột mốc ghi trên bản-đồ và cột mốc trên thực-địa) đó hiện-hữu hôm naỵ Theo chuyên-môn thì bản-đồ 1/100.000 không đủ chính-xác. Không nói đến những sai lầm có thể phạm phải của các trắc-địa-viên mới vào nghề trong lúc đo đạc, sự chính-xác của 1/100.000 trắc-diện là từ 15 đến 20 m. Bản-đồ vì vậy chỉ có thể phát-hiện khi khoảng cách dời cột mốc tương-đối lớn. Khi nào ta có thì-giờ và thuận-tiện nên làm mỗi cột mốc như theo kiểu trạm trắc-địa cách-tâm và tập-họp về một hay nhiều điểm để việc gìn-giữ được chắc-chắn tuyệt-đối.

Chỉ với điều kiện như vậy ta mới có thể chắc-chắn được sự trường-cữu của các cột mốc.

Một câu hỏi khác có thể đặt ra: Các cột mốc đã được cắm một cách hợp lý? Phải chăng có chỗ thì nhiều, có chỗ thì không đủ? Khảo-sát bản-đồ 1/100.000 sẽ có câu trả lờị Không thể chối cải rằng số lượng cột mốc thì thực sự vô-dụng , trong lúc nhiều nơi cần đến thì không có. Một sự xét lại việc phân-giới cắm mốc sẽ là chính-đáng. Nhưng chắc-chắn là trong một tương-lai khá xa.

Ta thấy rằng có hai nguyên-nhân chính đưa đến việc vị-trí các cột mốc bị đặt vấn-đề: Kỹ-thuật cắm mốc và sự thiếu quan-tâm của chính-quyền. Trở ngại kỹ-thuật đem lại do việc đo-đạc cũng như tỉ-lệ bản-đồ phân-giới không đúng tiêu-chuẫn. Trở ngại thứ hai do sự thiếu quan-tâm của nhà-nước bảo-hộ Pháp về việc gìn-giữ các cột mốc. Nhưng nội-dung tổng-quát đường biên-giới Việt-Trung theo Công-Ước 1877 và 1895 chưa thấy bị đặt thành vấn-đề. Viên-chức viết bản tường-trình nầy cho rằng: “ Une revision de l'abornement serait donc justifiée “. Một cuộc kiểm-soát lại việc phân-giới (tức việc cắm mốc) sẽ là việc chính-đáng.

Có cần phân-định lại đường biên-giới Việt-Trung hay không? Ý-kiến của người Pháp trước đây ghi lại cho thấy việc nầy không cần-thiết. Nhưng việc kiểm-soát lại các cột mốc và điều chỉnh cho thích-hợp vị-trí của nó theo Công-Ước 1887-1995 là việc phải làm.

Đường biên-giới Việt-Trung, nói như Charles Fourniau, Giáo-Sư viện Đại-Học Aix-En-Provence, chuyên-gia về Đông-Dương, là "một thực-tế đã bắt rễ sâu-xa" giữa hai dân-tộc Việt và Hán.

Trong lịch-sử của vùng biên-giới Việt-Trung đã có các cuộc di dân lớn của các dân-tộc thiểu-số có nguồn-gốc từ các tỉnh Vân-Nam, Quảng Tâỵ.. bên Tàu. Họ đã tránh loạn-lạc bên Tàu nên di-cư sang miền thượng-du Bắc-Việt sinh-sống. Công-Ước biên-giới Việt-Trung đã ký kết sau khi các cuộc di dân nầy xảy rạ Điều nầy có ý nói rằng, mặc dầu đã sống tại đây nhiều đời, nhưng quốc-tịch những người dân nầy có thể gây ra một khó-khăn cho nhà-nước Việt-Nam. Họ có thể chọn quốc-tịch Việt-Nam hay trở lại quốc-tịch Tàu. Nhưng không bao giờ những vùng đất mà họ đang sinh-sống là các vùng đất do tổ-tiên họ để lạị Cũng có nhiều sắc dân sống theo lối du-mục  trên miền rừng núi giáp ranh với Trung-Hoa Những người dân nầy không có khái-niệm về đường biên-giớị Họ đốt rừng làm rẫy một hai mùa, sau khi đất ở đây hết mầu-mỡ họ bỏ đi sang khu rừng khác. Đường biên-giới pháp-lý không hề cản-trở họ. Và những giống dân nầy cũng đã có mặt tại vùng biên-giới trước khi Công-Ước biên-giới 1887-1895 được ký. Nguồn-gốc của họ có khi là Thái, Lào, thổ dân Trung-Hoa. Ta cũng không thể đuổi họ về nơi tổ-tiên của họ để sinh sống. Họ có thể là những công-dân Việt-Nam rất tốt. Vấn-đề là do đường-hướng chính-trị của người lãnh-đạo.

Ý-kiến của viên-chức sở Địa-Dư Đông-Dương vì thế cũng là ý-kiến của người viết. Công-Ước về biên-giới 1887-1895 đã hợp-thức-hóa, pháp-lý-hóa “ một thực-tế lịch-sử đã bắt rễ sâu-xa” giữa hai nước Trung và Việt.

Thực-tế lịch-sử đó càng thể-hiện rõ hơn nữa lãnh-hải giữa hai nước Việt và Trung-Hoa trong vịnh Bắc-Việt cũng như tại biển Đông-Hảị Sự liên-tục của quốc-gia không cho phép ta tùy-tiện phủ-nhận biên-giới Việt-Trung (đất và biển) theo Công-Ước 1887-1895. Cho nên  thiển-nghĩ, nếu một cuộc xem xét lại các cột mốc để đem chúng về đúng với vị-trí đã ghi trong các biên-bản phân-giới theo Công-Ước 1887-1895, thì sự hiện-diện của Pháp, như là một nước có liên-hệ về kỹ-thuật khi kiểm-soát lại vị-trí các cột mốc, đôi khi cũng là điều cần-thiết.

Nhưng rất tiếc là nhà cầm-quyền CSVN vẫn tưởng rằng đất nước Việt-Nam là của riêng họ. Họ có thói quen quyết-định một cách tự-tiện. Xưa đến nay, thực-tế cho thấy, họ đã gây không biết bao nhiêu đổ-vỡ cho dân và nước. Lần phân-định biên-giới với Trung-Hoa kỳ nầy chắn-chắn cũng không tránh khỏi những mất-mát. Vùng biển trong vịnh Bắc-Việt là một thí-dụ. Hy-vọng nay mai các bản-đồ đính kèm HUBG sẽ được CSVN công-bố để phản-biện lại những lời kết nầy.  Nhưng việc phân-định lại biên giới sẽ mất bao nhiêu năm? Bao nhiêu công và của của dân ta sẽ phải cung-ứng cho việc làm không chính-đáng nầy. Cuối cùng, nước Tàu có sẵn-sàng thi-hành hiệp-ước hay không? Hay là ký xong để mà vi-phạm?

Băng qua được một con sông, họ sẽ tìm cách băng qua con sông kế tiếp. Vượt qua được một ngọn núi, họ sẽ tìm cách vượt ngọn núi kế tiếp. Ta lùi đến mũi Cà-Mau, họ sẽ tiến đến mũi Cà-Maụ Và họ tìm cách lấn ta ra biển. Thói quen của họ là như vậỵ Đây là một sự thật lịch-sử.

Trương Nhân Tuấn

(1) , (8) Xem La Nouvelle Frontière Lao-Vietnam, tác-giả Bernard Gay (Histoires des frontière de la Péninsule indochinoise - 2. Sous la direction de P.B. Lafont). NXB Harmattan. Xem tài-liệu đính-kèm.

(2) Rapport du Colonel Pennequin sur les opérations de la commission d'abornement des 1e - 2e - 3e et 4e sections de la frontière sino-annamitẹ Frontière Yunan 1896-1897. CAOM.

(3) Xem tài-liệu đính-kèm. Trang 3 của Hiệp-Ước Lào-Việt. Trích sđ

 

 

Thư Mục 

Thơ

Đổi Thay  
Những Đoản Khúc
Tơ Vò
Hương Phai 
Thi Đàm /Thi Họa

Kịch Thơ 

Cô Hàng Nước  
Ngồi Đợi Bình Minh

Truyện Dài

Cơ Trời Vận Nước
Trầm Bay

Truyện Ngắn

Bước Hổng Chân Không
Ba Con Yến Nhỏ
Cây Cà Rem Đầu Đời

Sưu Tập

Ca Dao

Huy Chương VNCH

Huy hiệu QL/VNCH

Huy Hiệu QĐ Pháp/Đ-Dương

Tiền Tệ
Quân Sử VNCH

Điếu Tế 

Văn Tế
Điếu Văn
25 Năm Xây Dựng CĐ
Hot Links
Ha Huyen Chi
Gia Đình Võ Bị
All Links

Miếng Ngọt Quê Hương

Thực Vô Cầu Bão
Cá Kho
Món Xào

Send mail to haphuonghoai@gmail.com with questions or comments about this web site.
Copyright © 2003 Haphuonghoai
Last modified: 01/29/13