|
Tiếp theo
Tṛ Chơi Dân Gian Hà Nội 1
Tṛ chơi tṛ diễn dân gian vùng Hà Nội
Giang Quân
Nhà xuất bản Hà Nội - 2001
|
|
|
|
2
-
-
Ê ê! Ê ê!
-
-
Hát cho hát trả
- Một tốp ngồi hát, mỗi người một
câu, theo lần lượt ṿng tṛn kim đồng hồ đến hết đoạn “cho” rồi hát
trở lại ngược chiều kim đồng hồ đoạn “trả”.
-
- - Ông giẳng ông giăng
- Xuống chơi ông Chính
- Ông Chính cho mơ
- Xuống chơi nồi trơ
- Nồi trơ cho vung
- Đến chơi cây sung
- Cây sung cho nhựa
- Đến chơi con ngựa
- Con ngựa cho gan
- Đến chơi bà quan
- Bà quan cho bạc
- Đến chơi thợ giác
- Thợ giác cho bầu
- Đến chơi cần câu
- Cần câu cho lưỡi
- Đến chơi cây bưởi
- Cây bưởi cho hoa
- Đến chơi cây cà
- Cây cà cho trái
- Đến chơi con gái
- Con gái cho chồng
- Đến chơi đàn ông
- Đàn ông cho vợ
- Đến chơi kẻ chợ
- Kẻ chợ cho voi
- Đến chơi cây ṣi
- Cây ṣi cho lá
- Đến chơi con cá
- Con cá cho vây
- Đến chơi ông thày
- Ông thày cho sách
- Đến chơi thợ ngạch
- Thợ ngạch cho dao
- Đến chơi thợ rào
- Thợ rào cho búa.
- Trả búa thợ rào
- Trả dao thợ ngạch
- Trả sách ông thày
- Trả vây con cá
- Trả lá cây ṣi
- Trả voi kẻ chợ
- Trả vợ ông đàn
- Trả chồng con gái
- Trả trái cây cà
- Trả hoa cây bưởi
- Trả lưỡi cần câu
- Trả bầu thợ giác
- Trả bạc bà quan
- Trả gan con ngựa
- Trả nhựa cây sung
- Trả vung nồi trơ
- Trả mơ ông Chính.
-
-
Hát ngược
-
- Chia làm hai phe, t́m những câu
hát nói ngược không đúng thực tế để gây cười. Bên nào hát được nhiều
câu là thắng. Dưới đây là một số câu:
- - Bao giờ cho đến tháng ba
- ếch cắn cổ rắn, tha ra ngoài
đồng
- - Hùm nằm cho lợn liếm lông
- Một chục quả hồng nuốt lăo tám
mươi
- - Ông trăng mà lấy bà trời
- Tháng năm ăn cưới, tháng mười
nộp treo
- - Con lợn to bằng con mèo
- Làng ăn chẳng hết, đem treo cột
đ́nh
- - Con voi nằm dưới gậm giường
- Cóc đi đánh giặc, bốn phương
nhọc nhằn
- - Chuồn chuồn thấy cám th́ ăn
- Lợn kia thấy cám, nhọc nhằn bay
qua
- - Trời mưa cho mối bắt gà
- Cào cào đuổi cá, chui qua khe
rào
- - Chó con bắt trạch dưới ao
- Có một quả đào, ném ngă năm cô
- - Thóc giống cắn chuột trong
bồ
- Một trăm con muỗi đuổi vồ con
trâu
- - Chim chích cắn cổ diều hâu
- Gà con tha quạ, biết đâu mà t́m
- - Bong bóng th́ ch́m, gỗ lim
th́ nổi
- Đào ao bằng chổi, quét nhà bằng
mai
- - Ḥn đá dẻo dai, ḥn xôi chắc
rắn
- Gan lợn th́ đắng, bồ ḥn th́
bùi
- - Hương hoa th́ hôi, nhất
thơm là cú
- Đàn ông to vú, đàn bà rậm râu
- - Con cá mày ở dưới ao
- Tao tát nước vào, mày chạy đi
đâu
- - Ngồi buồn vác giỏ đi câu
- Được ả Thị Màu con gái phú ông
- - Sông Hồng rộng chẳng tày
gang
- Bắc cầu dải yếm cho chàng sang
chơi
- - Chơi cho quạt lá long nhài
- Cầu Ô găy nhịp, thuyền chài
bong đinh.
- - Bao giờ cây cải làm đ́nh
- Gỗ lim thái ghém th́ ḿnh lấy
ta
- - Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
- Sáo đẻ dưới nước th́ ta lấy
ḿnh
- - Lênh đênh bảy lá thuyền t́nh
- Ch́m ba bến nước mới t́m thấy
hoa.
- - Con rận bằng con ba ba
- Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất
kinh.
-
-
Oẳn tù t́
-
- Thường hai em một chơi với nhau.
Cùng đứng hay ngồi, tay đung đưa theo nhịp câu hát:
- Oẳn tù ǵ
- Ra cái ǵ?
- Ra cái này!
- Cả hai cùng ch́a một tay ra ở
các dạng:
- - Nắm tay là cái búa, chĩa hai
ngón trỏ và ngón giữa là cái kéo, chỉ một ngón là cái dùi, x̣e cả
bàn tay là cái lá.
- Theo quy ước sau đây mà định
được thua:
- - Búa nện được kéo, được dùi,
nhưng lại bị lá bọc.
- - Lá thua kéo v́ kéo cắt được
lá, dùi đâm thủng lá.
- - Dùi khoan được lỗ kéo.
-
-
-
Pháo đất
-
- Tṛ chơi thông thường phổ biến
ở trẻ em nông thôn.
- Pháo nặn bằng đất sét thịt,
nhào nát, loại bỏ các tạp chất, nghiền nhuyễn cho đến khi đạt độ dẻo
quánh th́ vê tṛn to bằng nắm tay. Dùng các ngón tay miết từ giữa ra
thành cái ṿm đất khum khum, ở đáy càng mỏng càng tốt nhưng phải đều
nhau.
- Đặt pháo vào ḷng bàn tay phải,
giơ cao, quật mạnh xuống nền đất cứng hoặc sân gạch. Lưu ư giữ pháo
đất cho cân, lúc nổ mới đanh tiếng và chỉ phá vỡ một mảng giữa.
- Ai có tiếng nổ to, nghe đanh là
được cuộc.
-
-
Đánh chuyền
-
- Chơi hai hoặc vài người. Cỗ
chuyền gồm 10 que tre vót tṛn, nhỏ bằng que kem, dài 20cm và một
ḥn cái (ḥn cuội tṛn hoặc quả cà pháo).
- Người chơi ngồi duỗi một chân,
rải cỗ chuyền dọc theo ống chân, vừa đọc một câu, vừa tung ḥn cái,
vừa nhặt số que theo lời bài, đồng thời phải đỡ bắt ḥn cái không để
rơi.
- Số que rải xuống hoặc lấy lên
phải đúng theo lời ca. Hết bàn 10, người chơi xoay đảo cả 2 tay chùm
que, mỗi câu là một lần tung hứng ḥn cái, đoạn cuối đặt xuống từng
que rồi lại nhặt lên đôi một cho đến hết. Rơi cái, hoặc nhặt sai số
que là bị loại.
- Bài ca:
- Que mốt (nhặt 1 que)
- Que mai (nhặt tiếp 1 que và nắm
lại trong tay cho đến hết bàn)
- Cái c̣
- Nỏ năng
- Con khăng
- Ḥn chắt
- Nhấm nha
- Nhấm nhắt
- Quạ bắt
- Sang bàn đôi (rải lại ra chân)
- Đôi tôi (nhặt 2 que)
- Đôi chị
- Đôi cái bị
- Đôi cành hoa
- Đôi sang ba
- Rải bàn ba (rải que lại ra chân)
- Ba quả cà
- Ba quả táo
- Ba lá gáo
- Một sang tư
- Rải bàn tư (rải lại que)
- Tư củ từ
- Tư củ cải
- Hai sang năm
- Rải bàn năm (rải lại que)
- Năm c̣n năm
- Năm sang sáu
- Rải bàn sáu (rải lại que)
- Sáu củ ấu
- Bốn sang bảy
- Rải bàn bảy (rải lại que)
- Bảy ĺa ba
- Ba sang tám
- Rải bàn tám (rải lại que)
- Tám hai ĺa
- Hai sang chín
- Rải bàn chín (rải lại que)
- Chín ĺa một
- Một sang mười
- Ngả năm mươi (đặt xuống 5 que)
- Mười vơ cả (lại nhặt lên)
- Ngả xuống đất (đặt cả 10 que
xuống)
- Cất lên tay (nhặt cả lên)
- Xoay ống nhổ (quay cả cụm que)
- Đổ tay chuyền
- Chuyền chuyền một (xoay một
ṿng que trên hai tay)
- Một đôi
- Chuyền chuyền hai
- Hai đôi
- Chuyền chuyền ba
- Ba đôi
- Chuyền chuyền bốn
- Bốn đôi
- Chuyền chuyền năm
- Năm đôi
- Đầu quạ (Bắt đầu thả từng que
xuống chân)
- Quá giang
- Sang sông
- Về đ̣
- C̣ nhảy
- Gẫy cây
- Mây leo
- Bèo trôi
- ổi xanh
- Hành bóc
- Trứng đỏ ḷng (quơ 2 que lên
một lần)
- Tôm cong đít vịt
- Vào làng xin thịt
- Ra làng xin xôi
- Anh chị em ơi, cho tôi vét bàn
thiên hạ.
-
Chơi ô ăn quan
Vẽ trên sân hay
nền nhà một ô h́nh chữ nhật, hai đầu vẽ cong thành h́nh bán nguyệt làm ô
quan, h́nh chữ nhật chia dọc làm đôi rồi phân làm 5 thành 10 ô dân. Mỗi
bên chơi nhận một hàng 5 ô dân và 1 ô quan. Rải 70 ḥn cuội nhỏ (hoặc
hạt nhăn, hạt na) vào các ô, cứ ô dân 5 ḥn, ô quan 10 ḥn, gọi là quân.
Người chơi thay nhau đi, bốc ở một ô dân rải theo chiều nào cũng được,
đến ô dân nào lại được lấy quân rải tiếp mỗi ô một ḥn, đến ḥn cuối
cùng có một ô trống th́ được ăn toàn bộ số quân ở ô tiếp theo. Nếu gặp
từ 2 ô trống hoặc ô quan gọi là chững th́ không được đi nữa, trả phiên
cho người kia. Khi nào 5 ô dân đều không c̣n quân, người chơi được rải
mỗi ô một ḥn, gọi là rải dân để đi tiếp. Chơi đến khi nào 2 ô quan hết
quân, các ô dân lác đác, gọi là: "Hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng”.
Bên nào thiếu 30 quân th́ “bán ruộng”, nghĩa là mất một ô dân của ḿnh.
Các quân rải đều lúc đi vào ô này (được gạch chéo) gọi là ao cá, người
có ao được thu về cả. Người thua lúc nào thu lại thừa 30 quân th́ xin
chuộc ao. Mỗi lần rải quân đầu tiên là bắt đầu một ván chơi. Người chơi
phải nhẩm tính để làm sao đi có lợi nhất cho ḿnh, ăn được “quan” và
những ô nhiều quân gọi là nhà giàu.
Chồng nụ chồng hoa
Bốn người chơi.
Hai người ngồi đối mặt nhau duỗi thẳng chân, bàn chân dựng lên, chồng
lên nhau cứ một chân người này đến một chân người kia. Hai người phải
nhảy qua cái cột cao do 4 bàn chân dựng lên. Nhảy được rồi, mỗi người
ngồi chồng thêm một nắm tay tiếp lên, gọi là chồng nụ. Lại nhảy qua được.
Người ngồi chồng tiếp lên trên nắm tay, hai bàn tay c̣n lại dựng đứng,
gọi là hoa. Cột nụ hoa lúc này đă cao trên dưới 80cm. Hai người nhảy qua
được là thắng. Nếu nhảy bị chạm ở giai đoạn nào cũng bị thua, vào ngồi
thay cho người khác ra nhảy.
Chơi ô đầm
Vẽ trên sân hai
hàng dọc liền nhau, mỗi hàng có 5 ô to. ở chỗ tiếp góc 4 ô trên cùng,
khoanh một ṿng tṛn nhỏ làm rốn. Đứng ở vạch cuối hai người chơi tung
ḥn cái bằng viên cuội bẹt hoặc mảnh sành vào rốn, người nào ḥn cái gần
rốn nhất đi trước. Mỗi người nhận một hàng. Đặt cái vào ô đầu tiên giáp
vạch cuối, người chơi nhảy ḷ c̣ vào ô lấy chân đứng hất nhẹ dẫn cái đi
theo hàng thẳng lên, rồi rẽ sang hàng bên dẫn cái trở về điểm xuất phát.
Nếu cái nằm chạm vạch hoặc mỏi chân quá phải đổi chân th́ dừng lại ở ô
ấy, đợi lượt sau. Khi đi xong rồi, người thắng đứng quay lưng lại các ô,
tung cái qua đầu, cái nằm ở ô nào được đánh dấu làm nhà, ván sau đi đến
nhà được nghỉ đổi chân, c̣n đối phương ḷ c̣ nhảy vượt qua nhà của người
khác.
Nếu ném cái ra
ngoài các ô không được ǵ.
Đá cầu
Thời Lư - Trần,
vua và vương hầu rất thịnh hành đá cầu. Sử c̣n chép Trần ích Tắc con vua
Trần Thái Tông rất giỏi đá cầu. Đinh Lưu đá cầu chúc thọ vua Lê.
Quả cầu làm bằng
đồng xu kim loại có lỗ ở giữa. Dùng giấy bản tốt, cắt một dải ngang 6cm,
dài 15cm. Đặt đồng xu vào giữa, gập hai mép ngang, vê tṛn hai đầu giấy,
dùi thủng qua lỗ xu cho hai đầu giấy chui qua. Kéo hai đầu giấy ôm chặt
lấy đồng xu, rồi tỏa giấy ra, lấy kéo cắt một nửa phía trên thành các
tua nhỏ, thế là thành quả cầu đá chân theo kiểu dân gian.
Số người chơi
không hạn định. Có nhiều cách chơi: - Người chơi nhảy ḷ c̣ một chân,
một chân vừa đỡ cầu vừa đá hất lên, vừa đá vừa đếm kết quả cho đến khi
cầu rơi xuống đất là hết ván. Chân đá có thể duỗi thẳng, gập ṿng trước
mặt hoặc đá hậu gập chân qua đằng sau. Đá cầu bằng ống chân, bàn chân,
đùi, đều được.
- Vạch một vạch
ngang làm giới hạn, chia hai đội với số người bằng nhau. Một bên gieo
cầu đá sang phía bên kia, họ đỡ và đá trả về bên này, có thể đỡ chuyền
nhau qua vài người rồi mới đá sang đối phương. Cầu rơi xuống đất bên nào
bên ấy thua một bàn.
Bịt mắt bắt dê
Người chơi đứng
nắm tay nhau quây thành ṿng tṛn rộng. Hai người ở giữa cùng bị bịt
chặt mắt bằng miếng vải, một làm dê vừa chạy vừa kêu be be, một người
săn, nghe tiếng dê mà định hướng t́m bắt. Người làm ṿng rào reo ḥ mách
nước cho người bắt, nhưng là mách sai, để gây cười. Người săn bắt được
dê, th́ dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào
làm dê, luân phiên nhau, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào. Có
nơi bắt dê thật như ở hội Phù Đổng ngày xưa.
Nhảy dây
Một sợi dây thừng
dài 2m cho nhảy cá nhân, hoặc 4 - 5m cho nhảy tập thể.
Nhảy cá nhân:
Hai tay cầm hai đầu dây dang ra vung lên qua đầu, khi dây chạm đất, chân
nhảy lên để dây vượt qua, như vậy là một ṿng, vừa nhảy vừa đếm xem đến
ṿng bao nhiêu th́ vướng chân vào dây phải ngừng để người khác nhảy. Ai
đạt nhiều ṿng là thắng. Chơi giỏi, hai tay cầm dây vắt chéo ngang ngực.
Nhảy tập thể: Hai
người cầm hai đầu dây bằng một tay, quay nhanh dây chạy ṿng tṛn cho
vài người nhảy. Ai chạm dây phải ra thay làm người cầm dây cho người kia
vào nhảy.
Đánh khăng
Tṛ chơi của thiếu
niên nhanh nhẹn, tinh mắt. Chọn nơi chơi rộng, thoáng, ít người qua lại
tránh tai nạn bị khăng văng vào.
Chơi hai người
hoặc hai tốp thay phiên chơi. Dụng cụ chơi gồm hai chiếc khăng chặt từ
cành tre hoặc thanh tre già vót tṛn. “Khăng cái” to hơn, dài một gang
rưỡi đến hai gang, một đầu vót nhỏ gần nhọn. “Khăng con” nhỏ hơn, ngắn
khoảng 15cm.
Sân chơi: Một đầu
được khoét lỗ bằng đầu nhọn của khăng cái để làm “lồ”. Trên lồ khoảng 4m
kẻ một vạch ngang làm “cổng”. Trước khi vào cuộc phải “khảo cái” xem bên
nào được đi trước. Tay phải cầm khăng cái, tay trái tung khăng con lên,
rồi dùng khăng cái “khấc” vào khăng con lúc rơi xuống để lại bay lên,
đếm số lần khấc cho đến khi khăng con bị “khấc” hụt rơi xuống đất là
thôi. Ai “khấc” được nhiều lần hơn được đánh trước. Cứ một người đánh
một đỡ. Người đánh đứng ở phía “lồ”, không được xa lồ quá một bước, có
thể chân trước, chân sau lồ. Người đỡ phải đứng phía trên vạch “cổng”.
Nguyên tắc chung
là khi khăng con được đánh bay về phía cổng, người đỡ phải t́m cách đón
bắt, nếu bắt được rồi, đứng trên vạch cổng ném khăng con về phía lồ, lúc
này bên đánh đă phải đặt khăng cái nằm ngang trên miệng lồ. Nếu ném
trúng được quyền vào đánh, bên kia ra đỡ. Nếu không bắt được khăng con
để rơi xuống đất, cuộc chơi vẫn tiếp tục không thay đổi.
Một ván khăng có
10 mục chơi, mỗi mục có một kiểu đánh khác nhau, riêng mục “cầy” và
“chầu” là giống nhau thôi. Thứ tự như sau: Cầy (c̣n gọi là “múc”), Đơ,
Cơm, Mắm, Cổng, Gà, Chuông, Khẳng, Chầu, Nài.
Tùy cuộc chơi, có
thể chỉ chọn dăm ba mục cho chóng hết ván. Nhiều nơi chỉ đánh có Cầy,
Mắm và Gà.
Trước khi đánh
phải xướng tên mục và hỏi “xong chưa?”, khi nào bên đỡ trả lời “xong”,
khăng con mới được đánh lên.
Các kiểu đánh:
- Cầy: là đặt
khăng con nằm ngang miệng lồ, thọc đầu nhọn khăng cái xuống lỗ, dùng hai
tay hất mạnh cho khăng con bay về phía trên cổng - nếu dưới cổng là mất
lượt phải đổi cho bên kia đi.
- Đơ: tay trái
cầm khăng con, giơ lên ngang tầm vụt, tay phải cầm khăng cái vụt mạnh
cho khăng con bay lên trên cổng.
- Cơm: tay phải
cầm đầu nhọn khăng cái, đặt khăng con lên trên nắm tay ở phía sau khăng
cái, hất tay tung khăng con lên rồi dùng khăng cái vụt cho nó bay lên
phía trên cổng.
- Mắm: Cầm khăng
cái như kiểu Cơm, đặt khăng con phía trước khăng cái trên đầu các ngón
tay, hất tay tung khăng con lên đánh về phía cổng.
- Cổng: Không đứng
ở lồ, đi lên giữa cổng tay trái cầm buông thơng, một đầu khăng con, tay
phải quật khăng cái đánh khăng con bay về phía trước.
- Gà: Quay lại lồ,
đặt khăng con một đầu chúc xuống lỗ, tḥ một đầu lên mặt đất, cầm khăng
cái đánh mạnh cho khăng con bật lên cao rồi đón đà rơi xuống quật tiếp
cho khăng con bay lên phía trước.
- Chuông: Tay
phải vừa cầm khăng cái, vừa dùng hai ngón cái và trỏ nhón một đầu khăng
con buông thơng xuống, tung khăng con lên cao rồi đánh mạnh vào nó bay
lên trước cổng.
- Khẳng- C̣n gọi
là Luồn: Giơ chân trái lên ngang, tay trái cầm khăng con luồn qua đùi
tung lên cao cho tay phải cầm khăng cái đánh cho nó bay lên trước.
- Chầu: Chơi như
đánh Múc.
- Nài: Dùng khăng
cái khấc vào khăng con như khảo cái, cho đến khi rơi xuống đất, được bao
nhiêu lần th́ được đánh phạt bấy nhiêu lần. Đánh phạt như đánh Cầy, đặt
khăng con ngang miệng lồ, dùng hai tay cầm khăng cái hất khăng con bay
lên trên vạch cổng. Đối phương bắt được th́ mất phạt, xóa nợ. Không bắt
được, phải cơng người thắng cuộc từ chỗ khăng con rơi xuống về đến lồ.
Người thắng đặt khăng cái ngang miệng lồ rồi cầm khăng con cưỡi lên lưng
người thua, khi họ chạy về phía lồ phải nhanh tay, nhanh mắt nhằm ném
khăng con sao cho đúng vào khăng cái. Cứ ném trúng là được thêm một lần
cơng.
C̣n một cách chơi
đơn giản hơn là chỉ đánh ba mục Cầy, Mắm và Gà như đă nói ở trên, nếu
bên đỡ không bắt được khăng con, th́ bên đánh được đo từ lồ cho đến nơi
khăng con rơi, đo bằng khăng cái, mỗi đơn vị đo tính một điểm. Sau khi
cả hai bên đánh xong, tính tổng số điểm ai hơn là thắng, được bên thua
cơng năm ṿng từ lồ đến vạch cổng.
II - Tṛ diễn dân gian
Rước
Rước là cầu nối
giữa lễ và hội mà
trong hầu hết các
hội làng ở Hà Nội đều có. Có đám rước của một làng, có đám rước của 8
làng như ở đền Cổ Loa, 10 làng ở chùa Nhót, 5 làng ở Kẻ Mọc... Lại có
rước “đánh giải” từ làng này sang giao hiếu với làng kia theo nghĩa kết
chạ như làng Thúy Lĩnh với hai làng Nam Dư, Bắc Biên với Hội Phụ, Hải
Bối với Kim Chung, đ́nh Kim Liên với đền Hàng Than...
Thông thường Rước
Kiệu sắp xếp theo tŕnh tự như sau:
Ông Địa dẹp đường,
cờ, trống, lọng, chiêng, voi hoặc ngựa thờ, tán, đồ chấp kích (đao, kiếm,
thương, kích, trùy, côn... hoặc bát bảo) phường đồng văn bát âm, múa
sênh tiền - mơ lộn, cờ vía hoặc cờ lệnh, long đ́nh có tàn, quạt, lọng,
vả che, cuối cùng là kiệu bát cống trên có ngai thờ, tượng hoặc bài vị.
Rước nam thần đô
tùy là đàn ông, rước nữ thần đô tùy là đàn bà. Trang phục cổ.
Hội Yên Phụ rước
một kiệu bát cống từ cung An Thọ vào đ́nh. Hội Yên Quang rước kiệu “thần
hồ” đi ven bờ Hồ Tây. Hội Nghi Tàm rước 6 kiệu từ đ́nh đến chùa Kim Liên
lại quay về. Hội đ́nh Vẽ rước 4 kiệu. Hội Nhật Tân rước 7 kiệu: một kiệu
thánh Uy đô Linh Lang và 6 kiệu các tướng, trong đó có 1 tướng mẫu do 8
nữ khiêng. Hội Tứ Liên rước 4 kiệu. Hội Hai Bà Trưng Đồng Nhân rước
thánh giá ra sông Hồng làm lễ mộc dục.
Hội đ́nh Kim Liên
thờ Cao Sơn đại vương có ba làng rước kiệu đến là Quỳnh Lôi, Phương Liệt,
Bạch Mai, rồi cùng rước đến đền Hàng Than thờ thánh Linh Lang.
Cổ Loa có rước
“bát xă”. Tám làng là Cổ Loa, Mạch Tràng, Cầu Cả, Đài Bi, Săn Giă, Thư
Cưu, Văn Thượng, Ngoại Sát cùng rước kiệu về đ́nh Ngự Triều di quy, làm
lễ tế hội đồng. Đám rước c̣n ṿng qua giếng Ngọc và đi trên những đoạn
thành cổ.
Rước kiệu ở hội
Thủ Lệ đưa bài vị từ đ́nh Vạn Phúc về, phải qua các đồi, g̣ nhấp nhô,
nên đô tùy khiêng kiệu muốn giữ cho kiệu thăng bằng có lúc phải khiêng
ḅ nên dăy đồi g̣ ấy có tên Núi Ḅ!
Đám rước ở hội Đền
Ghềnh thờ mẫu, đô tùy là 24 cô gái đồng trinh khiêng long đ́nh và vơng.
Các người cầm cờ, biển, tàn, tán, đi dẹp đường cũng đều là nữ.
Hội Triều Khúc đám
rước rất uy nghi, rước tượng vua Phùng Hưng từ đ́nh Sắc về đ́nh chính.
Kiệu 16 người khênh, phải có hai tốp thay nhau, 2 quân ngự lâm che quạt
vả lớn. Cứ mỗi tiếng trống cái bước một bước, nên đám rước phải đi trong
ba tiếng mới đến nơi. Hội Láng rước kiệu lội qua sông Tô gọi là “độ hà”
rất vui nhộn.
Làng Giàn (Xuân
Đỉnh) rước kiệu Ông, kiệu Bà từ đ́nh Giàn sang chùa Thiên Phúc dâng
hương, hôm sau rước tiếp hai kiệu ra miếu thờ Mẫu rồi mới trở lại đ́nh.
Đô tùy khiêng kiệu phải chay tịnh một tuần. 16 nam khiêng kiệu Ông, 16
nữ khiêng kiệu Bà. Kiệu Ông đi trước, kiệu Bà đi sau. Đi mở đường có các
đội múa sênh tiền - mơ lộn, múa bồng, múa mặt nạ, múa tứ linh.
Đám rước đi qua
cầu bỗng khựng lại, hai kiệu không đi thẳng mà quay tṛn khoảng nửa giờ
mới tiếp tục chạy nhanh về đ́nh. Tương truyền trong đám rước, Ông cứ hay
nh́n về đám gái làng khiến Bà ghen, xoay kiệu hờn dỗi để Ông phải xoay
kiệu theo dỗ dành măi mới chịu đi tiếp.
Hội chùa Đông Phù
có rước 10 làng thuộc tổng Nam Phù Liệt xưa là: Đông Phù, Ninh Xá, Đam
Uyên, Chanh Khúc, Mỹ ả, Yên Mỹ, Việt Yên, Đông Trạch, Tương Trúc, Tự
Khoát. Đông Phù rước nhang án và 1 kiệu bát cống. Ninh Xá hai kiệu bát
cống và long đ́nh. Mỗi kiệu do 8 thiếu nữ khiêng, hai lọng che và người
cầm kiếm đi dẹp đường. Mỗi kiệu có 8 nữ đô tùy dự pḥng để nếu kiệu Bà
bay nhiều lần phải thay người. Đám rước hội làng Tứ Liên có bốn kiệu
lộng lẫy, đoàn múa sư tử dẫn đầu, rồi đến đoàn múa rồng. Sau kiệu thứ
nhất có đoàn tế nam 18 cụ khăn xếp, áo the và đoàn tế nữ 30 lăo bà y
phục màu sắc lộng lẫy. Sau kiệu nh́ có bát bảo và các văi già mặc áo nâu
sồng, cầm phướn hộ tống.
Sau kiệu thứ ba có
các con nhang, đệ tử khăn chầu áo ngự, đội mâm ngũ quả. Và sau kiệu cuối
cùng là các em thiếu niên.
Hội rước điện Thái
B́nh (xă Vân Nội, Đông Anh) lại đưa hương án đặt bài vị đức Hưng Đạo đại
vương xuống thuyền ở bến Bỏi (Hải Bối), hành hương về Kiếp Bạc, trong
dịp giỗ Cha tháng Tám ta hàng năm.
Nhiều hội có tục
Rước Nước, khênh kiệu có chiếc chóe sứ ra bờ sông Hồng, rồi xuống thuyền
ra giữa ḍng, cử một lăo ông hoặc lăo bà nhè nhẹ, múc từng gáo nước đổ
vào chóe. Nước này rước về để bao sái đồ tế tự và làm lễ mộc dục (tắm
tượng). Đó là hội các làng Thổ Khối, Đông Dư, Thôn Nha, Bát Tràng, Trung
Quan, Chử Xá... (huyện Gia Lâm), Chèm, Nhật Tảo, Nhật Tân, Phú Gia (huyện
Từ Liêm và quận Tây Hồ), Vơng La, Hải Bối, Mạch Lũng (huyện Đông Anh).
Làng Thúy Lĩnh (huyện Thanh Tŕ) rước nước lấy ở giữa sông Hồng sang bờ
bắc làm lễ ở đền Mẫu (xă Đông Dư, Gia Lâm) rồi mới quay về. Hội làng Yên
Phụ và Quảng Bá lấy nước Hồ Tây. Hội Gióng lấy nước ở giêng đền Mẫu, hội
Giàn lấy nước ở giếng cổ có từ thời Mă Viện.
Rước cỗ được tổ chức ở một số hội.
Hội Chử Xá là rước
bánh dày, cỗ thi của 7 giáp. Mỗi giáp một mâm bàn sơn son thếp vàng. Mỗi
mâm chia làm 22 ô nhỏ, đặt 22 chiếc bánh dày, hoa quả bày lên trên, do 8
cô gái áo quần trắng, khăn xanh thắt lưng đỏ, khênh đ̣n.
Mâm cỗ rước của
hội làng Vĩnh Tuy có hai tầng, bên dưới là thùng để hồng, chuối, cốm,
bên trên là 12 phẩm oản to đóng bằng xôi nếp.
Làng Kim Liên thi
mâm cỗ bảy tầng, tầng dưới cùng là xôi gấc, rồi đến gị, chả, bánh su sê,
gà luộc để cả con tạo dáng thành các h́nh Phật Bà, Thạch Sanh, Lă Vọng...
và các tầng hoa trái.
Làng Đại Lan (xă
Duyên Hà) có tục rước cá lăng sống. Cứ ba giáp một con, nặng trên dưới
10kg.
Cá đặt trên án thư,
buộc dây vải đỏ. Tŕnh thành hoàng xong đem về làm cỗ gồm: gỏi cá lăng;
cá lăng cắt miếng ướp nghệ đun chín, bày vào đĩa, rắc giềng giă nhỏ,
canh cá lăng băm viên nấu rau cần. Cỗ cá lăng đặt trong mâm sơn son thếp
vàng có chân. Mâm thùng do hai trai làng áo the, khăn xếp, thắt lưng đỏ
khiêng, có hai lọng che. Rước cỗ từ nhà đăng cai ra đ́nh, ban nhạc bát
âm dẫn trước.
Cỗ rước làng Cáo
Đỉnh có 200 bánh dày to, làm lễ ông bà Vũ Phục xong, phát lộc cho dân.
Hội Phủ Tây Hồ
và Thôn Nha có tục rước mă đưa về thờ.
Vui nhộn là hội
rước Thánh Tăng làng Phú Xá. Tượng thánh là một cậu bé áo triều thiên,
mũ cánh chuồn, tạc ở tư thế ngồi, đặt trên kiệu, do mười người cả trai,
gái túm vào khênh từ dốc đê về ngă ba Nhật Tân. Rước ban đêm dưới ánh
trăng, vừa rước vừa hô: Hù hí! Hù hí!
Trong hội Gióng (Phù
Đổng) có rước “long giá”, tức là con ngựa gỗ rất lớn sơn trắng đặt trên
giá có bốn bánh xe, kéo bằng dây chăo to.
Hội Gióng đền Sóc
lại rước voi giấy, đan cốt tre, phất giấy rồi sơn đen, từ đ́nh làng Dược
Thượng về đền Sóc.
Ngày xưa, kinh
thành Thăng Long c̣n có rước trâu đất và Thần nông, quan Phủ Doăn tiến
hành đắp tượng. Đúng ngày lập xuân, dân tổ chức rước tượng đất của trâu
“Xuân Ngưu” và Thần nông “Câu Mang” từ đền Bạch Mă ra đàn tế ở cửa Đông
Hà. Trâu đất được nhuộm màu ứng với thuyết ngũ hành. Năm nào trâu trắng
là mùa màng gặp khó khăn. Lễ tế vào nửa đêm. Một vị trưởng họ đánh roi
vào trâu đất rồi rước vào sân điện làm lễ “tiến Xuân Ngưu”. Trong đám
rước, mọi người cùng hát:
- "Bao giờ Mang hiện đến ngày
- Cày bừa cho kỹ mạ này đem gieo".
Rước trong lễ hội
có thể coi như một tṛ diễn với các lớp lang, thể lệ quy định khá chặt
chẽ. Người được tham gia rước lấy làm vinh dự, người đi xem rước th́ hô
hào, cổ vũ, khích lệ các đô tùy và phù giá, gây nên không khí náo nức
trên suốt tuyến đường rước.
Hội trận
Thiên diễn xướng
anh hùng ca về Thánh Gióng trong lễ hội Phù Đổng (Gia Lâm). Hội trận tổ
chức có bài bản, quy mô với nhiều tṛ diễn đặc sắc đă có ngót ngàn năm
nay, do 5 làng gồm 19 giáp lo liệu. Bốn làng là Phù Đổng, Phù Dực, Đổng
Xuyên, Đổng Viên (nay đều thuộc xă Phù Đổng) và làng Hội Xá tham gia với
phường ải Lao.
Chỉ có 10 giáp của
hai làng Phù Đổng, Phù Dực được luân phiên nhau đăng cai làm giáp kéo
hội. Bộ chỉ huy của Ông Gióng được tượng trưng bằng sáu ông hiệu: Hiệu
cờ, Hiệu trống, Hiệu chiêng, Hiệu trung quân và hai Hiệu tiểu cổ.
Quân lính có 120
người gồm phù giá nội, phù giá ngoại, xướng suất, quân thám sát, quân
lương, đội cờ, biển, đồ thờ, ban nhạc lễ và 28 cô gái đóng vai nữ tướng
giặc Ân.
Ngoài các đám rước
như rước nước, rước miều (cờ trận), rước khám đường... các tṛ múa hát
ải Lao, múa bắt hổ, múa bái tướng của các ông Hiệu lúc xuất quân là hai
tṛ diễn trận đánh chính của ông Gióng.
Trận thứ nhất ở
Đống Đàm: Thám sát báo tin có giặc. Trống chiêng nổi lên. Quân sĩ lên
đường kéo theo Long giá, tức con ngựa gỗ sơn trắng đặt trên xe 4 bánh,
tới chiến trường là một băi đất dưới chân đê. ở đấy, trải ba chiếc chiếu,
giữa mỗi chiếu có một chiếc bát úp lên tờ giấy trắng. Trống lệnh nổi,
tiếng reo ḥ dậy đất. Các tướng Ân xuống kiệu đứng chịu sự tấn công của
quân ta. Hiệu cờ giương cao cờ bung ra hàng trăm bướm giấy trắng và mảnh
gỗ trầm, múa cờ ba ṿng từ phải sang trái (ba ván cờ thuận) trên từng
chiếu, đá tung chiếc bát và tờ giấy. Trống chiêng rộ lên mừng chiến
thắng. Các tướng Ân bại trận lên kiệu về Phù Đổng. Quân ta kéo về đền
Thượng mừng công.
Trận thứ hai ở Soi
Bia: Quân ta lại mở đợt tiến công địch, cấp tốc phá tan giặc Ân bằng
biểu tượng của ba ván cờ nghịch, Hiệu cờ phất cờ từ trái sang phải. Bắt
hai tướng chủ của giặc là tướng Đốc, tướng Ngựa dẫn về đền làm lễ chém.
Đêm mở tiệc lớn khao quân.
Hội trận là cuộc
diễn xướng sử thi hùng tráng nhất trong vùng Hà Nội, với hàng ngh́n
người tham gia tŕnh diễn và phục vụ, lại có hàng vạn khách thập phương
về dự hội, đă trở thành sinh hoạt văn hóa truyền thống của xứ Kinh Bắc
xưa, nay thuộc thủ đô.
Bởi vậy, trong dân
gian c̣n truyền tụng câu ca
- "Ai ơi mồng chín tháng Tư
- Không đi hội Gióng cũng hư mất
đời".
Lễ chém tướng - chém yêu
Lễ chém tướng là
miếng tṛ diễn trong hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc, nơi ông Dóng sinh
ra và nơi ông bay về trời.
ở Hội Gióng Phù
Đổng, sau khi kết thúc ba ván cờ nghịch, quân ta đại thắng, tướng Đốc và
tướng Ngựa cầm đầu giặc Ân do hai cô gái trẻ đóng bị bắt giải về đền
Thượng, có các nữ tướng giặc bại trận đi theo. Hai chủ tướng giặc quỳ
trước bàn thờ Thánh Gióng lạy bốn lạy hai vái, vị thừa tế dùng thanh
kiếm lấy được của giặc hất mũ và phanh cái áo dài khoác ngoài của tướng
giặc ngụ ư đă chém đầu, lột da trị tội. C̣n ở đền Sóc (xă Phù Linh,
huyện Sóc Sơn) sau lễ dâng “hoa tre” và tung hoa tre cho mọi người tranh
lộc, có lễ chém tướng Ân.
Ba thiếu nữ đóng
giả tướng giặc. Từ trên núi cao - nơi ông Gióng về trời - có người phất
cờ lệnh, th́ ở phía dưới chân núi quân ta nhanh nhẹn làm động tác chém
tượng trưng đầu giặc. Ba tướng giặc ù té chạy lẫn vào chỗ vắng đă có
người thân đón sẵn cơng chạy về nhà.
Lễ chém yêu tŕnh
diễn ở hội làng Nhội, nơi có tục rước vua sống về trừ ma gà để giúp An
Dương Vương xây thành ốc.
Khi đám rước về
đến đền, có mang theo những gộc tre h́nh đầu gà, lại có người đóng vai
thày tu cầm gươm đi bên. Thày tu chém ba nhát gươm vào một ḥn đá làm lễ
“ướm gươm” rồi đổ tượng trưng bát máu gà lên đá, coi như đă chém yêu
xong.
Múa
hát ải lao
Phường ải Lao ở
làng Hội Xá (Gia Lâm) chuyên để tŕnh diễn trong hội Gióng Phù Đổng ở
bên kia sông Đuống. Điệu múa hát này c̣n gọi “Tùng choặc” ôn chuyện
truyền thuyết về trẻ chăn trâu, chăn ḅ làng này đă đi theo Thánh Gióng
dẹp giặc Ân.
Đoàn múa hát gồm
20 người, trong đó có một người đội lốt đầu hổ, quần liền áo màu vàng có
vằn đen, 1 trống khẩu, 1 đánh mèn, 1 cầm cung tên, 1 cầm cần câu, 2 cầm
cờ lau, c̣n lại vừa hát, vừa gơ hai thanh tre cật vào nhau, một người
cầm chịch tay nâng lên hạ xuống chiếc gậy dài buộc chùm nhạc sóc rung
lên giữ nhịp, một người lĩnh xướng cầm trống khẩu điểm vào câu hát.
Phường có 2 điệu múa: cúng thần và vây bắt hổ. Đi cùng với phường ải Lao
là 12 em mặc áo dài đỏ cầm roi mây đi dẹp đám.
Tuy chỉ phục vụ
nghi lễ, với 12 bài hát truyền thông kể sự tích và ca ngợi công lao ông
Gióng như:
- Thứ sáu đời vua Hùng Vương
- Ân sai 28 tướng, tướng cường nữ
nhung
- Xâm thương, cậy thế khoe hùng
- Quân sang đóng chật một vùng Vũ
Ninh...
bên cạnh đó c̣n có
những lời ca trữ t́nh đậm đà chất giao duyên như “bài hát đi đường” có
câu:
- "ở gần hay là ở xa
- Cách phủ cách huyện hay là cách
sông
- Xa xôi cách mấy quăng đồng
- Để anh bỏ việc bỏ công đi t́m...
Bởi vậy, múa hát
ải Lao tạo thêm nét độc đáo của một tṛ diễn góp vào thành công của hội
Gióng.
Múa
bơi cạn
Trong hội làng Hồ
khẩu (nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ) có tṛ múa bơi cạn.
Ba mươi sáu chàng
trai tân, khỏe mạnh, được làng tuyển chọn, phải ăn chay từ đầu tháng để
vào hội, gọi là “quân bơi”.
Họ chia làm ba tốp,
mỗi tốp có một “cái bơi” đứng đầu, quân xếp hàng đôi tay cầm chèo bằng
gỗ, đốc có tay cầm, phần đốc sơn then, phần bản chèo sơn trắng vẽ mây
vàng.
Cái bơi mặc áo
lương dài, khăn đen, quần lửng, thắt lưng xanh ngang hông bỏ múi cạnh
sườn, cầm mơ. Quần bơi áo chẽn, nẹp tím, chít khăn đen, quần nâu, quấn
chân xà cạp đen.
Trống lệnh nổi lên.
Từng tốp cầm chèo dựng trước ngực, chạy vào ṿng cánh cung, vái ba vái
trước kiệu. Theo trống lệnh, quân bơi quỳ một chân cầm chèo trong tư thế
chuẩn bị.
Cái bơi gơ mơ điều
khiển, cứ một tiếng mơ là bơi cạn một lần, miệng đồng thanh hô: "huầy".
Sau, cái bơi ḥ hai tiếng một, cả tốp quân bơi xô theo: - Dô huầy!
Hết tốp này đến
tốp kia, đủ ba lượt là xong.
Múa đèn
Múa đèn ở hội Đồng
Nhân, thờ Hai Bà Trưng
Đội múa khoảng
mười thiếu nữ, áo dài đen, khăn vấn, thắt lưng đỏ bỏ múi cạnh sườn ra
bên ngoài áo. Người múa hai tay cầm hai cây đèn, đi thành hàng lượn qua,
lượn lại trước bàn thờ, theo nhịp vỗ của “con đĩ đánh bồng” dẫn đầu. Đèn
trông như những chiếc đài vuông, bọc lụa trắng, cắt dán h́nh hoa lá
trang trí, dưới có tay cầm, ở giữa thắp ngọn nến.
Đội múa thay đổi
đội h́nh luôn, lúc nối đuôi nhau, khi tách thành hàng đôi, lại đi chéo,
đi thẳng, đi lượn thành ṿng tṛn, hoặc từng đôi đối mặt nhau. Động tác
múa nhịp nhàng, hai tay lên xuống vẫn phải nâng giữ cây đèn không
nghiêng ngả, nến không được tắt và không bén sang phía bên cạnh làm cháy
hoa giấy dán trên mặt lụa.
Dưới ánh nến lung
linh, khi tỏ, khi mờ, chập chờn trong âm sắc đục trầm của trống bồng làm
tăng không khí huyền ảo, kỳ bí trước ban thờ hai vị nữ anh hùng dân tộc.
Múa đèn khá độc
đáo, thể hiện sự khéo léo, duyên dáng của phái nữ, tạo nên nét riêng cho
lễ hội này.
Múa bài bông
Điệu múa dân gian
trong các lễ hội lớn, mừng được mùa, mừng chiến thắng. Cũng sử dụng
trong hát cửa đ́nh vào giai đoạn gần kết thúc.
Đội múa nữ trẻ đẹp,
8 hoặc 10 người, trang phục riêng. Đầu đội mũ kim phượng dáng bông sen
cách điệu, ḿnh mặc áo mă tiền đỏ, phía gấu đính tua chân chỉ hạt bột,
áo mũ đều thêu kim tuyến sặc sỡ, thắt lưng nhiễu khác màu, quần lĩnh đen
chít ống, chân đi hài thêu.
Họ đặt trên vai
những đ̣n gánh nhỏ sơn son cong hai đầu, treo đèn lồng thắp nến nhiều
màu hoặc lẵng hoa lụa rất đẹp. Đội h́nh lúc múa đan xen lẫn nhau, một cô
gánh đèn đến một cô gánh hoa.
Có nơi c̣n kết hợp
với đội múa đèn.
Họ vừa di chuyển
đội h́nh, uốn lượn rất khéo, vừa hát theo nhịp điệu nhạc tấu nghi lễ,
lúc khoan thai dịu dàng, lúc tưng bừng sôi động.
Trong hát cửa đ́nh
Lỗ Khê và hội các làng Phú Mỹ, Phú Gia, Đông Ngạc, Bát Tràng, Tứ Liên,
Phú Diễn, Minh Khai... đều có hát ca trù, đôi nơi múa hát Bài bông hoặc
Bỏ bộ.
Múa bỏ bộ
Thường để kết thúc
phần hát cửa đ́nh nghi lễ chuyển sang phần liên hoan văn nghệ. Đội múa
nữ vừa múa vừa hát diễn tả không khí lao động như hái chè, quay tơ, dệt
lụa, hái hoa, bắt bướm... hoặc đánh vơ, luyện gươm... múa hát Bỏ bộ hay
đi đôi với múa hát Bài bông.
Múa sênh tiền - mơ lộn
Do hai nam diễn
viên trang phục múa tŕnh tṛ, mở đầu cho các đám rước theo nhịp chung
của dàn bát âm. Một người gơ sênh tiền. Một người đánh mơ. Sênh tiền là
nhạc khí dân tộc gồm ba thanh gỗ dẹt dài hai gang tay, chia làm hai bộ
phận. Tay trái kẹp hai thanh gỗ chập vào nhau ở nơi cầm, mở ra dập vào
theo nhịp. Thanh trên móc một chuỗi tiền đồng, khi rung vang lên âm kim.
Thanh dưới có những rănh sắc cạnh khía ngang, buộc chùm nhạc sóc, để khi
thanh gỗ thứ ba cầm ở tay phải kéo lướt trên rănh tạo ra tiếng lách cách
âm mộc. Đánh sênh tiền cổ tay phải thật dẻo, khi đập rung các thanh gỗ,
lúc gơ lên nhau, lúc lướt cạnh tạo ra tiếng gỗ, tiếng đồng chen nhau.
Mơ bằng gỗ mít
khoét rỗng hoặc bằng củ tre tạo dáng con ṣ lớn, đánh dùi một.
Hai người vừa gơ,
vừa rung nhạc cụ lại phải nhảy múa đối xứng với nhau, động tác uyển
chuyển, lại có lúc nhảy lộn ngược chiều nhau.
Người múa mơ lộn
khua mơ tứ phía, lúc đưa mơ lên gơ trên đầu, lúc quặt mơ gơ phía sau
lưng, khi sang phải, lúc sang trái, khi cúi, khi ngửa, linh hoạt, dẻo
dang... tạo được không khí sôi động, hấp dẫn người xem.
Múa
đánh bồng
C̣n gọi “múa bồng”
hay “con đĩ đánh bồng” tṛ diễn thường có trong các đám rước ở hội làng.
“Bồng” là một thứ trống cơm, nhỏ hơn, tang trống khoét nguyên từ một
khúc gỗ dài khoảng 2 - 3 gang tay, bịt hai mặt da đường kính hơn gang
tay, rút căng hay để trùng mặt da là do độ kéo của các dây chằng néo
giữa hai mặt trống với nhau qua tang, tạo nên âm sắc khác nhau. C̣n từ
“con đĩ” ở đây không mang ư xấu, chỉ có nghĩa “mẹ đĩ” là người đàn bà mà
thôi.
Người đánh bồng là
nam đóng giả nữ, áo tứ thân, khăn vấn mỏ quạ, quàng qua vai và ngang
lưng những dải lụa màu, trống bồng treo trước bụng, lại cắm sau lưng bốn
lá cờ đuôi nheo bay lất phất, vừa đi vừa múa theo dàn bát âm cử bài Lưu
thủy. Hai bàn tay vỗ vào mặt trống, ở giữa th́ tạo ra âm b́nh, ở cạnh ra
âm cộc, vừa gơ ngón tay vừa bịt mặt da phát ra âm láp, lại có lúc búng
vào mặt trống thành tiếng trong, tiếng đục rất vui tai. Dáng điệu múa
lại duyên dáng, mềm mại, uốn lượn trước dàn nhạc, dọn đường cho đám rước
như ở hội Đồng Nhân. Có nơi không cải trang nữ, nam mặc áo the, quần
trắng, khăn lượt, thắt bao lưng màu, đeo trống bồng. Đặc biệt nghệ thuật
cao là đôi múa bồng trong hội Triều Khúc (Thanh Tŕ). Hai người múa đối
xứng, kết hợp động tác chân với tay, đội h́nh luôn thay đổi theo hướng
ngược chiều nhau, nhịp theo trống chiêng dồn dập.
Múa mặt nạ
Dưới h́nh thức hóa
trang làm thay đổi h́nh dáng người tŕnh diễn, mặt đeo mặt nạ, hoặc
khoác lốt thú, phụ trợ cho các đám rước kiệu, các tṛ múa sư tử, múa
rồng... trong lễ hội, xuất hiện từ thời Lư ở Thăng Long.
Phổ biến là ông
Thổ, ông Địa trong các đám rước sư tử đêm Trung thu. Hai diễn viên đeo
mặt nạ tṛn xoe to bằng cái mẹt, tạo h́nh đôi mắt liếc t́nh, nụ cười cợt
nhạo, đôi má đỏ phính. Họ mặc áo dài, quần trắng, bụng độn phồng to như
úp rổ, thắt lưng màu trễ dưới rốn, tay phe phẩy múa chiếc quạt giấy x̣e
rộng hoặc miếng quạt mo lớn. Họ lúc đi dọn đám, lúc vờn múa với sư tử.
Trong đám rước hội,
ông Địa làm người dẹp đường đi trước. Hội làng Hải Bối, ông Địa cầm cần
câu buộc cá bằng mo.
Đoàn ải Lao trong
hội Gióng có múa đội lốt hổ dẫn đầu.
Trong hội làng Tầm
Xá có múa đảo mặt nạ gọi là “ổi lỗi”. Có 13 mặt nạ mang h́nh tượng Mẹ và
6 con trai, 6 con gái.
Múa tứ linh phục
vụ hát cửa đ́nh do bốn người đóng lốt bốn con vật thiêng là long, ly,
quy, phượng. Riêng rồng không thể một người múa được nên thay bằng con
hạc. Mỗi con múa theo bài bản riêng nhưng phụ họa lẫn nhau thành một màn
tṛ diễn đặc sắc.
ở làng Lệ Mật có
tục múa Rắn kể lại sự tích chàng trai họ Hoàng đánh thủy quái, cứu xác
công chúa nhà Lư.
Múa
sư tử - múa rồng
Múa sư tử c̣n gọi
múa lân có từ lâu đời, vốn là tṛ chơi của người lớn, sau mới mở rộng
cho các em chơi dịp rằm trung thu. Hà Nội có nhiều phường múa sư tử nổi
danh chuyên đi múa lấy giải, múa trong lễ hội...
Múa rồng cũng vậy,
chỉ khác ở h́nh thức là phải do nhiều người tŕnh diễn bởi con rồng dài
tới 20 - 30m.
Đầu sư tử và đầu
rồng, đuôi rồng đều bồi bằng giấy có khung nan tre néo giữ bên trong,
ngoài vẽ sơn quang dầu tạo dáng dữ dằn của con thú. Hàm dưới sư tử có
túm râu dài, gập lên, nhả xuống được để người múa nh́n qua đó điều khiển
sư tử vờn cầu, phối hợp với người biểu diễn vũ thuật và chồng người lên
cao giật giải. Sư tử có đuôi là dải vải điều do một người cầm vung vẩy
chạy theo. Các đội múa sư tử của Vĩnh Tuy, Nguyên Xá, Nhật Tân, Phú
Thượng, Thổ Quan, Hàng Buồm... có tiếng từ xưa.
Rồng ḿnh dài vài
chục mét bằng vải vàng hoặc xanh, đỏ có kỳ lửa trên lưng. Đầu, đuôi,
thân chia ra nhiều đoạn, được gắn vào đầu một cọc tre dài để người diễn
đưa lên xuống, tạt phải, trái, tạo khúc lượn, dễ dàng chuyển động vẫy
vùng thoải mái. Chỉ huy múa rồng cầm “ḥn ngọc” to bằng giỏ ấm để nhử
rồng đớp.
Múa sư tử, múa
rồng đều theo nhịp trống, thanh la thúc nhanh chậm, to nhỏ. Thường lệ có
ông Địa đi theo vừa múa quạt đùa cợt, vừa dẹp đường. Hội làng Nhật Tân,
Tứ Liên, Nguyên Xá... đều có múa rồng. Đặc biệt ở hội Đống Đa có múa
rồng lửa diễn tả trận đánh hỏa công của vua Quang Trung.
Múa rối nước
Từ thời Lư, múa
rối nước đă trở thành tṛ diễn dân gian đặc sắc của dân tộc ta. Văn bia
chùa Đọi (1121) từng kể về cảnh múa rối nước khá sinh động ở kinh thành
Thăng Long.
Làng Đào Thục (xă
Thụy Lâm, Đông Anh) là một trong những cái nôi múa rối nước ở Việt Nam.
Rối nước diễn trên
mặt nước ao, hồ, trước một nhà thủy đ́nh dựng bằng tre nứa, buông mành
kín làm hậu trường cho người biểu diễn ra tṛ.
Con rối làm bằng
gỗ, sơn son thếp vàng, được điều khiển từ xa bằng bộ máy tinh xảo đặt
ngầm dưới nước. Có tṛ phải dùng 8 - 9 nghệ nhân điều khiển kết hợp.
Nghệ nhân phải lội đứng dưới nước cử động các con sào, dây, gậy để làm
cho con rối tung tăng bơi lội, chạy nhảy, người bơi thuyền câu cá, úp
nơm, bắt vịt, xay lúa giă gạo, quăng chài cho đến phất cờ nổ pháo, rồng
vàng phun nước, chém đứt đầu hổ... Ngoài các tṛ lẻ, múa rối c̣n diễn
tích cổ về Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Đinh Bộ Lĩnh...
Diễn rối nước có
dàn nhạc dân tộc dạo nền và đệm cho người hát theo làn điệu chèo, dân
ca. Các tích tṛ c̣n có lời thoại theo nhân vật.
Vai giáo tṛ của
phường Đào Thục là Ba Khí, khác với chú Tễu của các phường rối Thạch
Thất (Hà Tây) và Nguyên Xá (Thái B́nh).
Nghệ thuật múa rối
nước rất độc đáo, đ̣i hỏi không ngừng sang tạo, luôn phát minh vai rối
mới, tṛ mới mang tính cách riêng biệt của từng phường.
Tṛ khéo
Sách “Lĩnh Nam
chích quái” từng miêu tả các tṛ khéo: Đi trên dây, nhào lộn, uốn dẻo,
lăn trong lồng, nhảy cầu bập bênh... đă có từ thời Đinh. Các thời sau, ở
Thăng Long tṛ khéo phát triển và thường được tŕnh diễn cùng với múa vơ
trong các ngày lễ hội, ngày tết, trong các phiên chợ kinh thành. Sau
thành các tṛ xiếc và tạp kỹ.
Hai cột tre cao 3
- 4m trồng trên một băi rộng, cách nhau khoảng 10m, trên căng một sợi
chăo to nối hai cột. Diễn viên nữ, quần áo bó ống gọn gàng, thắt lưng bỏ
múi, tay cầm chiếc quạt giấy x̣e to để giữ thăng bằng, đi lại thoăn
thoắt trên dây. Diễn viên nam leo cột lên cao, đi trên dây, hai tay múa
rất dẻo. Chiếc dây vơng xuống v́ sức nặng của hai người. Thỉnh thoảng
một trong số họ làm như trượt chân ngă xuống, nhưng lại vẫn ngồi trên
dây, phe phẩy quạt, vắt chân chữ ngũ ung dung...
Tṛ đi cà kheo cao
lênh khênh, vừa đi, vừa trêu ghẹo nhau, đuổi bắt nhau, làm những động
tác gây cười. Lại có tiết mục đi cà kheo ngắn trên dây. Bên cạnh đó là
các tṛ nhào lộn dưới đất, nhào lộn trên dây, chồng người rồi xoay tṛn,
uốn dẻo, trồng cây chuối, nhảy cầu hất tung người...
Xen kẽ với các tṛ
này là các miếng ảo thuật biến hóa khôn lường. Diễn viên nuốt trứng nhả
ra gà, ấp trứng gà trong cơi trầu thành chú sống thiến, nhai nắm đinh
sắt rồi nuốt chửng, đi chân đất trên ḷ than hồng...
Hát
trống quân
Lối hát đối đáp
giao duyên này thường tổ chức dưới đêm trăng thu ở các làng ven sông
Nhuệ, sông Tô... trong hội làng Nhật Tân, Hải Bối, Long Biên.
Nhạc đệm cho hát
trống quân rất đơn giản. Xa xưa là một cái hố sâu, bịt miệng bằng miếng
gỗ mỏng, căng sợi dây mây dài ngang qua hố rồi lấy thanh tre chống từ
mặt gỗ lên, làm căng dây mây, dùng dùi gỗ đánh vào dây phát ra tiếng
trống đất “th́nh thùng th́nh” vừa ấm, vừa vui tai. Sau, người ta úp cái
thùng sắt tây xuống đất căng sợi thép ngang qua thay cho trống đất,
tiếng vang hơn.
Lời trống quân là
thể thơ lục bát được ngắt ra mỗi câu làm 3 đoạn, cách nhau bằng tiếng
đệm hoặc nhắc lại. Thí dụ:
- Trống quân (mà) anh đánh (đánh)
nhịp ba
- Lúc vào (thời) nhịp bảy (ấy)
lúc ra nhịp mười.
- "Th́nh thùng th́nh"
-
- Thường có hai toán nam nữ, hát
thay nhau từng người, đối đáp vận câu tại chỗ. Mở đầu là câu ướm hỏi,
rào đón:
-
- - "Trước khi hát anh có lời rao
- Không chồng thời vào có chồng
thời ra
- Có chồng th́ tránh cho xa
- Không chồng th́ sẽ lân la đến
gần"...
- Không ngờ lại bị các cô trêu
lại:
- - Trống quân em lập lên đây
- áo trải làm chiếu, khăn quây
làm mùng
- Đùa vui dưới ánh trăng trong
- Có con cũng hát, có chồng cũng
chơi
- Con thời em mướn vú nuôi
- Chồng thời em để hát nơi xóm
nhà!...
- Lân la dẫn đến lúc mời trầu:
- - "Trầu này têm tối hôm qua
- Giấu cha, giấu mẹ đem ra mời
chàng".
- Rồi hẹn ḥ nhau:
- - "Thương người lắm lắm người
ơi
- Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở
than..."
- Hoặc cất tiếng trách:
- - "Công anh gánh đất trồng đào
- Bây giờ hoa để lọt vào tay ai..."
Sau mỗi câu hát là
tiếng đàn đệm "th́nh thùng th́nh" làm cho cuộc vui không biết lúc tàn,
mê mải hát thâu canh cũng là chuyện thường ở nơi trăng nước hữu t́nh.
Hát đúm
Hát đối đáp ở chốn
hội hè đông người, không có nhạc đệm, tính chất phóng khoáng, thoáng đạt
hơn, có thể dùng các làn điệu sa mạc, bồng mạc, c̣ lả, hát ví... có đoạn
lĩnh xướng, có đoạn đồng ca phụ họa. Trước đây, trong cuộc hát kèm theo
tục quăng đúm. Đúm là chiếc khăn tay bọc miếng trầu. Cô gái hát xong
quăng sang cho chàng trai ḿnh để ư, đúm trúng ai người đó phải hát trả
lời, rồi lại bọc tặng vật ném trả bên nữ.
Tính tập thể, hát
nhóm của hát đúm cao hơn. Ngoài các lời giao duyên, họ c̣n thách đố nhau
về đất nước, lịch sử, con người... như:
- - "ở đâu bên đục, bên trong
- ở đâu thắt đáy cổ bồng lại có
thánh sinh!"
Hát
ví
Trong lúc lao động
sản xuất trên đồng ruộng, trai gái thường vừa làm, vừa hát ví trao đổi
t́nh cảm, tâm sự với nhau về quê hương và con người.
Nào là:
- - "Người ta đi cấy lấy công
- Tôi nay đi cấy c̣n trông nhiều
bề..."
- - "Bao giờ lở núi Tản Viên
- Cạn sông Tô Lịch chẳng quên
nghĩa chàng..."
-
- Khi th́ ướm hỏi:
-
- - "Đất Ngọc Hà tốt tươi phong
cảnh
- Gái Ngọc Hà vừa đảm vừa xinh
- Ai người gánh nước giếng đ́nh
- C̣n chăng hay đă trao t́nh cho
ai?"
- Lúc hát ghẹo một cô gánh rau
trên vai:
- - "Gánh nặng mà đi đường dài
- Để anh gánh đỡ một vai nên
chồng..."
- Gặp cô chanh chua, câu trả lời
thật sỗ sàng:
- - "Gánh th́ chị trả tiền công
- Mặt kia chẳng đáng làm chồng
chị đâu..."
- Để lại có lời đáp:
- - "Chê đây, lấy đấy sao đành
- Em chê cam ngọt lấy cành quít
hôi..."
-
- Có khi cô gái chủ động trêu cả
khách qua làng:
-
- - Hỡi anh đi đường cái quan
- Dừng chân đứng lại em than vài
lời.
- Đi đâu vội mấy ai ơi!
- Công việc đă có chị tôi ở nhà..."
-
- Nếu khách cũng là tay hát ví
giỏi sẽ đứng lại hát đối đáp, câu chuyện về sau càng mặn mà hoặc có
thể lại sinh ra khích bác lẫn nhau, c̣n tùy...
-
Hát xẩm
Gánh xẩm thường đi
hát rong ở các chỗ tụ hội đông người, do một gia đ́nh mà người chủ mắc
tật mù ḷa lập ra. Họ trải manh chiếu ngồi bệt xuống đàn hát hết bài nọ
sang bài kia. Một cái thau đồng đặt trước mặt đón nhận những đồng xu,
đồng hào của người nghe, vây chung quanh.
Diễn viên xẩm phải
thuộc nhiều làn điệu như Xẩm chợ, Xẩm xoan, Xẩm dựng, Xẩm xếp... lại
phải thuộc nhiều bài hát, tích hát kể chuyện cổ tích, ca ngợi anh hùng
tiết tháo, cổ vũ tinh thần yêu nước, tương thân tương ái đồng bào, giáo
huấn về đạo lư làm người, răn đời khuyến thiện, trừ ác...
Nam hát giọng
“thổ” kiêm kéo hồ gáo, gảy đàn bầu, gơ trống mảnh. Nữ ngân cao giọng
“kim” khi lĩnh xướng, gơ phách đệm. Lại có trẻ em giọng chưa vỡ, lanh
lảnh hát đế hoặc phụ họa.
Bài hát kể tích cổ
như Tống Trân - Cúc Hoa mộc mạc mà xúc động: "Chàng ơi lên ngựa ra đi /
Để thiếp dắt mẹ ở th́ nơi nao / Xưa nay sum họp có nhau / Bây giờ mưa
nắng biết hầu cậy ai..."
Lại có khi miêu tả
chân dung một tên quan lại đáng ghét: "Khi b́nh làm hại dân ta / Túi
tham mở rộng chẳng tha miếng ǵ / Đến khi hoạn nạn gian nguy / Mắt trông
lơ láo chân đi gập ghềnh..."
Lời hát than thân
trách phận, vợ chồng nhắn nhủ nhau... cứ lan tỏa trong không gian, lặng
lẽ lắng đọng vào ḷng người nghe, làm cho những canh hát xẩm gần gũi với
công chúng, người hát với người nghe ḥa chung nỗi niềm tâm sự...
Hát cửa đ́nh - ca trù
Diễn xướng tổng
hợp ca - múa - nhạc trong hội làng mang tính cách nghi lễ trang trọng.
Một cái nôi hát cửa đ́nh là làng Lỗ Khê (nay thuộc xă Liên Hà, huyện
Đông Anh) tương truyền có từ thời Lê (TK XV). Từ hát cửa đ́nh chuyển dần
sang ca trù mang tính văn nghệ dân gian rồi hát thính pḥng gọi là ả đào.
Phường Lỗ Khê khi
hát thờ ở nhà thờ tổ Ca công có lệ hát ngâm hai khúc “Non mai” và “Hồng
hạnh”. Non mai: Kép ngâm trước, đào ngâm lại sau; c̣n Hồng hạnh chỉ có
đào ngâm. Hai khúc này không tŕnh bày ở đâu khác.
Tŕnh tự hát cửa
đ́nh Lỗ Khê như sau:
1. Giáo trống, 2.
Giáo hương, 3. Dâng hương,
4. Thét nhạc, 5.
Hát giai (gồm nhiều thể loại như đ̣ đưa, huê t́nh, bắc phản, gửi thư, kể
chuyện, sử, hăm, cung huỳnh.... chủ yếu là hát nói, mưỡu), 6. Đọc phú,
7. Đọc thơ, 8. Tỳ bà, 9. Đại thạch, 10. Bỏ bộ, 11. Bài bông, 12. Tấu
nhạc - múa tứ linh.
Hát cửa đ́nh trong
các hội làng phải có nhiều đào nương và các tốp múa nữ phụ họa.
Bắt đầu bằng lễ tế
thần ở ngoài sân đ́nh gọi là tế ngoại tán. Cứ mỗi tuần rượu, đào nương
phải múa nhạc theo tốp bốn người. Múa ḥa nhịp với các động tác tế: xoay
tṛn hai cổ tay, chân bước lên, xuống, không được quay lưng vào ban thờ.
Hai đào múa xén ở
hai bên.
Tế xong, cả tốp
đào kép đứng hát chúc mừng, sau dạo trống đọc trước hương án câu “giáo
trống”, “giáo hương” và hát bài “Thét nhạc”.
Đoạn tất cả ngồi
xuống chiếu vào cuộc “hát giai” cửa đ́nh kéo dài suốt đêm. Từ bài hát
mừng xuân của ông tiến sĩ làng Vẽ là Lê Đức Mao soạn đầu thế kỷ XVI đến
các bài phú, bài thơ, hát gửi thư, nhịp ba cung bắc, hát truyện, tỳ bà
hành và nhiều nhất là các bài “hát nói” của các tác giả soạn ca trù nổi
tiếng như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Trần
Tế Xương, Nghè Tân, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Thượng Hiền... Gần sáng, các
đào múa hát bài Đại thạch rồi múa Bỏ bộ để tạ.
Hội lớn có múa tứ
linh, múa Bài bông. Phải có từ 8 đến 16 hoặc 32 ả đào sàn sàn tuổi tác
và chiều cao tham gia. Các đào tay cầm quạt múa, hai vai đeo hai đèn
lồng thắp nến, trang phục múa riêng.
Nhạc múa cùng đàn
đáy c̣n có nhị, sáo, trống cơm, sênh phách. Quản giáp đánh trống cái giữ
nhịp và phát thẻ thưởng.
Hát cửa đ́nh có tổ
chức ở các hội làng Cót (Yên Ḥa), Mọc Quan Nhân (Nhân Chính), Chùa Láng,
Mỹ Đ́nh, Phú Đô, Phù Đổng, Thạch Bàn, Đông Trù, Thủ Lệ, Bích Câu đạo
quán... Từ hát cửa đ́nh đi vào thính pḥng thành ca trù. Đào nương ngồi
hát, hai tay gơ phách lúc khoan thai, khi đổ dồn như cơn mưa trút nước.
Kép đệm bằng đàn đáy, thùng đàn h́nh thang, ba dây tơ tằm mắc trên cần
dài thể hiện 5 cung chính: cung nam trầm, cung bắc cao, cung nao uyển
chuyển, cung pha nửa trong nửa đục và cung huỳnh gấp gáp. Âm thanh đàn
đáy trầm ấm, đùng đục nghe như gần, như xa ḥa lẫn trong tiếng phách,
lại được điểm xuyết bằng tiếng trống chầu “tom, chát” làm tăng sức hấp
dẫn người nghe.
Nghệ thuật hát ca
trù đ̣i hỏi đào nương phải luyện âm tṛn vành rơ chữ, sử dụng hơi trong
là chủ yếu, rung giọng, nhả chữ, buông câu, bắt chợt, bắt chênh, bắt
tṛn... sao cho đài các, lịch sự, vừa thắm thiết đa t́nh lại vừa đoan
trang kín đáo.
Khách nghe ca trù
thường là bạn tri âm, tri kỷ, có thể đặt lời, viết bài cho đào nương hát
nói, ngâm thơ, hăm...
Từ nghệ thuật cửa
đ́nh lễ nghi, đến ra rộng răi trong dân gian, ca trù đi dần tới với một
số người chọn lọc, tính bác học nâng lên làm giảm chất mộc mạc b́nh dân
thời xa xưa. Tuy nhiên, ca trù vẫn là một thể loại ca nhạc dân tộc độc
đáo của nước ta, mà ở Hà Nội đă từng có nhiều giáo phường nổi danh Ḥe
Nhai, Khâm Thiên, Thái Hà...
Hát chầu văn
Từ khởi đầu để
dùng chuyên trong nghi thức thờ cúng mẫu, dần mở rộng thành một thể loại
ca nhạc dân gian hát trong lễ hội chung.
Giai điệu của hát
chầu văn mượt mà, khỏe khoắn, vui tươi, nhịp mau dồn dập, dễ gây kích
động người nghe. Nhạc chầu văn gồm đàn nguyệt, trống đế, thanh la và
phách. Nam vừa đàn vừa hát gọi là cung văn. Đó là nhạc công giỏi ngón
nguyệt lại phải có giọng hát hay. Hát chầu văn có nhiều làn điệu. Vào
cuộc là “Sai quan tướng” dọn đường để lên đồng, tiếp đến “chầu văn thờ”
ca ngợi các thánh mẫu, khi đồng lên hát các điệu “Dọc”, “Cờn”, vào vai
ông Hoàng th́ hát “Phú”, vai Mẫu Thoải hát “Luyến”, vài Bà chúa Thượng
Ngàn hát “Xá”, lúc nhảy múa sôi nổi th́ chuyển sang “nhịp một”, “chèo đ̣”.
Lược bỏ yếu tố mê tín, hát chầu văn trở thành hát văn, một thể loại ca
nhạc dân gian lành mạnh. Đền Ghềnh, Phủ Tây Hồ năm nào cũng mở hội thi
hát chầu văn.
Tṛ
hát bội
Xuất phát từ tṛ
hề, kể chuyện vui làm giải trí cho vua quan trong triều từ thời Tiền Lê
(TK X), sau phát triển thành tṛ hát bội - c̣n gọi là hát tuồng - phục
vụ cung đ́nh, rồi từ đó lan ra ngoài dân gian trở thành tṛ diễn phổ
biến trong lễ hội, h́nh thành hai luồng nghệ thuật cùng song song tồn
tại.
Tuồng - hát bội
dân gian là sân khấu ước lệ, mang tính cách điệu cao, từ hóa trang bộ
mặt rất đa dạng biểu trưng cho từng vai: trung, nịnh, thiện, ác, văn, vơ...
đến các động tác múa đao, phi ngựa.
Trong biểu diễn có
nói và hát; diễn viên phải tuân thủ, âm điệu, tiết điệu của từng loại
bài hát, từng cách nói thể hiện t́nh cảm và c̣n tùy trạng thái, tính
cách nhân vật tạo ra được lối phát âm riêng cho vai tṛ. Hát kết hợp với
múa là đặc trưng của tuồng. Văn tuồng rất chú trọng văn chương. Tuồng
dân gian dùng chữ nôm, không sính chữ Hán như tuồng cung đ́nh. Mỗi vở
tuồng là một sự tích phỏng theo các truyện cổ nước ta hoặc truyện Tàu.
Có vở kéo dài mấy đêm diễn mới hết như Anh hùng náo, Tiết Đinh San...
gọi là tuồng pho. Nhiều nhà yêu nước đă soạn các vở tuồng kích động ḷng
ái quốc của nhân dân như Trưng Nữ vương của Phan Bội Châu, Nga mao oán
của Phan Xuân Thiện, Đông A song phụng của Nguyễn Hữu Tiến...
Nhạc tuồng có
nhiều bộ nhưng quan trọng nhất là bộ gơ và bộ hơi. Xă Cổ Loa và một số
làng ở Đông Anh, Gia Lâm... c̣n có truyền thống hát tuồng đến nay.
Hát
chèo
Từ thời Lư, các
cuộc vui, ngày lễ hội ở Thăng Long đều không thể thiếu tṛ diễn chèo.
“Việt sử thông giám cương mục” cho biết các vua quan c̣n tổ chức các
phường chèo hát trong cung đ́nh. Từ Đạo Hạnh là người soạn bài “Giáo tṛ”
cho chèo Thăng Long ngày ấy. Trong hội làng có chèo sân đ́nh, do các
gánh chèo bán chuyên nghiệp đi hát hết làng này sang làng khác, xong hội
hè lại về làm ruộng. Sau mới thành phường nghệ thuật chuyên nghiệp đi
lưu diễn các nơi.
- "Ăn no rồi lại nằm khoèo
- Nghe giục trống chèo bế bụng đi
xem"
Câu ca xưa đă nói
lên niềm mê chèo của quần chúng lao động. Chèo đă thành món ăn tinh thần
hấp dẫn của nông dân và thợ thủ công.
Chèo có nhiều làn
điệu hát của riêng ḿnh, đồng thời cũng thu nạp các loại hát dân gian,
dân ca khác như xẩm, ví, ru con, quan họ, sa mạc, bồng mạc, c̣ lả...
Diễn chèo là sự kết hợp phong phú và nhuần nhuyễn giữa hát - múa - âm
nhạc. Đặc biệt có vai hề chèo để gây tiếng cười phê phán, đả kích những
thói hư tật xấu trong đời sống. Chèo có thể diễn cả tích tṛ như Lư Công,
Thạch Sanh, Tấm Cám, Quan Âm Thị Kính... cũng có thể trích một đoạn
trong vở để diễn như: Thị Màu lên chùa, Xúy Vân giả dại, Thày bói - cô
đồng. Chèo sân đ́nh diễn trên chiếu hoa trải ngay trên sân gạch trước
đ́nh, không có phông màn. Ban nhạc ngồi bên khán giả. Người xem có lúc
đế cho diễn viên, lại có tiếng trống chầu điểm xuyết.
Sách tham khảo
- - Phong lưu đồng ruộng - Toan
ánh
- NXB Minh Tuấn -1952.
- - Tục ngữ và phong dao Việt Nam
-
- Nguyễn Văn Ngọc Minh Đức.
- - Dấu tích kinh thành - Giang
Quân, Phan Tất Liêm
- Hà Nội - 1978.
- - Địa chí văn hóa dân gian
Thăng Long -
- Đông Đô - Hà Nội (nhiều tác giả)
- VHTT - 1991.
- - Lễ hội Thăng Long - Lê Trung
Vũ và nhiều tác giả
- Hà Nội - 1998.
- - Tṛ chơi xưa và nay (nhiều
tác giả)
- TDTT - 1989
- - Đông Anh vùng đất cổ
- Tập san Văn hóa Thông tin
- - Từ Liêm vững bước tiến lên
- Tập san Văn hóa Thông tin
- - Thanh Tŕ xưa và
nay
- Tập san Văn hóa Thông tin
- - Sóc Sơn
- Tập san Văn hóa Thông tin
- - Những bài viết về lễ hội của
soạn giả đă in trên các báo và tập san Văn hóa - Thông tin Hà Nội
1965 - 1999.
|