Tiền tệ trong dân gian ở đất Gia Định xưa
--- không rơ tác giả ---
Ba trăm năm phát triển của Sài G̣n - Gia Định đă in
dấu trên nhiều b́nh diện, trong đó có quan hệ tiền tệ. Trong bài khảo
luận khái quát về tiền tệ Đàng Trong của nhà văn Sơn Nam, đồng tiền có
số phận riêng, mang hơi thở thời đại, gắn bó với những biến cố, thăng
trầm của mảnh đất này.
Đây là tiền, hiểu theo nghĩa thông thường là "Đồng tiền thông dụng để mà
mua bán" (Tự vị Huỳnh Tịnh Của). Thời xưa tiền đúc bằng đồng, có giá trị
tốt hơn tiền kẽm, có lẽ v́ vậy nên măi đến nay ta vẫn gọi đơn vị tiền tệ
là đồng (đồng bạc) v́ thói quen. Thời phong kiến, vua c̣n ban thưởng
những loại "tiền" vô cùng quư giá cho các vị công thần (không có lỗ
chính giữa, gọi là kim tiền, ngân tiền) một kiểu huân chương, có thứ
nặng đến gần một lượng.
Người Việt đă dùng tiền từ lâu và đă dùng tiền giấy để thử nghiệm (thời
Hồ Quư Ly). Các chúa Nguyễn (trước Nguyễn Hữu Cảnh) đă dùng tiền để mua
bán, nhưng thuế đất vẫn chú trọng thu bằng hiện vật (lúa), phải chăng v́
muốn được "chắc ăn", pḥng khi đói kém, có tiền không mua được gạo? Chúa
Nguyễn, nối chí Nguyễn Kim, trên danh nghĩa, v́ vậy mà vẫn suy tôn nhà
Lê, ḍng vua chính thống từ lâu đời, do đó không đúc tiền riêng, nhưng
đă là kinh tế hàng hóa, ở mức độ thấp vẫn phải dùng tiền.
Đọc Phủ Biên tạp lục của Lê Quư Đôn, ta thấy các chúa đă linh động mua
tiền cổ bên Trung Hoa không c̣n tiêu dùng, sẵn có niên hiệu Tường Phù,
Thuần Hóa đem ra tiêu xài, rồi phỏng theo dáng ấy mà đúc lại, phỏng theo
nét cũ của tiền Trung Hoa nhưng mỏng hơn. Lại cho người đến đảo Macau (áo
Môn - bấy giờ người Bồ Đào Nha đang khai thác) để mua loại kẽm đặc biệt
đem về đúc tiền. Họ Mạc ở Hà Tiên, được chút ít quyền tại thị trấn của
ḿnh cũng đúc ra liên tục nhiều loại tiền. V́ nhu cầu thị trường nội địa
và giao thương với nước ngoài, các chúa Nguyễn đă linh động giải quyết
nhanh, có kiểm soát.
Trở lại vấn đề hơi hóc búa: Lúc Tây Sơn và Nguyễn Ánh tranh chấp nhau ở
đất Gia Định vào những năm cuối thế kỷ 18, ở đây đă dùng loại tiền nào?
Nay ở các hiệu tư nhân bán đồ cổ, ta gặp khá nhiều đồng tiền kẽm với
niên hiệu đời Đường, đời Tống bên Trung Hoa, tính lại xưa hơn ngàn năm
nhưng chưa chắc bên Trung Hoa c̣n bảo quản! Nên hiểu đa số vẫn là tiền
đúc mà các chúa Nguyễn đă mô phỏng, tạm dùng v́ chưa được là triều đại
chính thống. Tại những vùng tranh chấp giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, ở
đồng bằng sông Cửu Long (xưa gọi đất Ba Giồng, Tam Phụ), khi rút lui
nhanh, tránh truy kích, ta gặp nhiều loại tiền này.
Ở Hà Tiên, họ Mạc đă đúc tiền kẽm, hầu hết ghi niên hiệu Thái B́nh,
nhưng ít ai chú ư sưu tầm. Cũng ở Hà Tiên, phía Ḥn Chông, gần ḥn Phụ
Tử, c̣n Hang Tiền, hiểu là nơi sau này phát hiện nhiều tiền kẽm đóng lại
thành khối. Và ở Sóc Trăng c̣n địa danh rạch Trường Tiền, có thể hiểu là
nơi Nguyễn Ánh đă bố trí dạng xưởng nhỏ "dă chiến" để đúc tiền xài tạm
bợ lúc chiến tranh dai dẳng, từ bên Xiêm về, tiền bạc không có lập tức
để tiêu xài.
Lịch sử ra đời Sài G̣n gắn bó với sự phát triển của cảng biển nay là Hội
An (phố cổ Hội An). Có thể nói không sai rằng: Hội An là "tiền bối" của
cảng Sài G̣n, nơi đă có những loại tiền phương Đông và phương Tây, với
trị giá không rơ rệt. Thật ra từ xưa người phương Đông vẫn thích "vàng
thoi, bạc nén".
Sài G̣n mặc nhiên chịu ảnh hưởng thương mại, với tiền tệ giống như Phú
Xuân và Hội An. Nhưng đến cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp đánh chiếm Sài
G̣n rồi cả Nam Kỳ, Sài G̣n bị tách ra khỏi nước Việt Nam. Cảng Hội An
c̣n đó, kém trù mật trong khi Sài G̣n trở nên phồn thịnh. Với chính sách
"lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", các đô đốc hải quân Pháp đă mở cảng
rất sớm, một cảng Quốc tế với thủ tục thuế khóa đă áp dụng cho châu Âu
ngay khi tướng Nguyễn Tri Phương đang mở rộng phạm vi của thành Chí Ḥa
(Phú Thọ). Từ trước đồng bạc con c̣ của Mexico Tây Ban Nha khống chế đă
phổ biến cùng với sự hiện diện của quân đội Tây Ban Nha (liên quân của
Pháp). Tiền này khá nặng, trong thực tế có giá trị cụ thể so với tiền
kẽm được ưa thích.
Anh ham chi đồng bạc con c̣
Bỏ cha bỏ mẹ theo pḥ Lang Sa.
Trên thị trường, v́ đồng bạc con c̣ (thật ra là con ó) không có đơn vị
nhỏ, muốn mua sắm lặt vặt phải chặt ra làm tư, làm tám (gọi góc tư, góc
tám, hoặc gọi cắt tư, cắt tám (cắt ra). Tuy cắt ra nhưng quả thật bằng
bạc với tỷ lệ cao, lúc túng bấn cùng quẫn có thể cắt ra làm đồ trang sức.
Người Pháp nắm ưu thế với đồng franc. V́ tiền kẽm c̣n thông dụng trong
dân gian, thực dân tạm quy định một đồng franc của Pháp tương đương với
một quan (600 đồng tiền kẽm) v́ vậy gọi là quan (tiếng Việt). Pháp đem
qua Sài G̣n đồng quan bằng vàng, ít tiêu dùng. Bấy giờ, trong dân gian
đồn đại rằng khi ra trận, hoặc khi càn quét nghĩa quân, giặc đem đồng
franc hoặc đồng bạc Mexico (đă cắt ra) mà rải ra trên đường đi, v́ tham
lam, nhiều người xúm nhau ra lượm, lắm khi chúng rải trong bụi rậm, phải
mất nhiều th́ giờ để t́m, v́ vậy mà giặc thắng trận dễ dàng.
Để tiết kiệm tiền bạc người Pháp nghĩ ra cách dùng thuốc phiện để đổi
lúa gạo khi xuất khẩu. Giới mại bản đầu cơ người Hoa nắm cơ hội này. Bấy
giờ v́ thị trường tự do, cảng mở tự do nên tiền bạc nước ngoài lưu hành
dễ dàng ở Sài G̣n. Thí dụ, đồng tiền gọi Lá Bài "từ Hongkong" (đă là
nhượng địa cho Anh), lại c̣n đồng rupee (roupie), dân gian gọi dông dài
là "cà ru-pi" từ ấn Độ. Đồng đô-la Mỹ xuất hiện, nhưng trong dân gian
gần như không ai biết, cũng như đồng bảng Anh (livre sterling) chưa được
nghe trong dân gian.
Theo cơ chế của thực dân ở Sài G̣n, người nước ngoài kể luôn Hoa kiều,
ấn kiều được quyền đem các loại tiền ḿnh thích khi trở về quê quán. ở
Sài G̣n, theo đường Đồng Khởi ngày nay, nơi người nước ngoài thường lui
tới, nhiều người ấn kiều (phần lớn mang quốc tịch Pháp) sống khấm khá
với nghề đổi tiền nước ngoài ra loại tiền khác, hoặc đổi ra tiền Đông
Dương.
Cái Răng, Ba Đáng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em (th́) cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo, xóm giềng cười chê.
Cô gái thích được tặng tiền giấy vừa gọn nhẹ, vừa kín đáo! hoặc:
Thông ngôn, kư lục, bạc chục không màng,
Lấy chồng thợ bạc đeo vàng đỏ tay.
Lương bổng của công chức Việt hạng sang tuy là bạc chục (đôi ba lạng
vàng) nhưng là tiền bằng bạc trắng. Nhớ lại thời xưa, nhiều vị điền chủ
đi ra tỉnh để vay bạc của giới mại bản phải đem theo một tay thân tín để
vác tiền, đựng trong cái bao. "Tôi cho anh vay 20 đồng bạc trắng", hiểu
theo nghĩa đồng bạc thứ thiệt, không phải bạc giấy. Sau năm 1930, thay
bản vị từ bạc ra vàng (Đông Dương Ngân hàng) nhưng trong thực tế, chưa
thấy ai đem "giấy một đồng vàng" đến ngân hàng đổi lấy vàng được. Giới
trung nông, phú nông thậm chí lớp nghèo thành thị hồi trước 1940 vẫn
chưa hiểu rằng đồng bạc nếu chôn lâu ngày sẽ giảm giá. Thuở ấy, một
người dân lao động, mà mang theo tấm giấy 20 (gọi giấy hoản, vingt) hoặc
giấy xăn (cent: trăm đồng với h́nh cái bộ lư) th́ bị bắt. Chỉ có kẻ trộm
cướp mới có số tiền lớn như thế!
Đồng tiền làm hư hỏng luân lư và phong tục cổ truyền, làm hư hỏng luật
lệ "Ba trăm lạng bạc" đă là bước khởi đầu đau xót của Thúy Kiều. Lúc
thực dân Pháp đến, sự diễn biến về thế lực vạn năng của đồng tiền được
phản ánh trong câu hát đối đáp:
Gái:
- Thân như đồng bạc đầu h́nh,
Lăng xăng dường buổi chợ, biết gởi ḿnh vào đâu?
Trai:
- Thân anh như tủ sắt khóa chặt mà lại để hờ,
Tóm thâu tiền bạc giấy tờ, đồng tiền nào phải nghĩa, được nhờ th́ anh
cất vô!