Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục Ca Dao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

   

NÓI CHUYỆN VỀ HAI DI VẬT CỦA MỘT VỊ VUA YÊU NƯỚC

BS NGUYỄN ANH HUY

  E-mail: bsnguyenanhhuy@gmail.com

12 tháng 11 năm 2009

Xin giới thiệu cùng các bạn một sưu tập nhỏ gồm hai di vật của một vị vua yêu nước... Vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương, đă từng được giới Sử học đào xới trong mấy chục năm trở lại đây để xây dựng lại một trang sử bi hùng nhưng thể hiện niềm khát khao độc lập của cả dân tộc. Nhưng đây là lần đầu tiên tư liệu về vua Hàm Nghi được bàn luận không phải ở dạng thư tịch mà ở dạng di vật. Dưới hai giai đoạn của đời một vị hoàng đế, hai di vật sẽ đưa các bạn về những khung trời kháng chiến ngày xưa, với tinh thần bất hợp tác Pháp, dám hy sinh ngai vàng v́ sự nghiệp chống xâm lược…

 

Cuối năm 1995, GS Fransymbol 86 \f "Symbol" \s 12Vois Thierry, chuyên gia tiền cổ của Pháp, uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Tiền cổ Thế giới, sau nhiều chuyến du khảo, đă đến Huế tham khảo sưu tập tiền cổ của gia đ́nh tôi. Sau khi xin chụp lại nhiều đồng tiền hiếm có, khách sững sờ trước một đồng tiền thời Nguyễn. Gia chủ hiểu ư, liền trích đồng tiền ra khỏi sưu tập cho khách được vọc trên tay. Vị giáo sư người Pháp lật xem mặt lưng đồng tiền, miệng vừa “- Très bien!”, c̣n tay ra dấu “Number one!”, đồng thời cho biết ông chỉ mới thấy 2 đồng tiền như thế này: một đồng ở bảo tàng Pháp mà ông chụp lại để in vào sách của ḿnh năm 1987, một đồng của nhà sưu tập Miuria Gosen tại Nhật Bản, tác giả bộ An Nam Tuyền Phổ nổi tiếng. Và đây là đồng thứ ba ông được xem tận mặt, được mời tận tay…

Đầu năm 1998, một nhà sưu tập tiền cổ người Mỹ cất công đến Việt Nam với mục đích đối chiếu với đồng tiền ở Huế, sau đó vào Sài G̣n xin trả lại một đồng tiền đă mua. Thật ra, vụ viẹc này được sự uỷ nhiệm của ông H, một nhà sưu tập tiền cổ gốc Việt Nam, trước 1975 từng quản thủ sưu tập tiền cổ tại Bảo tàng Sài G̣n, nay sống ở Mỹ. Trong chuyến về cố hương, ông H “đấu” được ở Sài G̣n một đồng tiền được treo giá ngọc; về Mỹ, sau mấy tháng tay lại cầm tay mới phát hiện ra là tiền giả! Tá hỏa, ông phải chịu phí tổn nhờ người về Việt Nam t́m hiểu…

Vậy, những đồng tiền ấy là tiền ǵ? V́ sao quư hiếm như vậy? Thật giả ra sao?…

Như chúng ta đă biết, sau sự kiện “tứ nguyệt tam vương” chẳng bao lâu, vua Kiến Phúc cũng băng hà. Quận công Ưng Lịch được chọn kế vị, lấy niên hiệu Hàm Nghi, chưa được bao lâu th́ xảy ra biến cố thất thủ kinh đô ngày 23 tháng năm Ất Dậu, Hàm Nghi nguyên niên, 1885.

Trong khoảng thời gian rắc rối này, Đại Nam Thực Lục chép việc đúc tiền không được đầy đủ và rơ ràng. Phần phụ chép Hàm Nghi đế cho biết: “Giáp Thân, Kiến Phúc năm 1, tháng 10… định lệ tiền… Tháng 11, mở cục đúc tiền ở Nha Đốc công kho Vũ Khố. Trích sai tên thợ làm khuôn ở Hà Nội, một tên thợ đúc đem đủ các đồ dùng về kinh để dạy tập đúc tiền…”.

Chính v́ ḍng sử liệu này mà các nhà sưu tập, nghiên cứu, khi thấy những đồng tiền Kiến Phúc Thông Bảo đă vội vàng công bố là có tiền Kiến Phúc. Qua quá tŕnh t́m hiểu thực tế, tôi được biết các loại tiền Kiến Phúc, h́nh ảnh trong các sách đều là tiền giả. Vả lại, các nhà nghiên cứu đă quên rằng vua Kiến Phúc đă mất từ tháng 6 năm Giáp Thân, và vua Hàm Nghi lên ngôi ngay. Tuy niên hiệu Kiến Phúc phải dùng cho hết năm 1884, để đầu năm 1885 mới dùng Hàm Nghi nguyên niên; nhưng việc “định lệ tiền” và “mở cục đúc tiền” là công việc của vua Hàm Nghi! Và như vậy, tiền được đúc ra chính là tiền Hàm Nghi chứ không phải là tiền Kiến Phúc! Đó chính là loại tiền Hàm Nghi Thông Bảo, mặt lưng có hai chữ “Lục văn” (ăn 6).

Sử không ghi rơ số lượng tiền được đúc ra bao nhiêu, song có lẽ trong một thời gian ngắn mới “dạy tập đúc tiền” th́ số tiền được đúc không thẻ nhiều được. Và số tiền ít ỏi này chưa có lệnh phát hành, vẫn c̣n nằm trong kho triều đ́nh Huế và có lẽ đă bị vua Đồng Khánh cho huỷ để đúc tiền hiệu mới, v́ “đă ra dụ cấm từ nay không được dùng hai chữ Hàm Nghi… mà khi cần chỉ được gọi là Quận công Lịch, các tỉnh phải sao dụ này yết thị khắp nơi”. Theo tôi, có lẽ, chỉ một vài đồng tiền này rơi rớt ra ngoài trong vụ cướp bóc Phủ Nội vụ khi thực dân Pháp đánh chiếm kinh thành Huế năm 1885, nay các nhà sưu tầm may mắn t́m thấy được!

l

            Về các hiệu tiền Hàm Nghi, tôi đă thấy qua các loại: Hàm Nghi Thông Bảo loại lớn mặt lưng có 8 mỹ tự, Hàm Nghi Thông Bảo - Thập Văn, Hàm Nghi Thông Bảo (23,5mm, mặt lưng không có chữ), Hàm Nghi Thông Bảo - Lục Văn và Hàm Nghi Trọng Bảo. Tất cả đều là tiền giả!, chỉ có một loại Hàm Nghi Thông Bảo - Lục Văn bằng đồng thau là thật, nhưng cũng có loại này là tiền giả rất tinh vi khó nhận biết nếu chưa một lần được nh́n qua tiền thật. Và tất cả các h́nh ảnh tiền Kiến Phúc, Hàm Nghi trong các sách của Schroeder (1905), TingFuBao (1940), Bernard J. Perma (1963), Ogawa Hiroshi (1973), Novak (1989)... đều là tiền giả!

            Một nhà nghiên cứu tiền cổ người Mỹ khi nghe tôi nói chắc điều này, có dịp bàn căi rằng đồng tiền 23,5mm mặt lưng không có chữ trong sách của Schroeder phải là tiền thật v́ sách này khá xưa (1905), hồi đó chưa có tiền giả. Việc này, tôi đă t́m hiểu được rất nhiều ngọn nguồn:

            - Từ cuối thế kỷ XVII, khi người phương Tây bắt đầu sưu tập các cổ vật phương Đông th́ ở Trung Quốc đă có nạn giả cổ vật như đồ sứ giả cổ, tiền giả cổ… Đến khi người Pháp thành lập Học viện Viễn đông Bác cổ, càng ra sức sưu tập cổ vật th́ nạn giả cổ lại càng tăng mà bằng chứng cụ thể là trong sách của Schroeder cũng đă ghi nhận có rất nhiều “fausse monnaie” (tiền giả) mang niên hiệu Việt Nam!

            - Đồng tiền trong sách của Schroeder, tôi đă xem hiện vật thật rất nhiều lần, mang nhiều đặc điểm hoàn toàn không thuộc ḍng chảy những đồng tiền cùng thời chính triều Nguyễn!

            Loại trừ được một loại tiền Hàm Nghi giả, c̣n lại, vấn đề khó khăn nhất là phân biệt những đồng Hàm Nghi Thông Bảo - Lục Văn thật và giả… Tôi xin nói chuyện bằng phương pháp t́m hiểu tổng thể và tiếp cận liên ngàmh…

            Trên bước đường t́m hiểu tiền cổ khắp Việt Nam, tôi đă được gặp các nhà sưu tập tiên phong từ thời tiền chiến như cố học giả VHS, họa sĩ R, nhà sưu tập PTT (Hoa kiều ở Chợ Lớn, nay đă ở Mỹ), nhà sưu tập NVC ở Huế, ông NBĐ ở phố Ngọc Hà (Hà Nội)… Tôi cũng từng gặp các tay trùm chuyên giả cổ cùng thời với nhiều h́nh thức giả như ở Phường Đúc (Huế) th́ có cụ LĐT; ông L ở đường Bạch Đằng (Huế), cũng từng đúc nhiều mẫu tiền giả rất tinh vi; ở Sài G̣n, có bà N, chủ một tiệm bán đồ cổ; ở Bàn Cờ th́ có cụ Tr, chuyên làm tiền giả từ thời Pháp (năm 1989, tôi ghé thăm cụ th́ cụ đă gần cửu tuần), ở Hà Nội th́ có ông DA ở phố Hàng Bún… Vào buổi xế chiều của cuộc đời, khi gặp một thanh niên ṭ ṃ đầy nhiệt huyết, họ đă kể lại chi li những ǵ mắt thấy tai nghe một cách hào hứng… Họ c̣n cho biết giới buôn thường bị vấp các loại tiền giả từ Trung Quốc đi ngược qua Việt Nam, hoặc các loại tiền giả do Hoa kiều ở Thái Lan tung sang thị trường Việt Nam cũng rất đáng sợ… Mà oái ăm thay, các mẫu tiền giả đó ngày nay đă được in vào tài liệu chuẩn của quốc tế (Standard catalogue of world coins).

            Riêng về cụ LĐT ở Phường Đúc (Huế), trong một dịp ghé chơi cách đây hơn 20 năm (lúc đó cụ đă ngoài bát tuần), cụ đưa ra cả thúng tiền Kiến Phúc và Hàm Nghi giả các loại. Tôi hỏi cụ dựa vào sách nào để đúc ra các loại tiền giả đó, ông già vỗ vào bụng và cười: “- Sách nằm trong bụng của tau đây! Tau đúc ǵ mà chẳng được?!”. Cha tôi kể rằng c̣n có “mệ” S sáng tác ra cả mẫu tiền Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc để bán cho Pháp, đă bị phê b́nh là xuyên tạc lịch sử!

            Trong một chuyến vào Sài G̣n năm 1989, ông PTT dắt tôi đi các tiệm đồ cổ. Chủ hàng giới thiệu một đồng tiền Hàm Nghi Thông Bảo - Lục Văn  đă gỉ rét xanh lè. Nh́n qua đă biết ngay tiền giả, nhưng bà chủ cố sức thuyết phục, ông T liếc mắt như ngầm bảo tôi giải thích… Dùng ba ngón tay ấn nhẹ, đồng tiền mềm cong, lớp gỉ giả bóc ra lộ ngay chất liệu: “- Đồ đồng đỏ vỏ cua! Người ta lấy đồng phế liệu, chủ yếu là đầu đạn bằng đồng đỏ, mềm, dễ nấu chảy để đúc tiền giả, sau đó phủ một lớp phèn chua th́ đă lên chất gỉ xanh, nhưng đây chỉ là lớp áo ngoài dễ bóc tách chứ không bền như gỉ tự nhiên…”.

            Ông T mời bà chủ tiệm đồ cổ cùng tôi về nhà để giới thiệu một đồng tiền khác “- Rin (origin) đây này! Đồng thau đó!”. Tôi xem đồng tiền có đặc điểm gần giống tiền thật, tuy nhiên nét chữ hơi mảnh và cạn nên xin phép “- Cho cháu thử một chút!”. Mài nhẹ cạnh đồng tiền cho lộ ra chất đồng “- Cũng là đồng thau, nhưng vẫn là tiền giả! Không phải là đồng thau thời Nguyễn, mà là đồng mới!”. Nhà sưu tập già bực bội: “- Anh nói vậy chứ có chi chứng minh?”. “- Cháu đă có cách chứng minh về chất liệu theo kinh nghiệm. Đồng tiền Hàm Nghi thật phải nằm trong ḍng chảy chất liệu đồng thau của những đồng tiền chính triều Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái…, có chất liệu gần giống nhau mà kinh nghiệm bằng mắt thường vẫn có thể xác định được. Do đồng tiền là một hợp kim có tỷ lệ pha trộn các kim loại nhất định nên cũng là một h́nh thức pin Gavanic tạo ḍng điện trong hợp kim phát ra sóng điện từ. Khi mài đồng tiền cho lộ chất liệu ra, chính sóng điện từ và ánh kim lóe lên, thị giác cảm thụ được ghi nhận vào vỏ năo. Nếu xem chất liệu này nhiều lần th́ kư ức đó sẽ tạo phản xạ từ vỏ năo đến thị giác. Khi gặp một đồng tiền giả, chất liệu khác hẳn th́ tần số sóng điện từ và sóng ánh kim cũng khác hẳn mà cảm thụ ở thị giác của chúng ta cũng phân biệt được…”.

            Mới đây, năm 2003, ông XiongBaoKang, Tổng giám đốc Viện nghiên cứu tiền tệ và Bảo tàng tiền tệ Quảng Tây (Trung Quốc) cùng ông NQB (chuyên viên tiền cổ của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam), trên bước đường khắp Việt Nam để nghiên cứu tiền cổ, đă ghé Huế gặp tôi. Trong quá tŕnh trao đổi kinh nghiệm giám định tiền Hàm Nghi, khi ông ấy chuẩn bị giới thiệu những h́nh ảnh tiền này, tôi tuy chưa xem nhưng đă nói chận trước: “- Nếu nền mặt lưng đồng tiền có chổ bị lún th́ là tiền giả!”. Vị chuyên viên mở ảnh ra xem, quả nhiên như tôi dự đoán trước! Tôi giải thích rằng loại tiền giả này, tôi từng vọc trên tay hàng chục đồng, đều cùng một đặc điểm và chất liệu, nên có thể nói chắc trước như vậy!

            Nghe kể về cách giải thích như kiểu ăng-ten tivi bắt sóng, mỗi kênh tần số sóng khác nhau sẽ cho một h́nh ảnh khác nhau này, một nhà nghien cứu ngạc nhiên: “- Nếu lấy các đồng tiền Minh Mạng thật (rất nhiều), đem nấu chảy rồi đúc ra tiền Hàm Nghi giả có chất liệu như thật th́ làm sao phân biệt?”. “- Cũng khó, nhưng đừng quên những nét anh hoa phát tiết ra ngoài…”. Nhân cao hứng, tôi đem đồng tiền thật và một số đồng tiền giả ra so sánh:

            * Tiền thật :

            - bằng đồng thau, chất liệu trong ḍng chảy những đồng tiền chính triều Nguyễn,

            - đường kính 22,5mm, mặt lưng có hai chữ “Lục văn”,

            - những cạnh viền của lỗ vuông ở mặt trước th́ tạo h́nh vuông, ngược lại, ở mặt lưng lại là h́nh chữ nhật đứng,

            - nền đồng tiền cả hai mặt đều bằng phẳng,

            - các chữ viết rất cân đối,

            - đồng tièn chưa lưu hành nên chưa có độ ṃn, cạnh đồng tiền c̣n sắc nên khi chụp ảnh in vào sách của Miuria Gosen và Fransymbol 86 \f "Symbol" \s 12Vois Thierry, cũng như sách Tiền Kim Loại Việt Nam của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xuất bản năm 2005 mẫu tiền số 281 là tiền thật, cho thấy cạnh đồng tiền rất nổi bật,

            - chất gỉ lên tự nhiên theo thời gian…

            * Tiền giả:

            - bằng đồng đỏ hoặc đồng thau mềm (nhiều tạp chất), chất liệu không nằm trong ḍng chảy những đồng tiền chính triều Nguyễn,

            - nền đồng tiền rất cạn so với chữ viết và không bằng phẳng. Đặc biệt, ở mặt lưng những đồng tiền giả bằng đồng thau mà tôi từng xem được, đều có một góc nền bị lún sâu, chứng tỏ chúng được đúc ra từ một khuôn giả,

            - các chữ viết đều rất mảnh và không cân đối,

            - chất gỉ nhân tạo nên thường xốp hoặc chỉ là một lớp áo giả có thể dễ dàng bóc tách ra được,

            - vành đồng tiền không tṛn trịa, cân đối,

            - tiền giả thường được làm bằng đồng đỏ nên khi chụp ảnh để in sách thường bắt màu rất mạnh…

            Sách của Miuria Gosen xuất bản năm 1966 có giới thiệu một đồng Hàm Nghi thật, được ghi chú là “trân phẩm”, nghĩa là quư báu vô ngần; nhưng cũng sách này tái bản năm 1975, có giới thiệu thêm một loại tiền Hàm Nghi mới được xếp loại là tiền hạng 2, nhưng tôi thấy lại là tiền giả rất rơ! Sách Tiền Kim Loại Việt Nam của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, trang 218 có giới thiệu 4 mẫu tiền Hàm Nghi, theo kinh nghiệm của tôi, chỉ có mẫu tiền số 281 là tiền thật, c̣n 3 mẫu c̣n lại só 280, 282, 283 đều là tiền giả…

            Hiện tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội, có trưng bày tiền Kiến Phúc và Hàm Nghi, lại không in ảnh vào sách vừa kể, tôi đă xem rất nhiều lần, cũng chỉ là tiền giả theo phong cách Hà Nội v́ chất liệu và kỹ thuật đúc không đúng quy cách… tức không nằm trong ḍng chảy những đồng tiền chính triều Nguyễn!

            …Nói ra tất cả những điều trên, chắc chắn sẽ rất ít được các nhà sưu khảo tiền cổ đồng t́nh, thậm chí c̣n phê b́nh tôi “nguỵ tạo nhân chứng, vật chứng, lời chứng nhơ bẩn…”; tuy nhiên, với tinh thần khoa học “không biết mà nói cũng có tội, biết mà không nói cũng có tội”, do vậy, tôi xin kể lại những ǵ mắt thấy tai nghe cùng nỗi niềm :

“Kể bao xiết nỗi thảm sầu,

Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!”

l

            Cách đây hơn 20 năm, giới buôn cổ vật thường đồn ầm đă t́m thấy tiền vàng Hàm Nghi ở Tân Sở, nơi vua Hàm Nghi làm căn cứ chống Pháp. Những lời đồn đăi này hoàn toàn vô căn cứ, bởi đă có ai trung thực nói rằng chính mắt ḿnh thấy tiền vàng Hàm Nghi?! Một vài lời đồn khác cho rằng tiền Hàm Nghi làm bằng “đồng đổi màu” (?!). Thật ra, tiền Hàm Nghi được đúc bằng đồng thau b́nh thường, chỉ quư v́ quá hiếm mà thôi! Một số bài viết “Sự thật về kho vàng của vua Hàm Nghi” trên Kiến Thức Ngày Nay hoặc An Ninh Thế Giới đă thổi phồng quá đáng, rất cần phải đính chính lại! Không ai phủ nhận được rằng trong cuộc pḥ vua Hàm Nghi ra Tân Sở, hai quan Phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đă đem theo rất nhiều vàng mưu việc Cần Vương và chống Pháp phục quốc. Nhưng những thỏi vàng đem theo này là vàng thời Tự Đức, chứ làm ǵ có vàng mang hiệu Hàm Nghi?!

            Tuy vậy, mới đây, năm 2004, tôi vừa sưu tập được trong những cuộc rà t́m phế liệu ở Quảng B́nh một thẻ bài bằng bạc kích thước 32mm x 52mm, một mặt ghi bốn chữ Hán “Hàm Nghi niên chế”, mặt kia ghi hai chữ “Thưởng công”.

            Đây là lần đầu tiên giới sưu tập cũng như các nhà sử học được thấy loại huy chương này. Theo tác giả Đặng Ngọc Oánh, bài “Les distinstions honorifiques annamites” trong BAVH số 4 năm 1915, cho biết loại thẻ bài có hai chữ “Thưởng công” dùng để khen thưởng các thành tích quân sự và chỉ thấy ở các thị vệ hầu cận vua đeo.

            Bằng kinh nghiệm cá nhân, đă từng thấy nhiều loại thẻ bài, huy chương ban thưởng của triều Nguyễn, tôi cho rằng thẻ bài vừa sưu tập được chính là một huy chương ra đời trong thời kỳ vua Hàm Nghi xuất bôn chống Pháp mà Quảng B́nh là một khu vực trên đạo lộ của vua…

l

            Hai di vật giới thiệu trên, mới nh́n có vẻ giản dị như chính chân dung vua Hàm Nghi, nhưng xem vậy mà quư hóa vô ngần của nhà vua c̣n sót lại, bởi sau khi vua Đồng Khánh lên ngôi, ngoại trừ việc “cấm dùng hai chữ Hàm Nghi”, những ǵ liên quan đến vị vua này hầu như bị thu huỷ, v́ thế ngày nay trở nên vô cùng hiếm hoi…

            Phong trào Cần Vương tuy thất bại, nhưng trong tất cả các vị vua chống Pháp, chỉ có vua Hàm Nghi, cho đến hơi thở cuối cùng vẫn tỏ tinh thần bất khuất, bất hợp tác với Pháp. Ngưỡng vọng tinh thần yêu nước ấy, tôi thiết tha mong những nhà sưu tập, nghiên cứu, nếu có những di vật ǵ khác của nhà vua, xin công bố để mọi người được thưởng thức…

 

                                                                                                                      NAH

 

Ảnh : tiền HÀM NGHI THÔNG BẢO thật, mặt lưng có hai chữ LỤC VĂN

      

 

            H́nh 4, H́nh 5 : Huy chương thời Hàm Nghi chống Pháp, mặt trước có 4 chữ HÀM NGHI NIÊN CHẾ , mặt kia có 2 chữ THƯỞNG CÔNG 

 

 

Sưu Tàm tai liệu và  Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ trợ kỹ thuật

Hoàng Vân và Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng

Xin vui ḷng liên lạc với haphuonghoai@gmail.com về những ǵ liên quan đến trang Web này

Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/24/17