Home Tìm Ca Dao Diễn Đàn Tìm Dân Ca Phổ Nhạc Tìm Câu Đố Tìm Chợ Quê Góp Ý Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

   

Chả cá thì là

Những ngày cuối tuần, bạn có thể đãi cả nhà bằng món chả cá tự làm, vừa giàu dinh dưỡng lại lạ miệng, dễ ăn và cũng rất dễ làm.

Nguyên liệu:


 
 

- 600 gr cá lóc (cá quả), 1 nhánh con gừng, giã nhỏ; 2 trái ớt bằm nhỏ; rau thì là; 2 củ hành khô, bằm nhỏ; hạt nêm, dầu ăn.

Cách làm:

- Cá lóc làm sạch, lọc bỏ da, xương, băm nhỏ. Rau thì là nhặt bỏ gốc, băm nhỏ. Phi vàng hành khô, vớt ra để ráo.

- Thịt cá băm ướp với hạt nêm, thì là, ớt, hành khô, gừng khoảng 10 phút.

- Viên thịt cá thành những viên tròn dẹt, cho vào lửng tre hấp khoảng 5 phút.

- Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, thả cá viên vào chảo dầu chiên chín vàng. Chấm với nước mắm chanh tỏi.

Theo Bếp gia đình

 

Chả cá Lã Vọng Hà Nội

Chả cá Lã Vọng Hà Nội

Ở Hà Nội, bạn có thể thưởng thức món chả cá Lã Vọng ở nhiều nơi, nhưng không có nhà hàng nào có thể sánh được với nhà hàng trên Phố Chả Cá về chất lượng và hương vị. Chả cá Lã Vọng ở số 14 Phố Chả cá là nhà hàng nổi tiếng với nhiều người Hà Nội cũng như du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.




Ảnh: Chả cá Lã Vọng nằm trên một con phố cổ của Hà Nội, nơi tập trung đông đúc người qua lại.



Ảnh: Đây cũng là một địa chỉ được nhiều du khách ghé thăm để thưởng thức ẩm thực đất Hà Thành.

Từ thời xa xưa, có một con phố chuyên bán sơn và người ta lấy luôn tên gọi đó để gắn cho con phố - Đường Sơn. Gia đình họ Đoàn, nằm ở nhà số14 của đường phố này. Họ đã nghĩ ra món cá chiên ăn kèm các loại rau gia vị và ăn cùng với bún. Được nhiều người yêu thích, họ đã mở cửa hàng bán món ăn này và đặt tên cho nhà hàng là Chả Cá Lã Vọng. Chả Cá Lã Vọng dần trở thành một món ăn nổi tiếng và con phố cũng được đổi tên thành Phố Chả Cá.

Theo bà Ngô Thị Tĩnh (một hậu duệ thế hệ thứ 4 của gia đình), gia đình bắt đầu việc kinh doanh bán chả cá từ đầu thế kỷ 20 để kiếm sống và tạo một nơi gặp gỡ cho người dân Việt Nam, những người muốn đấu tranh chống thực dân Pháp.

Dần dần thời gian trôi qua, món ăn của gia đình họ Đoàn đã trở thành một đặc sản của người Hà Nội. Có một bức tượng của Lã Vọng (nhà thơ cổ đại và nhà cách mạng của Trung Quốc) đánh bắt cá và được trưng bày ở ngay cửa ra vào của nhà hàng. Đây là biểu tượng của một người đàn ông tài năng và kiên nhẫn, những người biết chờ đợi và hành động đúng thời điểm. Với biểu tượng quen thuộc ấy, khách hàng đã cũng gọi nhà hàng này với cái tên Chả Cá Lã Vọng.

Ảnh: Biểu tượng quen thuộc và độc đáo của nhà hàng.


Ảnh: Góc cầu thang lối dắt lên tầng 2 đen cũ kỹ, bạc màu năm tháng.

Thực khách thường chờ đợi khi tiết trời mát mẻ để đi thưởng thức hương vị của Chả Cá. Cá chiên phải được làm từ một loại cá nước ngọt có tên gọi là Cá Lăng bởi vì nó có rất ít xương và thịt rất ngon.

Hãy tưởng tượng rằng bạn là một trong những vị khách ghé nhà hàng...

Khi bạn vừa ngồi xuống bàn, người phục vụ bắt đầu bưng ra một số gia vị bao gồm một bát hành thì là xắt khúc, một chén mắm tôm pha cùng với đường và chanh, điểm thêm vài lát ớt, lạc rang tách hạt, đầu hành trắng tước sợi, các loại rau thơm, bạc hà, bún tươi trắng muốt. Rồi một chiếc lò nướng được mang ra sau cùng, thêm chiếc chảo có những miếng cá đã được chiên sơ sơ, vàng rộm, ngập trong dầu...




Ảnh: Lạc rang chín vàng, bùi và ngậy cho món Chả Cá thêm hấp dẫn.



Ảnh: Hành xanh và thì là xắt khúc là hai loại rau gia vị tạo nên mùi vị đặc trưng của món cá chiên.



Ảnh: Mắm tôm là nước chấm không thể thiếu với người Hà Nội khi thưởng thức món ăn này.

Ăn chả cá với mắm tôm là ngon nhất nhưng nếu bạn không quen thì nhà hàng cũng sẵn lòng phục vụ bạn một chén nước mắm nguyên chất được pha kèm với chanh.



Ảnh: Nước mắm cho những vị khách không quen với mắm tôm, nhưng quả thực nó làm mất đi một nửa hương vị của món ăn này.



Ảnh: Các loại rau gia vị, nguyên liệu bày trên bàn tạo thành một bức tranh đầy màu sắc.



Ảnh: Cá chiên sơ qua được cho vào chảo...



Ảnh: Thêm hành và rau gia vị, rồi đảo đều.

Với nhiều khách hàng, các loại rau gia vị được chiên cùng với cá tỏa ra một thứ mùi thơm đặc biệt kích thích sự thèm ăn của họ. Một vài phút sau, khi cá chín, rau và hành chín tái, bạn cho bún vào chén, dùng thìa múc cá và hành chiên, rắc đậu phộng, rưới mắm tôm (hoặc nước mắm) và không quên rưới ít dầu chiên đang sôi trong chảo vào sau cùng. Và bây giờ, là thời điểm bạn có thể thưởng thức món ăn này bằng cả vị giác và khứu giác cuả mình...



Ảnh: Nana

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 06/27/17